Lễ cúng Mụ ở nhà ngoại được diễn ra tại nhà cha mẹ ruột của người mẹ sinh ra em bé trong thời kì ở đẻ. Đứa bé ra đời và là thành viên mới của gia đình, ngay sau trong vòng một tháng nuôi dưỡng, các ông bố bà mẹ sẽ cùng ông bà ngoại chuẩn bị một mâm cúng cho cả 12 bà Mụ và 1 bà Chúa. Những người này mang nhiều nhiệm vụ, trọng trách khác nhau trong sự hình thành, nặn ra đứa bé khi chào đời. Đây là một phong tục, tín ngưỡng vô cùng quan trọng được lưu truyền từ đời này sang đời khác và ở mỗi miền thì lễ cúng Mụ sẽ khác nhau.
Thông thường, mỗi bà mẹ khi đẻ lần đầu tiên đều được bố mẹ ruột mình đưa về chăm sóc được mấy tháng rồi sẽ chuyển nhường lại sự chăm sóc cho bên nhà mẹ chồng. Và tất nhiên bên nhà ngoại sẽ nuôi dưỡng, chăm sóc tốt hơn, ông bà cũng sẽ rất kĩ lưỡng, chú trọng bước đầu tiên của đứa cháu mình bằng việc tổ chức lễ cúng Mụ (cúng đầy tháng).
- Cách tính thời gian cho lễ cúng Mụ ở nhà ngoại
Theo ông bà ngoại, cách tính truyền thống được căn cứ vào lịch âm và tùy vào giới tính của em bé nữa. Đối với bé trai thì sẽ lùi lại một ngày trước khi sinh và đối với bé gái thì sẽ lùi lại 2 ngày (gái lùi 2 trai lùi 1). Tiếp đó là sẽ coi ngày, giờ nào tốt lành để cúng cho phù hợp với ngày sinh của đứa bé. Theo quan niệm thì lễ cúng thường được diễn ra vào lúc sáng sớm và cũng có thể là chiều tối, tùy theo ý nghĩa mà ông bà ngoại coi thầy.
- Chuẩn bị lễ vật và nghi thức cho lễ cúng Mụ ở nhà ngoại
Đứa bé sinh ra tất cả là một tay nâng đỡ của 12 bà Mụ và 1 bà Chúa, do đó trong mâm cúng đầy tháng này trên bàn phải có 12 chén chè nhỏ và một chén chè lớn, 12 chén cháo nhỏ và 1 chén cháo lớn, sau cùng là 12 dĩa xôi lớn và 1 dĩa xôi nhỏ kèm theo là đũa, chén, muỗng cho các bà. Ngoài ra xung quanh bàn, ông bà đặt lên 1 con gà (trai gà mái, gái gà trống), 1 bình hoa, 1 bó nhang cúng, đèn cầy, 2 ly rượi, 2 ly trà, 2 chén muối, 2 chén gạo, 1 bồng trái cây kèm theo một nải chuối cơm. Và không thể thiếu là bộ đồ áo giấy cho 12 bà Mụ và 1 bà Chúa. Mỗi lễ vật phải đặt trước bàn thờ cúng Bà.
Ông ngoại sẽ là người đại diện đứng trước bàn thờ Bà để khấn vái cho đứa cháu của mình: “Lạy bà! Hôm nay ngày…tháng …năm…, đứa cháu của con tên là… sinh ngày…tháng… năm… vừa tròn 1 tháng tuổi, do đó hôm nay con sẽ cúng tạ công ơn to lớn của các Bà trong quá trình đứa cháu con chào đời. Mong các Bà sẽ phù hộ, giúp đỡ, ra tay cứu vớt cho cháu của con được bình an, khỏe manh, mau ăn chóng lớn, trí tuệ thông minh, sau này có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…Con cảm ơn các Bà ạ!”. Ngoài ra, ông bà còn bày ra một mâm đồ chơi cho bé để thử vận may khi nó bước vào đời. Mâm bao gồm những đồ quen thộc như quyển vở, cây viết, thước kẻ, cái keo, cái gương, cái lược, cục đất, nắm xôi…bày ra trước mặt để bé chọn ngẫu nhiên. Nhờ vào cách này cũng sẽ biết được phần nào cuộc sống về sau của đứa bé.
- Những khách mời quen thuộc trong lễ cúng Mụ ở nhà ngoại
Lễ cúng được diễn ra với quy mô nhỏ nên các khách mời đến dự đều là những người quen trong họ hàng. Bao gồm các thành viên trong nhà của cô, chú, bác, dì, dượng ở bên nhà ngoại lẫn bên nhà nội. Đôi khi bố mẹ của đứa bé sẽ mời vài người bạn thân đến chung vui cùng gia đình. Và đặc biệt hơn là sự góp mặt của ông bà ngoại và ông bà nội để dẫn dắt, điều khiển buổi đầy tháng diễn ra thành công. Sau khi mọi thủ tục cúng bái hoàn tất, người trong hai bên họ hàng và cả bạn của bố mẹ đứa bé sẽ lì xì tiền cho bé, coi như là tiền mừng để bố mẹ mua sữa, quần áo, đồ chơi…cho bé. Mọi thứ đã xong, và gia đình nhà ngoại sẽ đãi khách một mâm cơm gia đình tuy đơn giản nhưng mọi thứ rất ngon miệng, hấp dẫn đều hài lòng mọi người.
Từ bài viết trên, ta thấy được lễ cúng Mụ ở nhà ngoại là rất quan trọng. Các ông ba bà mẹ hãy chú trọng đến phong tục này, đó cũng là bước khởi đầu để biết được tương lai sau này của bé như thế nào. Mong rằng bậc cha mẹ sẽ lưu giữ tập tục này và đừng lãng quên nó!