Không chỉ xây nhà dựng cửa cần cúng lễ động thổ mà ngay khi sửa nhà cũng cần làm lễ cúng. Đó là nguyên tắc trong xây dựng. Bất kể ai khi tìm hiểu phong thủy đều hiểu ý nghĩa lễ cúng mang lại. Lẽ cúng mang lại gia chủ nhiều hơn lợi ích vật chất. Không những giúp gia chủ ăn lên làm ra mà còn mang lại may mắn. Mọi điều chỉ đơn giản trong một nghi lễ.
SỬA NHÀ GIA CHỦ CÓ NÊN LÀM LỄ ĐỘNG THỔ?
Trong xây dựng khi nào cần làm lễ động thổ.
Nó không chỉ bao gồm việc đặt móng xây dựng nhà cửa mà còn bao hàm nhiều việc khác nữa trong lĩnh vực xây dựng. Sửa nhà là một trong lĩnh vực đó. Rất nhiều hộ gia đình đã ít nhất một lần phân vân có lên làm lễ cúng hay không?. Thực ra, việc cúng kiếng này có hay không có vẫn được. Nhưng ảnh hưởng đến vận hạn sau này thì sẽ không nói được rằng tốt hay xấu.
Gia chủ nên hay không nên là lễ động thổ sửa nhà?
Nếu gia chủ nghĩ rằng việc làm lễ động thổ chỉ cần làm khi động thổ thôi. Còn khi mình đang sinh sống tại chính nhà mình, mình sửa nhà thì cần báo cáo cho ai bây giờ. Thì gia chủ xin hãy suy nghĩ lại. Thần Tài – Thổ Địa đã chông coi gia đình bạn đang ở, cũng như phù hộ bảo vệ gia đình bạn. Như vậy, có phải chăng cần một mâm lễ báo cáo việc sửa nhà cũng như xin phép trước một tiếng hay không.
Hình ảnh minh họa gia chủ sửa nhà sau lễ động thổ.
Phàm là làm những việc lớn trọng đại thì ông cha ta đều làm lễ động thổ. Sửa nhà, đổ móng, chuyển nhà,… đều được coi là những việc lớn liên quan trực tiếp cuộc sống gia chủ. Vậy nên, gia chủ hãy làm mâm lễ cúng trước khi tiến hành sửa nhà.
Chuẩn bị mâm cúng lễ động thổ và bài văn khấn.
Mâm cúng cần chuẩn bị.
Một bộ đồ tam sinh: Trứng luộc – gà/lợn quay – cá.
Đồ nếp: xôi gấc hoặc bánh trưng ( hay có thể thay bằng bánh ngọt ).
3 Hũ đựng: nước, rượu, gạo.
Một mâm ngủ quả. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị vàng, hương, hoa, trầu cau, giấy tiền. Việc chuẩn bị lễ không khác mấy so với lễ động thổ. Điều đó giúp gia chủ dễ dàng hon trong việc chuẩn bị.
Hình ảnh minh họa lên danh sách đồ cúng cho lễ động thổ sửa nhà.
Bài văn khấn cần chuẩn bị.
” – Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần )
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàn thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:……
Ngụ tại:…Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án. có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ…… là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.Tín chủ con lòng thành kính mời ngày Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.
Cúi xin các ngày nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện lòng tâm.
Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành , công việc chóng thành.”
NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM LỄ ĐỘNG THỔ SỬA NHÀ.
Mâm đồ cúng:
Đồ phải lựa chọn là đồ tươi ngon. Tuyệt đối không cúng đồ giả ( thường là hoa quả nhựa). Điều đó sẽ làm mất lòng thành mình với những thần linh.
Hình ảnh minh họa chú ý khi chuẩn bị mâm lễ động thổ.
Không được trả giá khi mua các đồ cúng. Vậy nên, gia chủ càn tìm địa chỉ mua bán trước để tránh trường hợp mua giá cao và việc trả giá.
Một điều quan trọng nữa, gia chủ cẩn trọng trong ngày lễ động thổ không có đồ đạc bị bể. Đặc biệt là gương và có thể là đồ sứ như ly, đĩa, chén dùng để cúng.
Văn khấn và nghi lễ thực hiện.
Bất kể gia chủ hoặc người khác thay gia củ thực hiện bài văn khấn phải ăn mặc chỉnh tề. Không nhuận thuận, không ăn mặc quần ngắn áo ba lỗ. Giầy dép cũng không ngoại lệ. Người thực hiện khấn đi giầy đàng hoàng không được đi chân đất.
Khi khấn phải thành tâm, không được có suy nghĩ bất cẩn. Lời đọc có thể nhẩm trong đầu hoặc nói ra. Nếu nói ra thì cần nói chậm, nói rõ, đều đặn và không được ngắt quãng. Đó là những yêu cầu để thực hiện lễ cúng động thổ.
>>> XEM THÊM: LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ
Lưu ý khác về sửa nhà.
Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải cần xin phép di dời đi một nơi không bụi bặm ( thường nhà sống thành phố). Một ít nhà ở nông thôn và không kinh doanh sẽ không có bàn thờ này thì bỏ qua.
Để hoàn thiện công việc sửa nhà. Bên cạnh chuẩn bị tốt lễ động thổ thì việc xây dựng tu sửa lại nhà cũng quan trọng. Hãy tìm hiểu đơn vị xây dựng nào uy tín, đảm bảo để làm nhà thầu. Hãy đảm bảo rằng: Tâm linh ổn thỏa, Nhà cửa đàng hoàng. Đảm bảo hai yếu tố đó, gia chủ sẽ có một ngôi nhà mới vừa đẹp vừa tốt.