Lưu trữ Cúng mụ - Trang 5 trên 8 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng mụ

Đồ Cúng Mụ Gồm Những Gì Thì Đúng Theo Ông Bà Xưa?

Đồ cúng Mụ bao gồm những gì là đầy đủ nhất luôn là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ mỗi lần tổ chức đầy tháng, thôi nôi cho con. Muốn biết đầy đủ nghi thức và lễ vật cần chuẩn bị khi cúng Mụ, các bạn có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây để có thể thực hiện một ngày lễ hoàn hảo và tốt đẹp nhất cho con yêu của mình nhé!

Đồ cúng Mụ bao gồm những gì là đầy đủ nhất luôn là mối quan tâm hàng đầu

Tại sao phải cúng Mụ?

Từ xa xưa, ông bà ta đã giữ vững quan niệm mỗi đứa trẻ sinh ra đời đều là do các vị tiên Mụ hay còn gọi bà chúa Đầu thai, 12 Tiên Nương nặn nên hình hài. 12 vị này được xem là những người phụ giúp cho Ngọc Hoàng trong công cuộc tạo dựng nên con người. Để tưởng nhớ đến cái ơn quá lớn lao này, người ta sẽ tiến hành tổ chức nghi thức, bày tiệc cùng các đồ cúng Mụ với mục đích tạ ơn và cầu xin các vị Tiên Nương sẽ tiếp tục phù hộ cho cuộc đời của đứa trẻ luôn nhận được mọi sự tốt lành bình an, gia đình êm ấm thuận hòa và có tương lai sáng lạn.  Bày lễ cúng Mụ không những là buổi lễ cảm ơn 12 bà Mụ đã có công nắn tạo, chăm sóc cho thai kỳ và giúp sản phụ “mẹ tròn con vuông” mà đây còn là nghi thức chứng nhận sự tồn tại của con trẻ trên cuộc đời này đồng thời giới thiệu sự xuất hiện của chúng với gia đình họ hàng, làng xóm cùng tổ tiên thánh thần để mọi người từ nay có thể giúp đỡ, cưu mang đùm bọc, nâng niu che chở bé khỏi mọi sóng gió trong cuộc sống.

Đồ cúng Mụ trong buổi lễ tùy thuộc vào phong tục và đặc tính vùng miền

Đồ cúng Mụ bao gồm những gì?

Đồ cúng Mụ trong buổi lễ tùy thuộc vào phong tục và đặc tính vùng miền mà có thể có những thay đổi nhỏ nhưng cơ bản ta cần chuẩn bị đầy đủ lễ vật như sau:

  • 12 đôi hài màu xanh giống nhau và 1 đôi lớn hơn
  • 12 nén vàng xanh và 1 nén vàng xanh lớn hơn
  • 12 bộ váy màu xanh giống nhau và 1 bộ cũng màu xanh nhưng kích thước lớn hơn
  • 12 phần đồ chơi làm từ chất liệu nhựa hoặc gốm sứ giống nhau (bát đũa, thìa, xe đồ chơi, chén cốc, nón,…) và một phần nhiều hơn.
  • Động vật bao gồm 12 con cua, 12 con ốc và 12 con tôm có kích thước bằng nhau và mỗi loại một con lớn hơn, nếu không có con lớn hơn có thể thay thế bằng 3 con nhỏ.
  • 12 miếng trầu được têm cánh phượng và một miếng to hẳn hơn
  • Cốc nước thanh tịnh, nhiều lọ hoa nhiều màu, càng sặc sỡ càng tốt, tiền vàng, hương hoa,…
  • Bánh kẹo phẩm oản cũng chia 12 phần bằng nhau và một phần lớn hơn nhiều hơn.
  • Các món lễ mặn thông thường như xôi gà, cơm canh, các món ăn mặn, rượu trắng,…

Cách thức bày lễ cũng vô cùng quan trọng, cha mẹ bắt buộc phải lưu ý phần này để thực hiện cho đúng. Bàn lễ cũng phải sắp xếp trình bày cách cân đối hài hòa và đẹp mắt theo thứ tự như sau: Toàn bộ phần đồ lễ lớn hơn (phần dâng kính cho bà Mụ chúa) sẽ được để chính giữa phía trên của hương án, các phần lễ nhỏ hơn giống nhau xung quanh, mâm chứa động vật (tôm, cua , ốc) để phía dưới mâm, mâm đồ mặn cùng hương hoa và nước thì được đặt ở trên cùng. Sau khi sắp xếp cha mẹ sẽ thắp hương và bế bé ra trước để tiến hành đọc văn khấn, tất cả xong xuôi cha mẹ nhớ chắp tay bé lại để vái tạ 3 lần rồi mang các đồ vàng mã đi hóa, động vật thì phóng sinh, thức ăn thụ lộc còn đồ chơi thì có thể đem chia cho trẻ em các nhà hàng xóm xung quanh để lấy khước.

Nếu cúng Mụ trong lễ đầy tháng của bé thì còn có nghi thức khai hoa ở sau nghi thức cúng (dân gian còn gọi là bắt miếng). Bé sẽ được đặt lên bàn, cha mẹ rót trà thắp hương xin phép “bắt miếng, một tay bế bé một tay cầm cành hoa quơ qua quơ lại và đọc những lời chúc tốt đẹp cho cuộc đời sau này của bé. Nếu là bé gái còn có tục dùng cuống trầu vẽ chân mày với mong muốn con lớn lên sẽ tươi tắn xinh đẹp như những bông hoa.

Cúng Mụ là một trong những phong tục tâm linh đồng thời cũng là  nghi thức vô cùng quan trọng trong cuộc đời của một con người và chính gia đình của người đó. Muốn tương lai của trẻ luôn được dõi theo hộ phù, cha mẹ chắc chắn không thể không tổ chức những buổi lễ này với đồ cúng Mụ một cách chu đáo đủ đầy nhất. Vì đó là những cột mốc đầu đời quan trọng ấn định sự khôn lớn, trưởng thành của mỗi người từ khi xuất hiện trong cuộc sống này.

Cúng Mụ Gà Hay Vịt Là Tốt Nhất Trong Lễ Thôi Nôi?

Cúng mụ gà hay vịt? Lễ vật cúng mụ luôn được chuẩn bị đầy đủ và đúng lễ nghi hay phong tục của vùng miền. Lễ cúng mụ đầy tháng là dịp để tất cả mọi người trong gia đình sum họp bên nhau, là dịp để tạ ơn các Bà Mụ đã nặn ra hình hài cho bé, đã bảo vệ cho hai mẹ con được “mẹ tròn, con vuông”, cũng là để thông báo với họ hàng, làng xóm thành viên mới của gia đình đã được 1 tháng tuổi. Mong rằng tất cả mọi người sẽ luôn bảo vệ và che chở cho bé.

Lễ vật cúng mụ luôn được chuẩn bị đầy đủ và đúng lễ nghi hay phong tục của vùng miền

Tại sao phải cúng mụ?

Mỗi đứa trẻ đều là báu vật của cha mẹ, của gia đình. Do đó, sự chào đời và khỏe mạnh của bé là sự vui mừng của gia đình. Đầy tháng là giai đoạn đầu tiên bé trai qua, sau khi rời xa bụng mẹ để đến với thế giới bên ngoài đầy lạ lẫm. Để vượt qua giai đoạn này, ngoài sự chăm sóc chu đáo của gia đình, còn nhờ sự phù hộ của các vị thần linh, thể hiện sự biết ơn của gia đình trước sự bảo vệ của các vị thần, cụ thể là 12 Bà Mụ và Đức Ông. Đây cũng là nét đẹp cần được giữ gìn và phát huy trong văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

Các bà mụ và bà chúa thiên thai là những vị thần trông coi và đảm nhận các chức năng chăm sóc, bảo vệ mỗi đứa trẻ. Khi mỗi đứa trẻ đầy tháng, đầy năm,… là gia đình tại tổ chức lễ tạ ơn.

Gà hay vịt đều có thể sử dụng trong mâm cỗ cúng mụ

Cúng mụ vào lúc nào?

Người Việt có truyền thống tổ chức các dịp quan trọng theo lịch âm, lễ cúng mụ đầy tháng cũng vậy. Lịch âm là lịch của mặt trăng tròn khuyết. Từ xưa đến nay, dân tộc ta đã dùng ngày âm để tính toán mùa màng và trở lên giàu có nhờ nông nghiệp. Do đó, lịch âm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với mỗi người Việt. Ngày cúng mụ đầy tháng sẽ lệch đi 2 ngày so với ngày âm bé sinh ra nếu là gái, 1 ngày nếu là trai.

Sự phát triển của xã hội đã kéo theo nhiều thay đổi, ngày cúng thôi nôi cũng vậy. Một số gia đình trẻ, thường chọn ngày cúng là ngày dương lịch đúng 1 tháng (kể từ ngày dương lịch) bé chào đời. Cách tính này không sai, nhưng tục cúng ngày âm như là một tập tục đẹp của dân ta, vì vậy, chúng ta nên dùng ngày âm để cúng để bảo vệ nét văn hóa này.

Cúng mụ đầy tháng thường được tổ chức trước 9h sáng hoặc sau 4h chiều, là khung giờ hoàng đạo rất tốt cho bé.

Cúng mụ gà hay vịt?

Thật ra thì, cúng mụ gà hay vịt đều được cả, gà hay vịt đều có thể sử dụng trong mâm cỗ cúng mụ, tùy vào sở thích gia đình và phong tục địa phương mà lựa chọn phù hợp. Thông thường mâm cúng đầy tháng cho 12 bà mụ và bà chúa đầu thai gồm có

  • 12 đĩa xôi nhỏ, 1 đĩa xôi lớn;
  • 12 chén chè nhỏ, 1 tô chè lớn (tùy vào vùng miền mà có thể cúng chè khác nhau, nhưng thông thường các gia đình vẫn cúng chè trôi nước cho bé gái, chè đậu trắng cho bé trai);
  • 1 con gà hoặc vịt luộc (lưu ý là gà trống nhé các bạn), đi kèm với gỏi và cháo;
  • 1 bộ tam sên gồm tôm hoặc cua, thịt heo và trứng luộc (phải có 1 thứ to hơn 2 thứ còn lại);
  • Bình hoa tươi nhiều màu đẹp mắt ( Hoa đồng tiền, hoa cát tường, hoa huệ đỏ,..);
  • Mâm ngũ quả (chỉ cần đủ 5 loại trái cây là được);
  • Giấy cúng Mụ
  • Một bộ nam hoặc nữ đồ ghi tên, ngày tháng năm sinh của bé lên, để đốt giải hạn và cầu may cho bé sau khi cúng;
  • 12 nén vàng xanh, 12 bộ váy áo xanh, 12 đôi hài giấy xanh;
  • Nhang, đèn
  • Gạo, muối
  • Trầu têm cánh phượng, cau tươi
  • Rượu, trà

Mâm lễ sẽ được bày theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, lễ vật được đặt cân đối dọc 2 bên và giữa bàn cỗ. Sau đó, một người có địa vị trong gia đình hoặc cha mẹ bé sẽ thắp nhang, khấn vái. Cầu cho bé lớn lên bình yên, ngoan ngoãn, lễ phép và luôn hạnh phúc.

Dù có nhiều sự khác biệt trong mâm cúng của các vùng miền, dẫu vậy, điều đó vẫn không ảnh hưởng đến các lễ vật cơ bản và cúng mụ gà hay vịt đều được cả. Vì là lễ tạ ơn các bà mụ, do đó, lễ vật nên được chuẩn bị đầy đủ 12 phần. Mâm cúng càng thể hiện sự thành tâm thì càng hi vọng các bà mụ có thể chăm sóc bé thật tốt đến khi bé tròn 12 tuổi, bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời. Mong rằng những thông tin cung cấp trên đã giúp bạn hiểu và biết được cúng mụ gà hay vịt rồi. Chúc các bạn tổ chức lễ đầy tháng tốt đẹp nhất.

Cúng Mụ Cúng Chè Gì Bố Mẹ Có Biết Không?

Cúng mụ cúng chè gì thì phù hợp với từng lễ bố mẹ đã biết hay chưa? Tục lệ cúng mụ từ lâu đã có trong văn hóa của các gia đình người Việt khi nhà có sinh em bé. Vậy cũng chè gì là phù hợp, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nhé.

Cúng mụ là gì?

Cúng mụ được biết đến là phong tục dân gian của các gia đình người Việt khi có em bé mới sinh và theo từng độ tuổi sẽ có lễ cúng phù hợp. Cúng mụ hay còn được gọi theo một cái tên khác chính là cúng căn, là dịp để tỏ lòng biết ơn đối với những bà mụ hay Tiên Nương. Theo quan niệm xưa, bà mụ đã nặn ra đứa trẻ thành hình hài xinh đẹp và chăm sóc cho đến khi chúng lớn. Vì thế, bố mẹ hay các gia đình Việt thường mượn những ngày tốt để bày tỏ lòng thành với các bà mụ với mong ước con cháu mạnh khỏe, thông minh và thành người tốt.

Cúng mụ hay còn được gọi theo một cái tên khác chính là cúng căn

Cúng mụ được tổ chức vào những dịp nào?

Thông thường, các mốc lựa chọn để cúng mụ của một gia đình là khi bé mới chào đời, đấy gọi là cúng đầy cữ. Dịp này được chọn theo quan niệm cúng dân gian là sau khi bé gái sinh được 9 ngày và bé trai sinh được 7 ngày. Tuy nhiên, có một số trường hợp gia đình có xem phong thủy hoặc thầy bói để chọn ngày tốt, hợp chuyện làm ăn thì sẽ chọn ngày khác thích hợp, tài lộc hơn. Bên cạnh đó, còn có dịp đầy tháng, đầy năm (hay dân gian thường gọi với tên quen thuộc là thôi nôi), lúc bé được 3, 6, 9, 12 tuổi. Tùy vào từng hoàn cảnh mà bố mẹ sẽ chọn mốc cúng căn phù hợp với bé, tất cả đều với mong muốn bé mạnh khỏe, sáng suốt.

Cúng mụ cúng chè gì?

Chắc hẳn, có nhiều cặp vợ chồng lần đầu làm bố mẹ nên chưa có kinh nghiệm trong việc cúng căn cho bé và thắc mắc không biết cúng mụ cúng chè gì thì phù hợp và những loại lễ vật nào đi kèm mới đủ. Vậy thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm với những nỗi lo mà mình đang mắc phải trước những ngày quan trọng của bé nhé.

  • Cúng mụ đầy cữ: Ngoài những lễ vật như chim, cua, xôi thì chè cũng xuất hiện trong dịp lễ đầy cữ của bé. Chắc là bố mẹ đang thắc mắc cúng mụ cúng chè gì thì được đúng không nào? Thông thường, các gia đình sẽ chọn làm chè trôi nước để cúng đầy cữ cho bé với ý nghĩa những viên chè trôi nước sẽ thể hiện sự tròn vẹn, suông sẽ. Cuộc đời bé cũng từ đấy mà tốt đẹp, viên mãn hơn từ đó về sau.
  • Cúng mụ đầy tháng: Dịp đầy tháng rất được quan tâm bởi đây là thời điểm bé đã cứng cáp hơn so với lúc mới sinh và vì thế bố mẹ sẽ càng muốn nhanh chóng tạ ơn các bà mụ. Bên cạnh đó, các gia đình luôn thể hiện niềm mong ước về tương lai và sức khỏe của đứa trẻ và muốn gửi gắm đến các bà mụ. Cúng mụ đầy tháng cần chuẩn bị 12 chén chè, nếu là bé gái thì cúng chè trôi nước còn bé trai thì cúng chè đậu trắng.
  • Cúng mụ đầy năm (cúng thôi nôi): Cúng thôi nôi cũng là dịp được tổ chức linh đình và tụ họp rất nhiều họ hàng đến chung vui. Ngoài chuẩn bị những vật lễ như thức ăn, nhang đèn vàng mã, hoa tươi, đồ chơi cho trẻ thì chè cũng là một món bất di bất dịch. Thường thì các gia đình sẽ chọn cúng chè đậu và chè trôi nước, tùy vào mỗi nơi sẽ có lựa chọn khác nhau.
  • Cúng mụ 3, 6, 9, 12 tuổi: Cũng giống như những dịp cúng mụ khác trước đó, cúng mụ với độ tuổi lớn hơn thì gia đình cũng chuẩn bị những lễ vật bao gồm nhang đèn, hoa tươi, thức ăn, hoa quả, xôi… thì chắc chắn sẽ có thêm chè. Món chè thường được chọn làm chè cúng là chè trôi nước, chè đậu (có thể đậu xanh hoặc đậu trắng).
Tùy tập tục và độ tuổi mà cũng những loại chè khác nhau

Những lưu ý khi cúng mụ cho bé:

  • Bố mẹ nên chọn thời điểm cúng mụ phù hợp và đúng ngày, nếu có xem phong thủy hoặc mời thầy bói thì sẽ chọn ngày tốt nhất.
  • Trong lúc cúng, mẹ ôm bé ngồi bên cạnh để chứng kiến hết buổi lễ cúng và khi cúng xong thì chắp tay vé vái lạy 3 cái.
  • Bất cứ buổi cúng mụ nào cũng được bày cúng hai nơi là bàn thờ gia tiên và trong phòng của bé. Nếu gia đình có thêm những nơi thờ cúng khác thì bày thêm mâm để cúng cho đủ lễ.
  • Cúng mụ xong, thức ăn thì chia cho mọi người cùng ăn, đồ chơi của bé thì giữ lại để bé chơi và giữ lộc ông bà, những vật sống như cua, chim… thì phóng sinh.

Cúng mụ cúng chè gì bố mẹ đã nắm kĩ rồi đúng không nào, hãy chuẩn bị thật chu toàn để có được một buổi cúng mụ thành công và nhiều phước lộc cho bé nhé.

Cúng Mụ Cúng Xôi Gì Cho Bé Khỏe Mạnh, Dẻo Dai?

Cúng mụ cúng xôi gì là đúng nhất? Cúng mụ là một phong tục của nước ta được truyền lại từ bao đời nay. Khi bé sinh ra được tròn một tháng tuổi thì người nhà sẽ tiến hành cúng đầy tháng cho con. Vậy khi làm lễ vật để cúng mụ cúng xôi gì là đúng nhất, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé

Ý nghĩa của việc cúng xôi chè cho ngày đầy tháng

Bạn có biết việc tổ chức cúng Mụ đầy tháng nhằm mục đích cầu mong những điều tốt đẹp nhất đến với con của mình.

Theo phong tục của người Việt Nam xôi chè là một lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng

Theo phong tục của người Việt Nam xôi chè là một lễ vật không thể thiếu trong mâm cúng đầy tháng. Có thể nói nếu trong buổi cúng đầy tháng mà không có là lễ vật xôi chè thì đó là một thiếu sót lớn. Nó sẽ làm cho lễ cúng mất đi ý nghĩa cũng như mất đi niềm tin nhiệm màu về tương lai tươi sáng cho đứa con yêu dấu của bạn.

Một lễ cúng mụ hoàn chỉnh vậy gồm có 12 chén chè, 3 tô chè, 3 đĩa xôi để dâng kính lên 12 Bà Mụ. Nó được xem là lễ vật bày tỏ lòng thành kính và biết ơn 12 Bà Mụ đã nặn ra đứa bé gửi đến cho gia đình.

Ngoài ra trong mâm cúng đầy tháng người ta còn chọn xôi gấc để cúng đầy tháng cầu mong những điều may mắn nhất đến cho đứa trẻ. Với sự dẻo dai và thơm ngon của từng hạt nếp. Nó tượng trưng cho sự dẻo dai, khỏe mạnh của đứa bé. Kết hợp với một hương vị ngọt ngào của chè với cầu mong cho tương lai của bé được hạnh phúc và ngọt ngào.

Nhưng khi tiến hành cúng đầy tháng cho bé trai và bé gái thì lại có mỗi loại xôi chè khác nhau. Mỗi loại xôi chè cúng cho bé trai và bé gái đều mang những ý nghĩa riêng biệt. Vậy khi tiến hành làm lễ đầy tháng cho bé trai và bé gái thì cúng mụ cúng xôi gì để thể hiện lòng thành của mình.

Đối với lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái

Bạn có biết đối với xôi chè cúng đầy tháng cho bé gái thì phải chọn loại chè trôi nước. Nhưng lại có rất ít người biết được ý nghĩa của việc cúng xôi chè trôi nước cho bé gái mà không phải loại nào cũng có thể thay thế được.

Tượng trưng cho sự dẻo dai, khỏe mạnh của đứa bé

Bởi theo quan niệm của người xưa thì những viên trôi nước tượng trưng cho sự sôi nổi và suôn sẻ trong chuyện tình cảm. Lễ vật xôi chè trôi nước này mong muốn cầu mong cho bé có một mối lương duyên tốt đẹp sau này.

Tuy nhiên tùy vào vùng miền mà người ta chọn loại xôi khác nhau cho dịp cũng mụ. Xôi gấc thường được dùng ở miền Nam. Xôi vò thường được dùng ở miền Bắc và xôi đậu xanh cà thường được dùng ở Huế.

Ngoài xôi chè thì trong mâm cúng mụ cúng xôi gì được rất nhiều người quan tâm. Theo phong tục của người xưa truyền lại thì mâm cúng lễ vật bao gồm: gà trống và gà mái tơ luộc nguyên con, trầu cau, rượu, giấy tiền vàng mã, thịt quay.

Đối với lễ vật cúng đầy tháng dành cho bé trai

Nếu bé gái được sử dụng loại xôi chè trôi nước thì bé trai lại được sử dụng với một loại xôi khác tượng trưng. Khi làm đầy tháng cho bé trai thì mâm cúng mụ cúng xôi gì là đúng nhất?

Xôi chè cúng đầy tháng cho bé trai là lễ vật không thể thiếu trong mâm cơm cúng 12 Bà Mụ.. Thông thường đối với mâm lễ vật cho trẻ đầy tháng cho bé trai thì có món xôi ba tầng, chè đậu trắng, đầu đỏ.

Thông thường lễ cũng mụ cho bé trai thường được chọn là xôi gấc. Tuy nhiên lại có vùng miền chọn xôi vò và lại có vùng chọn xôi đạu xanh cà.

Theo phong tục ngày xưa thì trong mâm cúng đầy tháng cho bé trai thường được sử dụng các loại đậu đặc biệt là đậu trắng. Theo quan niệm của người xưa thì đậu tượng trưng cho sự đỗ đạt, thể hiện mong ước cho thành công trên con đường sự nghiệp sau này.

Có thể nói xôi chè đầy tháng dành cho bé trai vừa là lễ vật để tạ hơn các bà mụ đã cho bé đến với gia đình. Nó lại vừa thể hiện sự phù hộ độ trì của bề trên giúp cho bé trai luôn khỏe mạnh đáng yêu. Có thể nói lễ cúng Mụ đầy tháng được xem là một món quà ý nghĩa dành tặng cho hàng xóm, trong ngày vui của gia đình.

Còn tùy thuộc vào lễ cúng mụ dành cho bé trai hay bé gái mà xôi chè cúng mụ sẽ phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau. Nhưng việc cúng mụ cho bé trai hay bé gái đều chung mục đích là bày tỏ sự biết ơn, lòng thành kính của cha mẹ đối với 12 Bà Mụ tạo ra đứa trẻ đem đến cuộc đời này. Đồng thời cũng là dịp để các bậc cha mẹ có thể xin bề trên phù hộ độ trì cho tương lai của trẻ sáng lạn hơn.

Cúng mụ cúng xôi gì là câu hỏi của rất nhiều người khi lần đầu tiên thực hiện cúng đầy tháng cho con. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể lựa chọn số thích hợp ngày cúng đầy tháng cho con yêu của mình nhé.

Cúng Mụ Ngày Dương Hay Âm?

Cúng Mụ ngày dương hay ngày âm? Chọn ngày giờ cúng Mụ cần lưu ý những điều gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích nhất nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng Mụ

Cúng Mụ là một trong những lễ nghi truyền thống rất quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam. Với những gia đình có em bé, cúng Mụ là một việc làm không thể thiếu.

Cúng Mụ là một trong những lễ nghi truyền thống rất quen thuộc trong đời sống của người Việt Nam

Theo truyền thuyết, một em bé được ra đời và khỏe mạnh là nhờ bàn tay chăm sóc của 13 bà Mụ, tức là 13 vị Tiên Nương trên trời. Xưa kia, Ngọc Hoàng thấy hạ giới quá buồn tẻ nếu chỉ có cỏ cây và sinh vật mà không có loài người. Vậy là, người giao cho 13 vị Tiên Nương nhiệm vụ nặn ra hình hài con người với đầy đủ bộ phận để làm cho hạ giới thêm sinh động hơn, cân bằng và hài hòa với trên trời. 13 bà Mụ sẽ đảm trách những công việc riêng như  thụ thai, thai nghén, đỡ đẻ, ở cữ, ẵm bồng,… Và nếu em bé có bất kì khiếm khuyết nào thì 13 bà Mụ sẽ phải chịu trách nhiệm trước Ngọc Hoàng.

Truyền thuyết là vậy song qua truyền thuyết, ta thấy được nguồn gốc xuất phát của một nghi thức cúng lễ truyền thống – đó là cúng bà Mụ. Qua lễ cúng này, những người là cha mẹ muốn tạ ơn công lao chăm sóc và nâng đỡ của các vị thần tiên. Đây còn là cơ hội để thông báo về sự có mặt có một thành viên mới trước bàn thờ ông bà, tiên tổ. Nó cũng là dịp thể hiện tình cảm và sự yêu thương con cái vô bờ bến của cha mẹ, luôn mong muốn những điều tốt đẹp và may mắn nhất đến với con, từ khi con lọt lòng đến khi con cao lớn, trưởng thành.

Cúng Mụ ngày âm hay dương?

Trong số những thắc mắc về lễ cúng Mụ, ngoài nguồn gốc và ý nghĩa của nó thì nhiều người còn quan tâm đến thời điểm tiến hành lễ cúng. Cúng Mụ ngày âm hay dương? Nên cúng mụ vào giờ nào thích hợp là những câu hỏi sẽ được giải đáp.

Cúng Mụ ngày âm hay dương?

Trước nay, việc thực hiện các nghi thức cúng lễ truyền thống như cúng giỗ, cúng rằm, cúng nguyên tiêu, hàn thực hay cúng tết luôn được thực hiện theo lịch âm. Tức là lịch mặt trăng. Điều này xuất phát từ thói quen sinh hoạt và văn hóa lúa nước của nhân dân ta. Là một nước có nền nông nghiệp phát triển, nhưng mọi hoạt động của mùa màng đều phụ thuộc rất lớn vào tự nhiên, đặc biệt là thời tiết. Người ta dựa vào mặt trăng để lựa chọn thời điểm nước lên, nước xuống và gieo trồng cho phù hợp. Do vậy, những phong tục và sinh hoạt lễ tiết theo lịch âm cũng từ đó được gìn giữ cho đến hiện nay.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều gia đình lại lựa chọn dương lịch để tổ chức nghi lễ tiến cúng này. Điều đó không khó lý giải, vì sự tiếp thu văn hóa, văn minh phương Tây đã trở nên phổ biến và tạo ra tính đa dạng cho văn hóa bản địa của đất nước. Rõ ràng là, việc cúng mụ ngày âm hay ngày dương không quan trọng, điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính đối với tổ tiên và các vị thần linh, trong đó có 13 bà Mụ.

Một số lưu ý khi tổ chức lễ cúng Mụ

Lễ cúng Mụ không chỉ diễn ra vào một thời điểm mà nó được thực hiện rất nhiều lần trong một năm đầu đời của em bé. Đó là khi đầy cữ, đầy tuần, đầy tháng, đầy năm và do đó, để lễ cúng này được diễn ra thuận lợi nhất, các bậc cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề như:

Ngày giờ cúng: ngày cúng thường được thực hiện theo nguyên tắc “gái lùi hai, trai lùi một”. Với bé gái, ngày cúng sẽ lùi lại 2 ngày so với ngày sinh, bé trai lùi một ngày so với ngày chào đời. Giờ cúng được chọn nên là giờ hoàng đạo, không phạm phải giờ xấu bất lợi cho con trẻ sau này. Thời điểm cúng nên được tiến hành vào buổi sáng hoặc chiều tối. Đây là lúc thời tiết mát mẻ và dễ chịu, không khí thoáng đãng, con người thoải mái nhất.

Lễ vật cúng: lễ vật cúng nên được chuẩn bị chu đáo, không cần quá cầu kì nhưng phải đáp ứng được sự đầy đủ. Tùy theo từng gia đình và phong tục địa phương mà việc chuẩn bị lễ vật có sự khác nhau giữa các vùng miền. Nhưng không nên thiếu các lễ vật sau: xôi, chè, hương, hoa, vàng mã, trái cây, lễ mặn, đũa hoa,…

Người khấn cúng: người khấn cúng là những người làm chủ gia đình, đứng đầu dòng họ hoặc những người uy tín, có kinh nghiệm trong việc thực hiện các nghi thức tâm linh.

Dù cúng Mụ ngày âm hay dương, cúng sáng hay chiều, lễ vật cầu kỳ hay đơn giản thì tất cả cũng không tạo nên quá nhiều sự khác biệt. Trong một nghi thức cúng lễ, lòng thành luôn là thước đo quan trọng đối với các vị thần linh, tổ tiên và những người đã khuất. Em bé hay ăn, chóng lớn, khỏe mạnh, bình an và may mắn mới là điều mà tất cả chúng ta mong muốn. Do vậy, lễ cúng Mụ luôn được xem trọng ngay từ trong chính tinh thần, trong suy nghĩ cho đến mọi hành động. Vì lẽ đó mà lễ cúng Mụ là một trong những nét sinh hoạt văn hóa được gìn giữ và phát huy đến tận ngày nay.

Cúng Mụ Cho Bé Trai Miền Bắc Đúng Tục Lệ

Cúng Mụ cho bé trai miền Bắc là một nghi thức rất quan trọng vì đó là sự đánh đấu cho việc mở đầu cuộc đời của bé. Vì thế, bậc làm cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ cách cúng Mụ để tránh những thiếu sót không hay. Việc chuẩn bị lễ cúng Mụ một cách chu đáo sẽ đem lại nhiều may mắn cho đứa trẻ và đồng thời thể hiện sự thành kính đối với bề trên. Vậy làm sao để có lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc một cách chỉn chu và đúng chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu về nghi lễ này để bạn có thể tự chuẩn bị cho đứa con yêu quý một lễ cúng Mụ chuẩn xác nhất.

Lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc là gì?

Lễ cúng Mụ là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn đến các bà Mụ đã giúp đỡ, phù hộ cho bé được bình an. Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra đều do 12 bà Mụ chăm sóc mỗi người sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau. Ngoài sự khác biệt về nghi thức giữa bé trai và bé gái thì giữa các vùng miền cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút. Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) hay 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi). Tuy nhiên tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ chọn thời điểm tổ chức khác nhau nhưng hai dịp quan trọng cần phải cúng đó là đầy tháng và thôi nôi.

Lễ cúng Mụ là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt Nam

Cúng Mụ cho bé trai miền Bắc cần chuẩn bị những gì?

Sau đây là những món ăn cũng như những vật dụng cần thiết đối với việc cúng Mụ cho bé trai miền Bắc:

  1. 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn (tùy theo vùng miền người Nam thường cúng xôi gấc, người Bắc thường cúng xôi vò)
  2. 12 chén chè + 1 tô chè lớn (thường sẽ sử dụng đậu trắng để nấu chè)
  3. 1 con gà trống luộc + cháo + gỏi
  4. 1 mâm ngũ quả
  5. Bộ tam sên (thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín)
  6. Bánh hỏi
  7. Một số loại bánh (bánh đóng gói sẵn)
  8. 1 bình hoa thật đẹp ( đồng tiền, hoa cúc, cát tường…)
  9. 1 bộ đồ hình thế ghi tên, ngày tháng năm sinh (cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu may mắn cho bé)
  10. Nhang
  11. Đèn cầy
  12. Trầu cánh phượng
  13. Cau tươi
  14. Trà
  15. Rượu
  16. Gạo
  17. Muối
  18. Lư cắm nhang
  19. Ly đựng rượu và trà
  20. 1 đôi đũa hoa (theo dân gian vì bà chúa thích dùng đũa này)

Cách sắp xếp đồ cúng Mụ cho bé trai  miền Bắc

Thông thường vào ngày cúng Mụ đồ lễ sẽ được xếp trên hai bàn:

  • Một bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà
  • Bàn lớn thì bày lễ vật cúng 12 bà Mụ

Các lễ vật được bày trí đầy đủ trên bàn một cách thật hài hòa và cân xứng. Những món ăn và vật dụng sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây đặt lễ vật.

Các lễ vật được bày trí đầy đủ trên bàn một cách thật hài hòa và cân xứng

Nghi lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc

Khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết, sau đó thì một thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, đứng trước bàn thờ hoặc mâm cúng để thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.

Bài văn khấn cúng Mụ cho bé trai miền Bắc có thể dùng một cách đơn giản như sau:

“Hôm nay, ngày (mùng)…tháng…(âm lịch) ngày cháu/ngày con họ và tên … tròn … tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau đó là tiếp tục phù trợ cho cháu/con họ và tên… mạnh tay, mạnh chân, mau ăn chóng lớn, ngoan hiền, thông minh, phù trợ cho gia đình bình an và hạnh phúc.”

Sau thủ tục cúng mụ là nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng” bé được đặt ngay trên giữa bàn, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Sau đó, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể là hoa khác) quơ qua quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…

Hy vọng với những hướng dẫn phía trên về nghi lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc sẽ giúp bạn thực hiện được cho đứa con yêu quý của mình một buổi lễ cúng Mụ thật chỉn chu.

Cúng Mụ 9 Ngày Vô Cùng Đơn Giản Cho Bé Gái

Cúng mụ 9 ngày là một tập tục đã có từ lâu trong văn hóa dân gian Việt Nam. Việc cúng mụ trở thành tập tục không thể thiếu đối với các gia đình có em bé đặc biệt là bé gái. Hãy cùng tìm hiểu xem cúng mụ 9 ngày cho bé như thế nào để cả nhà cùng vui và bé đầy phước lộc nhé.

Cúng mụ 9 ngày là một tập tục đã có từ lâu trong văn hóa dân gian Việt Nam

 Cúng mụ 9 ngày cho bé gái là gì

Theo phong tục của người xưa thì trẻ em khi được sinh ra là do có sự phù trợ của Bà chúa Bào thai và 12 bà Mụ nên họ tổ chức lễ cúng mụ để bày tỏ lòng biết ơn của gia đình. Cúng Mụ hay còn được gọi là cúng căn và thường tổ chức sau khi người mẹ sinh con thành công, mẹ tròn con vuông theo quan niệm của ông bà. Cúng mụ còn được biết đến với nghi lễ cúng 7 ngày đối với bé trai và 9 ngày đối với bé gái vì đây là hai con số tượng trưng cát lộc.

Bé gái khi được sinh ra cho đến thời điểm 9 ngày sau sẽ được gia đình làm lễ cúng mụ 9 ngày hay còn gọi là cúng mụ đầy cữ. Mỗi dịp cúng mụ sẽ có những sự khác biệt và ở bé trai hay bé gái cũng có sự thay đổi rõ rệt giữa lễ vật khi cúng và sự chuẩn bị. Chính vì quan niệm về sự tạo thành cũng như săn sóc bé là nhờ các bà mụ nên trong dịp lễ trọng đại này các bà mụ sẽ được dâng lên rất nhiều lễ vật. Cúng mụ 9 ngày cũng là đầy cữ của bé sau khi chào đời, nhờ các bà mụ giúp bé biết lăn, bò, ăn nói, đi đứng… Thông qua đó, bố mẹ và gia đình bé muốn gửi gắm sức khỏe, tinh thần và cả tương lai của bé trông cậy vào sự trông coi của các bà mụ đến lúc bé trưởng thành.

Cần chuẩn bị gì cho lễ cúng mụ 9 ngày của bé

Như đã nói trên, cúng mụ 9 ngày của bé gái sẽ có những nét khác với cúng mụ 7 ngày của bé trai và theo thông tục xưa nay của ông bà để lại. Các bậc cha mẹ sẽ thường noi theo gương của ông bà mình và những lời nhắc nhở của người đi trước để có thể tổ chức được cho bé một buổi cúng mụ thật tròn vẹn. Lễ cúng mụ sẽ được diễn ra ở hai nơi trong cùng ngày đó chính là bàn thờ gia tiên và trong phòng của bé. Bên cạnh đó, nếu gia đình có thêm những nơi thờ cúng khác thì có thể bày thêm mâm hoa quả hoặc thức ăn để cúng.

Lễ cúng mụ cho bé cần chuẩn bị những thứ như dưới đây:

  • Thức ăn: xôi, cua, trứng, hoa quả là thứ nhất định phải có và nếu được thì bố mẹ có thể chuẩn bị thêm các món ăn khác.
  • Nhang đèn, vàng mã: Hai thứ này cũng rất dễ chuẩn bị, cả nhà hoàn toàn có thể tìm mua tại các chợ gần nhà.
  • Hoa tươi: Nên chuẩn bị những loại hoa như cúc, ly hay hồng…
  • Trầu cau: Gia đình chỉ cần chuẩn bị một vài lá trầu và một hai trái cau là đã đầy đủ lễ vật.
Xôi, cua, trứng, hoa quả là thứ nhất định phải có và nếu được thì bố mẹ có thể chuẩn bị thêm các món ăn khác

Lưu ý cho các gia đình chuẩn bị lễ cúng mụ 9 ngày cho bé gái: Bố hoặc mẹ nên ôm bé ngồi bên cạnh khi dâng lễ và cúng để chứng kiến toàn bộ buổi lễ. Sau khi cúng xong thì chắp tay bé vái lạy ba cái trước bàn thờ và giả vờ đấm một ít xôi cho trẻ để lấy lộc. Ngoài ra, những vật lễ sống như cua, chim (nếu có) thì nên phóng sinh và thức ăn còn lại thì gia đình chia sẻ cùng nhau ăn để giữ lộc.

Thông thường lễ cúng mụ 9 ngày cho bé được chuẩn bị rất tươm tất vì đây là lần cúng đầy cữ đầu tiên sau khi bé được sinh ra. Sau lần này sẽ có thêm những lần cúng căn khác như đầy tháng, đầy năm (hay còn gọi là thôi nôi), 3 tuổi, 6 tuổi, 9 tuổi và 12 tuổi. Tùy vào từng gia đình mà có phong tục cúng khác nhau cũng như cách chọn thời điểm cúng cũng thay đổi. Thậm chí, có những gia đình xem phong thủy hoặc nhờ thầy bói xem thì sẽ có sự thay đổi ngày cho hòa hợp. Đây cũng là một tục lệ điển hình của văn hóa dân gian chính là xem phong thủy và bói toán để chọn được ngày lành tháng tốt hợp với cả nhà để có thể làm ăn phất lên.

Như vậy, cúng mụ 9 ngày cho bé gái là thời điểm quan trọng mà các gia đình cần chuẩn bị kĩ càng để tránh thiếu sót khi tổ chức. Ngoài ra, mọi người cũng nên lắng nghe thêm ý kiến của người lớn trong nhà như ông bà hay cha mẹ để có được lời khuyên tốt nhất cho buổi cúng căn. Chuẩn bị kĩ càng sẽ khiến buổi lễ cúng mụ thành công và nhiều phước lộc cho bé.

Tục Lệ Cúng Mụ 7 Ngày Là Gì?

Cúng mụ là 7 ngày là một trong rất nhiều nghi lễ được người Việt xem trọng và gìn giữ cho đến tận ngày nay. Lễ cúng mụ thường được diễn ra nhiều lần trong một năm theo từng mốc thời gian nhất định như: đầy cữ, đầy tuần, đầy tháng, 3 tháng 10 ngày và lễ cúng đầy năm. Bài viết này sẽ giới thiệu đôi nét về lễ cúng mụ 7 ngày.

Cúng mụ là 7 ngày là một trong rất nhiều nghi lễ được người Việt xem trọng và gìn giữ cho đến tận ngày nay

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng mụ 7 ngày

Cúng mụ 7 ngày còn có một tên gọi khác là cúng mụ đầy tuần. Đây là lễ cúng tiếp theo sau cúng đầy cữ kể từ thời điểm người mẹ hạ sinh em bé. Mục đích của lễ cúng này là để tạ ơn các bà Mụ, báo cáo gia tiên và cầu xin những điều tốt đẹp nhất đến với con trẻ.

Cúng mụ 7 ngày cũng được lý giải dựa trên những quan niệm dân gian truyền thống và sự tích về các bà Mụ. Theo đó, một em bé khi còn nằm trong bụng mẹ đến khi chào đời và tròn đầy 1 năm tuổi sẽ được sự che chở và nâng niu của 13 bà Mụ, còn gọi là “Mẹ sinh”. 13 bà Mụ và cũng là 13 vị Tiên Nương phụ trách vấn đề sinh đẻ. Tuy mỗi người đảm nhiệm những công việc khác nhau nhưng đều chịu trách nhiệm chung nếu có bất kì khiếm khuyết nào.

Lễ cúng mụ là dịp quan trọng để các bậc cha mẹ bày tỏ sự trân trọng, biết ơn đối với công lao của các bà Mụ trong việc săn sóc con em mình; là dịp để báo cáo ông bà tổ tiên vỀ sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình và cũng là cơ hội để cầu khấn cho em bé được nhiều điều may mắn nhất, trước hết là một sức khỏe đủ đầy để tiếp tục chặng đường phát triển đầu tiên của cuộc đời. Nhưng qua đó, ta có thể cảm nhận được những nét độc đáo trong sinh hoạt văn hóa truyền thống tinh thần của nhân dân. Đó là tình cảm gia đình, sự kính trọng dành cho các bậc tổ tiên, sự trân quý dành cho những người lớn tuổi và sự yêu thương con nhỏ vô bờ bến. Truyền thống ấy đã ăn sâu vào trong tâm thức người Việt và cho đến ngày nay, nó vẫn còn mang những hơi thở rất riêng, rất đậm nét, không phải nơi đâu cũng có được.

Những lưu ý khi thực hiện lễ cúng mụ 7 ngày

Vì luôn coi trọng các nghi lễ truyền thống nên trước khi tiến hành, người Việt rất cẩn thận và chuẩn bị sao cho chu toàn nhất có thể, từ việc chọn lựa thời gian đến công tác chuẩn bị lễ vật, sắp xếp đồ cúng, chọn người cúng…

Chọn ngày và giờ cúng

Thông thường, sau khi người mẹ hạ sinh, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng mụ cho em bé vào ngày thứ 7 (đối với con trai) và ngày thứ 9 (đối với con gái). Thời điểm thích hợp được chọn là vào buổi sáng hoặc buổi tối. Bởi theo quan niệm dân gian, buổi sáng là thời điểm vừa tỉnh dậy sau một đêm ngủ dài, con người đã nạp đủ năng lượng nên vô cùng tỉnh táo và tập trung. Đây là lúc con người dễ dàng đưa ra được các quyết định đúng đắn và sáng suốt nhất. Ngược lại, chiều tối, tuy không phải là thời gian lý tưởng để làm việc nhưng lại là thời điểm lý tưởng để con người nghỉ ngơi sau một ngày làm việc vất vả. Lúc này, tinh thần sẽ thư giãn hơn, thoải mái hơn, thong dong hơn và nhẹ nhàng hơn. Vì những lẽ đó mà buổi sáng và chiều tối là hai thời điểm thường được lựa chọn để thực hiện các nghi thức cúng lễ.

Mặc dù vậy, việc chọn thời điểm là buổi sáng hay chiều tối cũng không nên quá phân biệt bởi cuối cùng thì các gia đình vẫn phải lựa chọn giờ cúng để thực hiện nghi lễ cúng mụ 7 ngày. Giờ cúng bao giờ cũng là giờ tốt, giờ hoàng đạo, hợp với tuổi của em bé để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy đến trong tương lai. Để chắc chắn hơn xem đó có phải là giờ tốt hay không, các gia đình thường có sự tham khảo thêm từ những người lớn tuổi hoặc những người đã có kinh nghiệm trong việc cúng lễ.

Chuẩn bị lễ vật

Lễ vật là những thứ không thể thiếu trong bất kì nghi thức cúng lễ nào. Về cơ bản, so với cúng mụ đầy tháng hay đầy năm thì lễ vật cúng mụ 7 ngày không có quá nhiều sự khác biệt như: xôi, chè, lễ mặn, hương, hoa thơm, ngũ quả, vàng mã, đũa hoa,… Và cũng tùy theo từng truyền thống gia đình, phong tục địa phương mà mỗi nơi có sự thay đổi ít hoặc nhiều. Nhưng dù là cầu kì hay đơn giản thì yếu tố quan trọng nhất vẫn nằm ở sự thành tâm và tôn kính của người làm lễ đối với các bậc thần linh, tổ tiên và những người đã khuất.

Xôi, chè, lễ mặn, hương, hoa thơm, ngũ quả, vàng mã, đũa hoa,…

Khấn cúng

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật, việc cần thiết tiếp theo là sắp xếp lễ vật vào mâm cúng sao cho hài hòa và hợp lý nhất. Người khấn cúng là người có uy tín thay mặt gia đình, dòng họ gửi đến tổ tiên, các vị thần linh tấm lòng thành kính và cầu xin mọi sự may mắn, thuận lợi cho con trẻ.

Sau lễ cúng, các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm gia đình, dành cho em bé và bà mẹ những lời chúc tốt đẹp nhất, cùng hy vọng về một sự khởi đầu mới, tương lai sáng lạn đối với em bé.

Dù là lễ cúng mụ đầy tháng, đầy năm hay lễ cúng mụ 7 ngày, ta đều có thể thấy được sự chuẩn bị cẩn trọng và chu đáo của từng thành viên trong gia đình đình trước một nghi thức cúng lễ quan trọng.

Lễ Cúng Mụ 7 Ngày: Ý Nghĩa Và Nghi Thức

lễ cúng mụ 7 ngày cho bé trai và lễ cúng 9 ngày cho bé gái là nét văn hóa rất đáng quý của người dân Việt Nam nói chung. Riêng trong hôm nay thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ cúng mụ 7 ngày dành cho các bé trai, xem cần phải chuẩn bị những lễ vật bì và cách đọc văn khấn ra sau cho đúng nhé.

dat-mam-cung-day-thang-o-dau

Lễ cúng đầy cữ là gì?

Theo quan niệm cổ xưa thì nhũng đứa trẻ trên đời này được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn của mười hai bà mụ, vốn là các vị tiên nương đầu thai. Mười hai bà mụ trong sinh nở giáo dưỡng của dân gian lần lượt là:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sinh)
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai);
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai);
  • Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ);
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai);
  • Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sinh);
  • Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản);
  • Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sinh);
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống);
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử);
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử);
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sinh).

Mỗi bà mụ có nhiệm vụ nhào nặn một bộ phận của trẻ, trẻ có xinh xắn hoặc khỏe mạnh hay không đều là công ơn của các bà. Vì vậy mà các buổi lễ cúng mụ nói chung hay cúng mụ đầy cữ nói riêng chính là những lời cảm tạ sâu sắc tới công ơn sinh dưỡng của mười hai bà.

Mỗi dịp cúng mụ đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Nếu như cúng đầy tháng là dịp xin phép đặt tên cho trẻ, cúng thôi nôi là cột mốc trưởng thành đầu tiên trong đời của các em thì cúng đầy cữ lại là lời cầu mong các bà mụ sẽ phù hộ cho trẻ mau biết ăn, biết nói, biết lật bò, biêt đi đứng… Lễ cúng mụ 7 ngày là nghi thức dành riêng cho bé trai còn 9 ngày là thời điểm tổ chức lễ cho bé gái. Sở dĩ có khác biệt như vậy vì ông cha ta quan niệm rằng con trai phải đi trước để dẫn đầu còn con gái phải biết nhún nhường để nhà cửa yên ấm. Lễ vật dành cho hai giới nam, nữ cũng vì vậy mà cũng có đôi chút khác biệt.

cung-day-thang-cho-be-gai-13-le-vat

Lễ vật dành cho lễ cúng mụ 7 ngày

  • Xôi gấc: gia đình sẽ chuẩn bị 7 nắm xôi cho bé trai (chuẩn bị 9 nắm nếu là bé gái). Có thể thay thế xôi gấc bằng loại xôi khác tùy từng vùng.
  • Cua bể: 7 con cho bé trai (9 con cho bé gái). Có thể thay cua thường nếu không có cua bể.
  • Trứng gá luộc nhuộm đỏ: 7 quả cho bé trai (9 quả nếu là bé gái)
  • Hoa quả và bình hoa tươi.
  • Các loại trầu cau, giấy tờ vàng mã, vv…

 

Những món lễ vật này phải được kê lên mâm, sắp xếp theo quy tắc “Đông bình tây quả”. Như thế có nghĩa là xếp bình hoa về hướng đông của bàn thờ còn các món còn lại để ở hướng tây. Thường thì những món lễ vật đơn như trầu cau, hoa quả… sẽ được sắp vào giữa mâm, các lễ vật còn lại nhu xôi, cua bể được xếp xen kẽ hoặc đối xứng xung quanh. Các món ăn phải được bày biện hài hòa, đẹp mắt, càng hài hòa thì buổi lễ sẽ càng nhận được nhiều may mắn.

Cách đọc văn khấn và  cho lễ cúng mụ 7 ngày

Sau khi đã bày biện mâm lễ xong xuôi thì gia đình sẽ cử ra một đại diện để thắp hương và đọc một bài văn khấn. Bài văn khấn này là một đoạn văn nói lên lời cầu xin của gia đình dâng lên mười hai bà mụ. Bài văn khấn này có thể tùy vào từng vùng miền mà khác nhau một chút ở lời văn hay từ ngữ…

Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người đọc sẽ  vái 3 tuần hương rồi làm lễ tạ. Sau khi hương tàn thì gia đình có thể thụ hưởng đồ lễ.

Trên đây là ý nghĩa cũng như một số khác biệt của lễ cúng mụ 7 ngày của bé trai so với lễ cúng 9 ngày cho bé gái. Lễ cúng đầy cữ ngoài ý nghĩa tâm linh thì còn là dịp để người lớn cùng thể hiện tình yêu với các bé, mong cho bé mau lớn và mau nên người.

Cúng Mụ Bà Ở Đâu Trong Nhà Là Đúng Lễ?

Cúng mụ bà ở đâu, cúng lúc nào và cúng thế nào là đúng nhất? Cúng mụ là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam ta. Lễ cúng mụ là lời cảm tạ, đồng thời cũng là lời cầu xin ân phúc từ những bậc bề trên cho con em của mình. Tuy vậy thì khá nhiều người vẫn chưa tỏ tường lắm về các buổi lễ cúng này. Sau đây thì ta hãy cùng đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên nhé!

Cúng mụ là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam ta

Lễ cúng mụ bà là gì

Từ thời xa xưa thì ông cha ta đã quan niệm rằng trẻ con trên đời được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của các vị tiên nương đầu thai. Các vị tiên này còn có tên khác là mẹ sinh hay mẹ sanh, hoặc thân thuộc nhất là mười hai bà mụ. Tương truyền thì đứa trẻ có xinh đẹp hoặc hiếu thuận, sáng láng hay không cũng chính là nhờ công ơn của các bà mụ. Vì lẽ đó mà cứ đến dịp các em bé được tròn cữ, tròn tháng hay thôi nôi thì cả gia đình sẽ có trách nhiệp phải làm một mâm cúng mụ để cảm tạ các bà đã cho mẹ tròn con vuông, đồng thời mong các bà tiếp tục để mắt đến bé, giúp bé sớm biết đi lại, biết nói năng… Để buổi lễ tươm tất thì cả nhà sẽ phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ cúng, chuẩn bị văn tế, tính toán giờ cúng và đặt mâm cúng mụ bà ở đâu là thích hợp. Mâm cúng càng tươm tất thì cuộc đời về sau của các bé sẽ càng gặp nhiều điều may.

Những lễ vật cúng mụ nói chung

  • Lễ trầu cau: gồm trầu têm cánh phượng cùng cau bổ làm tư.
  • Lễ phẩm oản: gồm 12 phần chia đều nhau và 1 phần lớn hơn.
  • Lễ mặn: gồm các món xôi, cơm, canh, gà luộc, rượu trắng, vv… (có thể tùy từng vùng mà chọn món ăn thích hợp)
  • Lễ tam sanh: các con ốc, tôm hay cua (có thể để sống hoặc nấu chín tùy ý)
  • Lễ hương hoa: gồm một bình hoa nhiều màu sắc, hương, tiền vàng, nước trắng, vv…
  • Lễ vàng mã: những nén vàng xanh, váy áo xanh, hài xanh, vv…
  • Các lễ vật khách như kẹo bánh và đồ chơi sành sứ hoặc đồ chơi trẻ em bằng nhựa.
Lễ mặn: gồm các món xôi, cơm, canh, gà luộc, rượu trắng, vv…

Cúng mụ bà ở đâu?

Thường thì rất nhiều gia đình chọn đặt mâm cúng ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên. Mâm cúng được đặt hướng về phía cửa ra vào chính. Đậy là vị trí phổ biến nhất vì hợp với phong thủy, khá thoáng mát, tiện cho việc bày biện và có nguồn sáng tốt, thích hợp cho việc chụp ảnh lưu niệm. Một số gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn lại chọn cách bày mâm ở ngoài sân, hòa hợp với đất trời. Một số khác nữa lại chọn đặt mâm ở trong phòng của bé, gần với nơi bé ngủ.

Nếu như  gia đình có chuẩn bị thêm các mâm cúng phụ cho Thành Hoàng – Thổ địa và Ông táo thì các mâm này thường được đặt ở bếp hoặc ở ngoài sân.

Bài văn khấn cúng mụ

Ngoài tính toán vị trí cúng mụ bà ở đâu thì gia đình còn phải làm nghi lễ đọc văn khấn. Gia đình sẽ cử ra một đại diện để lễ hương và sau đó đọc một bài văn khấn cho trẻ. Mỗi địa phương sẽ có một bài văn khấn riêng với câu cú, từ ngữ đặc trưng riêng cho văn hóa và thói quen của từng miền. Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người nhà sẽ cho bé vái 3 lạy và thắp 3 tuần hương. Hương tàn cũng là lúc gia đình được thụ hưởng đồ lễ.

Mâm bốc trong lễ cúng mụ

Trong một số nghi lễ cúng mụ, đặc biệt là những buổi lễ thôi nôi thì ngoài các nghi thức chính như cúng lễ, đọc văn khấn mụ b, gia đình bé sẽ làm một mâm bốc để dự đoán nghề nghiệp tương lai của trẻ. Mâm bốc là một mặt mâm hoặc mặt bàn, bên  trên có chứa một số đồ vật tượng trưng cho một nghề trong xã hội ví dụ như cây thước, ống nghe, vv… Sau khi đã làm xong lễ khấn thì gia đình sẽ sắp mâm cho bé bốc. Nếu bé bốc trúng món đồ nào thì rất có thể đó sẽ là nghề nghiệp của bé trong tương lai. Ví dụ như bé bốc trúng chiếc ống nghe thì sau này bé sẽ là bác sĩ, bốc trúng cây thước thì đó sẽ là một giáo viên trong tương lai.

Hy vọng rằng những kiến thức về cách hành lễ cúng mụ cũng như cách đặt mâm cúng mụ bà ở đâu vừa rồi đã phần nào giúp ích cho những bạn còn bỡ ngỡ. Đây đều là những nghi thức đầu tiên của một đời người, mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt lành. Mong rằng từ đây, các bạn sẽ có thể chuẩn bị cho con em mình những buổi lễ tươm tất nhất.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392