CÚNG TỔ NGHỀ
Mỗi ngành nghề tại Việt Nam đều có vị tổ sư hay tổ nghề phù trợ. Cúng tổ nghề là nghi thức tâm linh thể hiện nhiều ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. Vậy cúng tổ nghề vào ngày nào? Cách chuẩn bị đồ lễ như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về lễ cúng này nhé.
I/ NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA NGHI THỨC CÚNG TỔ NGHỀ
Cúng tổ nghề chính là lễ cúng Đức Thánh Tổ hay Tổ Sư, họ là những người sáng lập, truyền bá nghề nghiệp cho người đời. Tục lễ diễn ra nhằm tưởng nhớ những công ơn mà vị Tổ Sư đã truyền dạy nghề nghiệp. Đồng thời còn là dịp để cầu mong Tổ Sư phù hộ độ trì cho công việc được thuận lợi và may mắn.
Các nghề đều có vị Tổ Sư riêng và có thể có nhiều vị Tổ Sư trong cùng một nghề. Chẳng hạn như: nghề sân khấu điện ảnh có Tam vị Thánh Tổ và mỗi thời điểm sẽ có vị tổ khác như: Cao Văn Lầu, Đào Tấn, Phạm Thị Trân,…
Bên cạnh đó thì cũng có người là Tổ Sư của nhiều nghề như Trần Ứng Long. Ông là người sáng tạo ra nghề đan thuyền thúng, thuyền nan và là ông tổ nghề sơn. Ngoài ra thì cùng một nghề nhưng mỗi vùng miền lại có ông tổ khác nhau.
Nói tóm lại ngày cúng tổ còn gọi là ngày giỗ tổ nghề. Đây là ngày mọi người làm chung nghề với nhau tề tựu lại. Bày tỏ lòng thành kính và khấn xin vị Tổ Sư phù hộ để buôn may bán đắt, gặp dữ hóa lành và khách gần đưa tới khách xa đưa về.
II/ CÁC NGÀNH CÚNG TỔ NGHỀ VÀO THỜI GIAN NÀO?
Thời gian tổ chức lễ cúng tổ nghề sẽ được mọi người ấn định vào một ngày nhất định. Mỗi nghề sẽ có ngày tổ chức khác nhau. Thông thường mọi người sẽ chọn ngày kỵ nhật (ngày giỗ chính) để làm ngày cúng giỗ hàng năm.
1/ Cúng tổ nghề xây dựng
Nói về ngành xây dựng sẽ bao gồm nghề thợ mộc, thợ xây và thợ cơ khí. Ông tổ của nghề xây dựng theo tương truyền chính là Lỗ Ban. Ông là người Trung Quốc và là người thợ mộc giỏi nhất nước Lỗ vào thời lục quân. Ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều bí quyết về thiết kế nhà cửa. Vật dụng trong phép đo đạc mà ai cũng biết và áp dụng chính là thước Lỗ Ban.
Hàng năm cứ vào ngày 13 tháng 06 hoặc 13 tháng 12 âm lịch thì người ta sẽ làm lễ cúng tổ nghề này. Các chủ đầu tư, kinh doanh liên quan đến ngày xây dựng sẽ chuẩn bị mâm lễ thịnh soạn. Tiến hành nghi thức cúng bái trang trọng để mong công trình xây dựng được thuận lợi và bình an.
2/ Cúng tổ nghề kinh doanh, buôn bán
Theo sự tương truyền qua nhiều thế hệ thì Chử Đổng Tử chính là thương nhân đầu tiên ở nước ta. Người ta tin rằng để buôn may bán đắt thì khi đi ngang qua miếu thờ Chử Đổng Tử phải thành tâm khấn vái.
Thời gian tổ chức ngày giỗ cúng tổ nghề buôn bán là vào ngày mùng 10 đến 15 tháng 03 âm lịch hàng năm. Trong những ngày này các chủ kinh doanh sẽ lựa ra một ngày phù hợp để chuẩn bị mâm cúng tạ ơn.
3/ Cúng tổ nghề thợ tóc
Theo tài liệu ghi chép thì tổ sư của nghề tóc chính là ông Nguyễn Quyến (1886 – 1941). Ông sống trong thời phong trào Duy Tân – Đông Kinh Nghĩa Thục và đã tham gia rất nhiều phong trào chống giặc. Trong những năm kháng chiến ông đã đóng góp đưa nghề tóc trở nên phổ biến và phát triển.
Tuy nhiên có một số ý kiến đưa ra nghề tóc đã xuất hiện từ lâu đời. Được cho là xuất hiện dưới thời các vua Hùng, thời Lý. Nhưng cũng có ý kiến đưa ra quan điểm là xuất phát từ thời Pháp thuộc (1885 – 1945). Giai đoạn này ông tổ nghề tóc đã học các kỹ thuật làm tóc từ Pháp để cắt tóc cho những phu nhân, bà đằm thời bấy giờ.
Hiện nay chưa có minh chứng rõ ràng từ các quan điểm trên nên ông tổ nghề tóc chưa được xác định cụ thể là ai. Tuy vậy thì lễ cúng vẫn diễn ra hàng năm vào ngày 15 và ngày 16 tháng 03 âm lịch.
4/ Cúng tổ nghề sân khấu
Khi cúng tổ nghề cho ngành sân khấu thì sẽ nhắc đến chung 3 vị Thánh Tổ là: Tiên Sư, Tổ Sư và Thánh Sư.
– Tiên Sư là người khai sáng ra nghề sân khấu
– Tổ Sư là người nối tiếp và lưu truyền nghề
– Thánh Sư là người soạn tuồng
Nghề sân khấu được chia thành nhiều lĩnh vực khác nhau và mỗi lĩnh vực lại có một Tổ Sư riêng. Một số vị Tổ Sư tiêu biểu là:
– Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương
– Tổ nghề hát tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn
– Tổ nghề hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh
– Tổ nghề kịch nói: Vũ Đình Long
– Tổ nghề hát chèo: Phạm Thị Trân
– Tổ nghề ca trù: Đinh Dự
– Tổ nghề cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)
– Tổ nghề trò xuân phả: Dương Thị Nguyệt
Dù là lĩnh vực nào thì ngày cúng giỗ chung cho sân khấu đều là ngày 12/8 âm lịch hàng năm. Các nghệ sĩ sẽ tụ họp tại nhà thờ tổ để cùng nhau tưởng nhớ và dâng lễ cho Tổ Sư.
5/ Cúng tổ nghề may
Nghề may chính là một trong những ngành nghề truyền thống lâu đời của người Việt. Nó xuất hiện khi con người biết trồng dâu nuôi tằm. Theo lịch sử ghi lại thì Tổ Sư của nghề này chính là bà Nguyễn Thị Sen – Ca Ông Hoàng Hậu, vợ vua Đinh tiên Hoàng thời nhà Đinh. Bà sinh ra và lớn lên tại làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, trấn Sơn Tây, Hà Nội.
Bà rất giỏi trong việc trồng dâu, dệt vải, thêu thùa nên cùng các cung phi tạo ra những trang phục vừa trang trọng vừa tiện lợi. Khi rời cung bà đã truyền thụ cho người dân tay nghề may vá và từ đó nghề này phát triển, tiếp nối đến hiện tại. Ngày mất của bà rơi vào ngày 12 tháng Chạp âm lịch nên người dân dùng ngày này để làm ngày giỗ tổ nghề để tưởng nhớ công ơn của bà.
6/ Các ngành nghề khác
Bên cạnh một số nghề tiêu biểu thì đời sống người Việt còn rất nhiều ngành nghề đa dạng. Dưới đây là danh sách liệt kê thời gian cúng tổ nghề của một phần nghề nghiệp.
– Cúng tổ ngành y là ngày 15 tháng 01 âm lịch
– Cúng tổ ngành kế toán là ngày 10 tháng 11 dương lịch
– Cúng tổ nghề làm bánh ngày 18 tháng 05 âm lịch
– Cúng tổ cho sửa xe là ngày 12 tháng 12 âm lịch
– Cúng giỗ cho nghề trang điểm là ngày 12 tháng 08 âm lịch
III/ MÂM CÚNG TỔ NGHỀ CẦN CHUẨN BỊ LỄ VẬT GÌ?
Để lễ cúng diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn thì không thể thiếu các lễ vật dâng cúng. Mỗi ngành nghề và mỗi văn hóa vùng miền sẽ có phương thức chuẩn bị khác nhau. Tuy vậy thì có một số lễ vật có thể áp dụng cúng tổ nghề cho các ngành là:
– Bộ xôi chè 05 hoặc 09 phần (lưu ý gia chủ nam cúng chè đậu, nữ cúng chè trôi nước)
– Hoa tươi (chuẩn bị các loại hoa có màu sắc tươi tắn và ý nghĩa tốt đẹp)
– Trái cây (thường sẽ gồm 5 màu sắc với các loại quả khác nhau)
– Gà luộc và cháo gỏi (một số nơi sẽ có quan niệm cúng vịt thay gà)
– Bộ trầu cau (món lễ truyền thống gắn liền với văn hóa không thể bỏ qua)
– Heo quay bánh hỏi (có thể chuẩn bị heo miếng hoặc heo nguyên con tùy theo điều kiện của gia chủ)
– Bộ giấy tiền vàng cúng tổ nghề
Ngoài ra mâm cúng không thể thiếu ly, chén, muỗng, đũa, nhang đèn, trà rượu và gạo muối. Gia chủ nên chuẩn bị đầy đủ để lễ cúng được hoàn thành tốt đẹp và đúng với ý nghĩa của nó.
IV/ TRỌN GÓI MÂM CÚNG TỔ NGHỀ GIÁ BAO NHIÊU?
V/ HƯỚNG DẪN CÁCH LẬP BÀN THỜ TỔ NGHỀ
Bàn thờ được lập chính xác hay không sẽ làm ảnh hưởng đến cả quá trình thờ cúng và dâng lễ. Việc lập bàn thờ liên quan đến vấn đề phong thủy và sự thuận lợi của gia chủ nên rất được quan tâm.
Mỗi vùng miền sẽ có tín ngưỡng thờ cúng khác nhau. Nhìn chung sẽ có một số lưu ý cần biết để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ.
– Trước khi lập bàn thờ thì phải nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia phong thủy. Họ sẽ giúp gia chủ tìm được vị trí và phương hướng phù hợp để tăng vượng khí và công việc thuận lợi hơn.
– Hạn chế đặt bàn thờ ngay cửa chính ra vào hoặc dưới cửa sổ. Các vị trí này khá ồn ào gây ảnh hưởng đến đấng bề trên. Tốt nhất là đặt bàn thờ cúng tổ nghề ở nơi yên tĩnh, trang nghiêm và ít người để tránh bề trên quở trách làm mất đi sự may mắn.
– Để thu hút tài lộc thì gia chủ nên đặt cây xanh cạnh bàn thờ. Vật trang trí này sẽ giúp không gian thờ cúng trong lành, có sinh khí và thoáng mát hơn.
– Thường xuyên thắp hương và lau dọn bàn thờ để không làm bàn thờ lạnh lẽo. Đấng bề trên được thờ phụng tốt sẽ phù hộ độ trì cho gia chủ.
VI/ QUY TRÌNH TIẾN HÀNH NGHI THỨC CÚNG TỔ NGHỀ
Cũng giống như các lễ cúng tâm linh khác thì cúng tổ nghề cũng thực hiện theo quy trình rõ ràng. Cần thống nhất cử người đại diện đứng ra thực hiện trước khi bắt đầu nghi thức. Người đại diện và những người tham gia ăn mặc lịch sự, gọn gàng với thái độ nghiêm trang. Lễ vật được chuẩn bị đầy đủ, bày biện lên bàn cúng và tiến hành theo các bước sau:
– Bước 1: Thắp nến hoặc đèn cầy và rót rượu vào ly, có thể rót 1, 3 hoặc 5 ly
– Bước 2: Thắp nhang 1, 3 hoặc 5 cây để khấn vái và cắm nhang vào bát lư hương
– Bước 3: Đọc bài văn khấn tổ nghề được chuẩn bị sẵn. Khi khấn hết mỗi đoạn thì cúi người lạy 1 lần
– Bước 4: Sau khi hoàn thành khấn vái thì chờ nhang tàn hết. Khấn tạ xin được hạ lễ và đi hóa vàng mã
– Bước 5: Rải rượu, muối, gạo xung quanh và kết thúc nghi thức cúng.
Gia chủ nên thuộc nằm lòng các quy tắc trên để lễ cúng diễn ra suôn sẻ. Và để chuẩn bị mâm cúng đầy đủ, chính xác và nhanh chóng hãy liên hệ dịch vụ đồ cúng tâm linh Xôi chè cô Hoa. Đơn vị giàu kinh nghiệm và uy tín trong ngành dịch vụ cung cấp đồ cúng tâm linh.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
– Website: https://xoichecohoa.com
– Hotline: 0342216392
– Cơ sở sản xuất: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM
Showing all 6 results
-
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Bàn cúng tổ nghề phát triển trường tồn
Original price was: ₫ 1.722.000.₫ 1.650.000Current price is: ₫ 1.650.000. Add to cart -
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Bàn lễ tổ nghề bộ 05 có heo nguyên con
Original price was: ₫ 3.335.000.₫ 3.250.000Current price is: ₫ 3.250.000. Add to cart -
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Lễ vật cúng tổ nghề mẫu mâm số 12 đặc biệt
Original price was: ₫ 3.675.000.₫ 3.480.000Current price is: ₫ 3.480.000. Add to cart -
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Mâm cúng tổ nghề thịnh soạn với mẫu số 12
Original price was: ₫ 1.870.000.₫ 1.780.000Current price is: ₫ 1.780.000. Add to cart -
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Mâm lễ cúng tổ nghề theo chuẩn phong tục
Original price was: ₫ 1.530.000.₫ 1.500.000Current price is: ₫ 1.500.000. Add to cart -
CÚNG TỔ NGHỀMua ngay
Mâm tổ nghề đặc biệt có heo bộ lễ 09
Original price was: ₫ 3.527.000.₫ 3.390.000Current price is: ₫ 3.390.000. Add to cart