Mâm cúng vía thần tài bao gồm gì?

Mâm cúng vía thỉnh thần tài thổ địa mùng 10 tháng giêng ngày tết

Thần tài, thổ địa là những vị thần quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Mỗi năm có rất nhiều dịp cúng thần tài, thổ địa để cầu bình an, làm ăn thuận lợi, vạn sự như ý. Vậy mâm cúng vía thỉnh thần tài, thổ địa mùng 10 tháng giêng hay ngày tết nên chuẩn bị thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết nhé!

Thông thường, người ta thường làm mâm cúng tươm tất quan trọng vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng giêng. Còn lại cứ đến ngày đầu tháng mồng 1 cà ngày rằm 15 (theo lịch âm) hàng tháng, thì sẽ làm mâm cúng với các lễ vật đơn giản để cúng Thần Tài Thổ Địa.

1. Mâm cúng vía thần tài mùng 10 tháng giêng

Ngày vía Thần Tài nhằm vào ngày mùng 10 tháng Giêng không chỉ là dịp để nhiều người đi mua vàng lấy “vía” may mắn trong kinh doanh mà dâng mâm cúng Thần Tài để cầu mong môt năm làm ăn nhiều tài lộc, vạn sự như ý, “thuận buồm xuôi gió”.

Vì vậy, việc chuẩn bị mâm cúng vía thần tài mùng 10 tháng giêng là rất quan trong, cần tươm tất và chuẩn nhất.

Theo phong tục của người Việt Nam, mâm cúng vía thần tài không thể thiếu bộ tam sên. Vì sao có tục lệ này? Đó là do từ xa xưa, lễ vật dâng lên Thần Thánh không thể thiếu 3 món đại diện cho 3 yếu tố: Thiên, Thủy và Thổ.

Cho nên, khi bày mâm cúng vào ngày vía Thần Tài thường phải có bộ tam sên gồm: thịt heo (luộc hoặc quay), trứng gà hoặc vịt luộc và tôm luộc hoặc cua luộc.

Ngoài ra: bạn cũng nên chuẩn bị các lễ vật khác như: 1 bình hoa tươi (hoa cúc), 1 bộ giấy tiền vàng mã, 1 mâm ngũ quả, 1 chén nước lọc và 1 chum rượu.

Mâm cúng vía thần tài bao gồm gì?
Mâm cúng vía thần tài bao gồm gì?

Bên cạnh đó, tùy theo gia chủ mà có thể thêm vào những món khác như: xôi, chè, cá lóc nướng,… Nếu có nhu cầu đặt xôi chè ngon cho mâm lễ cúng ngày vía thần tài thì hãy liên hệ cho Xôi chè Cô Hoa nhé!

Sau khi chuẩn bị xong mâm cúng thì bạn thắp nhang, khấn bài khấn vía thần tài, cầu mong thần linh phù hộ cho công việc làm ăn của mình. Rồi đợi thần linh về dự lễ, hết nhang thì vái lạy, đem bộ giấy tiền vàng mã đi hóa vàng là xong.

2. Mâm cúng rước ông địa thần tài

Nếu bạn chưa có bàn thờ thì có thể làm mâm cúng rước Ông Địa Thần Tài về để dâng hương cầu phù hộ cho việc làm ăn suôn sẻ hơn.

Bạn chuẩn bị những lễ vật cần có như sau:

+ 1 chén nước lọc

Vệ sinh chén nước sạch sẽ, cho vào 1 lượng nước vừa phải khoảng nửa chén chứ ko đổ vào quá nhiều.

+ Hoa tươi

Chưng 1 bình hoa tươi lên bàn thờ thổ địa thần tài. Bạn có thể chọn hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa cát tường,… Không nên dùng hoa giả.

+ Trái cây tươi

Bạn nên có thêm 1 dĩa ngũ quả trên mâm cúng rước Ông Địa Thần Tài. Mua những loại trái cây tươi, ngon mắt, không nên dùng trái cây nhựa, giả.

+ Hương nhang

Bạn chọn hương, trầm có mùi dịu nhẹ, thoang thoảng. Chọn giờ tốt, sắp mâm cúng lên, thắp nhang và tiến hành cúng vái.

Mâm cúng vía thần tài mồng 10 tháng giêng?
Mâm cúng vía thần tài mồng 10 tháng giêng?

3. Mâm ngũ quả bàn Thần Tài ngày tết

Việc bày trí mâm ngũ quả bàn Thần Tài ngày Tết rất quan trọng, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, nhận lộc lá cả năm. Bạn nên chọn các loại trái cây tươi, ngon, đẹp mắt để dâng lên Thần Tài, Thổ Địa giúp mong ước của mình sẽ được phù hộ độ trì.

Tham khảo một vài ý nghĩa của các loại trái cây dưới đây để chọn lựa đặt lên mâm ngũ quả bàn Thần Tài ngày tết nhé!

+ Đu đủ biều tượng cho sự đủ đầy, thịnh vượng.

+ Sung đại diện cho sự sung túc, may mắn, sung mãn.

+ Táo mang ý nghĩa giàu sang, phú quý.

+ Nải chuối mang lại ý nghĩa bao bọc, chở che.

+ Lê biểu tượng cho sự suôn sẻ, như ý.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại trái cây như: đào, lựu, quả phật thủ, hồng, quýt, na, thanh long, bưởi, dưa hấu.

4. Mâm cúng thần tài ngày 23 tháng chạp

Thông thường vào ngày 23 tháng chạp chỉ cúng Thần Tài Thổ Địa như ngày thường. Thay vào đó sẽ cúng Ông Công Ông Táo về trời. Nếu nhà nào không có bàn thờ Ông Táo riêng thì có thể cúng và khấn ngay tại bàn thờ Thần Tài.

Trường hợp có bàn thờ Ông Táo (thường đặt ở bếp) thì nên lập mâm cúng và cúng riêng ở đây để tiễn Ông Táo về trời,

Tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia chủ mà có thể làm mâm cúng chay hoặc mặn. Lễ mặn thì thường có: xôi gà, giò heo luộc, các món hầm măng, nấu nấm. Với mâm chay thì có hoa tươi, trái cây tươi. Ngoài ra không thể thiếu giấy tờ vàng mã, trầu cau.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về mâm cúng vía thỉnh thần tài, thổ địa ngày 10 tháng giêng, ngày tết cũng như các ngày khác trong năm. Hãy tham khảo để chuẩn bị mâm cúng thật tinh tươm dâng lên thần linh nhé!