Xu hướng xây nhà đi kèm với động thổ đặt móng nhà là chủ đề quan tâm nhiều nhất đối với những ai chuẩn bị xây dựng. Khởi đầu thành công thì coi là bước đầu thuận lợi, tâm lý thoải mái. Bước đầu thất bại, khó khăn đến dồn dập. Khi đó, gia chủ luôn trong tình trạng căng thẳng làm cho tâm lý bất ổn. ” Đầu có xuôi, đuôi mới lọt ” vậy nên gia chủ hãy chuẩn bị thật tốt việc đặt móng nhà theo những gợi ý dưới đây.
NGHI THỨC TIẾN HÀNH ĐỘNG THỔ ĐẶT MÓNG NHÀ.
Chọn ngày động thổ đặt móng nhà và cách tiến hành.
Không thể không nhắc tới thời gian chọn ngày là điều đầu tiên cần phải xác định rõ ràng. Yêu cầu duy nhất là ngày đó, giờ đó và năm đó phải phù hợp với gia chủ. Nghi thức đặt móng ngày nay là trộn lẫn đất và cát mịn lên 4 phía xung quanh mảnh đất. Tạo thành bờ tường vây cao 30 cm rồi để một viên đá hình tròn màu đỏ lên trên phần đất đã được đặt móng.
Hình ảnh minh họa chọn ngày động thổ đặt móng nhà.
Nếu công trình xây dựng quy mô lớn. Các đơn vị có liên quan sẽ để một bên 9 chiếc xẻng sắt mới kèm cuốn vải lụa màu đỏ ở cán với hàm ý 99 quy về làm một.
Đợi đến giờ tốt, lãnh đạo gồm 9 người được mời làm gia chủ sẽ cầm 9 chiếc xẻng kia xúc vữa đổ vào móng nhà. Vậy là nghi thức động thổ chính thức xong.
=> XEM BÁO GIÁ CHI TIẾT: CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ
Ai là người đặt viên gạch động thổ.
Ngày xưa, người đặt viên gạch là do người cao tuổi lớn nhất trong làng chủ trì. Người đó phải là người có vai vế, tiếng nói trong gia tộc mình đích thân tự mình thực hiện nghi thức đó. Bởi vì, họ làm như vậy là mong muốn vận nhà mãi hanh thông khiến gốc rễ của gia tộc luôn vững chắc, con cháu trong nhà hưng thịnh.
Hình ảnh minh họa đặt gạch trong động thổ đặt móng nhà.
Ngày nay, việc đặt gạch thường được làm bởi người hợp tuổi (có thể gia chủ hoặc không ) đối với những công trình nhỏ. Còn công trình lớn thì đại điện 9 nhà đầu tư được tin tưởng giao trọng trách thực hiên ( yêu cầu hợp tuổi ).
Những lưu ý cần thiết liên quan đến việc động thổ đặt móng.
Việc không thể thiếu, tục lệ xúc cát được giữ vững đến tận bây giờ. Trong ngày động thổ cần tuân theo một số quy định ngặt nghèo về phong thủy:
Đầu tiên là chọn ngày khởi công tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Giải thần. …).Nhớ kỹ, tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Trùng tang, Hùng phục….).
Thứ hai là phải chọn giờ tiến hành thuộc Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Địa, Thần Tài) để xin được xây dựng trên mảnh đất đó.
Cuối cùng là chuẩn bị đồ cúng đầy đủ gồm: đồ mặn theo tam sinh, mâm ngũ quả, vàng hương, giấy tiền, hũ gạo-muối-nước, hoa đỏ.
>>> XEM THÊM: TRÁI CÂY ĐỂ CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ.
NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐỘNG THỔ ĐẶT MÓNG NHÀ.
Kiểm tra địa khí nơi chuẩn bị đặt móng.
Tại sao phải quan trọn địa khí của thổ cư đó? Bởi vì, địa khí quyết định đến việc công danh, tiền tài, sức khỏe hay không. Ngoài ra, nếu mảnh thổ cư đó có khí lạ ( tức khí của tử thi ) cần phải trừ phép và hóa giải hết rồi mới đào móng. Thật là tệ hại và không biết được điều gì nếu gia chủ không kiểm tra việc này trước. Rất có thể ảnh hưởng đến đường tài- lộc- duyên của mình.
Hướng chọn xây dựng móng nhà và cửa chính hướng ra.
Phong thuỷ học có đề cập “ngũ phương ngũ thổ”. Ý nói đến ở đây là Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung ( trung tâm ). Trước tiên, nhà đó phải nằm ở vị trí trung tâm, được gọi là trung cung vị. Là thần vị mà chúng ta nói đến ngày nay, hay còn gọi là hướng dùng để đặt ảnh ( tượng ) các vị thần, bài vị tổ tiên.
Hình ảnh minh họa chọn hướng nhà động thổ đặt móng.
Mỗi phương người ta lại chia ra được 4 hướng: Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam. Người xưa theo các hướng này để xác định hướng cửa nhà ở. Không chỉ vậy, hướng này còn để động thổ để đặt móng nhà cho phù hợp.
Địa hình đặt móng cần được bằng phẳng.
Đầu tiên, gia chủ hãy tưởng tượng nếu nhà mình được xây dựng nơi trũng, không được bằng phẳng và khi mưa đến sẽ ra sao? Phải chăng, cảm giác lo lắng, bất an khi mùa mưa đến. Như vậy, ảnh hưởng đến tâm lý không tốt và cả vệ sinh môi trường nữa. Nước úng ngập gây mất thẩm mỹ, rác thải trôi nổi. Ô nhiễm và mùi nước từ cống thải nữa. Rất khó chịu.
Không những thế, về mặt kỹ thuật xây dựng nước khiến cho tường ẩm mốc. Giảm thiểu tuổi thọ của nhà ở, việc sửa chữa nâng cấp nhà đến nhanh hơn và quan trong là hao phí tiền của.
Gia chủ nên cân nhắc lựa chọn khu đất mà mình định động thổ đặt móng. Đáp ứng được địa hình cao, bằng phẳng hay đơn giản là địa thế tốt. Kết quả, gia chủ sẽ vừa ý về cả hình dáng ngôi nhà và cảnh quan xung quanh.
Xây nhà không nên chọn chân núi hoặc hẻm núi.
Điều này chỉ lưu ý dành cho các gia chủ sinh sống ở nơi có núi, có đồi. Lý do giải thích cho điều này là: nguy hiểm. Khi mưa lũ đến nước sẽ chảy xuống tạo dàng nước lớn. Nó sẽ quấn trôi tất cả mọi thứ, phá hủy công trình đã đạc.
Tuy biết rằng, phong cảnh nơi này rất là đẹp, không khi thoáng, khí hậu mát mẻ. Hơn hết là yên tĩnh. Nhưng đừng lựa chọn khu vực này để động thổ đặt móng nhà. Một lý do nữa, dưới chân núi thường được bồi cát từ trên núi sau các trận mưa. Do đó, nền móng yếu không phù hợp xây nhà. Tiềm ẩn nguy cơ nhà làm xong bị nghiêng về một bên.