Cúng mụ 1 tuổi là một phong tục được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều được tổ chức lễ đầy cữ, đầy tháng, đầy năm nhằm mục đích trình báo với tổ tiên và các vị thần về sự xuất hiện của thành viên mới của gia đình, tạ ơn các vị đã ban phước lành cho bé. Trong bài viết này sẽ chia sẻ các nghi lễ và cách chuẩn bị lễ cầu phước cúng mụ 1 tuổi cho bé đầy đủ nhất.
Lễ cúng mụ 1 tuổi là gì?
Lễ cúng này là một nghi lễ quan trọng, trong lễ này bé sẽ được chuyển từ chiếc nôi nhỏ đung đưa suốt một năm sang nằm giường thật sự. Sự kiện này chính là sinh nhật đầu tiên của bé. Sau khi đã vượt qua những năm tháng đầu đời một cách khỏe mạnh nhất, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng mụ 1 tuổi cho bé hay còn được gọi là cúng thôi nôi để tạ ơn 12 Bà mụ cùng 3 đức ông.
Cúng mụ 1 tuổi vào ngày nào?
Theo cách tính của ông bà truyền lại thì ngày cúng thôi nôi dựa theo lịch âm. Vì Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệp lứa nước khá phát triển, trồng lúa thì các giai đoạn chăm bón, thu hoạch sẽ căn cứ vào mặt trăng chính là âm lịch. Vì vậy mà hầu hết các dịp lễ lớn và quan trọng đều được tổ chức theo lịch âm.
Bên cạnh đó, ngày cúng thôi nôi sẽ được lùi lại 1 ngày nếu bé nhà bạn là bé trai, lùi lại 2 ngày mới tổ chức nếu là bé gái. Giờ cúng có thể là sáng sớm hoặc chiều tối hoặc gia đình có thể xem thầy để chọn giờ tốt không xung khắc với tuổi của bé.
Cúng thôi nôi gồm những lễ vật nào?
Mâm cúng thổ địa, thần tài: Trái cây, chè, xôi, bộ tam sên nhang, hoa, 3 ly nước.
Mâm cúng ông bà Táo: Trái cây, bình hoa cúc kim cương, nhang trầm, đèn cầy, hủ gạo, hủ muối, bình trà, rượu nếp, giấy cúng ông bà táo, bánh kẹo, chè, xôi, gà luộc, trầu cau.
Mâm cúng Trời, Phật (ngoài sân): Bình hoa, trái cây, gạo, muối, chè xôi, nhang, nước, trà, rượu, đèn cầy, gà luộc, rau sống, cháo, nếu gia đình khá giả có thể bày thêm một con heo quay và đặt 1 con dao bén lên trên lưng heo. Mâm này sẽ được đặt gần cửa và hướng ra ngoài.
Mâm cúng thôi nôi: gà luộc nguyên con, đầu ngẩng lên trời, chè, xôi, cháo chuẩn bị 12 chén, đĩa nhỏ và 1 tô, đĩa to (bé trai thường sẽ cúng chè đậu trắng, bé gái là chè trôi nước, xôi là xôi gấc) để cúng 12 Bà mụ và Bà chúa đầu thai; 1 tô và 3 chén cháo, 1 ly rượu nhỏ để cúng 3 Đức thầy, 1 bình hoa, 3 cây nhang, 12 miếng trầu têm, 1 miếng trầu chưa têm, 12 đôi hài, 12 bọ váy áo và 12 nén vàng xanh bằng giấy.
Cách sắp bàn cúng mụ 1 tuổi
Mâm cúng 3 đức ông đặt ở trên, mâm cúng 13 Mụ Bà đặt ở dưới và cách nhau 10 phân. Phía tây mâm cúng là lễ vật, phía đông mâm cúng là bình hoa.
Khấn cúng mụ và các nghi thức khác trong lễ cúng mụ 1 tuổi của bé
Lễ vật đã được đặt hết lên bàn cúng thì một người lớn trong nhà sẽ đại diện gia đình thực hiện nghi thức thắp nhang và khấn rồi vái lạy trước án 3 lần. Đợi hết 3 tuần hương thì tạ lễ rồi hóa vàng mã.
Lễ chọn nghề: mọi người sẽ bày một mâm với bút, sách, gương, lược, xôi,đất, tiền vàng, ống nghe, bộ đồ chơi nhà bếp, bộ đồ chơi lego, máy tính, micro… để bé chọn. Cha mẹ có thể thêm hoặc bớt các vật này tùy theo mong muốn của gia đình với công việc trong tương lai của bé. Vật nào bé bốc lên đầu tiên sẽ nói lên tính cách cũng như dự đoán được tương lai của bé sẽ làm nghề gì. Ví dụ như bốc tiền sẽ làm trong lĩnh vực ngân hàng, bốc micro sẽ là Mc hoặc ca sĩ, bốc viết sẽ là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà báo. Đây chỉ là một lễ vui, không nên quá chú ý đến kết quả đây áp đặt bé đi theo nghề nghiệp đã chọn lúc đầu này. Kết thúc lễ dự đoán nghề cả nhà sẽ chúc phúc, lì xì cho bé.
Lễ cúng này có thể tổ chức to hoặc nhỏ tùy vào điều kiện của gia đình, cha mẹ cũng có thể bỏ đi những lễ gia đình cho là không cần thiết.
Mong rằng cách chuẩn bị mâm cúng và những ý nghĩa đã nêu trên sẽ giúp cha mẹ tổ chức lễ cúng mụ 1 tuổi trọn vẹn để mang lại nhiều may mắn và sức khỏe cho bé.