Cúng đầy tháng cho bé gái cần lưu ý những gì trong chuẩn bị lễ vật? Cúng đầy tháng quan trọng như thế nào? v.v.. Những câu hỏi trên sẽ được giải đáp trong phần kiến thức sau đây, các ông bố bà mẹ hãy ghi chú lại nhé!
Ý nghĩa của lễ cúng đầy tháng
Cúng đầy tháng là một trong những lễ cúng quan trọng của người Việt ta. Từ xa xưa, cúng đầy tháng cho bé gái được xem là một phong tục tập quán thể hiện nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Cúng đầy tháng cho bé gái là lễ cúng được tổ chức sau khi bé gái vừa tròn 1 tháng tuổi. Việc tổ chức tiệc cúng này nhằm phần nào khẳng định sự tồn tại của đứa bé trong cuộc sống này. Thêm vào đó, những ông bố bà mẹ còn gửi gắm những hy vọng, mong ước tốt đẹp đến với con mình trong lễ cúng.
Theo quan niệm dân gian, một đứa bé ra đời là do công lao của các vị tiên mà cụ thể là 1 bà Chúa, 12 bà Mụ và 3 Đức ông. Chính 12 bà Mụ đã nặn ra các bộ phận để tạo ra hình thể 1 đứa bé toàn vẹn, bà Chúa và 3 Đức ông cũng góp phần phù hộ và chăm nom để đứa bé trưởng thành nhanh chóng và khỏe mạnh. Việc chuẩn bị lễ cúng chu đáo của đấng sinh thành góp phần thể hiện lòng biết ơn đối với công lao đối với các vị đại Tiên từ những việc làm trên. Vì thế, cúng đầy tháng cho bé được xem là một lễ cúng không thể thiếu sau khi bé vừa chào đời.
Sự khác nhau của lễ đầy tháng bé gái và bé trai
Thông thường, giữa bé trai và bé gái sẽ có những điểm khác nhau trong việc chuẩn bị lễ cúng. Thứ nhất là ở cách tính ngày tổ chức cúng đầy tháng cho bé, thủ tục làm lễ cúng đầy tháng cho bé được căn cứ dựa theo nguyên tắc “trai sụt một, gái sụt hai”. Vì thế, đối với bé gái thì cha mẹ sẽ chọn ngày đầy tháng cho bé trước 2 ngày đủ tháng, và đặc biệt phải chọn ngày theo âm lịch. Ví dụ, nếu bé gái chào đời vào ngày 25/05 âm lịch thì ngày tổ chức cúng đầy tháng cho bé gái sẽ là ngày 23/05 âm lịch.
Kế tiếp, một trong những thứ góp phần tạo nên thành công, thể hiện trọn vẹn được ước muốn của bố mẹ bé trong cúng đầy tháng đó chính là lễ vật. Theo ông bà ta hay bảo nhau rằng, lễ vật trong mâm cúng càng thịnh soạn thì mọi điều tốt đẹp đến với bé càng nhiều. Thường thì theo vùng miền sẽ có những cách chuẩn bị lễ vật khác nhau, nhưng ở một vùng miền thì lại khác nhau ở giới tính của bé. Xôi chè được xem là lễ vật không thể thiếu trong mỗi mâm cúng đầy tháng cho bé gái.
Với một nền văn minh lúa nước lâu đời, thì lễ vật xôi chè trông rất đơn giản trong khâu chuẩn bị. Tuy nhiên, cần biết rõ tín ngưỡng của dân gian trong khâu quan trọng này. Mỗi khi gợi nhắc đến mâm xôi chè cúng đầy tháng cho bé gái, ta phải chọn chè trôi nước. Vì theo quan niệm của ông bà ta từ xa xưa, chè trôi nước tượng trưng cho cuộc đời của bé gái sau này, bố mẹ còn gửi gắm niềm mong mỏi của mình luôn mong cuộc đời của bé gái được bình yên, êm đềm và đặc biệt là đường tình duyên sẽ mãi thuận buồm xuôi gió.
Nghi thức đặt tên bé gái
Bên cạnh tầm quan trọng trong tổ chức lễ vật cúng cho bé thì nghi lễ đặt tên cũng góp phần không nhỏ trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái. Được 1 tháng thì tổ chức lễ cúng đầy tháng cho bé, một phần nhằm để tạ ơn bà Mụ và các vị tiên khác đồng thời cũng là lúc xin phép bà Mụ để đặt tên cho đứa bé.
Vì theo ông bà ta, trong năm đầu mới sinh bé thì tính mệnh của bé rất mỏng manh, thân thể không những yếu mà mọi điều xui xẻo luôn luôn bủa vây quanh bé, ma quỷ thì cứ chập chờn hãm hại, vì thế người ta hay đặt tên cho con mình những biệt danh vô cùng xấu để quỷ tà chê bỏ, bé gái sẽ dùng tên của bé trai để đánh lạc hướng của quỷ, hung thần. Mục đích làm lễ cúng Mụ và thực hiện nghi lễ đặt tên, theo truyền thống dân gian sẽ giúp bé có một cái tên đẹp hơn, phù hợp với thẩm mỹ và mang lại nhiều điều may mắn.
Cúng đầy tháng cho bé gái là một nét đẹp truyền thống trong tục thờ cúng tổ tiên của ông bà ta từ xưa cho đến tận ngày nay. Hãy ghi nhớ những điểm lưu ý trên để tổ chức cho đứa bé của mình một lễ cúng đầy tháng mỹ mãn nhất nhé các bà mẹ!