Cúng đầy tháng bé trai là một nghi thức dân gian rất quan trọng, mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong cuộc đời của mỗi người. Bé chính là món quà quý giá mà thượng đế đã ban cho cha mẹ. Tháng đầu tiên chào đời là tháng khó khăn nhất của bé, trải qua sự khác biệt với chiếc bụng ấm áp của mẹ và thế giới bên ngoài. Bên cạnh đó, cúng đầy tháng cũng là ngày mẹ và bé được ngưng ở cữ để trở về sinh hoạt bình thường.
Cúng đầy tháng bé trai là gì?
Theo tục lệ thì khi bé sinh ra được 1 tháng, cha mẹ sẽ tạ ơn trời đất và thần linh vì đã cho bé được sinh ra mạnh khỏe, mẹ tròn, con vuông. Cũng là dịp để ra mắt bé với mọi người, mong mọi người sẽ đón nhận và yêu thương bé bằng những tình cảm chân thành nhất. 12 Bà mụ chính là những người đã nặn ra hình hài với đầy đủ các bộ phận của bé. Và các đức ông và ông thầy là người sẽ truyền dạy nghề nghiệp cho bé, để mỗi bé đều có nghề riêng của mình.
Cúng đầy tháng bé trai vào lúc nào?
Theo cách tính ngày được lưu truyền trong dân gian thì ngày cúng đầy tháng bé trai được chọn theo lịch âm, ngày cúng này còn được thay đổi tùy theo giới tính của bé. “Gái lùi 2, trai lùi 1” ngày so với ngày sinh của bé. Do đó, bé trai nếu sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng sẽ là ngày 18 tháng 5 âm lịch.
Hiện nay, nhiều gia đình không chọn lịch âm để cúng mà chọn ngày dương lịch để cúng. Ngày cúng đầy tháng cho bé là ngày trùng với ngày sinh của bé đúng vào tháng sau.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
- Lễ vật cúng bà mụ
- Gà hoặc vịt luộc chéo cánh
- 12 đĩa thịt heo quay nhỏ, 1 đĩa lớn
- 12 chén chè nhỏ, 1 chén chè lớn (chè đậu trắng, đậu xanh hoặc đậu ván)
- 12 đĩa xôi nhỏ, 1 đĩa xôi lớn (xôi gấc, xôi đỗ xanh, xôi nếp cẩm)
- 12 chén cháo trắng nhỏ, 1 chén cháo lớn
- 12 đĩa bánh hỏi
- 12 đĩa bánh kẹo trẻ em
- 12 miếng trầu têm cánh phượng, 12 miếng cau chẻ tư
- 1 miếng trầu và 1 quả cau nguyên
- Bộ tam sên (cua, trứng và thịt heo luộc)
- 1 bình hoa tươi
- 1 đĩa trái cây ngũ quả
- Rượu nếp
- Trà
- Nước
- Nhang
- Đèn
- Gạo muối
- Bộ giấy cúng đầy tháng (12 bộ quần áo, hài và nén vàng xanh)
- Lễ vật cúng đức ông
- Một con gà
- 1 tô cháo
- 1 tô chè
- 3 đĩa xôi
- 1 miếng thịt quay
- Trầu cau
- Hoa quả và giấy tiền vàng mã
Tùy vào điều kiện của gia đình và phong tục của địa phương mà lễ vật cúng đầy tháng bé trai sẽ có những thay đổi. Nhưng cơ bản nhất thì phải đáp ứng được những lễ vật trên đây.
Sắp xếp mâm cỗ như thế nào?
Dân gian truyền lại rằng, mâm cúng đầy tháng được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, nghĩa là binh hoa sẽ đặt ở phía Đông và lễ vật sẽ đặt ở hướng Tây. Lễ vật sẽ được chia thành 2 bàn là bàn cúng mụ và bàn cúng đức ông. Mâm cúng đức ông đặt ở trên, cách mâm cúng mụ ở dưới 10 cm.
Đầy tháng cũng là ngày đánh dấu kết thúc cho thời gian ở cữ của mẹ bé. Mọi người sẽ chuẩn bị làm lễ cho người mẹ. Một nồi nước đun sôi sẽ được đặt giữa nhà, cho vào nồi 1 cây đinh đã được nung đỏ sẽ có khói bay ra. Mẹ sẽ ẵm bé bước qua bước lại trên nồi nước này 7 lần (bé trai), rồi mẹ và bé sẽ đi khắp mọi nơi trong nhà.
Sau đó, mẹ có thể ra khỏi nhà hoặc đi chợ mua gạo và muối mang về. Trên đường về nhà, mẹ sẽ đánh rơi tiền lẻ để cuộc sống sau này của bé được dư ăn, dư mặc và dư xài.
Cúng đầy tháng bé trai là phong tục mang đậm dấu ấn tín ngưỡng của người Việt. Các tín ngưỡng, các phong tục của người Việt luôn hướng về con người của hiện tại, quá khứ và cả tương lai. Cúng đầy tháng thể hiện tình yêu thương chân thành và niềm tin lớn lao về một tương lai tươi sáng, thành công của bé. Gia đình nên dành nhiều tình yêu thương và quan tâm đối với bé hơn nữa. Vì sự giúp đỡ và bảo vệ của cha mẹ, họ hàng cũng góp phần hỗ trợ cho sự che chở của các bà mụ và đức ông đến với bé được nhiều hơn. Mong rằng những thông tin liên quan này đã giúp các bậc cha mẹ có thể chuẩn bị nghi thức cúng đầy đủ để mang đến những điều tốt lành cho tương lai của bé.