Tháng Sáu 2021 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Tháng: Tháng Sáu 2021

[Hướng Dẫn] Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi

Lễ thôi nôi là một trong những lễ quan trọng, đánh dấu cột mốc đầu đời của bé nên thường được tiến hành bài bản và ba mẹ đầu tư rất nhiều. Đây cũng là dịp ba mẹ mời người thân, bạn bè đến chung vui và chúc mừng bé. Vậy kịch bản dẫn chương trình thôi nôi nên thế nào cho hấp dẫn? Tham khảo bài viết sau đây để biết chi tiết nhé!

Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi được chia làm nhiều phần, tùy thuộc vào ba mẹ muốn đưa những hoạt động sự kiện nào vào chương trình. Chúng tôi đưa ra mẫu kịch bản cho bạn tham khảo như sau:

Mâm cúng thôi nôi

1. Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Phần mở đầu

Để mở đầu chương trình thôi nôi, MC sẽ chào hỏi, giới thiệu ba mẹ và bé đến toàn bộ người tham dự.

Lời nói đầu tiên xin cho phép tôi gửi lời chào hân hoan đến toàn bộ quý khách mời có mặt trong khán phòng đến tham dự buổi tiệc thôi nôi của bé (tên bé) ngày hôm nay. 

Sự hiện diện của quý khách mời chính là niềm vinh dự và hạnh phúc của đại gia đình. Chính vì vậy hãy dành một tràng vỗ tay náo nhiệt để chào mừng cũng như để bắt đầu buổi tiệc ngay bây giờ.

Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi phần mở đầu

Kế tiếp đó, MC sẽ dẫn dắt vào chương trình như sau:

Kính thưa toàn thể quan khách, ông bà ta có câu: Con cái là lộc trời cho. Vào đúng ngày này một năm trước, đã có một thiên thần đã rớt xuống nhân gian, cất tiếng khóc chào đời, mang đến cho đại gia đình niềm vui và hạnh phúc. 

Kể từ ngày đó, thiên thần lớn lên trong vòng tay yêu thương, sự chăm sóc tận tình của ba mẹ, sự quan tâm, nuông chiều của ông bà, cô chú, người thân.

365 ngày trôi qua, và giờ đây, tất cả chúng ta có mặt tại đây, trong giây phút này để chúc mừng bé (tên bé) tròn 1 tuổi. Không để quý vị phải đợi lâu, xin hãy hướng mắt về phía sân khấu để chào đón bé (tên bé) cùng ba mẹ là anh… và chị…

2. Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Lời khai tiệc của ba mẹ bé

Sau khi ba mẹ và bé đã lên sân khấu, MC sẽ giới thiệu để phụ huynh gửi lời khai tiệc, chia sẻ cảm nghĩ và cảm ơn khách mời tham dự buổi tiệc.

Và như chúng ta đã thấy, nhân vật chính đã có mặt trên sân khấu. Trước khi bắt đầu bữa tiệc, xin mời quý vị cùng lắng nghe những chia sẻ, cảm nghĩ, lời gửi gắm của ba (mẹ) bé… trong ngày trọng đại của bé nhé! Xin mời anh…

[Ba hoặc mẹ của bé sẽ phát biểu].

Nếu ông bà nội ngoại của bé cũng muốn phát biểu thì có thể giới thiệu thêm. Sau đó sẽ đến màn cắt bánh kem và thổi nến.

Vâng xin cảm ơn những lời nói chân thành của anh (chị) cùng toàn thể gia đình. Chúng ta cùng dành một tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng cho gia đình mình được không ạ. Xin cảm ơn quý vị rất nhiều.

Và trong một buổi tiệc ý nghĩa như thế này, không thể thiếu tiết mục cắt bánh kem cùng thổi nến. Xin mời ba mẹ và bé cùng tiến đến góc phải sân khấu để thổi nến và cắt bánh kem, chúc mừng bé yêu bước sang một giai đoạn mới.

[Ba mẹ và bé cắt bánh kem, thổi nến kết hợp phát nhạc Happy birthday]

Ngay bây giờ, xin hãy cho tôi thấy những cánh tay của quý vị, hãy rót đầy ly của mình và nâng lên để chúc mừng bé… tròn 1 tuổi. Tôi xin được phép đếm đến 3 và chúng ta cùng nâng ly chúc mừng được không ạ. 1,2,3 Zô. 

3. Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Phần trao quà

Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Phần trao quà

Trong buổi tiệc thôi nôi, nếu người thân và bạn bè ba mẹ bé muốn tặng quà thì bạn có thể thêm vào kịch bản phần này. MC sẽ giới thiệu khách tặng quà như sau: 

Bé… thật may mắn khi không chỉ được ba mẹ, ông bà yêu thương mà các cô, bác, chú dì cũng đều quý mến. Nhân dịp sinh nhật tròn 1 tuổi của bé rất nhiều người đã chuẩn bị các món quà và lời chúc đầy ý nghĩa đến bé. Sau đây xin mời … (tên người tặng quà) lên sân khấu để gửi đến bé món quà mà anh (chị) đã chuẩn bị.

[Người thân của bé lên tặng quà và có thể gửi lời chúc] 

Vâng! MC…xin thay mặt gia đình cảm ơn những tình cảm, món quà và lời chúc đầy trân quý mà tất cả mọi người đã dành tặng bé.

4. Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Phần dự đoán tương lai

Phần dự đoán tương lai cho bé được rất người chờ đợi trong các lễ thôi nôi. Theo đó, gia đình sẽ chuẩn bị một mâm bày các đồ vật như: tai nghe khám bệnh, tiền, bút, giấy,… Bé sẽ bốc ngẫu nhiên. Nếu chọn trúng vật nào thì chính là dự đoán nghề nghiệp trong tương lai của bé. 

MC của buổi tiệc có thể dẫn chương trình như sau:

Kính thưa quý vị! chắc hẳn ai cũng tò mò và thắc mắc không biết sau này bé… lớn lên sẽ làm gì. Để chúng ta không phải chờ đợi lâu, xin mời mọi người cùng nhìn lên sân khấu để xem bé … sẽ chọn món đồ vật nào để dự đoán nghề nghiệp tương lai nhé! 

5. Kịch bản dẫn chương trình thôi nôi: Phần kết 

Ở phần này, MC sẽ dẫn như sau:

Một lần nữa để chung vui với gia đình, xin mời quý vị cùng nâng ly và bắt đầu khai tiệc ạ. Chúc quý vị ngon miệng. 

Và để góp vui cho buổi lễ thôi nôi ngày hôm nay, MC xin trân trọng kính mời những quý vị nào yêu văn nghệ thì xin mời lên trên đăng ký để gửi tặng đến mọi người những giai điệu thật vui tươi.

[MC sẽ giới thiệu theo danh sách đăng ký văn nghệ.]

Kính thưa quý buổi tiệc nào cũng đến lúc tàn. Gia đình bé xin cảm ơn sự hiện diện, những lời chúc, món quà ý nghĩa mà quý vị đã dành tặng bé trong ngày hôm nay. Chúc quý vị thật nhiều sức khỏe và may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn.

[Hướng Dẫn] Cách nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi

Ngoài việc nấu chè đậu trắng, trôi nước để cúng thôi nôi thì bạn có thể thử tham khảo một món khá lạ đó chính là chè đậu xanh. Đừng bỏ lỡ bài viết sau để biết cách nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi đơn giản, nhanh chóng mẹ nhé!

Có nhiều cách nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi bạn có thể tham khảo 2 cách khá đơn giản như sau:

Mâm cúng thôi nôi bé trai

1. Cách nấu chè đậu xanh nước cốt dừa cúng thôi nôi

Để nấu món chè này bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu như:

+ Đậu xanh đã bóc vỏ sẵn khoảng 300g.

+ Đường kính khoảng 100g.

+ Bột sắn khoảng 3 thìa cà phê.

+ Nước cốt dừa khoảng 200ml.

+ Ngoài ra nên có thêm chút muối để vị chè thêm đậm đà và 1 ống vani để chè thơm ngon hơn.

Cách nấu chè đậu xanh nước cốt dừa cúng thôi nôi

Cách nấu chè đầu xanh cúng thôi nôi bạn thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Sơ chế đậu xanh.

Đậu xanh lựa hạt vừa, đều màu, tròn, không nên chọn những hạt lép, quá to hoặc quá nhỏ. Cho đậu xanh vào thau to ngập nước và ngâm trong 2 tiếng để đậu nở, dễ nấu chè hơn.

Sau khi ngâm thì loại bỏ những hạt hỏng, lép nổi lên trên bề mặt, vớt đậu xanh ra để rổ ráo nước.

Bước 2: Nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi

Bỏ đậu xanh đã ráo vào nồi, đổ vào một lượng nước sao cho cách mặt đậu 1 lóng tay. Bỏ thêm chút muối và bật bếp đun sôi.

Sau khoảng 20 phút, nước sôi tì bạn đổ thêm vào khoảng 500ml, để lửa nhỏ, hầm khoảng 15 phút là đậu nhừ. Khi nấu, bạn có thể dùng thìa hớt bọt để nước chè trong hơn.

Cho thêm 100g đường đã chuẩn bị vào nồi chè, có thể nêm nếm sao cho vừa với khẩu vị của cả gia đình.

Cho bột sắn đã chuẩn bị vào bát, bỏ thêm chút nước và khuấy đều giúp bột sắn tan hết. Đổ từ từ kết hợp khuấy đều và nhẹ vào nồi chè để bột sắn không bị vón cục. 

Đun tiếp cho đến khi chè đạt được độ sánh cần thiết thì tắt bếp, bắc xuống và đợi cho chè nguội.

Tiếp đó, bạn cho nước cốt dừa vào nồi khác, đổ thêm chút nước sắn dây và một ít đường, đun kết hợp khuấy cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Sau đó đổ vanin vào, khuấy và tắt bếp.

Chè đậu xanh đã nấu chín hãy múc ra bát, đổ hỗn hợp nước cốt dừa đã nấu lên trên, sau đó bày lên mâm cúng thôi nôi cho bé!

2. Cách nấu chè xôi đậu xanh cúng thôi nôi

Để nấu chè xôi đậu xanh khá lạ này cúng thôi nôi cho bé, bạn có thể thực hiện theo các bước như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị các nguyên liệu bao gồm: 

+ Gạo nếp khoảng 300g.

+ Đậu xanh cà vỏ khoảng 180g.

+ Bột năng khoảng 200g

+ Các gia vị cần thiết như: đường, muối và dầu ăn.

+ Nếu không có chõ đồ xôi chuyên dụng thì bạn có thể dùng xửng hấp.

Cách nấu chè xôi đậu xanh cúng thôi nôi

Bước 2: Sơ chế nguyên liệu.

Ngâm riêng gạo nếp và đậu xanh trong nước khoảng 4 tiếng, vớt ra để ráo hoặc bạn cũng có thể ngâm qua đêm. Nhớ nhặt và bỏ đi các hạt đậu xanh bị hư, lép nổi trên mặt nước.

Bước 3: Đồ đậu xanh.

Cho nồi xửng lên bếp, cho lượng nước sôi khoảng 1/3 nồi vào. Trải đều đậu xanh trên bề mặt của nồi xửng. Mẹo nhỏ là dùng thìa tạo vài lỗ trên bề mặt đậu xanh để làm lỗ thông hơi giúp đậu sau khi đồ được chín đều mà không nát.

Đun nồi xửng với mức lửa vừa trong vòng 20 phút là đậu sẽ chín tới. Sau đó, bạn chia làm 3 phần. 1/3 để riêng, 2/3 cho vào cối và giã nhuyễn ra.

Bước 4: Đồ xôi.

Đậu xanh đã giã nhuyễn lấy 1 nửa trộn cùng với gạo nếp, cho vào 2 thìa dầu ăn để xôi dẻo và cho vào xửng đồ tương tự như đồ đậu xanh ở bước 3. Thời gian đồ xôi là khoảng 40 phút.

Sau đó, bạn dùng đũa xới tơi xôi, cho ra đĩa, trộn cùng phần đậu xanh giã nhuyễn còn lại để tạo thành xôi vò.

Bước 5: Tiến hành nấu chè

Cho khoảng 600ml vào nồi, để thêm khoảng 3 muỗng đường và đun sôi. Bột năm cho vào bát cùng chút nước và khuấy đều để hòa tan. Cuối cùng, khi nước sôi cho bột năng đã hòa tan vào và khuấy đều. Đến khi chè đạt được độ sệt và đặc như ý thì dừng lại.

Sau đó, bạn bắc nồi xuống bếp, cho phần đậu xanh đã đồ nhưng chưa giã vào và khuấy đều. 

Bước 6: Thành phẩm.

Bạn múc chè đã nấu ra bát, đợi chè nguội hẳn thì múc xôi vò đã lên trên là xong. Bạn chia thành 12 chén nhỏ và 1 bát lớn gấp đôi đặt lên mâm cúng thôi nôi cho bé.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã biết cách nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi cho bé. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm cách nấu chè đậu trắng hoặc trôi nước. 

Nếu cảm thấy chưa có thời gian để nấu chè đậu xanh cúng thôi nôi thì hãy liên hệ Xôi chè Cô Hoa nhé. Chúng tôi mang đến cho bạn mâm cúng thôi nôi chuẩn và đầy đủ nhất.

[Hướng Dẫn] Cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi

Bé nhà bạn sắp tròn một tuổi và chuẩn bị làm lễ thôi nôi nhưng mẹ vẫn chưa biết cách nấu chè sao cho chuẩn nhất? Hãy tham khảo ngay bài viết sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi đơn giản, dễ làm. Đừng bỏ lỡ nhé!

Cúng thôi nôi cho bé gái

1. Cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi cho bé

Để tìm hiểu cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi, bạn thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu cần có để nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi:

+ Đậu đỏ chuẩn bị khoảng 200g.

Cách chọn đậu đỏ ngon như sau: lấy hạt có kích thước vừa phải, đừng quá to, khi nấu chè xong ăn sẽ không ngon. Chọn những hạt mới, có màu đỏ tươi, không bị sâu mọt. Tránh sử dụng hạt cũ, hư hỏng hay có mùi khó chịu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng chè đậu đỏ cúng thôi nôi.

+ Bột báng chuẩn bị 20g hạt trân châu nhỏ.

+ Không thể thiếu đường kính để chè có vị ngọt.

+ Nước cốt dừa khoảng: 150ml.

+ Các gia vị khác như: muối, bột bắp (bột năng).

Cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi

Bước 2: Sơ chế đậu đỏ.

Vì tính chất đặc thù của các loại ngũ cốc trong đó có đậu đỏ, để tiết kiệm thời gian nấu chè, bạn phải sơ chế đậu trước.

+ Đậu đỏ đem đãi sạch, loại bỏ hạt xấu, nổi trên mặt nước sau đó đổ nước lạnh ngập mặt đậu và để ngâm qua 1 đêm.

+ Sáng hôm sau, rửa lại đậu đỏ với nước, để ráo để nấu chè. Đừng quên ngâm bột báng với nước lạnh khoảng 20 phút để bột báng nở ra.

Bước 3: Nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi.

+ Cho đậu đã ráo nước vào nổi, cho nước vào ngập đậu, bắc lên bếp, vặn lửa lớn và đun sôi. Sau khi nước sôi thì nhỏ lửa hầm cho đậu nhừ.

+ Khi đậu đã nhừ, cho đường vào (tùy theo mức độ hảo ngọt mà cho lượng đường phù hợp). Tiếp tục đun nhỏ lửa để đường thấm vào đậu đỏ.

+ Sau khi đường đã thấm vào đậu đỏ thì bạn cho bột báng đã ngâm vào. Khuấy nhẹ nhàng để các nguyên liệu hòa vào nhau mà không làm cho đậu vỡ. Tiếp tục đun cho đến khi bột báng nổi lên và trong là chín. 

+ Cho nước cốt dừa đã chuẩn bị vào, thêm chút muối và đường để nêm nếm lại vị của nồi chè sao cho phù hợp nhất. Đun lửa nhỏ thêm chút nữa để nước cốt dừa đặc lại tạo độ sệt cho nồi chè là xong.

Vậy là bạn đã hoàn thành xong các bước nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi cho bé. Bạn múc ra từng bát nhỏ bày biện trên bàn cúng nhé.

Với lễ cúng thôi nôi thì bạn phải chuẩn bị 12 chè nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi nên lưu ý để chuẩn bị cho đúng nhé!

Ngoài nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi thì thông thường trong mâm cúng còn sử dụng các loại chè khác như: chè đậu trắng (cho bé trai), chè trôi nước (cho bé gái). Nên bạn cũng có thể tham khảo để nấu 2 loại chè này nếu không muốn nấu chè đậu đỏ.

2. Các lễ vật khác trong mâm cúng thôi nôi cho bé

Mâm cúng thôi nôi của bé có rất nhiều lễ vật. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu thì có thể tham khảo mâm cúng chuẩn mà Xôi chè Cô Hoa thường chuẩn bị cho khách như sau:

+ Món chè bao gồm: 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn gấp đôi. Nếu bé gái thì sẽ cúng chè trôi nước. Nếu bé trai thì cúng chè đậu trắng.

+ Món xôi bao gồm: 12 dĩa xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn gấp đôi. 

+ Gà luộc/vịt luộc: 1 con bắt chéo cánh.

+ Mâm ngũ quả trái cây.

+ Bộ nhang đèn đi kèm trà rượu.

+ Một bộ trầu cau têm cánh phượng.

+ Hoa tươi để cúng. 

+ 1 Bộ đồ thế.

+ 1 tô cháo đi kèm gỏi.

+ 1 bánh kem (nếu ba mẹ muốn).

Trong đó, các món xôi chè đều được nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100 %, không chứa các loại hóa chất hay phẩm màu độc hại nên bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Nếu phát hiện sản phẩm có chứa hóa chất hay phẩm màu ảnh hưởng tới sức khỏe thì sẽ đến gấp 3 lần chi phí.

Xôi chè cô Hoa đều được nấu mới, giao ngay nên đảm bảo tươi ngon. Nếu bị hư trong vòng 5 tiếng kể từ khi nhận hàng thì sẽ được hoàn tiền 100%. 

Nếu bạn có nhu cầu chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé thì có thể đặt trọn gói tại Xôi chè Cô Hoa thay vì phải tốn công nấu từng món tại nhà.

Mọi thông tin cần tư vấn kỹ hơn, bạn có thể liên hệ ngay Xôi chè Cô Hoa để được giải đáp theo Hotline: 034.221.6392 hoặc 090.6606.377. 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về cách nấu chè đậu đỏ cúng thôi nôi và những thông tin liên quan cho các bậc phụ huynh khi chuẩn bị cột mốc quan trọng của bé. Mong rằng những kiến thức này hữu ích và giúp bạn biết thêm nhiều điều hay.

Giải đáp bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì

Từ xa xưa, ông bà ta đã có tục lệ đi đổ thông dong sau khi sinh để xóa đi vận rủi. Vậy bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì? Tham khảo bài viết sau để tìm được đáp án và hiểu thêm về tục lệ này nhé!

1. Bà đẻ đi đổ thông dong là gì?

Chắc hẳn với những người chưa sinh đẻ bao giờ rất thắc mắc bà đẻ đi đổ thông dong là gì? Đây là một tục lệ được truyền lại từ ông bà ta ngày xưa, còn có tên gọi là đi chợ mở hàng sau sinh. 

Theo dân gian, sau khi sinh xong, vây quanh sản phụ và căn nhà của họ là một luồng khí xấu hay còn gọi là phong long (có nơi gọi thông dong). Luồng khí này có thể gây xui xẻo cho những người lạ khi tiếp xúc với sản phụ và những người trong gia đình. 

Nhất là với những người làm nghề kinh doanh, buôn bán rất kiêng kị vấn đề này. Họ rất ít khi đi thăm phụ nữ sau sinh cũng là vì thế.

Việc bà đẻ đi đổ thông dong là giúp loại bỏ đi luồng khí xấu cũng là cách để rủ bỏ đi vận rủi đeo bám. Đó chính là lý do sau khi bà đẻ đi đổ thông dong thì bạn bè, người thân có thể đến thăm mà không lo gặp phải xui xẻo. 

Bà đẻ đi đổ thông dong là gì?

Tục lệ này đã có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn được áp dụng tại nhiều địa phương. Là bởi vì bà đẻ đi đổ phong long là xuất phát từ quan niệm nếu vô tình gặp đám may thì may còn gặp đám cưới thì là xui. 

Tương tự như vậy, sản phụ sau khi sinh con được coi là niềm vui, may mắn cho cả gia đình lại không phải là điểm lành với những người bắt gặp hoặc tới thăm.

Theo đó, sau khi cúng đầy tháng cho bé, mẹ sẽ ra chợ và mua một món đồ, trả tiền cho người bán để bán đi những vận rủi, thông dong vây quanh mình. Lúc này, đồng tiền mà sản phụ sau sinh sử dụng để mua hàng tại chợ mang theo thông dông khi trả tiền mua hàng tức là đã đổ được thông dông đi, loại bỏ những vận xui khỏi người mình.

Tuy nhiên, cũng theo tục lệ dân gian, những người đến thăm bà đẻ tại bệnh viện thì ít bị ảnh hưởng xấu từ thông dong gây ra. Nếu đã thăm ở bênh viện rồi sau khi sản phụ về nhà gặp thì càng không lo trúng luồng khí xấu này. 

Bởi quan niệm xưa cho rằng ở bệnh viện thì thông dong sẽ loãng hơn so với khi dưỡng sức sau sinh tại nhà.

2. Bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?

Như đã nói ở trên, bà đẻ đi đổ thông dong là ra chợ mua bán trao đổi 1 món đồ. Vậy bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?

Theo quan niệm của dân gian thì không quy định bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì. Mà điều này còn phụ thuộc vào truyền thống của từng vùng miền khác nhau. Có những địa phương mua về vứt đi, hoặc cũng có thể là mua về dùng, cho người khác,…

Một số vùng bà đẻ đi đổ thông dong có thể mua bánh kẹo về ăn hoặc chia cho mọi người. Cũng có những vùng mua sách vở và bút viết.

Bà đẻ đi đổ thông dong mua gì còn tùy thuộc vào từng vùng miền

Cũng có địa phương, phong tục đổ thông dong là khi xuất viện về nhà thì bà đẻ chuẩn bị trầu cau, đến chỗ ngã ba đầu tiên thì vứt xuống. Bên cạnh đó sau lễ cúng đầy tháng cho bé thì mẹ đi chợ mua 1 ít muối để đổ thông dong là xong.

Cũng có những trường hợp đổ thông dong bằng cách chuẩn bị vài đồng tiên lẻ trên đường đi đến chợ gặp ngã ba vứt xuống. 

Một số vùng lại có phong tục bà đẻ đi đổ thông dong mua thực phẩm hay đồ vật có màu đỏ là được, hoặc mua trầu cau để thắp hương cho ông bà tổ tiên, mua bỏng ngô cho nhẹ nhàng để mang về.

Nói chung để xác định đúng phong tục bà đẻ đi thông dong nên mua gì thì hãy hỏi người lớn trong nhà cho chính xác nhé!

Ngoài việc bà đẻ đi đổ thông dong bằng việc mua đồ thì bạn cũng có thể áp dụng các cách loại bỏ uế khí khác như:

+ Đốt phong long hay còn gọi là đốt vía. 

Cách tiến hành khá đơn giản: chỉ cần dùng lửa đốt 1 tờ giấy rồi hơ khắp nhà, nhất là những góc khuất – vì đây thường là nơi tụ tập tà khí, uế khí. Khi đốt bạn cũng nên khấn để đuổi vận rủi đi khỏi.

+ Xông phong long:

Bạn có thể sử dụng các vị thuốc Đông y, trầm hương,… để xông khắp nhà, nhất là các ngóc ngách để loại bỏ đi uế khí. Khi xông cũng nhớ khấn để đuổi vận rủi nhé!

Những thông tin trên hy vọng đã giải đáp được cho bạn bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì? Hãy tham khảo và áp dụng nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này nhé!

Giải Đáp nghi thức khai hoa còn gọi là bắt miếng cho bé là gì

Bạn đã từng nghe đến nghi thức khai hoa còn gọi là bắt miếng cho bé chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì có thể tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!

1. Nghi thức khai hoa cho bé là gì?

Nghe cái tên có vẻ lạ đúng không, nhất là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Thực tế, nghi thức khai hoa cho bé còn gọi là bắt miếng do ông bà xưa truyền lại, thường được thực hiện trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé.

Ý nghĩa của nghi thức này là mang đến lời chúc tốt lành, cho bé sau này lớn lên khôi ngô, xinh đẹp, được nhiều người yêu thương, được giàu sang phú quý,…

Nghi thức khai hoa được thực hiện trong lễ đầy tháng thôi nôi

Nghi thức bắt miếng này được thực hiện sau khi dâng mâm cúng trong ngày làm lễ thôi nôi, đầy tháng cho bé. Nó được tiến hành hiện như sau:

Đặt em bé ở giữa chiếc bàn. Người làm lễ rót trà, thắp hương để xin phép bắt đầu làm nghi lễ khai hoa.

Sau đó, người làm lễ một tay bế đứa bé, tay còn lại cầm 1 nhánh hoa quơ quơ ở trên miệng của bé. Đồng thời đọc lời chúc: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nếu bé là con gái, thì sau khi đọc lời chúc, người lớn trong nhà sẽ dùng cuống trầu vẽ lên vùng chân mày cho trẻ. Điều này mang ý nghĩa là sau này lớn lên bé sẽ xinh đẹp và dịu dàng.

Sau khi thực hiện xong thì người làm lễ đưa bé lại cho mẹ và thực hiện các nghi thức khác như: xin tên cho con hoặc người thân, bạn bè chúc mừng và lì xì tặng quà cho bé.

2. Nghi thức khai hoa có bắt buộc hay không?

Như đã nói ở trên nghi thức bắt miếng cho bé là tục lệ do ông bà ngày xưa truyền lại nên việc bắt buộc làm hay không còn tùy quan niệm của mỗi người.

Hiện nay, có rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ không còn thực hiện theo tục lệ này nữa mà chỉ làm lễ cúng đầy tháng hoặc thôi nôi cho bé để tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông mà thôi.

Vì vậy nếu bạn muốn làm thì có thể thực hiện theo. Còn nếu không cũng không sao cả.

Mâm cúng đầy tháng tại Xôi Chè Cô Hoa

3. Các nghi thức quan trọng khác trong lễ thôi nôi đầy tháng

Lễ thôi nôi, đầy tháng được coi là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Vì vậy ngoài nghi thức bắt miếng cho bé còn rất nhiều điều cần lưu ý khác.

>> Cách tính ngày làm lễ thôi nôi đầy tháng

Trước hết bạn cần biết thời điểm chính xác làm lễ thôi nôi cho bé. Theo quan niệm dân gian, nam sụt 1, nữ sụt hai. Tức là nếu bé gái sinh ngày 6/3 âm lịch thì năm sau sẽ tổ chức lễ thôi nôi vào ngày 4/3. Tương tự đối với bé trai sẽ tổ chức vào ngày 5/3.

Sau khi xác định đúng ngày làm lễ thôi nôi thì mới tính toán tới việc thực hiện nghi thức khai hoa cho bé.

>> Mâm cúng đầy tháng cần những gì?

Trước khi thực hiện bắt miếng cho bé thì bạn cần dâng mâm cúng lên để tạ ơn 12 bà Mụ và Đức Ông đã bảo vệ nâng đỡ bé từ lúc sinh ra. Lễ đầy tháng cần chuẩn bị 2 mâm cúng. 

Cụ thể 2 mâm cúng này cần những gì thì bạn có thể tham khảo tại Xôi chè Cô Hoa. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị tươm tất, đầy đủ lễ nghĩa nhất và được sắp xếp thật cân đối.

Ngoài ra để lễ 3 đức Thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư) có trách nhiệm truyền dạy nghề nghiệp cũng cần có lễ vật:

Sau đó, chia lễ vật thành 2 bàn, bàn nhỏ đặt phía trên để cúng Đức Ông, bàn lớn để cúng 12 bà Mụ. 2 bàn đặt không quá 10 phân.  

>> Thắp nhang và khấn vái

Sau khi đặt mâm cúng lên thì người làm lễ sẽ bắt đầu khấn, mẹ của bé sẽ vái. Sau ba tuần hương, thì tạ lễ và lấy vàng mã đi hóa, vảy rượu cúng. Kế tiếp đó là nghi thức khai hoa cho con như đã nói ở trên.

>> Nghi thức xin tên cho con

Sau nghi thức khai hoa cho bé thì đến nghi thức đặt tên hay còn gọi là Xin Keo để xem mình đã đặt cho con có được chấp nhận hay không.

>> Nghi thức tẩy uế

Theo quan niệm ngày xưa, sau nghi thức Xin Keo, mẹ có thể tẩy uế bằng cách làm phép và kết thúc việc ở cữ. Để tiến hành nghi thức này, mẹ bế bé nhảy qua nhảy lại nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ. Nếu là bé trai thì nhảy 7 lần, bé gái thì là 9 lần. Cuối cùng là đi quanh nhà và làm rơi tiền.

Nghi thức này không chỉ tẩy uế cho mẹ sau sinh và cũng là cầu mong cuộc sống của bé đủ đầy và dư dả hơn.

Bên cạnh đó lễ thôi nôi còn có nghi thức bốc đồ để đoán biết được nghề nghiệp tương lai cho con.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về nghi thức khai hoa hay còn gọi là bắt miếng cho bé. Nếu muốn bạn có thể tìm hiểu và thực hiện cho bé nhé. 

Liên hệ đặt mâm cúng thôi nôi, đầy tháng thì hãy gọi theo Hotline: 090.6606.377 để Xôi Chè Cô Hoa tư vấn nhé!

Giải đáp tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh là gì

Chắc hẳn sau khi sinh xong bạn được người lớn tuổi trong nhà nhắc nhở rằng nên đi chợ mở hàng. Vậy tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh là gì, có ý nghĩa ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm được lời giải thích chi tiết nhất về tục lệ này nhé!

1. Tục lệ đi chợ sau sinh là gì?

Tục lệ đi chợ sau sinh hay còn gọi là đi chợ mở hàng sau sinh, là phong tục do ông bà xưa để lại. Ý nghĩa của tục lệ này là để giúp hóa giải luồng khí xấu từ phụ nữ mới sinh xong hay còn gọi là phong long.

Để giải thích chi tiết về tục lệ này thì từ xa xưa, nhiều người cho rằng phụ nữ mới sinh xong có luồng khí xấu bao quanh. Luồng khí này còn được gọi là phong long có thể gây xui xẻo cho bạn bè, người thân nếu tiếp xúc gần. 

Tục lệ đi chợ sau sinh là gì?

Phong long được giải nghĩa là “gió rồng”, gió phát ra từ rồng. Ông bà ta ngày xưa cho rằng phong long sẽ đi kèm với mưa bão, sấm sét, gây nguy hiểm cho mọi người.

Theo phong thủy, phong long cũng được hiểu với nghĩa xấu, coi là luồng tà khí, uế khí, ai gặp phải thì thường gặp xui xẻo.

Nếu đến gần phụ nữ sau sinh như thăm nhà cũng có thể khiến bạn bị “dính” phong long, gặp vận xui. Có trường hợp sau khi đi thăm đẻ, nhiều người gặp phải khách hàng khó tính, mua xong trả hàng, thậm chí là không bán được hàng. 

Đó là lý do nhiều người hạn chế đến thăm sản phụ sau khi sinh nhất là với những người kinh doanh, buôn bán. Người ta thường chờ đến khi hết phong long rồi mới đến thăm.

Để hóa giải phong long, phụ nữ sau sinh phải đi chợ mở hàng, “bán” phong long, luồng khí xấu, xui rủi đi mất.

2. Đi chợ mở hàng sau sinh nên đi vào lúc nào nên mua gì?

Như đã nói ở trên là tục lệ đi chợ sau sinh để hóa giải phong long. Vậy phụ nữ sau sịnh đi chợ vào lúc nào và cụ thể là nên mua gì, bán gì?

Thời điểm đi chợ mở hàng sau sinh để bán phong long đó chính là sau khi cúng đầy tháng cho em bé nhà bạn.

Ngày cúng đầy tháng tính theo âm lịch, được tính theo nhiều cách khác nhau. Có quan niệm cúng gái sụt 2 trai sụt 1. Có quan niệm tính trai tiến 1 gái sụt 2. Tùy theo sự lựa chọn cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng miền.

Sau khi cúng đầy tháng thì bạn có thể tiến hành tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh. Bạn có thể đến chợ gần nhất, mua bất cứ món gì mà mình muốn (một số vùng miền thì có phong tục là mua muối). 

Việc mua món đồ và trả tiền có ý nghĩa là phong long (theo đồng tiền của sản phụ) đã được bán đi. Đồng thời, bạn cũng mua lại may mắn cho mình.

Đi chợ mở hàng sau sinh sau khi cúng đầy tháng cho bé

Sau khi tiến hàng tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh, bán phong long, thì người thân và bạn bè có thể đến thăm mà không sợ vận xui nữa.

Thêm một lưu ý nữa là khi bạn tiến hành tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh mà cũng gặp sản phụ khác cũng bán phong long thì cần trao đổi mua bán với nhau bất cứ một vật gì đó.

Hành động này có ý nghĩa là để đổi phong long do 2 luồng khí xấu đụng nhau. Trường hợp không làm như thế có thể dẫn đến những điều không may cho bản thân và người nhà.

3. Ngoài đi chợ mở hàng sau sinh còn cách nào hóa giải phong long không?

Ngoài tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh thì bạn cũng có thể hóa giải luồng khí xấu xoay quanh sản phụ bằng những cách sau đây.

+ Xông phòng sản phụ nằm bằng các loại bồ kết, trầm hương. Đây là cách được coi là thanh lọc, loại bỏ uế khí có trong phòng, giúp tài khí về lại.

+ Rắc muối khắp nhà để trừ phong long. Bởi theo ông bà xưa thì muối là khắc tính của uế khí nên việc rắc muối ở những ngóc ngách trong nhà sản phụ ở cũng là cách bài trừ tà khí, phong long.

+ Đốt phong long bằng cách đốt 1 tờ giấy vứt xuống đất rồi sau đó bước qua bước lại 9 lần để tống khứ uế khí, xóa bỏ vận xui rùi,… Cách đốt phong long này cũng khá quen thuộc nhất là với những người làm nghề kinh doanh buôn bán. Nếu mở hàng gặp phải khách khó chịu không mua hàng thì cũng thực hiện để xóa bỏ vận xui, giúp mua may bán đắt trở lại.

Nếu không thể thực hiện tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh thì bạn cũng có thể tham khảo và thực hiện theo các cách đơn giản hơn ở trên nhé!

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh. Đây chỉ là tục lệ được truyền lại từ ông bà ngày xưa, nên không bắt buộc phải thực hiện. Tùy theo quan niệm của từng gia đình bạn nhé!

Cách nấu xôi cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai – bé gái

Xôi là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng thôi nôi. Nếu bạn đang muốn chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé thì hãy tham khảo ngay bài viết sau. Chúng tôi hướng dẫn một vài cách nấu xôi cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai – bé gái.

Có rất nhiều loại xôi khác nhau để cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai, bé gái. Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại dưới đây để chuẩn bị cho lễ đầy tháng, thôi nôi của bé nhà mình nhé!

1. Cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái: xôi tam sắc

Xôi tam sắc là lễ vật không thể thiếu trong lễ thôi nôi của bé. Có xôi tam sắc mâm cúng không chỉ chỉnh chu mà còn đẹp mắt hơn. 

Một phần xôi này có 3 màu tương ứng với 3 phần: màu tím là xôi lá cẩm, màu xanh là xôi lá dứa và cuối cùng là màu vàng là nhân đậu xanh.

Vậy cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái là xôi tam sắc như thế nào? Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây nhé!

Cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái: xôi tam sắc

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi cúng thôi nôi 

Bạn cần chuẩn bị 3 phần nguyên liệu cho 3 vị xôi tượng trưng cho 3 màu như đã kể trên, cụ thể:

+ Đối với phần xôi lá cẩm, những nguyên liệu cần có bao gồm: lá cẩm, gạo nếp, đường, muối, lá dứa, nước cốt dừa lon.

+ Đối với phần xôi lá dứa cần chuẩn bị: lá dứa, gạo nếp, đường, muối và dầu ăn.

+ Đối với phần xôi đậu xanh bạn nên có những nguyên liệu như: đậu xanh bóc vỏ, 3 muỗng canh đường. 

1.2 Cách nấu xôi cúng thôi nôi: xôi tam sắc

Để nấu xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái, bạn tiến hành theo các bước sau đây nhé!

Bước 1: Nấu phần xôi màu tím lá cẩm.

– Gạo nếp vo sạch, trộn đều cùng chút muối để xôi đậm vị. Đem lá dứa rửa sạch, để ráo.

– Lá cẩm rửa sạch, cho vào 500ml nước và đun lên (nhớ để lửa nhỏ) trong vòng 15 phút. Lọc lấy nước. Cho tiếp 100ml nước vào và đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút, lọc lấy nước.

– Cho gạo nếp và đậu xanh để vào ngâm nước lá cẩm trong vòng 20 phút để xôi có màu tím đẹp mắt.

– Lót lá dứa vào đáy, cho gạo nếp vào, đổ nước vào nồi và hấp trong vòng 30 phút. Sau đó bạn cho vào xôi nước cốt dừa và 1 ít dầu ăn (giúp xôi mềm và béo hơn). Tiếp tục hấp thêm 10 phút nữa là xong. 

Bước 2: Nấu phần xôi màu xanh.

– Lá dứa rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn như đốt ngón tay. Cho lá dứa vào máy xay xay nhuyễn cùng với 1 chút nước. Lọc lấy nước và bỏ bã.

– Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá dứa đã lọc, cho thêm chút muối và ngâm qua 1 đêm để gạo ngấm và có màu xanh đẹp mắt.

– Vớt gạo nếp ra để ráo nước và cho vào nồi nước hấp chín. Trong khi nấu, bạn cho vào chút đường và dầu ăn vào để xôi mềm và béo.

Bước 3: Nấu phần nhân màu vàng

Để tạo màu vàng cho xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái bạn thực hiện như sau:

– Cho đậu xanh đã bóc vỏ vào nồi, đổ nước vào ngập đầu xanh và đun sôi cho đến khi đậu xanh nở bung. 

– Kế đó cho thêm đường và khuấy đều cho đậu xanh sền sệt là được.

– Cuối cùng đổ đậu xanh, khuấy cho ráo nước, để nguội hẳn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để sáng hôm sau làm xôi.

Bước 4: Làm xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé

– Lấy 1 ít xôi màu tím cho vào khuôn, nhớ ấn chặt để xôi tạo hình đẹp và bám chặt. 

– Cho phần nhân đậu xanh màu vàng vào khuôn dàn đều.

– Cho lớp xôi màu xanh lên trên, nhớ ấn chặt để ba lớp xôi bám dính vào nhau.

– Cuối cùng, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc khuôn xôi lại trong khoảng 15 phút, lấy xôi ra ra để trên từng dĩa nhỏ để cúng thôi nôi cho bé.

Lưu ý: Xôi nên lấy ra khi còn ấm sẽ dễ tạo hình và bám chặt hơn. Nhân đậu xanh màu vàng nên làm từ tối hôm trước để ngăn mát tủ lạnh. Xôi nếp cẩm và xôi lá dứa có thể chuẩn bị các nguyên liệu trước và nấu vào sáng hôm sau.

2. Cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé gái bé trai: xôi gấc

Ngoài xôi tam sắc, trong lễ đầy tháng của bé bạn có thể cúng xôi gấc. Cách nấu xôi này đơn giản và dễ làm hơn xôi tam sắc.

Cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé gái bé trai: xôi gấc

Bạn có thể tham khảo các bước chi tiết như sau:

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Để thực hiện cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé với xôi gấc thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: 

+ Gạo nếp

+ Gấc

+ Dừa

+ Các gia vị như: muối, đường, dầu ăn, rượu

2.2 Các bước nấu xôi gấc cúng đầy tháng cho bé

Bước 1: Gạo nếp đem vo sạch, ngâm với nước khoảng 5 tiếng và vớt ra để rổ cho ráo nước.

Bước 2: Gấc bỏ phần hạt, chỉ lấy phần thịt và nghiền nhuyễn, cho thêm 1 muỗng rượu trắng và chút muối trộn đều và ướp cũng trong vòng 5 tiếng.

Bước 3: Dừa bổ ra, lấy cơm dừa để 1 phần nạo sợi, 1 phần xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt dừa.

Bước 4: Sau khi đã ngâm xong gạo và gấc, thêm chút muối trộn đều và cho vào nồi hấp.

Bước 5: Hấp xôi gấc trong khoảng 30 phút thì mở ra và xới đều lên, cho thêm nước cốt dừa và dầu ăn.

Bước 6: Hấp tiếp 30 phút nữa là xôi chín mềm, béo và thơm lừng.

Với 2 cách nấu xôi trên, chắc hẳn bạn đã biết cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai, đầy tháng cho bé gái,… Để đỡ mất thời gian mà vẫn có mâm cúng xôi chè chuẩn nhất đừng quên liên hệ cho Xôi Chè Cô Hoa để được tư vấn nhé!

Cúng đầy tháng bé trai – bé gái nên lùi mấy ngày, vì sao?

Theo quan niệm dân gian, cúng đầy tháng thường lùi ngày hoặc tiến ngày. Vậy cúng đầy tháng bé trai, bé gái nên lùi mấy ngày hay tiến mấy ngày và vì sao lại có truyền thống này?

1. Đầy tháng con trai con gái lùi mấy ngày?

Cúng đầy tháng là dịp để tỏ lòng tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông đã che chở cho bé sinh ra và lớn lên bình an, khỏe mạnh. Đó là lý do mà vào dịp đầy tháng cha mẹ thường tổ chức tiệc, làm mâm cúng dâng lên 12 Bà Mụ và Đức Ông.

Đầy tháng con trai con gái lùi mấy ngày?

Không giống như các dịp sinh nhật sẽ tổ chức đúng ngày em bé ra đời vào mỗi năm. Cúng đầy tháng bé trai, bé gái thường lùi này. Chính truyền thống xa xưa được truyền từ đời ông bà để lại này khiến các bậc cha mẹ thời nay thắc mắc cúng đầy tháng bé lùi mấy ngày.

Việc lùi ngày hay tiến ngày cúng đầy tháng phụ thuộc vào giới tính của trẻ. Bé trai và bé gái có cách tính ngày khác nhau.

Vậy cúng đầy tháng con trai lùi mấy ngày? Câu trả lời là không lùi ngày mà tiến 2 ngày. Tức là nếu bé sinh vào ngày 2/3 thì khi làm lễ đầy tháng là vào ngày 4/4.

Vậy đầy tháng bé gái lùi mấy ngày? Câu trả lời là đầy tháng bé gái lùi 1 ngày. Tức là nếu bé sinh vào ngày 2/3 thì sẽ làm lễ đầy tháng vào ngày 1/4.

Lưu ý: Ngày cúng đầy tháng được tính theo lịch âm.

2. Vì sao đầy tháng bé trai, bé gái lại lùi ngày, tiến ngày?

Việc cúng đầy tháng cho bé trai tiến ngày, bé gái lùi ngày, theo quan niệm dân gian là do:

Cúng đầy tháng bé trai tiến ngày với ngụ ý là con trai phải mạnh mẽ, xông xáo, tiến về phía trước, mong rằng sau này bé sẽ tự tin và thành công hơn.

Vì sao đầy tháng bé trai, bé gái lại lùi ngày, tiến ngày?

Cúng đầy tháng cho bé gái lùi ngày với ngụ ý là con gái khiêm tốn, biết nhường nhịn để gia đình hòa thuận.

Trên đây là những thông tin để trả lời thắc mắc của bạn. Việc cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái lùi ngày hay tiến ngày đều là quan niệm dân gian, do ông bà truyền lại nên không bắt buộc phải tuân theo.

Còn tùy quan niệm của từng bậc cha mẹ, từng gia đình mà quyết định có nên thực hiện theo cách tính ngày này hay không.

Khi đã xác định được ngày cúng đầy tháng cho bé rồi thì đừng quên liên hệ cho Xôi Chè Cô Hoa để đặt mâm cúng đầy đủ và chuẩn nhất dâng lên 12 Bà Mụ và Đức Ông nhé!

Tiệc đầy tháng, thôi nôi bé gái – bé trai nên mặc gì

Lễ đầy tháng, thôi nôi là những dịp quan trọng nhất trong cuộc đời của các bé. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị lễ vật các thứ trong dịp trọng đại này, đầy tháng, thôi nôi bé gái, bé trai nên mặc gì cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều gợi ý thú vị và hữu ích nhé!

Cả tiệc đầy tháng, thôi nôi của bé trai, bé gái đều không có quy định cụ thể bắt buộc phải mặc gì. Điều này còn tùy thuộc vào từng gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa nghĩ ra được tiệc đầy tháng, thôi nôi bé trai bé gái nên mặc gì thì có thể tham khảo các gợi ý sau.

Cúng thôi nôi

1. Tiệc đầy tháng bé trai bé gái mặc gì?

Tâm lý chung của các bậc cha mẹ đó chính là luôn muốn con mình xuất hiện trong bộ dạng đẹp trai, xinh xắn nhất là vào bữa tiệc đầu tiên trong cuộc đời của bé: Tiệc đầy tháng.

Vì vậy mà không thiếu những thắc mắc đặt ra, tiệc đầy tháng bé trai mặc gì, bé gái mặc gì?

Tiệc đầy tháng bé gái mặc gì?

Một đặc điểm cần lưu ý là bé 1 tháng tuổi còn rất bé. Vì vậy, cần phải chọn quần áo sao cho vừa đẹp vừa thoải mái cho bé và mẹ.

Đầu tiên bạn cần lưu ý là độ tuổi này bé thường mặc tã dán nên nếu bạn chọn các trang phục áo liền quần (romper) thì nên có nút mở ở dưới đáy quần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thay tã cho trẻ.

Tiếp theo là tùy theo thời tiết mà bạn chọn áo quần với độ dày mỏng, ngắn dài sao cho phù hợp. Nếu mang bé ra khỏi phòng kín nhớ đội mũ và mang bao tay, bao chân cho trẻ nhé! Với bé trai, bé gái đầy tháng tuổi thì không cần mang giày, dép.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, làn da của bé rất nhạy cảm nên nhớ chọn chất liệu vải mềm mại, “nâng niu” làn da của bé.

Cuối cùng, tiệc đầy tháng bé trai nên mặc các trang phục có gam màu mạnh mẽ như: màu xanh, màu ghi,… Tiệc đầy tháng bé gái có thể mặc trang phục nữ tính có gam màu như vàng, hồng,…

2. Tiệc thôi nôi bé gái bé trai nên mặc gì? 

Tiệc thôi nôi cũng là dịp để chúc mừng trẻ tròn 1 tuổi. Lúc này trẻ đã lớn hơn, biết ngồi, biết bò, một số bé đã có thể chập chững để tập đi. Vậy vào một lễ lớn như thôi nôi thì bé gái bé trai nên mặc gì?

2.1 Tiệc thôi nôi bé trai nên mặc gì?

Nếu con của bạn là bé trai có thể chọn những trang phục vừa thể hiện nét mạnh mẽ, tinh nghịch, vừa thoải mái cho trẻ có thể vui chơi trong suốt buổi tiệc. Chúng tôi gợi ý một vài phong cách sau đây nếu mẹ đang lo lắng không biết tiệc thôi nôi bé trai nên mặc gì:

>> Phong cách chững chạc với bộ vest

Bé trai của bạn sẽ trở nên lãng tử hơn với quần dài, áo sơ mi (thun) đi cùng chiếc áo vest đồng bộ. Bạn có thể mua thêm nơ đeo cổ, giày hoặc mũ để hoàn thiện trang phục thôi nôi nhé!

Tiệc thôi nôi bé trai nên măc gì?

>> Phong cách lãng tử với quần dây đeo yếm chữ Y

Một chiếc quần tây cùng dây đeo yếm chữ Y và áo sơ mi, áo thun và giày đi kèm sẽ tạo nên set đồ vô cùng lãng tử cho bé trai vào tiệc thôi nôi đó.

>> Phong cách năng động, dễ thương

Bạn có thể phối quần jean, áo thun hoặc yếm và áo thun cho bé trai trong tiệc thôi nôi. Nhớ đi kèm các phụ kiện như: giày thể thao, mũ lưỡi trai hoặc kính để bé trở nên “ngầu” và năng động hơn nhé!

2.2 Tiệc thôi nôi bé gái nên mặc gì?

Phối đồ cho bé gái trong tiệc thôi nôi luôn là niềm yêu thích của mẹ đúng không nào? Để “làm điệu” cho bé, bạn có thể tham khảo một số set đồ sau đây:

>> Đầm công chúa kem hài và nơ cài đầu

Các kiểu đầm công chúa với màu sắc hồng nhạt, vàng nhạt hoặc màu đỏ rất phù hợp cho bé gái để mặc trong các bữa tiệc thôi nôi. Bạn nhớ thêm vào set đồ các phụ kiện như đôi hài, nơ cài đầu để tăng thêm độ nữ tính và dễ thương cho trang phục nhé!

>> Các mẫu đầm tay phồng dễ thương

Các mẫu đầm với thiết kế tay phồng giúp bé thêm phần xinh xắn, ngây thơ và tinh khôi. Bạn có thể chọn các gam màu pastel nhẹ nhàng, để mang đến cảm giác dịu dàng và nhẹ nhàng nhé.

>> Các mẫu đầm hai dây bản to

Nếu bạn thắc mắc tiệc thôi nôi cho bé gái nên mặc gì thì bạn có thể tham khảo mẫu đầm hai dây bản to. Đây là mẫu thiết kế phù hợp cho những bữa tiệc thôi nôi ngày hè, vừa mát mẻ vừa mang đến vẻ đáng yêu cho bé.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã chọn được tiệc đầy tháng, thôi nôi bé gái, bé trai nên mặc gì để vừa thoải mái vừa giúp “nhân vật chính” của bữa tiệc trở nên nổi bật nhất.

[Tư Vấn] Cháo cúng đầy tháng thôi nôi là cháo gì

Có gì trong mâm cúng đầy tháng, thôi nôi? Liệu có cháo hay không và cháo cúng đầy tháng thôi nôi là cháo gì? Hãy tham khảo bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp để biết thêm chi tiết nhé!

Đầy tháng, thôi nôi đều là những cột mốc quan trọng đối với bé nhà bạn. Đó chính là lý do hầu như các bậc phụ huynh đều làm mâm cúng lễ đầy tháng, thôi nôi cho con. Vậy cần chuẩn bị gì cho mâm cúng đầy tháng thôi nôi và trong mâm cúng đó có cháo hay không?

Cúng thôi nôi cho bé gái

1. Cháo cúng đầy tháng là cháo gì?

Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ. Đây là lễ được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đến 12 bà Mụ và Đức Ông đã che chở giúp quá trình mang thai và sinh nở bình an. Đồng thời gửi đến các vị thần, cầu mong cho bé lớn lên khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Vì vậy, mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 lễ là: lễ vật cúng 12 bà Mụ và lễ vật cúng Đức Ông. 

Với những bà mẹ lần đầu chuẩn bị cúng đầy tháng cho con chắc chắn sẽ rất thắc mắc lễ vật này bao gồm những gì. Xôi và chè là 2 thứ không thể thiếu và được nghe nói đến rất nhiều. Nhưng còn cháo thì sao? Cháo cúng đầy tháng là cháo gì?

Để trả lời thắc mắc này thì khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé, kể cả lễ vật cúng 12 bà Mụ và cúng Đức Ông đều có cháo. Nhưng đây không phải là thứ bắt buộc phải có nên tùy theo ý muốn của từng gia đình mà có nên chuẩn bị cháo hay không.

Mâm cúng đầy tháng tại Xôi Chè Cô Hoa

Vậy cháo cúng đầy tháng là cháo gì? Trong lễ cúng cũng có gà hoặc vịt luộc, nên bạn có thể lấy nước luộc để làm nước dùng nấu cháo luôn.

Ngoài cháo ra thì không thể thiếu chè, xôi,… cùng nhiều lễ vật khác trong lễ cúng đầy tháng. Bạn có thể tham khảo đầy đủ mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất tại Xôi Chè Cô Hoa như sau:

  • Xôi: Gồm 12 chén xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn gấp đôi.
  • Chè: Cúng 12 chén nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi (con trai cúng chè đậu, con gái cúng chè trôi nước).
  • Trầu cau: 1 bộ cúng đầy tháng trầu cau đã têm cánh phượng hoặc giỏ trầu cau được kết lại.
  • Bộ đồ thế bé cùng 1 bộ hài xanh và 1 bộ vàng thỏi.
  • Cúng 1 con vịt/gà luộc trang trí chéo mỏ tréo cánh.
  • 3 cây nhang, 1 cặp đèn cầy, 1 dĩa muối gạo, 1 bình rượu trắng, hoa cúng và 1 mâm ngũ quả (không chứa quả có vị chát).
  •  Bánh kem: có hoặc không tùy theo gia đình.

2. Cháo cúng thôi nôi là cháo gì?

Cột mốc trải qua 12 tháng đầu đời bình an và khỏe mạnh sẽ được đánh dấu bằng một lễ cúng thôi nôi. Ông bà ngày xưa cũng gọi đây là dịp lễ “ngày bé có tuổi”. Vì vậy, lễ này rất quan trọng cần chuẩn bị mâm cúng dâng lên 12 bà Mụ và Đức Ông.

Vậy cúng thôi nôi có cúng cháo không? Và nên cúng cháo gì, có giống với lễ đày tháng hay không?

Bảng giá mâm cúng thôi nôi chuẩn nhất tại Xôi Chè Cô Hoa

Trả lời câu hỏi này thì cúng thôi nôi có cúng cháo nhé. Trong lễ vật dâng lên 12 bà Mụ và Đức ông đều có 1 phần cháo gỏi. Cháo này có thể nấu gạo tẻ cùng với nước luộc gà, vịt.

Ngoài cháo cúng thôi nôi ra thì bạn còn phải chuẩn bị các lễ vật khác để cúng thôi nôi trọn vẹn và chuẩn nhất. Nếu thắc mắc mâm cúng thôi nôi đầy đủ gồm những gì thì có thể tham khảo mâm cúng Giàu Sang Phú Quý” tại Xôi Chè Cô Hoa như sau:

  • Xôi: 12 chén xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn gấp đôi.
  • Chè: Cúng 12 chén nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi (con trai cúng chè đậu, con gái cúng chè trôi nước).
  • Gà hoặc vịt luộc chéo cánh.
  • Trầu cau têm cánh phượng 1 bộ.
  • Bộ đồ thế cúng giải hạn 1 bộ.
  • Bộ hài xanh quý phái 1 bộ sang trọng + 1 bồ đồ cúng Mụ.
  • Bộ thỏi vàng 1 bộ cầu giàu sang + văn khấn.
  • 1 phần cháo và gỏi.
  • Heo quay nguyên con + bánh bao.
  • Nhang 3 tấc, 14 cặp đèn cầy, trà rượu gạo muối, hoa cúng và 1 mâm ngũ quả.

Với những lễ vật này, bạn sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng chính để dâng lên 12 Mụ Bà (bàn to) và Đức Ông (bàn nhỏ). 

Bàn cúng Bà Mụ thấp hơn bàn cúng Đức Ông không quá 10 phân, tránh việc đặt bằng nhau hoặc đặt chung mâm nhé!

Ngoài ra, vào lễ thôi nôi, bạn cũng cần chuẩn bị 1 bàn đồ chơi để trẻ chọn nhằm dự đoán con đường tương lai sự nghiệp sau này của bé. Trên mâm này bày các đồ vật như: tai nghe bác sĩ, xe cảnh sát, bút, máy ảnh đồ chơi,…

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về cháo cúng đầy tháng, thôi nôi là cháo gì, có cúng hay không. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt mâm cúng chuẩn cho những dịp quan trọng của bé thì hãy liên hệ ngay Xôi Chè Cô Hoa theo Hotline: 034 221 6392, 0906 606 377.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392