Cúng mụ cho bé gái được xem là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Từ xưa đến nay cúng thôi nôi là một hình thức đánh dấu cho sự chào đời của bé. Đồng thời nó còn là sự biết ơn của cha mẹ khi các Bà Mụ đã ban tặng cho gia đình một thiên thần bé nhỏ. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cúng mụ cho bé gái cần những gì và có ý nghĩa là sau nhé.
Tại sao nên làm lễ cúng mụ cho bé gái?
Theo quan niệm của ông bà xưa thì đứa trẻ sinh ra đều do các vị Đại Tiên nặng thành. Các vị Đại Tiên này còn được gọi là 12 Bà Mụ. Mỗi Bà Mụ có trách nhiệm nặng ra một bộ phận của đứa trẻ như: mắt, mũi, tay, chân,…
Chính vì vậy lễ cúng mụ cho bé gái được xem là một nghi thức nhằm tạ ơn các Bà Mụ và Đức Ông đã đem đứa trẻ đến cho gia đình. Đồng thời là lễ cúng mụ còn để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới sẽ gia nhập và gia đình đó. Mong muốn mọi người sẽ cưu mang và che chở cho đứa bé.
Những đứa trẻ khi mới chào đời vẫn còn xa lạ với thế giới xung quanh. Vì vậy mà trẻ luôn được mẹ ôm ấp và bảo vệ cho tới khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh. Cha mẹ sẽ thực hiện nghi thức lễ cúng ăn mừng hay còn gọi là lễ cúng mụ cho bé gái khi trẻ đã qua 30 ngày tuổi.
Nên làm lễ cúng thôi nôi cho trẻ vào ngày âm hay ngày dương?
Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn luôn thắc mắc nên tính theo ngày âm hay ngày dương để làm lễ cúng mụ cho trẻ. Từ ngày xưa đến nay âm lịch luôn được xem là cách đánh các mốc thời gian trong năm Việt Nam. Những ngày lễ đặc biệt cũng được dựa vào thời gian âm lịch.
Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chọn ngày âm để tiến hành lễ cúng thôi nôi cho trẻ. Bởi nó phù hợp với truyền thống xưa kia của ông cha ta để lại.
Tuy nhiên giữa bé trai và bé gái đều có những cách tính ngày thôi nuôi khác nhau. Theo truyền thống dân gian để lại thủ tục làm lễ đầy tháng cho bé gái được chọn trên nguyên tắc “trai sụt một, gái sụt hai”. Chính vì vậy khi muốn làm lễ cúng mụ cho bé gái cha mẹ nên chọn ngày đầy tháng cho bé trước 2 ngày. Và đặc biệt ngày chọn làm lễ cúng mụ phải là ngày âm lịch.
Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái
Trong văn hóa của người Việt Nam ngày lễ cúng mụ của mỗi đứa bé đều được coi trọng. Theo quan niệm Phương Đông lễ đầy tháng là một dấu mốc quan trọng ghi lại sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy khi tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như
Đối với lễ vật cúng 12 Bà Mụ
Khi tiến hành lễ cúng mụ bé gái cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với 12 Bà Mụ:
- 12 chén chè nhỏ.
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 chén cháo nhỏ
- Các loại bánh dành cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.
- 2kg thịt quay, bánh hỏi chia làm 12 đĩa, 12 ly rượu nhỏ. Hoặc bạn có thể thay thế bằng 12 trứng vịt, 12 ly nước nhỏ.
Đối với lễ vật cúng Đức Ông
- 1 con gà luộc tréo cánh
- 1 tô cháo lớn
- 1 tô chè lớn
- 3 đĩa xôi lớn
- 1 miếng thịt quay, 1 đĩa hoa quả, trầu cau, rượu và đồ hàng mã.
- Cùng các lễ vật khác như: bình hoa, trà hương, nước, gạo, muối, đèn, muỗng và một đôi đũa hoa.
Hướng dẫn cách sắp bàn cúng mụ
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng mụ bạn tiến hành xếp trên hai bàn. Một bàn nhỏ xếp phía trên để thờ cúng Đức Ông. Chiếc bàn lớn còn lại dùng để tay lễ vật cúng kính 12 Bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.
Măm làm lễ cúng phải được sắp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây Quả”. Có nghĩa là trên bàn phía đông được đặt bình hoa còn phía tây dùng để đặt lễ vật.
Tất cả các lễ vật cúng mụ cho bé gái phải được bài trí một cách hài hòa và cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó các lễ vật chuẩn bị dâng các Bà Mụ phải được chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và một phần to hơn cho Bà Mụ chúa.
Cúng mụ cho bé gái không chỉ là nghi thức tạ ơn của bà Mụ đã ban bé cho gia đình. Nó còn là hình thức để cầu sự bình an, may mắn và khỏe mạnh cho bé sau này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị chu đáo.