Lưu trữ Cúng đầy tháng - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng đầy tháng

[Hướng Dẫn] Cách nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng của người Hoa

Nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng là một tục lệ phổ biến trong cộng đồng người Hoa tại Việt Nam. Nếu bạn tò mò và muốn tìm hiểu cách nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng của người Hoa là gì thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây để biết câu trả lời nhé!

1. Tục nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng là gì?

Người Hoa là một trong những dân tộc có bản sắc và nét văn hóa độc đáo trong 54 dân tộc tại Việt Nam. Và lễ cúng đầu tháng cho bé cũng có sự khác biệt thú vị nhất là tục lệ nhuộm đỏ trứng gà.

Theo đó, trong mâm cúng đầy tháng của người Hoa có thêm trứng gà được nhuộm đỏ để dâng lên gia tiên và các vị thần tiên. Vậy tục lệ này mang lại ý nghĩa gì?

Ý nghĩa tục nhuộm trứng đỏ đầy tháng
Ý nghĩa tục nhuộm trứng đỏ đầy tháng là gì?

Như chúng ta đã biết, việc một sinh linh chào đời mang đến niềm vui, sự may mắn và hạnh phúc cho cả gia đình. Và để có được niềm hạnh phúc này thì phải thể hiện lòng biết ơn đến 12 bà Mụ và Đức Ông. Đây là các vị thần linh giúp “nặn” ra hình hài của em bé và che chở, bảo vệ để bé được ra đời, bình an khỏe mạnh.

Bên cạnh những lễ vật khác trong mâm cúng như: xôi, chè, gà luộc,… thì có sự xuất hiện của trứng gà nhuộm đỏ. Vậy tại sao lại nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng?

Với quan điểm của người Hoa, màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn như lời thỉnh cầu gửi đến các vị thần linh mong cho bé khỏe mạnh, số đỏ, vạn sự như ý. Ngoài ra, quả trứng có hình tròn là biểu tượng cho sự vẹn toàn, viên vãn nên cũng mang ý nghĩa cầu mong cuộc sống sau này của bé được âm nó, đủ đầy.

Vì vậy, nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng trở thành nghi thức không thể thiếu của người hoa trong dịp lễ quan trọng này.

2. Cách nhuộm trứng gà đỏ đầy tháng

Cách nhuộm màu đỏ trứng gà đầy tháng của người Hoa cũng không có gì quá phức tạp. Nếu bạn muốn làm thì có thể tham khảo hướng dẫn chi tiết như sau:

+ Chuẩn bị các nguyên liệu cần có như: trứng gà đã luộc sẵn, 1 ít củ dền tươi, dấm táo, nước và chút muối.

+ Sau đó bạn thực hiện theo các bước:

Bước 1: Củ dền mua về, rửa sạch, rồi cắt thành từng lát vừa phải cho vào nồi. Thêm vào đó khoảng 2 chén nước và đun sôi củ dền.

Dùng củ dền làm cách nhuộm trứng đỏ đầy tháng cho bé
Dùng củ dền làm cách nhuộm trứng đỏ đầy tháng cho bé

Bước 2: Sau khi nước sôi, bạn đun thêm chừng 3-5 phút, lúc này màu đỏ trong củ dền sẽ ngấm vào nước. Lúc này bạn cho thêm giấm và muối vào và đun thêm khoảng 2 phút để các nguyên liệu hòa tan cùng nhau.

Bước 3: Sau khi đã có nước nhuộm màu đỏ, bạn ngâm trứng vào mức nước này trong khoảng từ 10-12 giờ, nhớ để nước ngập trứng giúp trứng được nhuộm màu đều và đẹp.

Bước 4: Khi trứng đã nhuộm được màu thì bạn vớt ra và đặt lên mâm cúng đầy tháng cho bé nhé.

3. Các lễ vật khác trong mâm cúng đầy tháng

Như đã nói ở trên ngoài trứng gà đỏ thì trong mâm cúng đầy tháng cho bé còn rất nhiều lễ vật khác. Nếu ba mẹ lần đầu có con thì có thể tham khảo một số lễ vật cơ bản như sau:

+ 12 phần xôi nhỏ cùng 1 phần xôi lớn (có thể cúng xôi gấc, xôi đậu xanh, xôi 3 màu).

+ 12 chén chè nhỏ cùng 1 phần chè lớn (con trai cúng chè đậu trắng, con gái cúng chè trôi nước).

+ Bộ đồ thế cho bé, bộ hài xanh, vàng thỏi.

+ 1 bộ trầu cau, nhang đèn, trà rượu lễ.

+ 1 con gà hoặc vịt luộc chéo cánh.

+ 1 bình hoa tươi và 1 mâm ngũ quả.

Ngoài ra, nếu có điều kiện bạn có thể cúng thêm heo quay, bánh bao, bánh hỏi, bánh kẹo kèm theo,…

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng, gia chủ thay quần áo chỉnh tề, đặt trước bàn thờ, thắp 3 nén nhang. Kế tiếp gia chủ đọc bài văn khấn, cầu cho bé được bình an, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, xinh đẹp, thông minh. Cuối cùng đợi nhang tàn, gia chủ vái lạy, rắc muối gạo ra đường 4 phương 8 hướng và đốt giấy tờ vàng mã là xong.

Ngoài mâm cúng đầy tháng cho bé thì còn có thêm nghi thức khai hoa và đặt tên cho bé vào dịp lễ này. Nếu bạn tò mò thì có thể tìm hiểu thêm.

Trường hợp muốn đặt mâm cúng đầy tháng cho bé tươm tất và đầy đủ lễ vật nhất thì hãy liên hệ ngay Xôi Chè Cô Hoa: 090.6606.377 – 034.221.6392 để được tư vấn. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn nhiều sự lựa chọn với những mâm cúng khác nhau, đáp ứng nhu cầu và mức giá đa dạng. Với 35 năm kinh nghiệm bạn có thể tin tưởng khi đặt mâm cúng hay sử dụng dịch vụ tại Xôi chè Cô Hoa.

Mâm cúng thôi nôi cho bé

[Giải Đáp] Sự khác nhau giữa đầy tháng và thôi nôi

Tiệc đầy tháng và thôi nôi đều là những dịp quan trọng, đánh dấu cột mốc trong những năm tháng đầu đời của bé. Vậy sự khác nhau giữa đầy tháng và thôi nôi là gì trong ý nghĩa, cách tổ chức,… Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!

1. Sự khác nhau giữa đầy tháng và thôi nôi về ý nghĩa

Tiệc đầy tháng được tổ chức sau khi đứa bé chào đời khoảng 1 tháng. Ý nghĩa của buổi lễ này là để tạ ơn các vị thần linh, 12 bà Mụ đã “nặn” ra đứa bé, che chở bảo vệ giúp bé được chào đời một cách bình an.

Ngoài ra đây còn là cột mốc đánh dấu sự tồn tại của một sinh linh trên cõi đời, bố cáo cho bạn bè, người thân và cũng là dịp chúc mừng niềm vui của gia đình.

Hơn thế nữa, nhân dịp này, gia chủ cũng gửi lời cầu xin đến các chư vị Tôn Thần bảo vệ cho bé lớn lên khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Mâm cúng đầy tháng cho bé
Mâm cúng đầy tháng cho bé

Bên cạnh đó, tiệc thôi nôi được tổ chức lúc bé tròn 1 tuổi. Sở dĩ có tên là thôi nôi vì đây là giai đoạn phát triển quan trọng của bé. Khi bé được 1 tuổi, thường bé sẽ không còn nằm nôi nữa. Giai đoạn này bé đã có thể bò nhanh, tập đứng, đi…

Vì vậy, ý nghĩa của tiệc thôi nôi vừa để chúc mừng sinh nhật đầu đời của bé vừa đánh dấu cột mốc quan trọng. Ngoài ra, đây cũng là dịp để gia chủ thể hiện lòng thành, tri ân 12 Bà Mụ và đức thần linh đã che chở, chỉ dạy bé trong 1 năm đầu đời.

2. Sự khác nhau giữa đầy tháng và thôi nôi: Mâm cúng và cách cúng

Việc tổ chức đầy tháng và thôi nôi cho bé còn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của mỗi gia đình. Tuy nhiên, dù là lễ đầy tháng và thôi nôi đi chăng nữa thì cũng cần chuẩn bị mâm cúng để dâng lên 12 Bà Mụ và Đức Ông.

Với lễ cúng đầy tháng, mâm cúng bao gồm các lễ vật như sau:

+ 12 chén chè nhỏ và 1 phần chè lớn (con trai thì chè đậu trắng, con gái thì chè trôi nước).

+ 12 phần xôi nhỏ và 1 phần xôi lớn.

+ 1 con vịt hoặc gà luộc chéo cánh.

+ 1 bình hoa tươi, 1 mâm ngũ quả, bộ trầu cau, nhang đèn, trà rượu.

Ngoài ra bạn cũng có thể chuẩn bị bộ đồ thế cho bé, bộ hài xanh, vàng thỏi. Nếu có điều kiện nữa thì có thể cúng thêm heo quay, bánh bao, bánh hỏi…

Về lễ cúng thôi nôi thì nhìn chung cũng không quá khác biệt với đầy tháng: có xôi, chè, gà (vịt) luộc, hoa, trái cây, nhang đèn, trầu cau, trà rượu,… Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số điểm riêng như: có thêm 1 phần cháo gỏi và bánh kem để chúc mừng sinh nhật đầu tiên cho bé.

Mâm cúng thôi nôi cho bé
Mâm cúng thôi nôi cho bé

Về phần cách cúng thì lễ thôi nôi và đầy tháng đều tương tự. Sau khi chuẩn bị các lễ vật xong xuôi, gia chủ bày mâm cúng lên, mặc quần áo chỉnh tề, thắp ba nén nhang. Kế tiếp, gia chủ đọc bài văn khấn mời các vị thần linh về chứng giám. Đồng thời khấn những mong muốn, cầu khẩn cho bé mau ăn chóng lớn, khỏe mạnh, bình an.

Với lễ đầy tháng, ở một số vùng miền sẽ có thêm nghi thức đặt tên cho con hay còn gọi là nghi lễ xin keo. Theo đó, người cúng sẽ dùng 2 đồng tiền âm dương gieo lên đĩa nếu kết quả là 1 đồng âm, 1 đồng dương (1 úp, 1 ngửa) thì tên của bé mới được ông bà, tổ tiên đồng ý.

Còn kết quả là 2 đồng âm hoặc 2 đồng đều dương thì người cúng có quyền gieo lại thêm 2 lần nữa. Trường hợp gieo lại vẫn cho kết quả như vậy thì phải đặt tên khác cho bé.

Với lễ thôi nôi thì sẽ có thêm nghi lễ cho bé bốc đồ để dự đoán cuộc sống sau này cúng như nghề nghiệp tương lai của bé. Theo đó, bố mẹ sẽ đặt một mâm có chứa các đồ vật khác nhau. Mỗi đồ vật đại diện cho một ý nghĩa riêng như: ống nghe bác sĩ, gương lược, tiền, vàng, bút viết, sách vở,… Đồ vật đầu tiên bé bốc trong mâm đồ sẽ dự đoán nghề nghiệp và cuộc sống sau này.

Sau các nghi lễ này thì ở tiệc đầy tháng, thôi nôi nào cũng có thêm tiết mục bạn bè người thân gửi lời chúc mừng hoặc tặng quà, lì xì cho bé. Cuối cùng là mọi người cùng nhau quay quần, chia sẻ niềm vui và các món ăn ngon.

Có thể nói tiệc đầy tháng, thôi nôi sẽ có sự khác nhau về mâm cúng, cách cúng nhưng đều mang ý nghĩa tốt đẹp, thể hiện truyền thống văn hóa từ xưa đến nay của người Việt Nam. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến trong bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về những buổi lễ quan trọng này nhé!

Nếu bạn có nhu cầu đặt mâm cúng đầy tháng và thôi nôi đừng quên liên hệ Xôi chè Cô Hoa để được tư vấn!

Mâm cúng đầy tháng cho bé theo Đạo Phật cần gì?

Cúng đầy tháng cho bé gái bé trai theo Đạo Phật: Mâm cúng + bài cúng

Cúng đầy tháng theo Phật giáo sao cho chuẩn nhất. Có gì khác biệt hoặc lưu ý so với các nghi lễ thông thường hay không? Nếu đây là những vấn đề mà bạn đang thắc mắc thì hãy tham khảo ngay bài viết sau. Chắc chắn bạn sẽ tìm được câu trả lời chi tiết nhất.

Cúng đầy tháng cho bé gái theo đạo Phật hay bé trai cũng không có gì quá khác biệt. Bạn cần chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng và tiến hành bài cúng sao cho đúng nhất.

1. Mâm cúng đầy tháng cho bé gái bé trai theo đạo Phật

Lễ cúng đầy tháng là một trong những nghi thức quan trọng, đánh dấu cột mốc quan trọng rằng: gia đình có thêm 1 thành viên mới. Không chỉ vậy, cúng đầy tháng cũng là dịp cảm ơn Đức Phật, 12 Bà Mụ và các vị thần linh đã che chở, bảo vệ, chỉ dạy cho bé từ khi còn trong bụng mẹ cho đến ngày cất tiếng khóc chào đời.

Ngoài ra, đây cũng là dịp cha mẹ của bé gửi lời cầu mong các vị thần linh ban cho bé sự bình an, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn. Do đó, viêc chuẩn bị mâm cúng đầy tháng theo Phật giáo rất quan trọng.

Mâm cúng đầy tháng cho bé theo Đạo Phật cần gì?
Mâm cúng đầy tháng cho bé theo Đạo Phật cần gì?

Không cần quá bày vẽ, mâm cúng đầy tháng cho bé theo đạo Phật có những gì còn tùy vào điều kiện kinh tế của mỗi gia đình. Tuy nhiên, cần có những lễ vật cơ bản và tuân theo những quy tắc không thể thiếu.

Mâm cúng thuần chay gồm:

+ 12 chén chè nhỏ và 1 phần chè lớn (nếu bé nhà bạn là bé trai thì nấu chè đậu trắng, là bé gái thì chọn chè trôi nước).

+ 12 chén xôi nhỏ và 1 phần xôi lớn (về phần xôi thì không phân biệt trai hay gái).

+ 12 chén cháo trắng nhỏ và 1 phần cháo lớn.

+ 12 ly nước lọc nhỏ và 1 ly nước lọc lớn.

+ Trầu têm cánh phượng bao gồm: 13 phần, đèn cầy 13 phần, 2 ly đèn cầy lớn, nhang thơm.

+ 1 giỏ hoặc bình hoa tươi (có thể chọn các loại hoa như: hoa đồng tiền hoa cát tường) và 1 mâm ngũ quả.

+ Bánh kẹo đặt cúng là bánh kẹo chay, có thể có thêm bánh hỏi hoặc bánh bao chay (nếu muốn).

+ Bạn cũng có thể chuẩn bị chim, cá, cua, tôm để phóng sinh theo đạo Phật.

Ngoài ra cũng có thể bày thêm lễ vật là mâm ngũ quả, bánh kẹo hoặc đồ chay trên bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật trong nhà.

Sau khi chuẩn bị xong những lễ vật này, bạn tiến hành sắp lên mâm. Nếu cha mẹ chưa biết cách bày mâm cúng đầy tháng theo Phật giáo thì có thể tham khảo như sau:

Thông thường, lễ vật được bày biện thành 2 bàn. Một bàn để dâng lên Đức Ông. Bàn còn lại là cúng 13 Bà Mụ. Bạn đặt lễ vật theo quy tắc phía Đông của bàn cúng là bình hoa và đèn, phía tây là đặt đồ cúng.

Do đây là lễ cúng đầy tháng theo Phật giáo nên cần lưu ý tụng kinh Địa Tạng để cầu nguyện cho bé, phóng sinh đồng thời làm việc thiện, tránh ăn mạn,… Những điều này giúp hồi hướng phước lành báo cho con.

2. Bài cúng đầy tháng cho bé theo Đạo Phật

Cách cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai theo Đạo Phật cũng giống như thông thường. Sau khi bày biện mâm cúng, gia chủ ăn mặc chỉnh tề, thắp 3 nén nhang và đọc bài khấn cầu cho bé bình an, khỏe mạnh, gặp nhiều may mắn.

Bài cúng đầy tháng cho bé theo Phật giáo
Bài cúng đầy tháng cho bé theo Phật giáo

Tham khảo bài khấn đơn giản như sau:

Nam mô A Di Đà Phật x 3

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!

Chúng con kính cẩn cúi lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

Chúng con kính cẩn cúi lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

Chúng con kính cẩn cúi lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa.

Chúng con kính cẩn cúi lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Gia đình chúng còn gồm chồng: … và vợ … ngụ tại địa chỉ:… vừa qua đã sinh được con trai/gái có tên là…

Nhân hôm nay nhằm ngày (ngày, tháng, năm theo âm lịch) là ngày lành tháng tốt cũng là ngày đầy tháng bé, chúng con thành tâm chuẩn bị chút lễ vật mọn dâng lên trước án, trước bàn tọa các chư vị thần linh.

Chúng con xin được kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn 9 phương trời chư phật 10 phương, các vị thánh thần, thần linh, thổ địa, tiên tổ nội ngoại 2 bên đã có công tạo thành, chở che, làm phước để cháu… sinh ngày … được ra đời mẹ tròn con vuông.

Nhân đây con cũng cúi lạy các chư vị tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của chúng con mà thụ hưởng lễ vật. Mong các ngài phù hộ độ trì, che chở cho cháu được mau ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật. Cũng cầu xin các ngài dạy bảo để cháu được lớn lên thông minh, kiên cường, bình an, khỏe mạnh. Gia đình con cũng kín xin được phúc thọ an khang, gặp dữ hóa lành, mọi việc như ý.

Chúng con thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được các vị trên cao chứng giám lòng thành, có gì không phải phép chúng con ngàn lần lạy tạ xin thứ tha.

Nam mô A Di Đà Phật! x3.

Trên đây là những thông tin cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai theo Đạo Phật. Nếu bạn có nhu cầu đặt mâm cúng hãy liên hệ Xôi Chè Cô Hoa để được tư vấn nhé!

Làm đầy tháng cho bé gái vào ngày nào?

Làm đầy tháng cho bé gái bé trai vào ngày nào

Lễ đầy tháng là một trong những dịp quan trọng cần chuẩn bị tươm tất và nhất là cúng đúng ngày. Nếu bạn thắc mắc làm đầy tháng cho bé gái vào ngày nào, có sự khác biệt nào so với bé trai hay không thì hãy tham khảo ngay bài viết sau.

1. Làm đầy tháng cho bé gái vào ngày nào?

Một sinh linh chào đời mang đến niềm vui, hạnh phúc và may mắn cho cả gia đình. Theo quan niệm từ xa xưa, để em bé sinh ra bình an và khỏe mạnh là do công “nhào nặn” và chở che của 12 Bà Mụ và Đức Ông. Đó chính là lý do sau khi sinh em bé phải tổ chức lễ đầy tháng.

Đây là lễ để thể hiện lòng thành của gia đình đối với các vị thần linh đồng thời cũng thể hiện sự cầu mong bé sẽ được che chở và bảo bọc trong những năm tháng đầu đời.

Vì vậy, gia đình luôn cố gắng chuẩn bị tươm tất và đầy đủ nhất khi làm đầy tháng cho bé. Ngoài mâm cúng, một điều cũng quan trọng không kém đó chính là làm đầy tháng cho bé gái ngày nào là chuẩn nhất.

Để tính ngày làm đầy tháng cho bé gái thì có rất nhiều cách khác nhau. Tùy theo phong tục tập quán từng vùng miền mà bạn lựa chọn sao cho phù hợp. Chúng tôi chia sẻ một vài cách như sau:

Làm đầy tháng cho bé gái vào ngày nào?
Làm đầy tháng cho bé gái vào ngày nào?

> Cúng đầy tháng cho bé gái bằng cách lùi 2 ngày

Đây là cách tính ngày mà các gia đình miền Nam thường hay áp dụng hay còn gọi là gái lùi 2 trai lùi 1. Theo đó, bạn có thể tính làm đầy tháng cho bé gái lùi lại 2 ngày.

Ví dụ, bé gái sinh ngày 05 âm lịch thì đầy tháng là vào ngày 03 tháng sau.

> Cúng đầy tháng cho bé bằng cách lùi 1 ngày

Cách tính ngày này còn được gọi là nam trồi nữ sụt. Tức là bạn làm đầy tháng cho bé gái lùi lại 1 ngày. Ví dụ, bé gái sinh ngày 05 âm lịch thì theo cách tính này, bạn sẽ làm đầy tháng vào ngày 04 tháng sau.

> Làm đầy tháng cho bé gái đúng ngày

Đây là cách tính được các bậc cha mẹ trẻ tuổi, hiện đại áp dụng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần tính đúng 30 ngày sau khi bé chào đời làm đầy tháng là được.

Những cách trên chắc hẳn đã giải đáp được cho bạn làm đầy tháng cho bé gái, bé trai vào ngày nào là hợp lý. Bạn có thể tùy chọn để áp dụng cho gia đình của mình nhé! Còn nếu bạn thắc mắc cúng đầy tháng vào ngày nào cho bé trai thì hãy tham khảo mục tiếp theo.

2. Cúng đầy tháng ngày nào cho bé trai?

Như đã nói ở trên, cúng đầy tháng vào ngày nào cho bé trai cũng tương tự như với bé gái. Bạn có 3 cách tính.

> Với cách tính thứ nhất là gái lùi 2 trai lùi 1 bạn có thể hiểu như sau:

Nếu bé trai nhà bạn sinh ngày 10 âm lịch thì sẽ làm đầy tháng vào ngày 09 tháng sau. Tức là lùi lại 1 ngày.

> Với cách tính thứ 2 là nam trồi nữ sụt thì bạn có thể hiểu như sau:

Nếu bé trai sinh vào ngày 10 âm lịch thì sẽ làm đầy tháng vào ngày 11 tháng sau. Tức là tiến lên 1 ngày.

> Với cách tính thứ 3 thì bạn chỉ cần làm đúng vào 30 ngày sau khi bé chào đời là được.

Làm đầy tháng vào ngày nào cho bé trai
Làm đầy tháng vào ngày nào cho bé trai

Riêng về giờ làm đầy tháng cho bé gái, bé trai thì không phân biệt. Nếu bạn đã chọn được ngày thì có thể cúng vào buổi sáng hoặc buổi chiểu. Trường hợp gia đình nào kỹ càng hơn thì có thể xem giờ nào tốt hoặc chọn giờ hợp phong thủy với ngày sinh của bé là được.

Ngoài việc làm đầy tháng cho bé gái bé trai vào ngày nào, giờ nào thì rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm đến mâm cúng. Bạn có thể tham khảo một số lễ vật chuẩn bị cho mâm cúng đầy tháng của bé như: xôi, chè, heo quay, gà luộc, hoa tươi, trái cây, nhang đèn, bộ đồ thế, bộ hài xanh, giấy tờ vàng mã,…

Bạn cũng nên quan tâm đến cách bày biện lễ vật sao cho chuẩn nhất. Thông thường, gà luộc heo quay đặt ở giữa, 2 bên là xôi và chè. Đầu bàn cúng sẽ là trái cây, hoa tươi. Ngoài ra, sau khi thắp nhang bạn cũng đừng quên đọc bài văn khấn.

Nếu bạn không có thời gian để chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé nhà mình thì có thể liên hệ ngay Xôi Chè Cô Hoa để được tư vấn. Chúng tôi cung cấp nhiều loại mâm cúng khác nhau đảm bảo đầy đủ lễ vật tươm tất, đẹp và ngon nhất. Xôi Chè Cô Hoa đã có 35 năm kinh nghiệm, được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Liên hệ ngay theo Hotline: 034.221.6392, 090.6606.377 của chúng tôi để được tư vấn nhé!

Gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì?

[Giải Đáp] Gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì

Lễ vật trong mâm cúng đầy tháng không thể thiếu gạo muối. Nhưng nhiều người không biết gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì để chuẩn nhất. Nếu bạn cũng có chung thắc mắc này thì hãy đọc bài viết sau để tham khảo câu trả lời chi tiết nhất nhé!

1. Gạo muối cúng đầy tháng để làm gì?

Khi tổ chức lễ đầy tháng cho bé, ba mẹ cần chuẩn bị mâm cúng để dâng lên 12 Bà Mụ, Đức Ông cùng gia tiên nhằm thể hiện lòng biết ơn các vị thần linh đã che chở cho bé sinh ra, cầu mong bé sẽ được chỉ dậy nhiều điều trong những năm tháng đầu đời. Cũng là dịp để gia đình cầu xin cho bé được vía khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, thông minh, nhanh nhẹn.

Để dâng lên các vị thần linh, trong mâm cúng đầy tháng có rất nhiều lễ vật khác nhau như: gà luộc, xôi chè, trái cây,… Bên cạnh đó là nhang, đèn, vàng thỏi, bộ đồ thế, bộ hài xanh,… Và không thể thiếu gạo muối. Vậy gạo muối cúng đầy tháng để làm gì?

Gạo muối cúng đầy tháng để làm gì?
Gạo muối cúng đầy tháng để làm gì?

Có thể nói gạo muối là lễ vật rất phổ biến trong nhiều mâm cúng khác nhau không kể gì cúng đầy tháng. Theo quan niệm xa xưa, gạo muối mang đến rất nhiều ý nghĩa. Nhất là với nền văn minh lúa nước – gốc rễ của nước ta thì gạo và muối là 2 loại thực phẩm đóng vai trò thiết yếu.

Việc cúng gạo, muối giống như dâng lên thần linh lễ vật quan trọng, nhằm thể hiện lòng thành cũng như cầu mong cuộc sống no đủ, ăn nên làm ra, cho may mắn và sức khỏe. Bên cạnh đó, ngoài các vị thần linh thì xung quanh bổn địa của gia đình cũng có những vong linh lưu lạc không ai thờ cúng. Việc cúng gạo muối cũng là bố thí cho những vong linh này, mong chúng đừng quấy phá gia đình.

Cũng có quan niệm khác cho rằng gạo và muối là biểu tượng cho 3 thứ: may mắn, tài lộc và sức khỏe. Gạo muối có thể xua đuổi tà ma, mang đến điềm may.

Với những ý nghĩa trên thì việc gạo muối cúng đầy tháng chính là để đem lại cho bé may mắn, khỏe mạnh, tránh xa những điều xui rủi.

2. Gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì?

Chắc hẳn bạn đã biết ý nghĩa của sự xuất hiện của gạo muối trong mâm cúng đầy tháng. Nhưng khi đã hoàn tất được các thủ tục thì gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì?

Sau khi dâng mâm lễ, thắp nhang, khấn vái, chờ nhang tàn thì gia chủ tiến hành rải gạo muối. Cuối cùng, gia chủ đốt vàng mã, giấy cúng, bộ hài xanh và bộ đồ hình thế có ghi ngày tháng năm sinh và tên của bé để giải hạn cho bé và cầu mong bé nhận được điềm may, ơn phước.

Tuy nhiên, không phải cũng biết cách thưc hiện điều này. Vậy gạo muối cúng đầy tháng xong rải thế nào cho đúng? Theo thông lệ, để rải gạo muối, gia chủ sẽ đổ chén gạo muối ra nắm tay và phóng đi các hướng. Vừa rải, gia chủ vừa niệm “Nam Mô A Di Đà Phật, mang điều lành đến, mang điều dữ đi. Nam Mô A Di Đà Phật!”.

Cách rải muối gạo cúng đầy tháng tương tự như động tác rải lúa gieo mùa truyền thống từ xưa đến nay. Bạn nên rải ở ngoài khuôn viên nhà, không nên rải trong nhà, nếu nhà có cổng rải ở bên ngoài cổng.

Bởi việc rải gạo muối cúng đầy tháng là để bố thí cho chúng sinh, vong linh vãng lai, đầu đường xó chợ nên nếu rải trong nhà sẽ dễ dẫn chúng vào nhà, không tốt cho gia chủ.

Những vong linh sau khi nhận được gạo muối bố thí từ lễ cúng đầy tháng sẽ kéo đi, không ở lại lâu hay quấy rầy gia chủ.

Gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì?
Gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì?

3. Lịch cúng đầy tháng chuẩn nhất cho bé

Cúng đầy tháng cho bé thường chọn ngày theo âm lịch. Có nhiều cách tính khác nhau như:

+ Gái lùi hai, trai lùi một: tức là nếu bé gái sinh ngày 06 âm lịch thì ngày 04 tháng sau làm đầy tháng cho bé. Nếu bé trai sinh ngày 06 âm lịch thì ngày 05 tháng sau làm đầy tháng cho bé.

+ Nam trồi nữ sụt tức là nếu sinh bé trai vào ngày 05 thì ngày 06 tháng sau cúng đầy tháng. Còn bé gái thì cúng ngày 04 tháng sau.

+ Cách dễ nhất là tính đúng ngày, tròn 1 tháng thì làm lễ đầy tháng cho bé.

Về việc chọn giờ làm lễ cho bé thì nên chọn buổi sáng hay chiều tối hoặc giờ đẹp trong ngày là được.

Sau khi chọn được ngày làm lễ thì bạn chuẩn bị đầy đủ lễ vật, bày lên mâm cho cân đối, hài hòa và đẹp mắt. Có thể tham khảo bố cục “đông bình tây quả”: phía đông đặt bình hoa, phía tây đặt trái cây, lễ vật. Ở giữa là gà hoặc vịt luộc, xôi chè được đặt dọc 2 bên.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ gạo muối cúng đầy tháng xong làm gì và những thông tin liên quan. Chúc bạn chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cho bé chuẩn và tươm tất nhất nhé.

Cúng đầy tháng bé trai bé gái nên cúng gà trống

Cúng đầy tháng cho bé gái bé trai gà trống hay gà mái thì tốt

Mâm cúng đầy tháng cho bé không thể thiếu gà luộc. Tuy nhiên, với những người lần đầu làm lễ này chắc hẳn thắc mắc cúng đầy tháng cho bé gà trống hay gà mái thì tốt và chuẩn nhất. Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!

1. Cúng đầy tháng cho bé gà trống hay gà mái thì tốt?

Gà luộc lễ vật quen thuộc trong rất nhiều nghi thức, trong đó có cúng đầy tháng cho bé. Nếu các bậc phụ huynh thắc mắc cúng đầy tháng cho bé gà trống hay gà mái thì theo tục lệ ngày xưa, ông bà ta thường dùng gà trống hơn gà mái.

Đây được coi là truyền thống từ trước đến nay. Theo quan niệm từ xa xưa, gà trống là con vật biểu tượng cho thần mặt trời. Gà trống gáy báo hiệu ngày mới, mặt trời lên, người dân ra đồng làm việc, mang đến sức sống, có ý nghĩa quan trọng trong văn hóa nông nghiệp.

Do đó, việc cúng gà trống như một cách dâng lễ vật lên thần linh, tỏ lòng tôn kính và cầu mong phù hộ độ trì, che chở ăn nên làm ra, mùa màng thuận lợi. Không chỉ có lễ đầy tháng mà các lễ cúng khác cũng chọn gà trống thay vì gà mái.

Cúng đầy tháng bé trai bé gái nên cúng gà trống
Cúng đầy tháng bé trai bé gái nên cúng gà trống

Khi chọn gà cúng bạn cần chú ý những đặc điểm như: gà trống choai mới le te gáy, khỏe mạnh, không khuyết tật, đặc biệt là chưa đạp mái. Nên chọn những con có mào đỏ, có mỏ và chân vàng.

Bởi đây là những con gà khỏe và đẹp nhất, tượng trưng cho sự tinh khiết, linh thiêng, thể hiện lòng thành và kính cẩn khi dâng lên mâm cúng các vị thần linh.

Trong mâm cúng đầy tháng bé trai bé gái, gà trống nên được sắp xếp sao cho chuẩn và đẹp. Cụ thể, gà lễ được uốn nằm. Phần chân gà các bậc phụ huynh nên nhớ đặt phí trong mình, chỉ để ngón chân gà chĩa ra ngoài. Phần cánh gà thì bắt chéo. Đối với phần đầu gà thì đặt thẳng, miệng gà có thể cho ngậm hoa hồng. Lưu ý, quá trình tạo hình gà lễ không để bị gãy cánh.

Đương nhiên việc cúng đầy tháng cho bé gái bé trai không có sự phân biệt, đều dùng gà trống. Ngoài ra, một số vùng miền thay gà luộc bằng vịt trong mâm cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai. Điều này còn tùy thuộc vào phong tục của từng địa phương. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của người đi trước trong gia đình để đảm bảo làm đúng nghi thức nhất nhé!

2. Các lễ vật khác trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái bé trai

Ngoài gà trống không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng, bạn cũng cần lưu ý để chuẩn bị các lễ vật cơ bản khác như sau:

+ 1 phần xôi lớn và 12 phần xôi nhỏ để dâng lên 12 bà Mụ và 1 Đức Ông.

+ Tương tự đó là 1 phần chè lớn và 12 chè nhỏ. (Nếu là bé trai thì ba mẹ chuẩn bị chè đậu, bé gái thì chọn chè trôi nước).

+ Bộ đồ thế cho bé.

+ 1 bộ trầu cau gồm: 12 miếng trầu đã tiêm + 1 lá nguyên + 1 trái cau.

+ Nhang đèn bao gồm: Nhang cúng 3 tấc + 14 đèn cày + trà rượu lễ.

+ 1 bình hoa tươi có thể là hoa đồng tiền hoặc hoa cát tường.

+ 1 mâm ngũ quả trang trí đẹp.

Và gà luộc bắt chéo cánh nữa là xong mâm cúng đầy tháng đơn giản cho bé trai bé gái.

Mâm cúng đầy tháng tại Xôi chè Cô Hoa
Mâm cúng đầy tháng tại Xôi chè Cô Hoa

Nếu nhà nào có điều kiện thì có thể thêm các lễ vật khác như:

Heo quay nguyên con hoặc heo quay lẻ, bô hài xanh kèm theo bộ đồ mụ để cầu mong cho bé sau này có cuộc sống phú quý. Có thể cúng thêm thỏi vàng với ước mong bé con lớn lên giàu sang.

Ở một số tiệc đầy tháng thôi nôi, cha mẹ cũng thêm vào bộ đồ chơi chọn nghề để dự đoán nghề nghiệp tương lai cũng như một phần tính cách của bé.

Ngoài ra, cũng có thể cúng thêm các loại bánh, cháo,… tùy phong tục của từng miền.

Như vậy, với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai gà trống hay gà mái thì tốt.

Mâm cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai có thể nói là không hề đơn giản. Nếu bạn không có đủ thời gian chuẩn bị thì có thể liên hệ để được Xôi Chè Cô Hoa tư vấn đặt mâm cúng nhanh chóng, gọn lẹ.

Chúng tôi cung cấp các mâm cúng đầy tháng cho bé gái, bé trai tươm tất, đảm bảo ngon và đẹp mắt, không thiếu bất cứ lễ vật nào. Với 35 năm kinh nghiệm, Xôi Chè Cô Hoa mang đến cho bạn nhiều loại mâm cúng đầy tháng khác nhau tùy theo nhu cầu và mong muốn.

Bạn hãy liên hệ điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392 để được hướng dẫn chi tiết nhất nhé!

Giải đáp bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì

Từ xa xưa, ông bà ta đã có tục lệ đi đổ thông dong sau khi sinh để xóa đi vận rủi. Vậy bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì? Tham khảo bài viết sau để tìm được đáp án và hiểu thêm về tục lệ này nhé!

1. Bà đẻ đi đổ thông dong là gì?

Chắc hẳn với những người chưa sinh đẻ bao giờ rất thắc mắc bà đẻ đi đổ thông dong là gì? Đây là một tục lệ được truyền lại từ ông bà ta ngày xưa, còn có tên gọi là đi chợ mở hàng sau sinh. 

Theo dân gian, sau khi sinh xong, vây quanh sản phụ và căn nhà của họ là một luồng khí xấu hay còn gọi là phong long (có nơi gọi thông dong). Luồng khí này có thể gây xui xẻo cho những người lạ khi tiếp xúc với sản phụ và những người trong gia đình. 

Nhất là với những người làm nghề kinh doanh, buôn bán rất kiêng kị vấn đề này. Họ rất ít khi đi thăm phụ nữ sau sinh cũng là vì thế.

Việc bà đẻ đi đổ thông dong là giúp loại bỏ đi luồng khí xấu cũng là cách để rủ bỏ đi vận rủi đeo bám. Đó chính là lý do sau khi bà đẻ đi đổ thông dong thì bạn bè, người thân có thể đến thăm mà không lo gặp phải xui xẻo. 

Bà đẻ đi đổ thông dong là gì?

Tục lệ này đã có từ lâu đời nhưng đến nay vẫn được áp dụng tại nhiều địa phương. Là bởi vì bà đẻ đi đổ phong long là xuất phát từ quan niệm nếu vô tình gặp đám may thì may còn gặp đám cưới thì là xui. 

Tương tự như vậy, sản phụ sau khi sinh con được coi là niềm vui, may mắn cho cả gia đình lại không phải là điểm lành với những người bắt gặp hoặc tới thăm.

Theo đó, sau khi cúng đầy tháng cho bé, mẹ sẽ ra chợ và mua một món đồ, trả tiền cho người bán để bán đi những vận rủi, thông dong vây quanh mình. Lúc này, đồng tiền mà sản phụ sau sinh sử dụng để mua hàng tại chợ mang theo thông dông khi trả tiền mua hàng tức là đã đổ được thông dông đi, loại bỏ những vận xui khỏi người mình.

Tuy nhiên, cũng theo tục lệ dân gian, những người đến thăm bà đẻ tại bệnh viện thì ít bị ảnh hưởng xấu từ thông dong gây ra. Nếu đã thăm ở bênh viện rồi sau khi sản phụ về nhà gặp thì càng không lo trúng luồng khí xấu này. 

Bởi quan niệm xưa cho rằng ở bệnh viện thì thông dong sẽ loãng hơn so với khi dưỡng sức sau sinh tại nhà.

2. Bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?

Như đã nói ở trên, bà đẻ đi đổ thông dong là ra chợ mua bán trao đổi 1 món đồ. Vậy bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì?

Theo quan niệm của dân gian thì không quy định bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì. Mà điều này còn phụ thuộc vào truyền thống của từng vùng miền khác nhau. Có những địa phương mua về vứt đi, hoặc cũng có thể là mua về dùng, cho người khác,…

Một số vùng bà đẻ đi đổ thông dong có thể mua bánh kẹo về ăn hoặc chia cho mọi người. Cũng có những vùng mua sách vở và bút viết.

Bà đẻ đi đổ thông dong mua gì còn tùy thuộc vào từng vùng miền

Cũng có địa phương, phong tục đổ thông dong là khi xuất viện về nhà thì bà đẻ chuẩn bị trầu cau, đến chỗ ngã ba đầu tiên thì vứt xuống. Bên cạnh đó sau lễ cúng đầy tháng cho bé thì mẹ đi chợ mua 1 ít muối để đổ thông dong là xong.

Cũng có những trường hợp đổ thông dong bằng cách chuẩn bị vài đồng tiên lẻ trên đường đi đến chợ gặp ngã ba vứt xuống. 

Một số vùng lại có phong tục bà đẻ đi đổ thông dong mua thực phẩm hay đồ vật có màu đỏ là được, hoặc mua trầu cau để thắp hương cho ông bà tổ tiên, mua bỏng ngô cho nhẹ nhàng để mang về.

Nói chung để xác định đúng phong tục bà đẻ đi thông dong nên mua gì thì hãy hỏi người lớn trong nhà cho chính xác nhé!

Ngoài việc bà đẻ đi đổ thông dong bằng việc mua đồ thì bạn cũng có thể áp dụng các cách loại bỏ uế khí khác như:

+ Đốt phong long hay còn gọi là đốt vía. 

Cách tiến hành khá đơn giản: chỉ cần dùng lửa đốt 1 tờ giấy rồi hơ khắp nhà, nhất là những góc khuất – vì đây thường là nơi tụ tập tà khí, uế khí. Khi đốt bạn cũng nên khấn để đuổi vận rủi đi khỏi.

+ Xông phong long:

Bạn có thể sử dụng các vị thuốc Đông y, trầm hương,… để xông khắp nhà, nhất là các ngóc ngách để loại bỏ đi uế khí. Khi xông cũng nhớ khấn để đuổi vận rủi nhé!

Những thông tin trên hy vọng đã giải đáp được cho bạn bà đẻ đi đổ thông dong nên mua gì? Hãy tham khảo và áp dụng nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này nhé!

Giải Đáp nghi thức khai hoa còn gọi là bắt miếng cho bé là gì

Bạn đã từng nghe đến nghi thức khai hoa còn gọi là bắt miếng cho bé chưa? Nếu câu trả lời là chưa thì có thể tham khảo bài viết sau đây để tìm câu trả lời nhé!

1. Nghi thức khai hoa cho bé là gì?

Nghe cái tên có vẻ lạ đúng không, nhất là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Thực tế, nghi thức khai hoa cho bé còn gọi là bắt miếng do ông bà xưa truyền lại, thường được thực hiện trong lễ cúng thôi nôi, đầy tháng cho bé.

Ý nghĩa của nghi thức này là mang đến lời chúc tốt lành, cho bé sau này lớn lên khôi ngô, xinh đẹp, được nhiều người yêu thương, được giàu sang phú quý,…

Nghi thức khai hoa được thực hiện trong lễ đầy tháng thôi nôi

Nghi thức bắt miếng này được thực hiện sau khi dâng mâm cúng trong ngày làm lễ thôi nôi, đầy tháng cho bé. Nó được tiến hành hiện như sau:

Đặt em bé ở giữa chiếc bàn. Người làm lễ rót trà, thắp hương để xin phép bắt đầu làm nghi lễ khai hoa.

Sau đó, người làm lễ một tay bế đứa bé, tay còn lại cầm 1 nhánh hoa quơ quơ ở trên miệng của bé. Đồng thời đọc lời chúc: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nếu bé là con gái, thì sau khi đọc lời chúc, người lớn trong nhà sẽ dùng cuống trầu vẽ lên vùng chân mày cho trẻ. Điều này mang ý nghĩa là sau này lớn lên bé sẽ xinh đẹp và dịu dàng.

Sau khi thực hiện xong thì người làm lễ đưa bé lại cho mẹ và thực hiện các nghi thức khác như: xin tên cho con hoặc người thân, bạn bè chúc mừng và lì xì tặng quà cho bé.

2. Nghi thức khai hoa có bắt buộc hay không?

Như đã nói ở trên nghi thức bắt miếng cho bé là tục lệ do ông bà ngày xưa truyền lại nên việc bắt buộc làm hay không còn tùy quan niệm của mỗi người.

Hiện nay, có rất nhiều ông bố bà mẹ trẻ không còn thực hiện theo tục lệ này nữa mà chỉ làm lễ cúng đầy tháng hoặc thôi nôi cho bé để tạ ơn 12 Bà Mụ và Đức Ông mà thôi.

Vì vậy nếu bạn muốn làm thì có thể thực hiện theo. Còn nếu không cũng không sao cả.

Mâm cúng đầy tháng tại Xôi Chè Cô Hoa

3. Các nghi thức quan trọng khác trong lễ thôi nôi đầy tháng

Lễ thôi nôi, đầy tháng được coi là cột mốc quan trọng trong cuộc đời của bé. Vì vậy ngoài nghi thức bắt miếng cho bé còn rất nhiều điều cần lưu ý khác.

>> Cách tính ngày làm lễ thôi nôi đầy tháng

Trước hết bạn cần biết thời điểm chính xác làm lễ thôi nôi cho bé. Theo quan niệm dân gian, nam sụt 1, nữ sụt hai. Tức là nếu bé gái sinh ngày 6/3 âm lịch thì năm sau sẽ tổ chức lễ thôi nôi vào ngày 4/3. Tương tự đối với bé trai sẽ tổ chức vào ngày 5/3.

Sau khi xác định đúng ngày làm lễ thôi nôi thì mới tính toán tới việc thực hiện nghi thức khai hoa cho bé.

>> Mâm cúng đầy tháng cần những gì?

Trước khi thực hiện bắt miếng cho bé thì bạn cần dâng mâm cúng lên để tạ ơn 12 bà Mụ và Đức Ông đã bảo vệ nâng đỡ bé từ lúc sinh ra. Lễ đầy tháng cần chuẩn bị 2 mâm cúng. 

Cụ thể 2 mâm cúng này cần những gì thì bạn có thể tham khảo tại Xôi chè Cô Hoa. Chúng tôi sẽ giúp bạn chuẩn bị tươm tất, đầy đủ lễ nghĩa nhất và được sắp xếp thật cân đối.

Ngoài ra để lễ 3 đức Thầy (Thánh sư, Tổ sư, Tiên sư) có trách nhiệm truyền dạy nghề nghiệp cũng cần có lễ vật:

Sau đó, chia lễ vật thành 2 bàn, bàn nhỏ đặt phía trên để cúng Đức Ông, bàn lớn để cúng 12 bà Mụ. 2 bàn đặt không quá 10 phân.  

>> Thắp nhang và khấn vái

Sau khi đặt mâm cúng lên thì người làm lễ sẽ bắt đầu khấn, mẹ của bé sẽ vái. Sau ba tuần hương, thì tạ lễ và lấy vàng mã đi hóa, vảy rượu cúng. Kế tiếp đó là nghi thức khai hoa cho con như đã nói ở trên.

>> Nghi thức xin tên cho con

Sau nghi thức khai hoa cho bé thì đến nghi thức đặt tên hay còn gọi là Xin Keo để xem mình đã đặt cho con có được chấp nhận hay không.

>> Nghi thức tẩy uế

Theo quan niệm ngày xưa, sau nghi thức Xin Keo, mẹ có thể tẩy uế bằng cách làm phép và kết thúc việc ở cữ. Để tiến hành nghi thức này, mẹ bế bé nhảy qua nhảy lại nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ. Nếu là bé trai thì nhảy 7 lần, bé gái thì là 9 lần. Cuối cùng là đi quanh nhà và làm rơi tiền.

Nghi thức này không chỉ tẩy uế cho mẹ sau sinh và cũng là cầu mong cuộc sống của bé đủ đầy và dư dả hơn.

Bên cạnh đó lễ thôi nôi còn có nghi thức bốc đồ để đoán biết được nghề nghiệp tương lai cho con.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về nghi thức khai hoa hay còn gọi là bắt miếng cho bé. Nếu muốn bạn có thể tìm hiểu và thực hiện cho bé nhé. 

Liên hệ đặt mâm cúng thôi nôi, đầy tháng thì hãy gọi theo Hotline: 090.6606.377 để Xôi Chè Cô Hoa tư vấn nhé!

Giải đáp tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh là gì

Chắc hẳn sau khi sinh xong bạn được người lớn tuổi trong nhà nhắc nhở rằng nên đi chợ mở hàng. Vậy tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh là gì, có ý nghĩa ra sao? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm được lời giải thích chi tiết nhất về tục lệ này nhé!

1. Tục lệ đi chợ sau sinh là gì?

Tục lệ đi chợ sau sinh hay còn gọi là đi chợ mở hàng sau sinh, là phong tục do ông bà xưa để lại. Ý nghĩa của tục lệ này là để giúp hóa giải luồng khí xấu từ phụ nữ mới sinh xong hay còn gọi là phong long.

Để giải thích chi tiết về tục lệ này thì từ xa xưa, nhiều người cho rằng phụ nữ mới sinh xong có luồng khí xấu bao quanh. Luồng khí này còn được gọi là phong long có thể gây xui xẻo cho bạn bè, người thân nếu tiếp xúc gần. 

Tục lệ đi chợ sau sinh là gì?

Phong long được giải nghĩa là “gió rồng”, gió phát ra từ rồng. Ông bà ta ngày xưa cho rằng phong long sẽ đi kèm với mưa bão, sấm sét, gây nguy hiểm cho mọi người.

Theo phong thủy, phong long cũng được hiểu với nghĩa xấu, coi là luồng tà khí, uế khí, ai gặp phải thì thường gặp xui xẻo.

Nếu đến gần phụ nữ sau sinh như thăm nhà cũng có thể khiến bạn bị “dính” phong long, gặp vận xui. Có trường hợp sau khi đi thăm đẻ, nhiều người gặp phải khách hàng khó tính, mua xong trả hàng, thậm chí là không bán được hàng. 

Đó là lý do nhiều người hạn chế đến thăm sản phụ sau khi sinh nhất là với những người kinh doanh, buôn bán. Người ta thường chờ đến khi hết phong long rồi mới đến thăm.

Để hóa giải phong long, phụ nữ sau sinh phải đi chợ mở hàng, “bán” phong long, luồng khí xấu, xui rủi đi mất.

2. Đi chợ mở hàng sau sinh nên đi vào lúc nào nên mua gì?

Như đã nói ở trên là tục lệ đi chợ sau sinh để hóa giải phong long. Vậy phụ nữ sau sịnh đi chợ vào lúc nào và cụ thể là nên mua gì, bán gì?

Thời điểm đi chợ mở hàng sau sinh để bán phong long đó chính là sau khi cúng đầy tháng cho em bé nhà bạn.

Ngày cúng đầy tháng tính theo âm lịch, được tính theo nhiều cách khác nhau. Có quan niệm cúng gái sụt 2 trai sụt 1. Có quan niệm tính trai tiến 1 gái sụt 2. Tùy theo sự lựa chọn cũng như phong tục tập quán của mỗi vùng miền.

Sau khi cúng đầy tháng thì bạn có thể tiến hành tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh. Bạn có thể đến chợ gần nhất, mua bất cứ món gì mà mình muốn (một số vùng miền thì có phong tục là mua muối). 

Việc mua món đồ và trả tiền có ý nghĩa là phong long (theo đồng tiền của sản phụ) đã được bán đi. Đồng thời, bạn cũng mua lại may mắn cho mình.

Đi chợ mở hàng sau sinh sau khi cúng đầy tháng cho bé

Sau khi tiến hàng tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh, bán phong long, thì người thân và bạn bè có thể đến thăm mà không sợ vận xui nữa.

Thêm một lưu ý nữa là khi bạn tiến hành tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh mà cũng gặp sản phụ khác cũng bán phong long thì cần trao đổi mua bán với nhau bất cứ một vật gì đó.

Hành động này có ý nghĩa là để đổi phong long do 2 luồng khí xấu đụng nhau. Trường hợp không làm như thế có thể dẫn đến những điều không may cho bản thân và người nhà.

3. Ngoài đi chợ mở hàng sau sinh còn cách nào hóa giải phong long không?

Ngoài tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh thì bạn cũng có thể hóa giải luồng khí xấu xoay quanh sản phụ bằng những cách sau đây.

+ Xông phòng sản phụ nằm bằng các loại bồ kết, trầm hương. Đây là cách được coi là thanh lọc, loại bỏ uế khí có trong phòng, giúp tài khí về lại.

+ Rắc muối khắp nhà để trừ phong long. Bởi theo ông bà xưa thì muối là khắc tính của uế khí nên việc rắc muối ở những ngóc ngách trong nhà sản phụ ở cũng là cách bài trừ tà khí, phong long.

+ Đốt phong long bằng cách đốt 1 tờ giấy vứt xuống đất rồi sau đó bước qua bước lại 9 lần để tống khứ uế khí, xóa bỏ vận xui rùi,… Cách đốt phong long này cũng khá quen thuộc nhất là với những người làm nghề kinh doanh buôn bán. Nếu mở hàng gặp phải khách khó chịu không mua hàng thì cũng thực hiện để xóa bỏ vận xui, giúp mua may bán đắt trở lại.

Nếu không thể thực hiện tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh thì bạn cũng có thể tham khảo và thực hiện theo các cách đơn giản hơn ở trên nhé!

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã có thể hiểu thêm về tục lệ đi chợ mở hàng sau sinh. Đây chỉ là tục lệ được truyền lại từ ông bà ngày xưa, nên không bắt buộc phải thực hiện. Tùy theo quan niệm của từng gia đình bạn nhé!

Cách nấu xôi cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai – bé gái

Xôi là lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng thôi nôi. Nếu bạn đang muốn chuẩn bị mâm cúng đầy tháng cho bé thì hãy tham khảo ngay bài viết sau. Chúng tôi hướng dẫn một vài cách nấu xôi cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai – bé gái.

Có rất nhiều loại xôi khác nhau để cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai, bé gái. Bạn có thể chọn 1 trong 2 loại dưới đây để chuẩn bị cho lễ đầy tháng, thôi nôi của bé nhà mình nhé!

1. Cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái: xôi tam sắc

Xôi tam sắc là lễ vật không thể thiếu trong lễ thôi nôi của bé. Có xôi tam sắc mâm cúng không chỉ chỉnh chu mà còn đẹp mắt hơn. 

Một phần xôi này có 3 màu tương ứng với 3 phần: màu tím là xôi lá cẩm, màu xanh là xôi lá dứa và cuối cùng là màu vàng là nhân đậu xanh.

Vậy cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái là xôi tam sắc như thế nào? Hãy thực hiện theo hướng dẫn sau đây nhé!

Cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai – bé gái: xôi tam sắc

1.1 Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi cúng thôi nôi 

Bạn cần chuẩn bị 3 phần nguyên liệu cho 3 vị xôi tượng trưng cho 3 màu như đã kể trên, cụ thể:

+ Đối với phần xôi lá cẩm, những nguyên liệu cần có bao gồm: lá cẩm, gạo nếp, đường, muối, lá dứa, nước cốt dừa lon.

+ Đối với phần xôi lá dứa cần chuẩn bị: lá dứa, gạo nếp, đường, muối và dầu ăn.

+ Đối với phần xôi đậu xanh bạn nên có những nguyên liệu như: đậu xanh bóc vỏ, 3 muỗng canh đường. 

1.2 Cách nấu xôi cúng thôi nôi: xôi tam sắc

Để nấu xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái, bạn tiến hành theo các bước sau đây nhé!

Bước 1: Nấu phần xôi màu tím lá cẩm.

– Gạo nếp vo sạch, trộn đều cùng chút muối để xôi đậm vị. Đem lá dứa rửa sạch, để ráo.

– Lá cẩm rửa sạch, cho vào 500ml nước và đun lên (nhớ để lửa nhỏ) trong vòng 15 phút. Lọc lấy nước. Cho tiếp 100ml nước vào và đun nhỏ lửa trong vòng 5 phút, lọc lấy nước.

– Cho gạo nếp và đậu xanh để vào ngâm nước lá cẩm trong vòng 20 phút để xôi có màu tím đẹp mắt.

– Lót lá dứa vào đáy, cho gạo nếp vào, đổ nước vào nồi và hấp trong vòng 30 phút. Sau đó bạn cho vào xôi nước cốt dừa và 1 ít dầu ăn (giúp xôi mềm và béo hơn). Tiếp tục hấp thêm 10 phút nữa là xong. 

Bước 2: Nấu phần xôi màu xanh.

– Lá dứa rửa sạch, cắt thành đoạn ngắn như đốt ngón tay. Cho lá dứa vào máy xay xay nhuyễn cùng với 1 chút nước. Lọc lấy nước và bỏ bã.

– Gạo nếp vo sạch, cho vào nước lá dứa đã lọc, cho thêm chút muối và ngâm qua 1 đêm để gạo ngấm và có màu xanh đẹp mắt.

– Vớt gạo nếp ra để ráo nước và cho vào nồi nước hấp chín. Trong khi nấu, bạn cho vào chút đường và dầu ăn vào để xôi mềm và béo.

Bước 3: Nấu phần nhân màu vàng

Để tạo màu vàng cho xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái bạn thực hiện như sau:

– Cho đậu xanh đã bóc vỏ vào nồi, đổ nước vào ngập đầu xanh và đun sôi cho đến khi đậu xanh nở bung. 

– Kế đó cho thêm đường và khuấy đều cho đậu xanh sền sệt là được.

– Cuối cùng đổ đậu xanh, khuấy cho ráo nước, để nguội hẳn thì cho vào ngăn mát tủ lạnh để sáng hôm sau làm xôi.

Bước 4: Làm xôi tam sắc cúng thôi nôi cho bé

– Lấy 1 ít xôi màu tím cho vào khuôn, nhớ ấn chặt để xôi tạo hình đẹp và bám chặt. 

– Cho phần nhân đậu xanh màu vàng vào khuôn dàn đều.

– Cho lớp xôi màu xanh lên trên, nhớ ấn chặt để ba lớp xôi bám dính vào nhau.

– Cuối cùng, hãy dùng màng bọc thực phẩm bọc khuôn xôi lại trong khoảng 15 phút, lấy xôi ra ra để trên từng dĩa nhỏ để cúng thôi nôi cho bé.

Lưu ý: Xôi nên lấy ra khi còn ấm sẽ dễ tạo hình và bám chặt hơn. Nhân đậu xanh màu vàng nên làm từ tối hôm trước để ngăn mát tủ lạnh. Xôi nếp cẩm và xôi lá dứa có thể chuẩn bị các nguyên liệu trước và nấu vào sáng hôm sau.

2. Cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé gái bé trai: xôi gấc

Ngoài xôi tam sắc, trong lễ đầy tháng của bé bạn có thể cúng xôi gấc. Cách nấu xôi này đơn giản và dễ làm hơn xôi tam sắc.

Cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé gái bé trai: xôi gấc

Bạn có thể tham khảo các bước chi tiết như sau:

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

Để thực hiện cách nấu xôi cúng đầy tháng cho bé với xôi gấc thì bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: 

+ Gạo nếp

+ Gấc

+ Dừa

+ Các gia vị như: muối, đường, dầu ăn, rượu

2.2 Các bước nấu xôi gấc cúng đầy tháng cho bé

Bước 1: Gạo nếp đem vo sạch, ngâm với nước khoảng 5 tiếng và vớt ra để rổ cho ráo nước.

Bước 2: Gấc bỏ phần hạt, chỉ lấy phần thịt và nghiền nhuyễn, cho thêm 1 muỗng rượu trắng và chút muối trộn đều và ướp cũng trong vòng 5 tiếng.

Bước 3: Dừa bổ ra, lấy cơm dừa để 1 phần nạo sợi, 1 phần xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt dừa.

Bước 4: Sau khi đã ngâm xong gạo và gấc, thêm chút muối trộn đều và cho vào nồi hấp.

Bước 5: Hấp xôi gấc trong khoảng 30 phút thì mở ra và xới đều lên, cho thêm nước cốt dừa và dầu ăn.

Bước 6: Hấp tiếp 30 phút nữa là xôi chín mềm, béo và thơm lừng.

Với 2 cách nấu xôi trên, chắc hẳn bạn đã biết cách nấu xôi cúng thôi nôi cho bé trai, đầy tháng cho bé gái,… Để đỡ mất thời gian mà vẫn có mâm cúng xôi chè chuẩn nhất đừng quên liên hệ cho Xôi Chè Cô Hoa để được tư vấn nhé!

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392