CÚNG MÙNG 16
Cúng mùng 16 là nghi thức cúng mang nét tín ngưỡng tâm linh của người Việt. Lễ cúng mang lại sự thịnh vượng và xua tan những điều xui xẻo cho gia chủ. Vậy lễ cúng được thực hiện như thế nào? Chuẩn bị những gì cho lễ cúng? Gia chủ tham khảo chi tiết tất tần tật về tục lễ này qua bài viết dưới đây nhé.
I/ NGUỒN GỐC CỦA TỤC CÚNG MÙNG 16
Cúng mùng 16 hay còn gọi là ngày cúng cô hồn hàng tháng là một trong những lễ cúng tâm linh của người Việt. Theo tài liệu ghi chép thì nguồn gốc của tục lễ này được giả thuyết theo 2 chiều hướng.
– Chiều hướng thứ nhất
Câu chuyện bắt đầu từ ông A Nan Đà gặp phải con quỷ Diệm Khẩu. Vào một ngày buổi tối khi ông A Nan Đà đang ngồi trong tịnh thì có một con quỷ. Nó gầy ốm, cổ nhỏ dài và miệng nhả lửa bước vào. Nó nói với ông là 3 ngày sau ông cũng sẽ trở thành như nó. Để hóa giải thì ông phải cúng cho bọn quỷ 1 bàn thức ăn và soạn lễ cúng dường Tam Bảo. Như thế thì ông sẽ được tăng tuổi thọ và bọn quỷ sẽ được về cõi tiên. Sau khi chuyện này xảy ra thì A Nan Đà đem chuyện này trình bày với Đức Phật. Ngài ban cho ông bài chú “Cứu bạt diệm khẩu ngạ quỷ Đà La Ni” và đem tụng trong lễ cúng sẽ tăng thêm phúc thọ. Sự tích này đã giải thích cho ý nghĩa của lễ cúng cô hồn 16 hàng tháng.
– Chiều hướng thứ hai
Đối với giả thuyết này thì có nguồn gốc từ quan niệm dân gian. Theo đó người ta tin rằng con người tồn tại dưới hai phần là hồn và xác. Khi con người mất đi thì phần xác trở về với cát bụi nhưng phần hồn vẫn còn hiện hữu. Và phần hồn còn được gọi là phần âm chịu sự cai quản của Diêm Vương. Nếu người đó khi còn sống làm nhiều việc thiện và tạo nhiều phước sẽ được đầu thai chuyển kiếp. Nhưng nếu gieo nhiều tội ác thì sẽ bị đày vào địa ngục hoặc sống vất vưởng ở nhân gian. Những linh hồn bị lưu đày này rất đói khát, khốn khổ nên dễ quậy phá người dương. Để hối lộ cũng như cứu giúp các linh hồn này thì người ta thường làm mâm cúng bố thí. Chính vì thế mà tục cúng mùng 16 ra đời cùng với ngày cúng mùng 2 và rằm tháng 7 để cúng cô hồn.
II/ Ý NGHĨA KHI CÚNG MÙNG 16 GIA CHỦ NÊN BIẾT
Mặc dù có nhiều giả thuyết về nguồn gốc và ý nghĩa về tục cúng mùng 16 nhưng quan niệm gần gũi nhất là ngày cúng cô hồn. Lễ cúng cho các vong hồn chết oan, đi lang thang không nơi nương tựa và chưa được siêu thoát. Đây cũng là tín ngưỡng có từ lâu đời và gắn liền với đời sống tinh thần của người dân.
Tục lễ mang ý nghĩa an ủi cho những linh hồn khốn khổ, không được thờ cúng và đói khát. Các lễ vật được chuẩn bị cho các vong hồn thụ hưởng thể hiện sự lương thiện của người trần. Là một sự hành thiện thiết thực dễ được bề trên chứng giám và phù hộ cho gia chủ được bình an và ấm no.
Không những thế tục lễ này còn mang ngụ ý giải xui của những người kinh doanh, buôn bán. Họ cho rằng công việc không thuận lợi, bán ế ẩm là do thế lực vô hình quấy phá. Cụ thể đó là các vong hồn lang thang đến đòi ăn. Cúng đầy đủ hàng tháng vào ngày mùng 2 và 16 chính là lễ vật mua chuộc các vong hồn. Mong họ không phá phách để gia đạo an khang và lôi kéo tài lộc cho gia chủ.
III/ THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP ĐỂ CÚNG MÙNG 16
Quan niệm về giờ cúng rất được chú trọng trong các lễ cúng tâm linh. Đặc biệt là cúng mùng 16 cô hồn hàng tháng. Mỗi lễ cúng tâm linh có nguyên tắc ngày giờ cúng khác nhau. Lễ cúng cô hồn hàng tháng sẽ có sự khác biệt với các nghi thức cúng tâm linh khác là cúng vào chiều hoặc tối thay vì vào buổi sáng. Bởi thời điểm này ánh sáng mặt trời không còn gay gắt và không còn gây tổn thương các vong hồn.
Thường tổ chức cúng vào khoảng 4 giờ chiều đến 7 giờ tối. Đây là lúc đất trời giao thoa, âm thịnh dương suy rất thích hợp cho các vong hồn đến thụ hưởng lễ vật. Thời khắc này các vong hồn không quá mạnh cũng không quá yếu, vừa hưởng được lễ vật cúng vừa không có khả năng làm hại đến người dương thế. Vì thế vào thời gian này của ngày 16 các gia chủ thường tổ chức nghi thức cúng mùng 16.
Lưu ý rằng không nên tổ chức cúng sau 7 giờ tối của ngày. Sau giờ này thì âm khí rất vượng, tăng sức mạnh cho các linh hồn. Nếu gia chủ tổ chức nghi thức cúng thì đồng nghĩa với việc mời ma quỷ vào nhà và gây ảnh hưởng đến sự bình yên của gia đình.
IV/ MÂM CÚNG MÙNG 16 CÓ GÌ? CÚNG CHAY HAY MẶN?
Mỗi gia đình sẽ có văn hóa và quan niệm về việc chuẩn bị mâm lễ khác nhau. Theo đó cúng chay hay mặn, cúng thịnh soạn hay đơn giản đều được. Miễn là thực hiện đúng quy trình và sự thành tâm.
Những gia đình bình thường chỉ cần làm mâm lễ đơn giản như chuẩn bị xôi chè, cháo trắng, muối gạo, hoa quả, bánh kẹo,…là đủ để thực hiện lễ cúng. Nhưng đối với những chủ kinh doanh, làm ăn lớn thì lại có quan niệm cúng thịnh soạn hơn. Bởi họ tin rằng lễ vật càng phong phú, thịnh soạn thì càng mua chuộc được nhiều vong hồn, sẽ mang đến nhiều tài lộc và sự suôn sẻ. Nên ngoài những món lễ truyền thống thì còn chuẩn bị thêm gà vịt, heo quay, tiền,….
Nếu gia chủ vẫn còn phân vân về các lễ vật thì có thể tham khảo theo danh sách dưới đây:
– 6 phần xôi chè gồm xôi gấc và chè đậu cho gia chủ nam, chè trôi nước nếu là gia chủ nữ
– 6 phần cháo trắng
– 1 con gà luộc nguyên con
– 1 đĩa trái cây gồm 5 loại khác nhau
– 1 đĩa bánh kẹo cúng cô hồn
– 1 bó hoa tươi
– 1 bộ nhang đèn, trà rượu, gạo muối
– 1 bộ giấy tiền vàng mã
Ngoài ra tùy vào điều kiện thì chuẩn bị thêm heo quay nguyên con, bánh hỏi, bánh bao,….
Lễ vật cúng không bắt buộc phải chuẩn bị theo quy chuẩn nào nên gia chủ cân nhắc sắm sửa lễ vật phù hợp với nhu cầu của mình.
V/ CÁCH CÚNG MÙNG 16 ĐÚNG CHUẨN PHONG TỤC
Bất kỳ lễ cúng tâm linh nào cũng phải tuân thủ theo những quy trình và nguyên tắc khi thực hiện cúng bái. Lễ cúng mùng 16 hàng tháng cũng vậy, chỉ cần thực hiện theo vài bước cơ bản sau:
– Bước 1: Sắm sửa lễ vật chỉn chu theo danh sách được lên sẵn để tránh việc chuẩn bị thiếu sót. Trưng bày các lễ vật lên bàn cúng và bàn được đặt ở ban công hoặc ngoài sân. Nguyên tắc cúng sắp xếp bàn cúng là “Đông bình Tây quả” còn các lễ vật còn lại xếp theo hướng nào cũng được.
– Bước 2: Khi tiến hành cúng mùng 16 số nhang thắp thường theo số lẻ và khoảng 3 nén nhang. Vái 3 cái và tiến hành đọc văn khấn đã được chuẩn bị trước đó. Khi đọc xong thì lạy 4 cái và vái thêm 3 cái nữa.
– Bước 3: Đợi nhang tàn thì gia chủ đem vàng mã đi đốt. Tiền vàng, gạo muối rải ra đường và thức ăn không được phép đem lại vào nhà. Thức ăn không nên vứt bỏ mà nên đem cho người khác để tránh lãng phí mang tội.
Chỉ bằng vài bước nêu trên là gia chủ đã hoàn thành lễ cúng suôn sẻ và ý nghĩa. Gia đình luôn được bình an và tài lộc kéo đến. Tránh được các mối hiểm họa và xui xẻo được xua tan.
VI/ LƯU Ý GÌ KHI CÚNG MÙNG 16?
Cũng giống như những lễ cúng tâm linh khác thì cúng mùng 16 cũng có những điều kiêng kỵ. Đặc biệt ngày này rất tâm linh và có ảnh hưởng trực tiếp đến sự may mắn của gia chủ sắp tới. Theo đó vào ngày này thì gia chủ phải lưu ý những điều sau đây:
– Nếu đã tổ chức lễ cúng vào mùng 16 âm lịch hàng thì thì phải tổ chức thường xuyên. Không nên cúng theo tâm trạng vì như thế sẽ làm phật lòng các vong hồn hay còn gọi là người âm.
– Lễ vật có thể chuẩn bị theo điều kiện của mỗi gia chủ. Nhưng theo kinh nghiệm thì gia chủ nên thống nhất chuẩn bị lễ vật hàng tháng. Vì nếu tháng trước cúng thịnh soạn nhưng tháng sau cúng sơ sài thì các vong linh sẽ không đồng ý.
– Mâm cúng tuyệt đối không được đặt trong nhà vì nếu đặt trong nhà thì đồng nghĩa với việc mời ma quỷ vào nhà. Từ đó các linh hồn xấu quậy phá, gây ảnh hưởng đến sự an yên của ngôi nhà.
– Không nên tranh cãi, làm vỡ đồ đạc trong ngày này vì mang ngụ ý không may mắn.
– Không được ăn vụng đồ cúng, giữ cho các con vật nuôi trong nhà không được lại gần bàn cúng.
VII/ GIẢI THÍCH VỀ TỤC GIẬT CÔ HỒN NGÀY 16
Một nét văn hóa trong ngày cúng mùng 16 cô hồn là tục giật cô hồn. Đây là bước diễn ra khi gia chủ chuẩn bị hoàn thành lễ cúng, đem bánh kẹo, gạo muối rải ra đường. Người ta quan niệm rằng càng nhiều người giật đồ cúng cô hồn thì sẽ càng mang lại nhiều may mắn. Người đi giật cô hồn cũng sẽ nhận được sự phù hộ và xua tan điềm xui xẻo. Chính vì thế mà nghi thức này nhận được rất nhiều sự quan tâm, cả gia chủ lẫn những người ngoài.
Thêm vào đó thì các lễ vật trên bàn cúng gia chủ không được phép mang lại vào nhà. Nếu đem bỏ thì sẽ rất lãng phí vì thế nghi thức giật cô hồn cũng là hình thức tiết kiệm. Những người khó khăn vừa có thể ăn ngon vừa thể hiện đúng giá trị tâm linh của tục lễ.
Nếu gia chủ không có thời gian sắm sửa các món lễ thì hãy liên hệ Xôi chè cô Hoa. Đơn vị chuyên nghiệp hỗ trợ gia chủ chuẩn bị những mâm cúng tâm linh chỉn chu và đúng chuẩn truyền thống. Cam kết mang lại những trải nghiệm tốt nhất về chất lượng sản phẩm và thái độ phục vụ. Chính sách ưu đãi và bồi hoàn rõ ràng giúp khách hàng yên tâm khi lựa chọn đơn vị cung cấp.
VIII/ GIÁ BÁN TRỌN BỘ MÂM CÚNG MÙNG 16 GIÁ RẺ
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Website: https://xoichecohoa.com
– Hotline: 0342216392
– Cơ sở sản xuất: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM
Showing all 2 results
- Mua ngay
-
CÚNG MÙNG 16Mua ngay
Lễ vật cúng mùng 16 đặc biệt mang đến tài lộc và bình an
Original price was: ₫ 3.203.000.₫ 3.090.000Current price is: ₫ 3.090.000. Add to cart