Cúng Mụ cho bé trai miền Bắc là một nghi thức rất quan trọng vì đó là sự đánh đấu cho việc mở đầu cuộc đời của bé. Vì thế, bậc làm cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ cách cúng Mụ để tránh những thiếu sót không hay. Việc chuẩn bị lễ cúng Mụ một cách chu đáo sẽ đem lại nhiều may mắn cho đứa trẻ và đồng thời thể hiện sự thành kính đối với bề trên. Vậy làm sao để có lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc một cách chỉn chu và đúng chuẩn nhất. Hãy cùng tìm hiểu về nghi lễ này để bạn có thể tự chuẩn bị cho đứa con yêu quý một lễ cúng Mụ chuẩn xác nhất.
Lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc là gì?
Lễ cúng Mụ là một nét đẹp văn hóa được lưu truyền qua nhiều thế hệ của người Việt Nam thể hiện lòng biết ơn đến các bà Mụ đã giúp đỡ, phù hộ cho bé được bình an. Theo dân gian từ khi bé ở trong bụng mẹ đến khi sinh ra đều do 12 bà Mụ chăm sóc mỗi người sẽ đảm nhận một chức năng khác nhau. Ngoài sự khác biệt về nghi thức giữa bé trai và bé gái thì giữa các vùng miền cũng sẽ có sự khác biệt đôi chút. Lễ cúng Mụ thường được tổ chức vào những thời điểm khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày (ngày đầy cữ), 1 tháng (ngày đầy tháng) hay 100 ngày (ngày đầy tuổi tôi) và 1 năm (ngày thôi nôi). Tuy nhiên tùy vào điều kiện của mỗi gia đình mà sẽ chọn thời điểm tổ chức khác nhau nhưng hai dịp quan trọng cần phải cúng đó là đầy tháng và thôi nôi.
Cúng Mụ cho bé trai miền Bắc cần chuẩn bị những gì?
Sau đây là những món ăn cũng như những vật dụng cần thiết đối với việc cúng Mụ cho bé trai miền Bắc:
- 12 đĩa xôi + 1 đĩa xôi lớn (tùy theo vùng miền người Nam thường cúng xôi gấc, người Bắc thường cúng xôi vò)
- 12 chén chè + 1 tô chè lớn (thường sẽ sử dụng đậu trắng để nấu chè)
- 1 con gà trống luộc + cháo + gỏi
- 1 mâm ngũ quả
- Bộ tam sên (thịt heo, trứng, tôm hoặc cua đã luộc chín)
- Bánh hỏi
- Một số loại bánh (bánh đóng gói sẵn)
- 1 bình hoa thật đẹp ( đồng tiền, hoa cúc, cát tường…)
- 1 bộ đồ hình thế ghi tên, ngày tháng năm sinh (cúng xong đốt đi để giải hạn và cầu may mắn cho bé)
- Nhang
- Đèn cầy
- Trầu cánh phượng
- Cau tươi
- Trà
- Rượu
- Gạo
- Muối
- Lư cắm nhang
- Ly đựng rượu và trà
- 1 đôi đũa hoa (theo dân gian vì bà chúa thích dùng đũa này)
Cách sắp xếp đồ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc
Thông thường vào ngày cúng Mụ đồ lễ sẽ được xếp trên hai bàn:
- Một bàn nhỏ xếp phía trên để bày những lễ vật cúng ông bà
- Bàn lớn thì bày lễ vật cúng 12 bà Mụ
Các lễ vật được bày trí đầy đủ trên bàn một cách thật hài hòa và cân xứng. Những món ăn và vật dụng sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” có nghĩa là phía đông đặt bình hoa còn phía tây đặt lễ vật.
Nghi lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cần thiết, sau đó thì một thành viên lớn tuổi nhất trong gia đình ăn mặc chỉnh tề, đứng trước bàn thờ hoặc mâm cúng để thực hiện nghi lễ thắp nhang và khấn.
Bài văn khấn cúng Mụ cho bé trai miền Bắc có thể dùng một cách đơn giản như sau:
“Hôm nay, ngày (mùng)…tháng…(âm lịch) ngày cháu/ngày con họ và tên … tròn … tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau đó là tiếp tục phù trợ cho cháu/con họ và tên… mạnh tay, mạnh chân, mau ăn chóng lớn, ngoan hiền, thông minh, phù trợ cho gia đình bình an và hạnh phúc.”
Sau thủ tục cúng mụ là nghi thức khai hoa hay còn gọi là “bắt miếng” bé được đặt ngay trên giữa bàn, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Sau đó, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể là hoa khác) quơ qua quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:
Mở miệng ra cho có bông, có hoa
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Hy vọng với những hướng dẫn phía trên về nghi lễ cúng Mụ cho bé trai miền Bắc sẽ giúp bạn thực hiện được cho đứa con yêu quý của mình một buổi lễ cúng Mụ thật chỉn chu.