Cúng mụ bà ở đâu, cúng lúc nào và cúng thế nào là đúng nhất? Cúng mụ là một trong những nét văn hóa đặc sắc nhất của dân tộc Việt Nam ta. Lễ cúng mụ là lời cảm tạ, đồng thời cũng là lời cầu xin ân phúc từ những bậc bề trên cho con em của mình. Tuy vậy thì khá nhiều người vẫn chưa tỏ tường lắm về các buổi lễ cúng này. Sau đây thì ta hãy cùng đi tìm lời giải cho các câu hỏi trên nhé!
Lễ cúng mụ bà là gì
Từ thời xa xưa thì ông cha ta đã quan niệm rằng trẻ con trên đời được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của các vị tiên nương đầu thai. Các vị tiên này còn có tên khác là mẹ sinh hay mẹ sanh, hoặc thân thuộc nhất là mười hai bà mụ. Tương truyền thì đứa trẻ có xinh đẹp hoặc hiếu thuận, sáng láng hay không cũng chính là nhờ công ơn của các bà mụ. Vì lẽ đó mà cứ đến dịp các em bé được tròn cữ, tròn tháng hay thôi nôi thì cả gia đình sẽ có trách nhiệp phải làm một mâm cúng mụ để cảm tạ các bà đã cho mẹ tròn con vuông, đồng thời mong các bà tiếp tục để mắt đến bé, giúp bé sớm biết đi lại, biết nói năng… Để buổi lễ tươm tất thì cả nhà sẽ phải chuẩn bị đầy đủ đồ lễ cúng, chuẩn bị văn tế, tính toán giờ cúng và đặt mâm cúng mụ bà ở đâu là thích hợp. Mâm cúng càng tươm tất thì cuộc đời về sau của các bé sẽ càng gặp nhiều điều may.
Những lễ vật cúng mụ nói chung
- Lễ trầu cau: gồm trầu têm cánh phượng cùng cau bổ làm tư.
- Lễ phẩm oản: gồm 12 phần chia đều nhau và 1 phần lớn hơn.
- Lễ mặn: gồm các món xôi, cơm, canh, gà luộc, rượu trắng, vv… (có thể tùy từng vùng mà chọn món ăn thích hợp)
- Lễ tam sanh: các con ốc, tôm hay cua (có thể để sống hoặc nấu chín tùy ý)
- Lễ hương hoa: gồm một bình hoa nhiều màu sắc, hương, tiền vàng, nước trắng, vv…
- Lễ vàng mã: những nén vàng xanh, váy áo xanh, hài xanh, vv…
- Các lễ vật khách như kẹo bánh và đồ chơi sành sứ hoặc đồ chơi trẻ em bằng nhựa.
Cúng mụ bà ở đâu?
Thường thì rất nhiều gia đình chọn đặt mâm cúng ở giữa phòng khách, gần bàn thờ gia tiên. Mâm cúng được đặt hướng về phía cửa ra vào chính. Đậy là vị trí phổ biến nhất vì hợp với phong thủy, khá thoáng mát, tiện cho việc bày biện và có nguồn sáng tốt, thích hợp cho việc chụp ảnh lưu niệm. Một số gia đình, đặc biệt là các gia đình nông thôn lại chọn cách bày mâm ở ngoài sân, hòa hợp với đất trời. Một số khác nữa lại chọn đặt mâm ở trong phòng của bé, gần với nơi bé ngủ.
Nếu như gia đình có chuẩn bị thêm các mâm cúng phụ cho Thành Hoàng – Thổ địa và Ông táo thì các mâm này thường được đặt ở bếp hoặc ở ngoài sân.
Bài văn khấn cúng mụ
Ngoài tính toán vị trí cúng mụ bà ở đâu thì gia đình còn phải làm nghi lễ đọc văn khấn. Gia đình sẽ cử ra một đại diện để lễ hương và sau đó đọc một bài văn khấn cho trẻ. Mỗi địa phương sẽ có một bài văn khấn riêng với câu cú, từ ngữ đặc trưng riêng cho văn hóa và thói quen của từng miền. Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người nhà sẽ cho bé vái 3 lạy và thắp 3 tuần hương. Hương tàn cũng là lúc gia đình được thụ hưởng đồ lễ.
Mâm bốc trong lễ cúng mụ
Trong một số nghi lễ cúng mụ, đặc biệt là những buổi lễ thôi nôi thì ngoài các nghi thức chính như cúng lễ, đọc văn khấn mụ b, gia đình bé sẽ làm một mâm bốc để dự đoán nghề nghiệp tương lai của trẻ. Mâm bốc là một mặt mâm hoặc mặt bàn, bên trên có chứa một số đồ vật tượng trưng cho một nghề trong xã hội ví dụ như cây thước, ống nghe, vv… Sau khi đã làm xong lễ khấn thì gia đình sẽ sắp mâm cho bé bốc. Nếu bé bốc trúng món đồ nào thì rất có thể đó sẽ là nghề nghiệp của bé trong tương lai. Ví dụ như bé bốc trúng chiếc ống nghe thì sau này bé sẽ là bác sĩ, bốc trúng cây thước thì đó sẽ là một giáo viên trong tương lai.
Hy vọng rằng những kiến thức về cách hành lễ cúng mụ cũng như cách đặt mâm cúng mụ bà ở đâu vừa rồi đã phần nào giúp ích cho những bạn còn bỡ ngỡ. Đây đều là những nghi thức đầu tiên của một đời người, mang trong mình nhiều ý nghĩa tốt lành. Mong rằng từ đây, các bạn sẽ có thể chuẩn bị cho con em mình những buổi lễ tươm tất nhất.