Cúng thổ địa
Tín ngưỡng thờ cúng thần linh từ lâu đã gắn liền với đời sống văn hóa người Việt, đặc biệt là cúng Thổ Địa. Đây là một trong những vị thần hiện hữu và gần gũi với người dân. Giúp mảnh đất sinh sống của gia chủ được bình an. Vì thế mâm lễ dâng cúng nhận rất nhiều sự quan tâm của mọi người, cúng sao cho đúng? Cần lưu ý những gì? Tất cả đã được giải đáp ngắn gọn qua bài viết dưới đây.
I/ THỔ ĐỊA LÀ AI? CÚNG THỔ ĐỊA ĐỂ LÀM GÌ?
Thổ Địa chính là vị thần được nhân dân truyền tai nhau với hình tượng ông lão khuôn mặt phúc hậu. Hình dáng người tròn để ngực trần, bụng phệ, đầu quấn khăn với tay cầm quạt mo. Theo sự tương truyền thì Thổ Địa gồm có 5 ông trấn giữ các phương hướng là Đông phương Thanh Đế, Tây phương Bạch Đế, Nam phương Xích Đế, Bắc phương Hắc Đế và Trung ương Huỳnh Đế.
Mỗi vị Thổ Địa sẽ phụ trách cai quản một mảnh đất riêng. Trấn giữ để không cho tà ma quấy nhiễu dân thường, bảo vệ sự bình an cho người dân sinh sống tại vùng đất đó. Chính vì niềm tin này mà người dân luôn thờ phụng chu đáo, kính cẩn và thành tâm.
Ngoài ra Thổ Địa luôn đi cùng với Thần Tài – vị thần mang đến tài lộc. Các vị thần này cùng nhau phù hộ cho gia chủ được may mắn và sung túc. Việc thờ cúng đầy đủ không chỉ mang lại sự an khang thịnh vượng mà còn đề cao giá trị tinh thần, tâm thái an yên.
II/ CÚNG THỔ ĐỊA VÀO THỜI ĐIỂM NÀO?
Khác đôi chút với các lễ cúng tâm linh khác thì cúng Thổ Địa có thể thực hiện hàng ngày. Không cần đợi đến dịp đặc biệt mới tổ chức lễ cúng. Hầu hết tại mỗi gia đình đều có bàn thờ cúng Thổ Địa – Thần Tài nên việc cúng bái cũng trở nên quen thuộc.
Hàng ngày gia chủ có thể cúng bái đơn giản nhưng vào một số ngày đặc biệt cũng cần phải chỉn chu. Chẳng hạn như ngày mùng 1 và ngày rằm hàng tháng, lễ tết, đám giỗ,… Thông thường sẽ tiến hành thắp nhang khấn vái vào các khung giờ sau:
– Giờ Sửu (1h – 3h) hoặc Mùi (13h – 15h): giờ rất tốt lành, buôn may bán đắt, mọi việc đều thuận lợi nên thích hợp làm mâm cúng cầu tài lộc.
– Giờ Mão (5h – 7h) hoặc Dậu (17h – 19h): khung giờ tốt vạn sự hanh thông, tài lộc khởi bước, gia đạo bình an.
– Giờ Thìn (7h – 9h) hoặc Tuất (19h – 21h): an khang thịnh vượng, tài lộc dồi dào, gia đình êm ấm, hạnh phúc.
Đối với những gia chủ có ý định xây hay sửa nhà thì rất cần làm mâm lễ khấn xin. Như đã nói Thổ Địa chính là vị thần chịu trách nhiệm trông coi mảnh đất. Khi tiến hành những công trình động đến long mạch thì cần phải được sự cho phép. Ngoài ra đây còn là biện pháp bảo hiểm để gia chủ cầu khấn thần linh phù hộ cho công trình hoàn thành thuận lợi.
III/ LỄ VẬT CÚNG THỔ ĐỊA CHUẨN TRUYỀN THỐNG NHẤT
1/ Mâm cúng Thổ Địa hàng ngày
Việc duy trì thờ cúng Thổ Địa thường xuyên sẽ giúp bàn thờ linh thiêng hơn. Mọi mong ước của gia chủ sẽ được thần linh phù trợ dễ dàng đạt được. Đặc biệt là đối với những gia chủ kinh doanh, buôn bán sẽ nhận được sự may mắn về tài lộc.
Đối với việc cúng bái hàng ngày không cần thực hiện quá cầu kỳ. Gia chủ có thể tham khảo những lễ vật trưng trên bàn thờ như sau:
– Hoa tươi mang màu sắc tươi sáng như hoa cúc, cát tường, đồng tiền, hướng dương,…. Không nên trưng hoa giả hoặc hoa héo, bị dập úng lên bàn thờ. Điều này được cho rằng là sự bất kính đối với bề trên. Không những không được phù hộ mà có thể còn bị quở trách.
– Hoa quả có thể chuẩn bị 1 hay nhiều loại quả khác nhau. Có điều kiện hơn thì chuẩn bị theo 5 màu sắc khác nhau.
– Nước lọc được đựng trong 5 kỷ thờ, cần thay nước hàng ngày và không nên rót quá tràn đầy.
– Thêm 1 ly cà phê và điếu thuốc lá để cúng Thổ Địa. Đây được cho là vật phẩm yêu thích của vị thần này. Ngoài ra gia chủ còn có thể cúng thêm bánh kẹo, nước ngọt,…
2/ Mâm cúng ông Địa mùng 1, rằm 15
Việc cúng Thổ Địa – Thần Tài hàng ngày là điều tốt nhưng không phải ai cũng có thời gian thực hiện. Nhiều gia chủ lựa chọn cúng vào đầu tháng và giữa tháng với phần lễ thịnh soạn hơn. Điều này cũng không quá ảnh hưởng đến việc cầu khấn và nhận được sự phù hộ độ trì.
Mâm lễ tươm tất cho gia chủ tham khảo chuẩn bị theo như sau: hoa tươi, trái cây, trà rượu, trầu cau gồm 1 lá trầu và 1 quả cau, thịt luộc hoặc chu đáo hơn thì nguyên bộ tam sên.
Đối với một số địa phương sẽ có văn hóa dâng thêm mâm cơm nhà để góp phần thịnh soạn cho bàn cúng. Trong đó sẽ có những món đặc trưng như thịt kho hột vịt, nem rán, chả giò, dưa giá củ kiệu,…. Tùy theo điều kiện và quan niệm của mỗi người mà chuẩn bị mâm cúng đa dạng và phong phú.
3/ Mâm cúng mùng 10 tết đầu năm
Có thể nói ngày mùng 10 tết đầu năm chính là ngày mà các gia đình cúng Thổ Địa – Thần Tài thịnh soạn nhất. Từ xưa ông bà ta đã xem đây là ngày tốt phù hợp cho việc cúng bái để mang đến tài lộc và bình an cho gia chủ. Ngày này còn được xem là ngày của sự khởi đầu, khai trương và đặt mục tiêu cho một năm lao động mới. Vì thế hầu hết người dân Việt sẽ bày trí các lễ vật tươm tất để thực hiện nghi thức khấn xin.
Trong mâm lễ truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ thì sẽ gồm có những món lễ sau:
– Xôi chè: Chuẩn bị các đĩa xôi gấc mang màu sắc tươi thắm thể hiện vận đỏ và thịnh vượng. Gia chủ nam chọn cúng chè đậu và gia chủ nữ cúng chè trôi nước. Xôi chè chính là món lễ quan trọng gắn liền với văn hóa nông nghiệp lúa nước của người Việt. Món lễ này không chỉ xuất hiện trong cúng Thổ Địa mà còn có các lễ cúng tâm linh khác.
– Món mặn: Sẽ gồm các món như gà luộc hoặc vịt luộc, heo quay, cá lóc nướng,…. Không có minh chứng nào chỉ ra các món lễ này bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ. Gia chủ nên dựa vào điều kiện của mình để chọn ra lễ vật phù hợp.
– Nhang đèn, trà rượu, gạo muối
– Hoa tươi, trái cây ngũ quả và trầu cau
– Bộ tam sên gồm thịt luộc, trứng luộc và tôm hoặc cua luộc
– Bộ giấy tiền vàng cúng Thổ Địa
IV/ HƯỚNG DẪN THẮP NHANG CÚNG THỔ ĐỊA
Dù bất kỳ lễ cúng tâm linh nào cũng yêu cầu phải thực hiện đúng và đủ quy trình. Đối với tục lễ cúng Thổ Địa cũng vậy, không chỉ chú trọng đến lễ vật mà quy tắc thắp nhang cũng phải chính xác. Vậy thắp nhang như thế nào cho đúng?
Theo đó số lượng nhang thường được cắm lên bàn thờ phải là số lẻ như 1, 3, 5, 7 và 9. Nhưng đối với cúng Thổ Địa thì gia chủ chỉ cần thắp 1, 3 hoặc 5 nén nhang.
Khi cúng bái hàng ngày hoặc khấn xin điều gì đó thì gia chủ chọn thắp 1 hoặc 3 nén nhang để thần linh chứng giám. Vào các ngày mùng 1, ngày rằm và lễ tết thì cắm 5 nén nhang. Và được cắm theo hình chữ thập mang ngụ ý tụ khí và may mắn.
V/ CÁCH LẬP BÀN THỜ CÚNG THỔ ĐỊA NHƯ THẾ NÀO?
Bàn thờ là nơi thiêng liêng nên phải đặt ở nơi trang trọng, sạch sẽ. Để thần linh hiển linh ban phước cho gia chủ thì bàn thờ phải được bày trí đúng cách. Dưới đây là các bước hướng dẫn lập bàn thờ chuẩn truyền thống.
– Bước 1: Đặt tượng ông Thần Tài bên trái, ông Thổ Địa bên phải và ở giữa có thể đặt bài vị. Hướng từ phía ngoài vào trong.
– Bước 2: Đặt bát nhang ở giữa, đèn sáp ở 2 bên góc bàn thờ
– Bước 3: Đặt 3 cốc nước và 2 cốc rượu ở ngoài bát nhang (theo hướng từ trong ra ngoài)
– Bước 4: Đặt bình hoa bên tay phải phía đặt tượng Thổ Địa, phía trên là trầu cau
– Bước 5: Đặt mâm ngũ quả bên tay trái (5 loại trái cây khác nhau)
– Bước 6: Đặt mâm cỗ cúng thần tài phía trước bàn thờ và bộ giấy tiền vàng mã
VI/ KIÊNG KỴ CẦN LƯU Ý KHI CÚNG THỔ ĐỊA
Để quá trình lễ cúng diễn ra trọn vẹn và ý nghĩa thì yêu cầu thực hiện đúng ở tất cả các giai đoạn. Và khi thực hiện nghi thức cúng gia chủ phải thuộc lòng các nguyên tắc sau:
– Thứ nhất, tránh đặt hướng bàn thờ về hướng Tây Nam. Theo quan niệm dân gian hướng này không mang lại may mắn và rất tối kỵ trong việc chọn hướng đặt bàn thờ. Thêm vào đó, cũng tránh đặt bàn thờ cúng Thổ Địa vào ngay lối đi hoặc ngay cửa của nhà vệ sinh.
– Thứ hai, hoa cúng phải là hoa tươi, hoa càng thơm càng tốt để điềm lành được lan tỏa khắp nhà. Thay hoa quả tươi ngay khi chúng có dấu hiệu héo úa để tránh ảnh hưởng đến tài lộc xin được.
– Thứ ba, sau khi cúng xong thì gạo muối nên để vào trong hũ và để trong nhà. Không được đổ đi vì điều này giống như tài lộc gia chủ xin được bị đưa đi ra ngoài. Khi tưới rượu thì gia chủ nên đứng trước cửa và tưới rượu ngược vào trong nhà.
– Thứ tư, khi đọc văn khấn gia chủ cần thành tâm. Đọc to, rõ ràng để chư vị thần linh có thể nghe rõ ràng lời khẩn cầu của gia chủ.
VII/ VĂN KHẤN CÚNG THỔ ĐỊA – THẦN TÀI HÀNG NGÀY
Nam mô a di Đà Phật! (đọc x3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư vị Phật, Chư Phật mười phương.
Con lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Con kính lạy Thần Tài tiền vị.
Kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là:…………………………Tuổi:…………………..
Ngụ tại…………………………………………………………..
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………………(âm lịch).
Tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị và chư vị tôn Thần.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Cẩn cáo!
Nam mô a di Đà Phật! (đọc x3 lần)
VIII/ GIÁ BÁN TRỌN GÓI MÂM CÚNG THỔ ĐỊA TẠI XÔI CHÈ CÔ HOA
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Website: https://xoichecohoa.com
– Hotline: 0342216392
– Cơ sở sản xuất: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM
Showing all 2 results
- Mua ngay
-
Cúng thổ địaMua ngay
Mâm đồ cúng Thổ Địa đặc biệt có heo quay
Original price was: ₫ 3.018.000.₫ 2.890.000Current price is: ₫ 2.890.000. Add to cart