Lễ cúng đầy tháng cho bé gái tuy đơn giản nhưng vẫn cần nhiều chăm chút. Cúng đầy tháng là nghi lễ đầu tiên đánh dấu bước phát triển của cuộc đời đứa trẻ, báo cáo với tổ tiên dòng họ, đồng thời cũng là lễ tạ ơn trên đã che chở, không chỉ mang nghĩa tâm linh mà còn dịp để gia đình dòng họ thể hiện tình thương yêu với thành viên mới này.
Không cúng đầy tháng cho con gái có được không?
Lễ cúng đầy tháng cho bé gái, trai xưa nay vẫn được xem như một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Em bé khi được sinh ra, sau 30 ngày làm quen với thế giới bên ngoài, giờ đây tiếp tục được lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của gia đình. Lễ cúng đầy tháng cho bé gái, trai, tuy không quá cầu kì, tuy không câu nệ nhiều nghi thức như vẫn được xem là một trong những lễ cúng quan trọng đầu tiên của đời mỗi người.
Không ai gần con hơn mẹ, từ khi thai nghén cho đến lúc chào đời, đứa bé nào cũng cần được ở trong sự đùm bọc yêu thương của mẹ mình. Ngày đầy tháng cũng là ngày kết thúc đợt ở cữ của mẹ cháu bé. “Người ta đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình”. Sinh nở là chuyện mà hầu hết người phụ nữ nào cũng phải trải qua. Thời gian ở cữ của người phụ nữ chính là khoảng thời gian hết sức nhạy cảm. Trong giai đoạn này, cả mẹ lẫn con đều cần được bảo vệ và quan tâm.
Ngày nay, khi xã hội đang trên đà phát triển, có đôi khi người ta cũng quên mất phải cúng đầy tháng cho con cháu mình. Ngoài ra, lễ cúng đầy tháng cho bé gái, trai được tiện nghi hóa nhằm phụ hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, vẫn còn một số gia đình muốn tự tay mình làm ra những lễ vật để cúng cho con cháu trong ngày lễ đầy tháng. Đây được xem như một cách cụ thể để thể hiện tình yêu thương và sự quan tâm dành cho thành viên bé nhỏ mới chào đời.
Lễ cúng đầy tháng cho bé gái diễn ra như thế nào?
Ngày giờ làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái:
Một lễ cúng đầy tháng cho bé gái thông thường sẽ được diễn ra vào ngày cách ngày sinh 30 ngày. Nhưng, nếu biết tính đúng theo kiểu “Gái lùi 2, trai lùi 1”, thì ngày lễ cúng đầy tháng cho bé gái, sẽ diễn ra trước ngày đầy tháng 2 ngày. Đặc biệt hơn mà các bậc cha mẹ cần lưu ý là ngày này sẽ được tính theo lịch âm.
Lễ cúng đầy tháng cho bé gái thường được cử hành vào sáng sớm hoặc chiều tối. Sở dĩ có tập tục như thế là do theo quan niệm thời xưa, con người tràn trề năng lượng là vào lúc sáng sớm và khi chiều tối là lúc đã nghỉ ngơi, sau 1 ngày dài lao động. Tuy nhiên, gia đình vẫn có thể tùy tình hình mà chọn giờ cúng cho thích hợp.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái
Các lễ vật cần có trong lễ cúng đầy tháng cho bé gái không quá cầu kì, nhưng cần được chuẩn bị thật chu đáo. Đây chính là các lễ vật dâng lên 12 Bà Mụ và Đức Ông nhằm tạ ơn các vị đã che chở cho hai mẹ con.
Để bày một mâm cúng cho đầy tháng của bé gái, gia đình cần chuẩn bị những lễ vật sau đây:
- 12 dĩa xôi nhỏ
- 12 chén chè nhỏ
- 12 chén chảo nhỏ
- 12 ly rượu hoặc nước nhỏ
- 2kg thịt heo quay chia thành 12 dĩa nhỏ
- 12 dĩa nhỏ đựng các loại bánh kẹo trẻ con
Tất cả những lễ vật này được đặt trên 1 chiếc bàn lớn vừa đủ. Cách 10 phân là bàn để mâm cúng Đức ông, bàn này cần những lễ vật sau:
- 1 tô chè lớn cùng 3 dĩa xôi lớn
- 1 tô cháo lớn
- 1 con gà luộc để nguyên con, tréo cánh
- 1 miếng thịt heo quay
- 1 đĩa hoa quả hoặc có thể thay bằng trầu cau
Tất cả những lễ vật đều được sắp xếp theo quy luật “Đông bình, Tây quả”, và phải được bày trí hài hòa. Sau khi chuẩn bị đầy đủ, người đại diện cả gia đình – thường là người vai vế lớn và có uy tín – sẽ khấn để tạ ơn cũng như báo cáo với ông bà tổ tiên. Tùy phong tục hoặc thói quen, mỗi gia đình sẽ có cách khấn khác nhau, tuy nhiên, chỉ cần có lòng thành và cử hành nghi lễ trang nghiêm, gia đình đã có thể hoàn thành lễ cúng đầy tháng cho bé gái.
Tập tục cúng đầy tháng nói chung hay lễ cúng đầy tháng cho bé gái nói riêng là một nét đẹp văn hóa cần được giữ gìn và phát huy của dân tộc ta. Các bậc cha mẹ nên có sự chuẩn bị đầy đủ và chu đáo về cả vật chất và tinh thần, để có được một buổi lễ cúng đầy tháng cho bé gái vẹn tròn.