Cúng Mụ Đầy Tháng Cần Chuẩn Bị Gì Cho Chu Đáo?

Cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì nhiều người có thể không biết, cúng mụ đầy tháng chính là lễ cúng đầy tháng cho em bé sơ sinh. Ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhiều gia đình ít khi quan tâm đến điều này. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc cha mẹ phần nào hiểu thêm về lễ cúng ấy.

Cúng mụ đầy tháng chính là lễ cúng đầy tháng cho em bé sơ sinh

Vì sao phải cúng mụ đầy tháng cho con?

Một em bé sinh ra đủ cữ (3 ngày), đủ tháng (30 ngày), đủ tuổi tôi (100 ngày) và thôi nôi (1 năm) sẽ được gia đình làm lễ cúng mụ.  Theo quan niệm của dân gian xưa, ngoài Bà Chúa Đầu Thai là vị Đại Tiên coi việc đầu thai của đứa bé còn có thêm 12 bộ Tiên Nương mà người ta hay gọi là 12 Bà Mụ.

Từ lúc thụ thai cho đến khi ra đời, các bé sẽ được sự coi sóc của: Bà Mụ Lâm Cửu Nương, Bà mụ Vạn Tứ Nương, Bà mụ Lâm Nhất Nương, Bà mụ Lưu Thất Nương, Bà mụ  Lý Đại Nương, Bà mụ Trần Tứ Nương, Bà mụ Nguyễn Tam Nương, Bà mụ Hứa Đại Nương, Bà mụ Cao Tứ Nương, Bà mụ Tăng Ngũ Nương, Bà mụ Trúc Ngũ Nương, Bà mụ Mã Ngũ Nương.

12 Bà Mụ sẽ giữ 12 nhiệm vụ khác nhau trong suốt giai đoạn người mẹ mang thai và sinh con như: coi việc thụ thai, coi việc thai nghén, coi việc chăm sóc bào thai, nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé, coi việc chuyển dạ,  coi sóc việc sinh nở, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ, coi việc khai hoa nở nhụy, coi việc ở cữ, coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh, coi việc giữ trẻ, coi việc ẵm bồng con trẻ.

Chính vì thế, gia đình làm mâm cơm cúng mụ cho cháu bé, mục đích là để cảm tạ công ơn của các vị Tiên Nương đã coi sóc sinh nở, giúp mẹ tròn con vuông. Vậy trong mâm cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì để bày tỏ lòng thành kính của gia đình?

Lễ vật cần có trong mâm cúng mụ đầy tháng:

Các lễ vật cúng mụ đầy tháng đều xuất phát từ nền nông nghiệp lúa nước lâu đời của dân tộc ta. Các lễ vật cúng mụ cũng từ đó mà ra đời. Hạt nếp, hạt gạo chính là những sản vật quý do chính tay con người chăm bón mà có nên. Vì thế, chọn những món ăn được chế biến từ nguyên liệu quý giá ấy dâng lên các vị thần tiên, cũng chính là cách thể hiện lòng thành của người nông dân.

Xôi, chè – lễ vật không được thiếu:

Cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì? Đó chính là xôi chè, 2 món ăn dung dị và rất đỗi quen thuộc. Tùy từng vùng miền mà các gia đình có thể chọn loại xôi dùng để cúng đầy tháng. Đối với người miền Bắc, xôi được chọn để cúng thường là xôi vò làm từ đậu xanh, đi kèm cùng chè hoa cau đặc trưng vùng phía Bắc.

Vùng miền Trung cũng làm xôi và chè từ đậu xanh nhưng để nguyên hạt. Người miền Nam thích ăn ngọt, nên thường chọn cúng xôi gấc và chè trôi nước hoặc chè đậu trắng có nước cốt dừa.

Các món ăn mặn khác:

Cha mẹ cũng không được quên ngoài xôi chè thì cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì khác. Bên cạnh 2 món ăn chính không được thiếu, trên mâm cúng mụ còn phải có các món mặn. Những món ăn đó bao gồm: thịt heo quay và bánh hỏi, gà hoặc vịt luộc nguyên con tréo cánh dùng để cúng, các loại bánh kẹo đủ màu sắc của trẻ em, trầu cau, nhang đèn cùng giấy tiền vàng mã.

Trên mâm cúng 12 Bà Mụ cũng cần phải có nước hoặc rượu được đựng trong chung nhỏ. Ngày nay, các gia đình còn có thể chọn đặt trên bàn cúng bánh kem và hoa quả tùy ý. Một số gia đình còn chọn cúng thêm tôm, cua và ốc đã được luộc chín. Một bàn cúng mụ đầy tháng chỉn chu giúp cho lễ cúng diễn ra tốt đẹp.

Cách cúng mụ đầy tháng đúng chuẩn:

Chọn ngày giờ cúng cụ đầy tháng:

Theo phong tục, ngày cúng mụ đầy tháng sẽ được tính theo lịch âm. Làm lễ cúng cho con gái, gia đình phải chọn ngày trước đầy tháng 2 ngày.  Cúng mụ đầy tháng cho con trai, lễ cúng sẽ diễn ra trước đầy tháng 1 ngày. Đó chính là cách tích theo quy tắc “gái sụt 2, trai sụt 1” của người xưa.

Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà có thể chọn cúng mụ đầy tháng cho con

vào buổi sáng sớm hay khi trời chạng vạng chiều tối. Thời điểm cúng mụ như thế là do theo người xưa, buổi sáng sớm là lúc con người đang tràn trề năng lượng, còn vào chiều tối là khi chuẩn bị nghỉ ngơi.

Khấn vái trong cúng mụ đầy tháng:

Trong mỗi nghi lễ cúng, phần khấn vái thường dành cho 1 người lớn đại diện cả gia đình. Cách khấn có thể khác nhau tùy từng gia đình, nhưng nội dung chung quy là để báo cáo về sự xuất hiện của thành viên mới với ông bà tổ tiên. Bên cạnh đó, sau khi cúng xong, gia đình còn có thể quây quần ẵm bồng cháu bé, cùng gửi đến những lời chúc phúc tốt đẹp và tiền lì xì.

Với những chia sẻ ngắn gọn trên đây, rất mong các bậc cha mẹ phần nào bớt đi được nỗi lo lắng khi nghĩ đến cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị gì. Các bậc cha mẹ nên chú ý để có thể tổ chức lễ cúng đầy tháng đầy đủ và tốt đẹp cho con yêu của mình nhé!