Chuẩn bị đồ cúng động thổ là việc làm không thể thiếu cho mỗi gia chủ trước khi bắt đầu động thổ một công trình nào đó. Mỗi nơi, mỗi vùng miền thì đồ cúng khác nhau đôi chút nhưng căn bản không thể thiếu được những nguyên liệu chủ chốt. Bài viết này đề cập đến những thứ mà gia chủ cần chuẩn bị để làm cho buồi lễ động thổ không có sai lầm gì.
=> CLICK XEM THÔNG TIN TẤT CẢ LỄ VẬT = CÚNG ĐỘNG THỔ
Chuẩn bị đồ cúng động thổ cần những nguyên liệu nào?
Theo những danh sách chuẩn bị đồ cúng cần có, các gia chủ sẽ theo quan niệm từng nơi để chuẩn bị mâm đồ cúng. Đây là công việc khá quan trọng nên gia chủ nên quan tâm đến đồ cúng mình cần chuẩn bị, bởi vì nó thể hiện lòng thành mình với công thần thổ địa ở nơi đó. Không hẳn đồ cúng phải quá đặc sắc hay cầu kỳ mà chỉ cần chuẩn bị căn bản những đồ sau đây.
Hình ảnh một mâm đồ cúng trước giờ thi công.
Những nguyên liệu cần chuẩn bị:
Mỗi thứ một món: con gà, đĩa xôi, đĩa muối, bát nước, bát gạo, gói thuốc, lạng chè, bộ đồ thần linh màu đỏ kèm cây kiếm trắng, đĩa ngủ quả, đinh vàng hoa, lư hương và đèn cầy ( đèn cầy có thể nhiều hơn 1 cây ). Đây có thể coi là đồ mặn, những đồ nhất thiết không thể thiếu. Quan niệm trần sao âm vậy đã làm cho phong tục cúng đồ mặn này trở nên thiêng liêng hơn bao giờ hết.
Ngoài đồ mặn căn bản còn có nửa lít rượu trắng, 3 hũ nhỏ để đựng muối gạo và nước. Trầu cau mỗi thứ 5 loại, 5 oản đỏ và 5 lễ tiền vàng cùng với 9 bông hồng đỏ- một vật không thể thiếu được.
Những nguyên liêu trên đều bắt nguồn từ xa xưa ông cha ta để lại, xuất phát từ dân dã không cao sang, rất dễ kiếm tìm phù hợp với mọi người. Không gò bó bắt buộc phải linh đình sang trọng, mà là tùy tâm chuẩn bị. Gia đình có hoàn cảnh như thế nào thì chuẩn bị đồ như thế đó. Đồng thời quan niệm về phong thần thổ địa không có kén chọn gia chủ, không vì gia chủ hoàn cảnh như thế đều tất tâm phù trợ đảm bảo bình an cho thổ nhưỡng tại đó.
Nếu gia chủ có điều kiện có thể bổ sung thêm nhiều đồ mặn gồm gà quay, lợn quay, rượu nước gạo nhang và đèn. Sinh ý từ tâm, tất cả đều hi vọng mình có một buổi lễ động thổ thuận lợi, sau này cất nhà cửa hay công trình đều mang lại may mắn cho từng người sống trong đó cùng với mâm đồ cúng động thổ đầy đủ.
Quy trình động thổ sau khi chuẩn bị đồ cúng động thổ
Hình ảnh đồ động thổ được chuẩn bị đầy đủ .
Bước 1: Chọn ngày lành tháng tốt, ngày gia chủ định động thổ
Hầu hết người Việt Nam sẽ tự tìm thầy phong thủy hoặc thầy bói để xem mệnh, cung, tuổi, xem ý định những oan hồn để đưa ra ngày nào hợp nhất, phù hợp nhất cho gia chủ mình. Họ tin rằng, may mắn đến với mình không phải điều hiển nhiên mà do tu tâm tích đức làm việc thiện mà ra. Mỗi nơi đều có những linh hồn tồn tại , xong xong đó thì có những phong thần thổ địa hay những thần linh cũng đều có, do vậy, sự kính trọng những vị thần sẽ mang lại sự may mắn cho họ. Việc lựa chọn ngày cũng vậy, đem lại sự phù hợp nhất về thời gian cũng như đúng đủ kịp thời những mong muốn mà phong thần thổ địa tại thổ cư đó.
>>> Cilck xem hot: ĐỒ CÚNG ĐỘNG THỔ
Hay rất nhiều nơi hiện tại Việt Nam đều thuê riêng một thầy phong thủy cùng làm lễ với mình để tranh sự sai sót không hề muốn. Đồng thời đảm bảo việc chuẩn bị đồ lễ đúng đủ, cách thức tiến hành lễ bái theo đúng phong tục tập quán.
Bước 2: Lấy những đồ cúng đã chuẩn bị ra
Ngươi ta thường đặt mâm đồ cúng trên một bàn và để ngoài trời ( trong nhà nếu đó là lễ động thổ sửa chữa công trình ) và theo hướng gia chủ hơp mệnh. Ví dụ gia chủ hợp hướng nam thì bàn đồ cúng động thổ sẽ hướng theo hướng đó phù hợp gia chủ khi hành lễ. Hướng nhà hay hướng của công trình thì đếu là hướng mà mặt tiền hướng ra, là cửa chính theo quan niệm dân gian thì đó là hướng tiền, điều mà mọi gia chủ hướng tới.
Hình ảnh cúng bài trước giờ lễ khởi công với mâm đồ cúng động thổ.
Thêm vào đó, khi lễ động thổ là để đào móng nhà, xưởng, mặt bằng thì hãy chọn trung tâm ngay chính diện để đặt bàn mâm cúng ở trên. Đây căn bản coi như là một yêu cầu tất thảy, gia chủ đừng lo lắng, hầu hết các việc này sẽ đều được hướng dẫn cẩn thận và tỉ mỉ dưới sự chỉ đạo của thầy phong thủy.
Bước 3: Tiến hành cúng lễ
Nếu gia chủ có tuổi cấm kị trong xây dựng thì hãy mượn người hay còn gọi là người mượn tuổi thay gia chu chủ tiến hành lễ động thổ. Nếu không, thì gia chủ chuẩn bị quần áo chỉnh tề, thắp nhang hương vái bốn phương tám hướng sau đó hướng vào mâm lễ đồ cúng động thổ khấn bái, thường sẽ theo một bài văn khấn mà gia chủ đã chuẩn bị từ trước đó. Sau khi cúng xong hóa giấy tiền vàng bạc rồi rải muối dạo rượu nước ngay tại thổ đó. Cuối cùng tự tay mình cuốc một cái để hoàn thành lễ động thổ.
Như đã đề cập, nếu gia chủ không hợp tuổi thì người mượn tuổi sẽ làm hết các nghi thức trên khi động thổ.
Lưu ý: 3 hũ muối- gạo- nước thì phải cất kỹ say khi nhập trạch thì hãy mang vào bếp để trên bàn thờ ông Công, ông Táo. Đó là những điều gia chủ cần lưu ý khi làm lễ động thổ.