lễ cúng mụ 7 ngày cho bé trai và lễ cúng 9 ngày cho bé gái là nét văn hóa rất đáng quý của người dân Việt Nam nói chung. Riêng trong hôm nay thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về lễ cúng mụ 7 ngày dành cho các bé trai, xem cần phải chuẩn bị những lễ vật bì và cách đọc văn khấn ra sau cho đúng nhé.
Lễ cúng đầy cữ là gì?
Theo quan niệm cổ xưa thì nhũng đứa trẻ trên đời này được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn của mười hai bà mụ, vốn là các vị tiên nương đầu thai. Mười hai bà mụ trong sinh nở giáo dưỡng của dân gian lần lượt là:
- Mụ bà Trần Tứ Nương coi việc sinh đẻ (chú sinh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén (chú thai);
- Mụ bà Lâm Cửu Nương coi việc thụ thai (thủ thai);
- Mụ bà Lưu Thất Nương coi việc nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé (chú nam nữ);
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai (an thai);
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ (chuyển sinh);
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy (hộ sản);
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ (dưỡng sinh);
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống);
- Mụ bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử);
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ (bảo tử);
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ (giám sinh).
Mỗi bà mụ có nhiệm vụ nhào nặn một bộ phận của trẻ, trẻ có xinh xắn hoặc khỏe mạnh hay không đều là công ơn của các bà. Vì vậy mà các buổi lễ cúng mụ nói chung hay cúng mụ đầy cữ nói riêng chính là những lời cảm tạ sâu sắc tới công ơn sinh dưỡng của mười hai bà.
Mỗi dịp cúng mụ đều mang trong mình một ý nghĩa riêng. Nếu như cúng đầy tháng là dịp xin phép đặt tên cho trẻ, cúng thôi nôi là cột mốc trưởng thành đầu tiên trong đời của các em thì cúng đầy cữ lại là lời cầu mong các bà mụ sẽ phù hộ cho trẻ mau biết ăn, biết nói, biết lật bò, biêt đi đứng… Lễ cúng mụ 7 ngày là nghi thức dành riêng cho bé trai còn 9 ngày là thời điểm tổ chức lễ cho bé gái. Sở dĩ có khác biệt như vậy vì ông cha ta quan niệm rằng con trai phải đi trước để dẫn đầu còn con gái phải biết nhún nhường để nhà cửa yên ấm. Lễ vật dành cho hai giới nam, nữ cũng vì vậy mà cũng có đôi chút khác biệt.
Lễ vật dành cho lễ cúng mụ 7 ngày
- Xôi gấc: gia đình sẽ chuẩn bị 7 nắm xôi cho bé trai (chuẩn bị 9 nắm nếu là bé gái). Có thể thay thế xôi gấc bằng loại xôi khác tùy từng vùng.
- Cua bể: 7 con cho bé trai (9 con cho bé gái). Có thể thay cua thường nếu không có cua bể.
- Trứng gá luộc nhuộm đỏ: 7 quả cho bé trai (9 quả nếu là bé gái)
- Hoa quả và bình hoa tươi.
- Các loại trầu cau, giấy tờ vàng mã, vv…
Những món lễ vật này phải được kê lên mâm, sắp xếp theo quy tắc “Đông bình tây quả”. Như thế có nghĩa là xếp bình hoa về hướng đông của bàn thờ còn các món còn lại để ở hướng tây. Thường thì những món lễ vật đơn như trầu cau, hoa quả… sẽ được sắp vào giữa mâm, các lễ vật còn lại nhu xôi, cua bể được xếp xen kẽ hoặc đối xứng xung quanh. Các món ăn phải được bày biện hài hòa, đẹp mắt, càng hài hòa thì buổi lễ sẽ càng nhận được nhiều may mắn.
Cách đọc văn khấn và cho lễ cúng mụ 7 ngày
Sau khi đã bày biện mâm lễ xong xuôi thì gia đình sẽ cử ra một đại diện để thắp hương và đọc một bài văn khấn. Bài văn khấn này là một đoạn văn nói lên lời cầu xin của gia đình dâng lên mười hai bà mụ. Bài văn khấn này có thể tùy vào từng vùng miền mà khác nhau một chút ở lời văn hay từ ngữ…
Sau khi đọc xong bài văn khấn thì người đọc sẽ vái 3 tuần hương rồi làm lễ tạ. Sau khi hương tàn thì gia đình có thể thụ hưởng đồ lễ.
Trên đây là ý nghĩa cũng như một số khác biệt của lễ cúng mụ 7 ngày của bé trai so với lễ cúng 9 ngày cho bé gái. Lễ cúng đầy cữ ngoài ý nghĩa tâm linh thì còn là dịp để người lớn cùng thể hiện tình yêu với các bé, mong cho bé mau lớn và mau nên người.