Cách Làm Nghi Thức Động Thổ Đầy Đủ, Thịnh Hành Nhất Hiện Nay
Nghi thức động thổ là một phần hoàn thiện của buổi lễ động thổ. Tất cả việc làm liên quan đến đất đai. Từ xây dựng đến sửa chữa đều có mặt nghi thức. Từ xây nhà đến xây mổ mả, công trình xây dựng to đến nhỏ sẽ có nghi thức riêng về làm lễ động thổ. Những nghi thức đó sẽ khác nhau về bài khấn còn các việc làm khác thì gần như tương tự nhau. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một nghi lễ động thổ cần nghi thức chung gồm những gì.
NGHI THỨC ĐỘNG THỔ LÀ GÌ?
Phong thủy là địa thế địa hình đất đai bao quanh chúng ta. Thuật phong thủy là những lý luận kết hợp với kinh nghiệm của người xưa. Điều đó căn bản giúp chúng ta có cách nhìn như thế nào là hợp phong thủy. Nghi thức động thổ cũng vậy, làm sao cho hợp phong thủy. Có thể hiểu đơn giản là khi gia chủ có công việc xây dựng sửa chữa trên một mảnh đấ thì làm một lễ đơn giản để báo và xin phép Thần Thánh nơi đó ( những người cai quản đất đai- quan niệm phong thủy ) về những việc mà mình sắp sửa làm.
Hình ảnh minh họa nghi thức động thổ xây dựng công trình thực tế.
Ngoài ra, nghi thức động thổ này là nét đẹp trong văn hóa xây dựng của người Việt ta. Làm gì thì làm, đã nhắc đến xây dựng thì phải làm lễ. Lễ như thế nào thì tùy thuộc vào loại công trình mà có bài khấn khác nhau. Nhưng đều dựa trên một câu :” Hợp phong thủy “.
Ý nghĩa của nghi thức động thổ mang lại cho gia chủ xây dựng không khác ngoài thuận lợi trong quá trình tiến hành làm lễ. Sự suôn sẻ, không có tai nạn lao động đều là những ước cầu khi làm lễ. Trong các hoạt động đào bới, vận chuyển nguyên vật liệu thì an toàn là điều kiện hàng đầu. Vậy nên nghi thức này sẽ giúp một tay đảm bảo những điều này khi gia chủ xây dựng.
MỘT NGHI LỄ ĐỘNG THỔ CẦN NHỮNG GÌ?
Ngày lành tháng tốt giờ đẹp để tiến hành làm lễ.
Nghi thức động thổ là nghi lễ quan trọng nhất và sẽ thực hiện đầu tiên đối với tất cả các lễ động thổ. Việc chọn ngày phải đảm bảo việc hợp tuổi của gia chủ. Hãy chọn ngày tốt để tiến hành động thổ. Hãy tham khảo bài viết sau để biết cách chọn ngày tốt như thế nào. Đây là một ví dụ củ thể về một lễ động thổ đặc biệt thường được tổ chức đầu năm mới.
>>> XEM THÊM: NGÀY TỐT ĐỘNG THỔ.
Bài văn khấn dành cho buổi lễ động thổ.
Bài văn khấn sẽ là riêng biệt đối với từng nghi thức cúng động thổ khác nhau. Động thổ xây mồ mả có bài khấn riêng; Động thổ xây nhà cũng có bài khấn riêng; Sửa nhà, lợp mái đều sẽ có bài khấn phù hợp. Vậy nếu gia chủ chọn làm lễ động thổ nào. Thì nghi thức đó phải phù hợp với bài khấn mà bạn chọn để đọc làm lễ.
Hình ảnh minh họa văn khấn nghi lễ động thổ.
Mâm cúng cho buổi lễ động thổ.
Đây là cách thể hiện tâm ý của mình với Thần Linh nên hãy chuẩn bị thật kỹ càng. Tuy nhiên, mâm cúng lại không yêu cầu phải làm xa hoa, sang trọng. Mà chỉ cần làm phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình và thành tâm là được trong nghi thức động thổ.
Mâm đồ cúng cơ bản được xây dựng trên:
Đồ ngọt:Hoa hồng tươi – Trầu cau – Trái cây (quả) – Mũ mã, tiền vàngBánh, kẹo (tùy tâm).
Đồ mặn: Rượu – Thịt lợn luộc – Xôi nếp – Gà luộc – Gạo – Muối.
Các đồ lễ khác kèm theo gồm: Hương – Bát cắm hương – Nến hoặc đèn – Đôn để kê mâm hoặc một chiếc bàn – Hoặc có thể ra các hàng vàng mã hỏi, người bán sẽ chỉ tường tận các đồ sắm lễ không thiếu thứ gì.
Đến ngày tốt, giờ Hoàng đạo làm lễ động thổ. Gia chủ đặt toàn bộ mâm lễ đã chuẩn bị và kê trên bàn/ghế tại khu đất thi công.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MỘT NGHI THỨC ĐỘNG THỔ VÀ CHÚ Ý CẦN BIẾT ĐỂ TRÁNH.
Tiến hành nghi thức của lễ động thổ:
Hình ảnh minh họa nghi thức động thổ được tiến hành.
Gia chủ sẽ tiến hành theo thứ tự sau:
- Đặt toàn bộ mâm lễ vật tại khu đất cần làm lễ ( nhớ đặt vị trí phù hợp với tuổi gia chủ ).
- Gia chủ thắp đèn/hoặc nến lên và châm 7 nén hương.
- Vái 4 phương, mỗi phương một vái rồi quay vào mâm lễ đọc văn khấn động thổ.
- Khấn xong thì vãi gạo và muối xung quanh nơi động thổ.
- Gia chủ xin phép để các đại diện đội thi công khấn xin phép xây dựng.
Như vậy, nghi thức động thổ đã hoàn thành và chỉ còn việc xây dựng nữa là hoàn thiện công trình. Tuy vậy, cũng cần đề ý một số điều sau để buổi lễ diễn ra thuận lợi.
Lưu ý cần biết để tránh sai lầm không đáng có trong buổi lễ.
Khi làm lễ động thổ tốt nhất là chính bản thân gia chủ thực hiện. Nếu tuổi hợp thì không phải mượn người này người nọ gây tốn kém , phiền nhiễu và rườm rà.
Ngược lại, những người không được tuổi làm nhà do tuổi phạm cấm kị. Nhưng điều kiện bắt buộc làm nhà trong năm có hạn. Điều này thì phải mượn tuổi làm thay mình các nghi lễ quan trọng bao gồm: động thổ, cất nóc, lợp mái, đổ trần. Trong khi làm các nghi lễ kể trên, gia chủ mượn tuổi nên đi xa khi xong mới quay về.
Một nghi thức động thổ thành công ngoài những vật ngoại thân có thể chuẩn bị. Thì điều cần hơn hết là lòng thành. Thành tâm thành ý đối với Thần Linh rất quan trọng. Hy vọng những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia chủ trong buổi lễ động thổ.