CÚNG ÔNG TÁO
Tín ngưỡng thờ cúng thần linh – cúng Ông Táo từ lâu đã gắn liền với đời sống của người Việt. Dù là theo đạo giáo nào thì hầu hết trong mỗi gia đình đều có bàn thờ ông Táo. Vậy thờ cúng như thế nào là đúng? Phải dâng những món lễ gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
I/ VĂN HÓA VỀ TỤC LỄ CÚNG ÔNG TÁO
1/ Ông Công Ông Táo là ai?
Theo lưu truyền thì tục lễ thờ cúng Ông Táo có nguồn gốc từ nhiều câu chuyện khác nhau. Mỗi vùng miền, địa phương sẽ đưa ra quan niệm và dẫn chứng riêng về thần tích Ông Táo.
Quan điểm nhận được nhiều sự đồng tình nhất chính là Táo Quân bắt nguồn từ 3 vị thần. Đó chính là Thổ Công, Thổ Địa và Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Tuy nhiên khi du nhập vào Việt Nam người dân ta đã có một chút sự thay đổi cho phù hợp với văn hóa của mình. Theo đó tín ngưỡng thờ cúng Ông Táo sẽ gồm 2 ông và 1 bà, đó là thần đất, thần bếp núc và thần giữ nhà.
Những vị thần này không chỉ chịu trách nhiệm trông coi, bảo vệ bình an cho gia chủ mà còn giám sát hoạt động hàng ngày. Tuân mệnh Ngọc Hoàng ghi chép lại những việc làm thiện – ác của gia chủ. Sau đó vào những ngày cuối năm sẽ chầu trời để báo cáo lên Ngọc Hoàng. Từ đó sẽ quyết định phúc khí của gia chủ trong năm mới.
Hiểu được tầm quan trọng của phước báo ảnh hưởng đến tài lộc và bình an của gia đình nên gia chủ thường làm mâm cúng dâng lễ. Việc chuẩn bị lễ vật thịnh soạn để cúng nhằm mục đích lấy lòng Táo Quân. Cầu mong các Táo sẽ báo cáo những điều tốt đẹp và những điều chưa tốt thì nói giảm nói tránh cho nhẹ tội. Điều này không hẳn mang ý xấu và nó đã trở thành thói quen văn hóa từ xưa truyền lại.
2/ Ý nghĩa của lễ cúng Ông Táo
Tục lễ thờ cúng Ông Táo chính là những ước nguyện của con người. Họ mong cầu có được cuộc sống bình yên, ấm no và hạnh phúc. Như đã nói Ông Táo hay Táo Quân chính là vị thần cai quản ngôi nhà. Là vị thần có quyền năng quyết định sự may rủi, phúc họa cho gia chủ. Vì thế việc cung phụng đầy đủ sẽ giúp gia chủ tăng thêm vận may, phước lành và an yên.
Lễ vật dâng cúng không yêu cầu quá cầu kỳ, có thể chuẩn bị đơn giản tùy theo điều kiện của gia chủ. Tuy vậy có một vật phẩm không thể thiếu trong ngày cúng Ông Táo chính là cá chép. Đây chính là phương tiện giúp Táo về chầu trời. Ngoài ra cá chép còn ngụ ý “cá vượt vũ môn” hay “cá chép hóa rồng”, ý chỉ những điều tốt đẹp. Là biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì để dẫn đến thành công.
II/ CÚNG ÔNG TÁO VÀO THỜI GIAN NÀO?
Theo tục lệ dân gian thì thời gian cúng Ông Táo sẽ rơi vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm. Đây là ngày các Táo phải lên chầu Ngọc Hoàng. Lễ cúng được tổ chức từ sáng đến trưa và trước 12 giờ của ngày 23.
Kinh nghiệm được lưu truyền lại thì nên làm mâm cúng đúng ngày 23, không nên cúng sớm hoặc muộn hơn. Nếu các gia đình cúng sớm thì chưa đúng thời gian Ngọc Hoàng triệu tập, cửa thiên đình chưa mở và các Táo cũng không vào được. Nhưng nếu cúng trễ hơn thì các Táo sẽ không kịp thời gian về trời để báo cáo công tác. Qua 12 giờ trưa ngày 23 thì cửa thiên đình đã đóng, nếu các Táo đi trễ thì xem như lỡ mất thời gian. Điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự may mắn và tài vận cho gia chủ.
Bên cạnh việc đưa tiễn phải đúng giờ thì khi tổ chức lễ rước các Táo trở về cũng rất quan trọng. Thời gian rước Ông Táo là vào ngày 30 tháng Chạp âm lịch. Đối với những năm thiếu ngày sẽ rước vào ngày 29 tháng Chạp âm lịch. Thời gian hoàng đạo mang đến điều tốt đẹp khi rước Ông Táo là vào khoảng 23 giờ đến 23 giờ 45 phút của đêm giao thừa. Các lễ vật tiễn đưa và rước Táo Quân về thì được chuẩn bị tương tự nhau.
III/ CÁC LỄ VẬT CÓ TRONG MÂM CÚNG ÔNG TÁO
Cuối năm là thời gian bận rộn của mỗi gia đình nhưng vào ngày cúng Ông Táo thì gia chủ vẫn chú trọng. Văn hóa truyền thống của người Việt rất đa dạng, thể hiện qua cùng một lễ cúng tâm linh nhưng cách chuẩn bị lễ khác nhau. Nhưng dù vậy trong mâm cúng chuẩn truyền thống thường gồm các món sau:
– Xôi chè gồm 3 phần xôi gấc và chè trôi nước
– Hoa tươi thường trưng các loại như hoa cúc, hoa hướng dương, hoa đồng tiền, hoa cát tường,…
– Mâm ngũ quả gồm 5 loại trái cây có màu sắc khác nhau. Các loại quả được dâng cúng sẽ tùy theo quan niệm và văn hóa của mỗi gia đình.
– Gà luộc nguyên con thường dùng gà trống bởi từ xưa ông bà ta có câu “con gà biết gáy biết chầu là tốt”. Gà được bắt chéo cánh, miệng ngậm hoa đầu đặt quay vào phía nhà. Ngụ ý này mang ý nghĩa khỏe mạnh, may mắn và sự giàu sang cho gia chủ.
– Cháo gỏi được chuẩn bị đơn giản, lưu ý là nấu cháo trắng không nấu các loại cháo khác.
– Bộ trầu cau gồm 05 trái, 05 lá
– Chả lụa chọn loại ngon hoặc có thể thay thế theo văn hóa của gia đình như nem rán, dưa giá củ kiệu,…
– Bộ nhang đèn trà rượu gạo muối
– Bộ giấy tiền vàng cúng Ông Táo trong đó gồm có mũ, áo và hia
Nếu có thời gian và điều kiện thì gia chủ có thể làm thêm các món cơm nhà đơn giản để dâng cúng. Lễ cúng không đặt nặng về số lượng lễ vật dâng cúng mà chủ yếu là sự thành tâm.
IV/ HƯỚNG DẪN CÁCH CHỌN CÁ CHÉP CHO LỄ CÚNG ÔNG TÁO
Cá chép chính là phương tiện đưa Ông Táo về trời nhanh nhất nên gia chủ phải lựa chọn kỹ càng. Thêm vào đó cá chép còn đại diện cho những lời chúc phúc tốt lành. Vì thế khi lựa chọn cá chép gia chủ phải lưu ý các điều sau:
– Chọn những con cá có màu đỏ và vảy đẹp
– Chọn những con cá linh động, nhanh nhạy để tăng thêm vận khí và di chuyển nhanh chóng
– Gia chủ chạm tay vào nước nếu thấy cá bơi nhanh hay quẫy đuôi mạnh là tốt nhất
Không chỉ chọn lựa kỹ khi mua mà lúc đem về gia chủ cần trông coi cẩn thận tránh làm cá chết. Nếu không sẽ mang đến điềm báo xui xẻo cho gia đình.
– Cá được mua về thì thả vào chậu nước sạch. Không nên nghịch nước và di chuyển cá nhiều lần.
– Trong tục cúng Ông Táo thì cá chép mua về sẽ được phóng sanh chứ không phải đem đi chế biến. Gia chủ nên chọn phóng sanh ở nơi có nguồn nước sạch sẽ. Tuyệt đối không thả cá ở những nơi ô uế, như thế cá sẽ chết và ngụ ý không hay.
– Lúc thả cá thì nên nhẹ nhàng thả ở mép nước. Kiêng kỵ thả cá từ trên cao hay ném mạnh xuống nước. Hành động này vừa không đẹp vừa biểu hiện sự bất kính với bề trên. Là lễ cúng tâm linh nên khi gia chủ thực hiện phải thành tâm, nếu không sẽ bị quở trách mà không được phù hộ.
V/ CÚNG ÔNG TÁO ĐƯỢC DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?
Giống như những lễ cúng tâm linh khác, tục lễ cúng Ông Táo cũng được thực hiện theo đúng quy trình. Tuân theo từng bước đơn giản sau là gia chủ đã hoàn thành lễ cúng đầy ý nghĩa.’
– Bước 1: Chuẩn bị các lễ vật dâng cúng, gia chủ có thể tự chế biến hoặc nhờ đến dịch vụ ngoài.
– Bước 2: Sắp xếp các lễ vật lên bàn cúng. Có thể đặt mâm cúng dưới bếp hoặc trước bàn thờ gia tiên. Mỗi vùng miền sẽ có tập tục đặt mâm cúng ở vị trí khác nhau.
– Bước 3: Gia chủ ăn mặc lịch sự, đúng thời gian tốt được chọn trước đó thì thắp nhang khấn xin phép bắt đầu. Gia chủ đọc văn khấn đã được chuẩn bị, nên in ra giấy để khi đọc dễ dàng hơn. Trong quá trình khấn vái thì gia chủ phải thành tâm, đọc to rõ và mạch lạc.
– Bước 4: Đợi nhang tàn gia chủ khấn xin được hạ lễ xuống, đem giấy tiền vàng mã đi đốt. Tưới rượu và nước cúng lên tro. Các lễ vật khác thì chia cho mọi người cùng thụ hưởng.
– Bước 5: Mang cá chép đi phóng sanh và kết thúc quá trình cúng bái. Lòng thành của gia chủ sẽ được chứng giám và bề trên phù hộ.
VI/ NHỮNG ĐIỀU KHÔNG NÊN LÀM TRONG NGÀY CÚNG ÔNG TÁO
Lễ cúng Ông Táo được diễn ra hàng năm và là tục lệ không quá xa lạ với người dân Việt Nam. Tuy vậy không phải gia chủ nào cũng nắm rõ các điều kiêng kỵ trong lễ cúng này. Dưới đây là một số việc không nên làm giúp gia chủ hoàn thành lễ cúng trọn vẹn hơn.
– Không nên đặt bàn thờ cúng Ông Táo ở ban công, bàn thờ Phật hay ngoài sân. Vị trí đặt thích hợp thường là nhà bếp, trước bàn gia tiên hoặc nơi trang trọng, sạch sẽ trong nhà.
– Không nên mua sắm quá nhiều vàng mã để đốt mà chỉ nên mua vừa đủ và đúng với phong tục. Một số người cho rằng đốt càng nhiều vàng mã sẽ được nhiều lộc là quan niệm sai lầm. Việc này chỉ làm tốn kém và ảnh hưởng đến bầu không khí mà không thu hút vận may cho gia chủ. Để nhận được nhiều sự phù hộ hơn thì gia chủ nên tạo phước, làm việc thiện giúp đời.
– Không nên chế biến bất kỳ loài cá nào để dâng cúng Ông Táo, đặc biệt là cá chép. Một số thông tin dễ gây sai lệch đó là Táo Quân thích ăn cá. Thực chất cá chính là công cụ đi lại của vị thần này, điều tốt nhất là chúng ta đem cá phóng sanh.
Trên đây là một số lưu ý nhỏ hy vọng giúp gia chủ có thêm kiến thức về tục lễ cúng truyền thống này. Từ đó hoàn thiện những thiếu sót để gia đình luôn được bình an và bề trên che chở.
VII/ BÁO GIÁ DỊCH VỤ MÂM CÚNG ÔNG TÁO TRỌN GÓI TẠI XÔI CHÈ CÔ HOA
Dịp cúng Ông Táo thường rơi vào cuối năm, là khoảng thời gian bận rộn của mọi người. Để không mất thời gian và công sức thì nhiều gia đình lựa chọn dịch vụ đồ cúng tâm linh hỗ trợ. Xôi chè cô Hoa chính là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc chuẩn bị các lễ vật cúng. Tuổi nghề hơn 40 năm luôn nhận được sự tin tưởng và ủng hộ từ nhiều khách hàng.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Website: https://xoichecohoa.com
– Hotline: 0342216392
– Cơ sở sản xuất: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM
Showing the single result