Lưu trữ động thổ - Xôi Chè Cô Hoa 40 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

động thổ

Bài Khấn Cúng Động Thổ Mượn Tuổi Đổ Móng Đổ Mái Xây Nhà

Bài khấn cúng động thổ có cần thiết trong buổi lễ hay không? thiếu bài khấn có gây ảnh hưởng gì đến phong thủy hay không? Tuổi năm nay không hợp có thể xây dựng nhà cửa hay không? Mượn tuổi làm nhà cần những gì? Tất cả sẽ được giải đáp bài viết dưới đây. Gia chủ sẽ có được cái nhìn toàn điện nhất về kinh nghiệm mượn tuổi và cách khấn buổi lễ để đổ mái.

KHI NÀO CẦN BÀI KHẤN CÚNG ĐỘNG THỔ VÀ MƯỢN TUỔI NGƯỜI KHÁC ĐỂ ĐỔ MÓNG ĐỔ MÁI.

Quan niệm phong thủy từ xa xưa đã có tầm ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam. Từ việc xem ngày khởi hành, khai trương, xây nhà,… Đều chọn những ngày tốt, mà theo phong thủy thì mang lại những điều may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt, xây nhà thì càng không thể thiếu. Đây được coi là thói quen trong cách xây dựng. Không có quy định, hay pháp luật nào yêu cầu có điều đó. Đây chỉ là quan niệm và tin tưởng được truyền miệng từ đời này sang đời khác. Hy vọng có một ngôi nhà hợp phong thủy với tuổi gia chủ cúng như hướng nhà và thiết kế. Điều đó sẽ mang lại nhiều điều may mắn trong công việc và các mối quan hệ hằng ngày.

Hình ảnh minh họa quan niệm bài khấn cúng động thổ

Hình ảnh minh họa quan niệm bài khấn cúng động thổ.

>>> XEM THÊM: BÀI CÚNG LỄ ĐỘNG THỔ

Bài khấn cúng động thổ.

Khi nào thì xuất hiện nó? Hay khi nào thì cần nó? Hoặc bài khấn cúng động thổ này thực sự mang lại điều gì? Thực ra, bài khấn chỉ là một trong những cách thức diễn giải mon muốn của mình với người đã mất hoặc các vị Công Thần, Thổ Địa. Khi có công việc nào liên quan đến họ thì bài khấn sẽ xuất hiện như một công cụ đắc lực giúp gia chủ giải quyết bài toán về nghi lễ cúng. Đây là phần không thể thiếu đối với ai thực hiện các công trình xây dựng trên một mảnh đất bất kỳ. Bởi vì Công Thần Thổ Địa là người coi giữ mảnh đất đó.

Khi nào cần mượn tuổi.

Khi xây dựng mà mình không hợp tuổi để làm. Một câu trả lời ngắn gọn và xúc tích. Vậy mình không mượn tuổi và tự xây dựng được không? Câu trả lời là: Được nếu bạn chọn năm khác phù hợp; hoặc bất chấp năm nay không hợp vẫn tự mình làm không cần nhờ đến người hợp tuổi. Điều này thiết nghĩ nó thực sự không tốt lắm và tốn thời gian.

Không tốt lắm ở đây có thể hiểu là khi gia chủ không hợp tuổi mà cứ xây dựng sẽ có nguy cơ mang lại nhiều điều không may mắn trong trước và sau khi hoàn thiện ngôi nhà. Có thờ, có kiêng, có lành. Chúng ta không nên đánh cược vận may của mình trong một công việc trọng đại như đổ móng, đổ mái xây nhà làm gì. Bởi vì, bạn và những người thân thương yêu sống trong đó mà. Cho nên, hãy dành những quan tâm và chuẩn bị tốt cho việc mượn người hợp tuổi giúp đỡ và bài khấn cúng động thổ.

Hình ảnh minh họa chuẩn bị thật tốt bài khấn cúng động thổ

Hình ảnh minh họa chuẩn bị thật tốt bài khấn cúng động thổ.

Ngoài ra, nó tốn thời gian. Nếu năm nay bạn có thể xây dựng được thì tại sao còn đợi những năm sau mới có thể xây. Ai làm chủ buổi lễ không quan trọng bằng việc ngôi nhà đó là của chính mình. Thêm vào đó, ngôi nhà mang có thể mang lại nhiều vận may hơn nếu nhờ đúng người hợp tuổi.

=> XEM GIÁ BÁN CHI TIẾT = CÚNG ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG

KINH NGHIỆM MƯỢN TUỔI ĐỂ ĐỌC BÀI KHẤN CÚNG ĐỘNG THỔ TRONG NGÀY ĐỔ MÓNG ĐỔ MÁI.

Những yếu tố giúp mượn được người hợp tuổi phù hợp nhất.

Hãy ưu tiên người đó là người thân trong gia đình mình trước. Có thể con trai mình, bố mình, anh mình,…. Nếu không có ai thì chuyển sang dòng họ. Tìm những người có thể hợp để giúp gia chủ làm lễ. Nếu không tìm được ai người thân của mình phù hợp thì hãy chuyển sang năm khác để tiến hành đổ móng đổ mái.

nghi-le-cung-dat-dai

Hình ảnh minh họa người mượn tuổi đọc bài khấn cúng động thổ.

Nếu có nhiều hơn hai người hợp tuổi thì ưu tiên người nào tính tình thẳng thắn thoải mái, có sự nghiệp ổn định, vui vẻ hòa đồng. Đặc biệt nếu có người hợp tuổi mà người đó gia đình đã tan vỡ, tính tình keo kiệt, đang thất nghiệp,… Thì tuyệt đối đừng nhờ. Hãy tìm người khác hoặc để năm khác làm.

Hướng dẫn gia chủ và người hợp tuổi cùng nhau hợp tác tiến hành buổi lễ.

Trước khi làm lễ đổ móng nhà, gia chủ hãy làm giấy tờ tượng trưng mô tả việc bán đất và nhà này cho người hợp tuổi ( giấy tờ này không có giá trị pháp lý ). Việc bàn giao ngay trong buổi lễ. Người hợp tuổi sẽ tiến hành đọc bài khấn cúng động thổ thay gia chủ. Sau đó tự tay đào móng nhà một ít ( đây là việc làm tượng trưng cho yêu cầu buổi lễ ). Sau đó lần lượt đội công trình thi công sau khi khấn sẽ vào trực tiếp tiến hành đào móng và đổ móng.

Ngay cả đến khi đổ mái, người hợp tuổi vẫn sẽ thay gia chủ tiến hành buổi lễ và nghi thức đổ mái tượng trưng. Tất cả hai buổi lễ này, gia chủ nên lánh mặt và không nên xuất hiện ở công trường xây dựng.

Chỉ đến khi nhập trạch, người hợp tuổi sẽ bàn giao lại cho gia chủ. Với hình thức bán lại giấy tờ ban đầu trong buổi lễ nhập trạch này. Như vậy, gia chủ chính thức có ngôi nhà phù hợp phong thủy mong muốn.

Cách Xem Ngày Động Thổ Và Tính Giờ Tốt Trong Xây Dựng Sửa Chữa

Theo quan niệm tín ngưỡng của người Việt, xem ngày động thổ là công việc không thể thiếu đối với bất cứ ai muốn tiến hành sửa chữa, xây dựng,… Không phải cứ thuận và có thời gian rảnh là làm. Xây dựng, sửa chữa nhà cửa là việc ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của mọi người trong gia đình. Vậy nên, cần xem những ngày có thể tiến hành. Rồi trong những ngày đó ngày nào là ngày tốt, ngày xấu để chọn và tránh. Công việc gì cũng có khởi đầu, việc xem ngày nào tốt, xấu để động thổ là khởi đầu cho một cuộc sống mới bình an và sung túc.

TẠI SAO XEM NGÀY ĐỘNG THỔ VÀ TÍNH GIỜ PHẢI TỐT.

Có thể nhận thấy trong câu hỏi đã ẩn chứa câu trả lời. Làm việc to hay nhỏ đều cần làm tốt. Vậy xây xửa nhà đều là công to việc tốt thì càng phải làm tốt hơn đó. Làm tốt từ công việc chuẩn bị đến tiến hành và hoàn thiện. Mỗi công việc sẽ là viên gạch xếp lại một thứ, thứ đó gọi là ” thành công “. Không chỉ mang ý hoàn thành mà còn thỏa mãn mong muốn, ý nguyện của chủ nhà.

Hình ảnh minh họa xem ngày động thổ và chọn được giờ tốt để làm lễ động thổ.

Hình ảnh minh họa xem ngày động thổ và chọn được giờ tốt để làm lễ động thổ.

Vậy ngày giờ xấu tại sao chúng ta cần biết và tránh. Lý do đưa ra ở đây là sẽ có nhiều ngày trong một tháng tốt động thổ có thể xây sửa nhà cửa. Nhưng khi chọn ngày đó và kết hợp với nhiều yếu tố như: tuổi gia chủ, công việc trong tương lai ở ngày đó có bận không, thời tiết,…. Thì sẽ có ngày thỏa mãn, ngày không thỏa mãn. Những ngày không thỏa mãn đó sẽ được coi là ngày xấu. Và gia chủ chỉ còn lại một hay nhiều hơn 1 ngày giờ tốt ( rất hiếm ) để tiến hành tổ chức làm lễ động thổ khi xem ngày động thổ và giờ động thổ.

CÁCH XEM NGÀY ĐỘNG THỔ VÀ TÍNH GIỜ ĐỘNG THỔ TỐT.

Dưới đây chỉ là một cách Xoichecohoa.com giới thiệu đến các bạn đọc để tìm hiểu. Thực tế, có rất nhiều cách. Các bạn có thể tìm hiểu thêm để đưa ra lựa chọn tối ưu cho bản thân.

Cách xem ngày tốt động thổ.

(1) Trong tháng động thổ, tìm những ngày tốt hoàng đạo, tránh ngày hắc đạo.

(2) Những ngày tam hợp, lục hợp ưu tiên xem trước cùng với tuổi gia chủ xây dựng.

(3) Nhờ những nhà phong thủy, hoặc chiêm tinh gia xem những ngày nào đầy sao tốt: Mãn Đức, Thiên Đức, Nguyệt Đức, Thiên Ân, Thiên Hỷ,… Và tránh nhiều sao xấu như: Cô Thần, Quả Tú, Thụ Tử, Thiên Hỏa, Hoàng Vũ,… Trong những ngày đã được chọn (2). Đặc biệt ngày có nhiều sao Đại Hung bắt buộc tránh. Nhằm hạn chế những điều xấu xảy ra.

(4) Tiếp tục dựa trên ngày có Tứ nhị trực chiếu xuống tốt như: Trực Kiến, Trực Khai, Trực Mãn, Trực Bình. Không nên chọn các ngày có Trực xấu.

Hình ảnh những ngày nên tránh khi xem ngày động thổ.

Hình ảnh những ngày nên tránh khi xem ngày động thổ.

(5) Khi xem ngày động thổ hãy lựa những ngày có: Sao Thất, Sao Lâu, Sao Bích, Sao Tất. Tránh các sao rất xấu như: Sao Ngưu, Sao Tâm, Sao Cang, Sao Nguy. Những ngày có sao này thì không lên động thổ làm gì cả.

(6) Cuối cùng, chọn được ngày tốt thì hãy lựa giờ tốt động thổ để làm.

Các bạn có thể thấy, tìm kiếm được một ngày tốt đâu phải dễ. Có thể tháng này tốt để làm nhà nhưng lại không có ngày tốt. Hoặc có ngày tốt lại không có giờ tốt. Vậy thì công việc động thổ lại phải lùi thời gian tiến hành.

Như vậy, khi xem ngày sẽ giúp bạn lựa chọn được ngày tốt để thực hiện. Nhằm đem lại những điều may mắn, tốt đẹp nhất cho bản thân gia chủ và quá trình thực hiện công việc.

Cách xem giờ tốt trong ngày được chọn làm động thổ.

Ông cha ta thường nói “Xem ngày kén giờ”. Để chọn được ngày đẹp khi xem ngày động thổ phù hợp đã khó rồi. Ngay đến giờ đẹp hợp tuổi gia chủ càng khó hơn. Theo kinh nghiệm thực tế, thì nếu làm những việc trọng đại vào những ngày, giờ tốt thì kết quả công việc đó mang lại sẽ tỷ lệ thành công cao hơn. Ngược lại, tỷ lệ thất bại, kém may sẽ có nguy cơ rảy ra nhiều hơn nếu đó không phải ngày tốt, giờ tốt.

Việc xem giờ chủ yếu dựa vào tuổi gia chủ và mối quan hệ âm dương ngũ hành. Nên tạm tính có ba cách tính giờ trong ngày phù hợp.

Tính giờ động thổ theo 12 con giáp.

Dựa theo con giáp và tuổi năm sinh của gia chủ có thể nhận ra mối quan hệ có hợp hay không. Dưới đây là một bài viết phân tích về vấn đề này.

Hình ảnh minh họa chọn giờ tốt khi xem ngày động thổ

Hình ảnh minh họa chọn giờ tốt khi xem ngày động thổ.

>>>>XEM THÊM: GIỜ ĐỘNG THỔ THEO 12 CON GIÁP.

Tính giờ theo 5 canh kiểu cổ điển.

Có một cách phân chia thời gian trong ngày khác, bên cạnh việc phân chia một ngày thành 12 con giáp. Đó là cách phân chia thời gian trong ngày thành 5 canh. Cách tính này hiện nay ít dùng, nhưng theo quan niệm phong thủy 5 canh này tượng chưng có 5 cung ngũ hành. Ít nhiều có ảnh hưởng đến việc chọn giờ.

“Canh 1 là từ 19 giờ đến 21 giờ tối.
Canh 2 là từ 21 giờ đến 23 giờ đêm.
Canh 3 là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
Canh 4 là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
Canh 5 là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng”

Tính giờ theo 6 khắc kiểu cổ điển.

Đã nhắc đến canh thì phải có khắc, để tính giờ động thổ chuẩn xác hơn. Điều này thì thường đúng với thời xưa, khi chưa có hệ thống tính giờ hiện đại.

“Khắc 1 là từ 5 giờ đến 7 giờ 20 sáng.
Khắc 2 là từ 7 giờ 20 đến 9 giờ 40 sáng.
Khắc 3 là từ 9 giờ 40 đến 12 giờ trưa.
Khắc 4 là từ 12 giờ đến 14 giờ 20 đầu giờ chiều.
Khắc 5 là từ 14 giờ 20 đến 16 giờ 40 chiều.
Khắc 6 là từ 16 giờ 40 đến 19 giờ chiều tối”

Như vậy, theo cách tính nào thì tính thì việc chọn ngày khi xem ngày động thổ và tính giờ rất quan trọng và phức tạp. Tuy nhiên, ngày nay việc đó sẽ thuận lợi hơn khi bạn có thể tìm hiểu thông tin và kiếm Thầy phong thủy/chiêm tinh gia giúp bạn trong công việc này.

Cách Tính Giờ Động Thổ Trong Ngày Làm Nhà Theo 12 Con Giáp

Đúng giờ trong mọi việc đều rất quan trọng và giờ động thổ cũng vậy. Khi đến ngày động thổ thì cần xác định rõ giờ thực hiện, để không bị bỏ lỡ cơ hội này. Cũng như để công việc động thổ xây dựng, sửa chữa được tiến hành đúng tiến độ. Rất nhiều người đi xem giờ giấc làm lễ thì sẽ đều được nới giờ theo 12 con giáp. Vậy giờ theo 12 con giáp được tính như thế nào? Hãy theo dõi bài đọc dưới đây.

GIỜ ĐỘNG THỔ VÀ SỰ XUẤT HIỆN ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN THEO GIỜ 12 CON GIÁP.

Nếu ngày nay khoa học công nghệ phát triển, việc tính toán giờ giấc trở nên chính xác và đơn giản. Thì ngày xưa chưa có công cụ hiện đại để đo, mà chỉ dựa trên thời gian thực tế rồi lấy đó áp dụng cho 12 con giáp để tiện gọi và dễ dàng hình dung được thời gian mỗi ngày. Việc trồng trọt chăn nuôi được coi trọng trong thời xưa, nhưng lại không có cách nào diễn đạt thời gian để trồng, cho vật nuôi ăn,… Nên họ đã sáng tạo ra đơn vị thời gian mục đích giải quyết những cốn việc này.

Hình ảnh minh họa tính giờ động thổ theo 12 con giáp.

Hình ảnh minh họa tính giờ động thổ theo 12 con giáp.

Cách gọi và chia đơn vị thời gian trong 1 ngày.

Để thuận tiện trong việc truyền diễn đạt thời gian của một ngày. Người ta sẽ dùng đơn vị đặc thù để đo thời gian của ngày, tháng, năm. Lần lượt được gọi theo tên của 12 con giáp. Chúng được sắp xếp lần lượt là: Tý (Chuột), Sửu (Trâu), Dần (Cọp), Mão hay Mẹo (Mèo), Thìn (Rồng), Tỵ (Rắn), Ngọ (Ngựa), Mùi (Dê), Thân (Khỉ), Dậu (Gà), Tuất (Chó) và Hợi (Lợn) – hay còn gọi là Hệ Chi.

Giải thích tại sao lại chọn những con giáp này để đặt làm đơn vị thời gian. Trước hết, nó thân thuộc với cuộc sống hàng ngày, không phải học cái mới. Bên cạnh đó, những con giáp này có liên quan đến cuộc sống người nông dân. Cuối cùng là tập tính của con vật phù hợp với khoảng thời gian đặt cho nó.

Ý nghĩa đơn vị tính giờ theo 12 con giáp.

Ban đầu, mục đích chia thời gian để giúp đỡ người nông dân thuận lợi trong công việc hằng ngày. Nhưng càng ngày nó càng trở lên phổ biến và được nhiều công việc khác áp dựng. Kể đến như: thời gian xuất hành, công việc buôn bán hàng hóa, xử án, thời gian xây dựng, giờ động thổ, thời giờ đọc văn khấn lễ động thổ…

>>>XEM THÊM: VĂN KHẤN LỄ ĐỘNG THỔ.

Hình ảnh minh họa ý nghĩa giờ động thổ theo 12 con giáp.

Hình ảnh minh họa ý nghĩa giờ động thổ theo 12 con giáp.

Mọi người sẽ gặp rắc rối nếu hẹn gặp nhau mà không có thời gian cụ thể. Và việc xuất hành cũng vậy, giờ giấc được sáng tạo ra đã giúp việc khởi hành đi bến đò trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.

Cũng giống như vậy, thời gian được ấn định trong ngày sẽ giúp các vị quan phán ngày trước có thời gian chuẩn bị và bố cáo mọi người đến công đường nghe thẩm phán. Các giao dịch giữa người bán và người mua sẽ trở lên thuận lợi. Nếu trễ hẹn trả tiền hàng hoặc giao hàng thì người kia sẽ biết và tìm cách giải quyết. Trong xây dựng càng quan trọng, giờ giấc quyết định đến giờ động thổ xây dựng tốt. Thời gian xây dựng đến hoàn thành được ước tính giúp các nhà xây dựng lên kế hoạch cũng như phương án đúc thúc công nhân chạy tiến độ.

Cách tính giờ động thổ theo 12 con giáp.

” Giờ tốt động thổ là giờ Tý ” một câu nói đơn giản nhưng bạn không hiểu cách tính thì sao biết giờ nào là giờ Tý. Hoặc lúc bạn đi xem giờ người ta có nói rõ giờ trong ngày là mấy giờ nhưng bạn quên và chỉ nhớ được giờ Tý là giờ tốt. Vậy nên, hiểu được cách tính giờ sẽ giúp bạn giải được vấn đề này.

Hình ảnh minh họa cách tính giờ động thổ.

Hình ảnh minh họa cách tính giờ động thổ.

Theo người Á Đông hiện đại.

Một ngày có 24 giờ thì mỗi giờ theo con giáp tương ứng với 2 giờ ( tính theo giờ hiện đại).

Giờ Tý là từ 23 giờ đến 1 giờ sáng.
Giờ Sửu là từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.
Giờ Dần là từ 3 giờ đến 5 giờ sáng.
Giờ Mão là từ 5 giờ đến 7 giờ sáng.
Giờ Thìn là từ 7 giờ đến 9 giờ sáng.
Giờ Tỵ là từ 9 giờ đến 11 giờ sáng.
Giờ Ngọ là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa.
Giờ Mùi là từ 13 giờ đến 15 giờ chiều.
Giờ Thân là từ 15 giờ đến 17 giờ chiều.
Giờ Dậu là từ 17 giờ đến 19 giờ tối.
Giờ Tuất là từ 19 giờ đến 21 giờ tối.
Giờ Hợi là từ 21 giờ đến 23 giờ tối khuya.

Kết luận:

Căn cứ vào thời gian đã được phân bố thì ông cha ta ngày xưa lấy đó là căn cứ cơ sở tiến hành mọi việc. Việc xây nhà ở được coi trọng, coi là một việc trọng đại lớn nhất đối với một đời người.

Việc động thổ là bước đầu tiên quan trọng, đánh dấu một sự kiện lớn trong đời người. Việc đó không ẩu thả được. Cũng giống như hiện nay, ông cha ta cũng đến nhờ thầy phong thủy bấm xem giờ động thổ tốt để tiến hành. Dựa theo giờ tốt đó để chuẩn bị mọi thứ thuận lợi. Chỉ có chuẩn bị tốt thì công việc mới thông hành. Và sự ra đời đơn vị thời gian đã giúp mọi người thực hiện được điều đó.

Lưu Ý Chuẩn Bị Lễ Cúng Và Văn Khấn Động Thổ Xây Mộ

Văn khấn động thổ xây mộ rất quan trọng trong nghi thức xây mộ cho người đã khuất. Nó thể hiện lòng thành của mình với người thân đã không còn nữa. Hơn nữa, nó sẽ giúp việc động thổ trở lên thiêng liêng và ý nghĩa trong đời sống tâm linh. Mồ yên mả đẹp thì người đã mất sẽ được an nghỉ nơi chín suối. Họ sẽ toàn tâm phù trợ mọi người trong gia đình. Cả về sức khỏe, tiền tài và hòa thuận mọi người với nhau.

NGƯỜI TA THƯỜNG CHUẨN BỊ LỄ CÚNG VÀ VĂN KHẤN ĐỘNG THỔ XÂY MỘ VÀO THỜI GIAN NÀO TRONG NĂM?

” Thanh minh trong tiết tháng Ba, lễ là tảo mộ hội là đạp thanh “. Một câu tục ngữ ngăn gọn xúc tích đã nói lên thời gian thích hợp. Vậy nên, ông cha ta đã chọn xây dựng mộ chủ yếu vào tiết thanh minh hoặc sớm hơn thì vào những tháng cuối cùng của năm trước. Để tranh thủ thời tiết đẹp và cầu mong mọi điều thuận lợi.

Hình ảnh minh họa đọc văn khấn động thổ xây mộ trong tiết thanh minh.

Hình ảnh minh họa đọc văn khấn động thổ xây mộ trong tiết thanh minh.

Xây mộ vào tiết thanh minh:

Hai lý do đưa ra để chứng minh đây là thời gian hợp nhất trong năm. Đầu tiên, khi tiết thanh minh ( tháng 3 hàng năm ) kết thúc thì sẽ đến tiết xuân phân ( tháng 4 ). Trong khoảng thời gian này, thường là thời gian trong năm mọi người thảnh thơi nhất ( đối với hầu hết người làm nghề nông và ngư dân ), con cháu tụ tập đông đủ thì việc xây dựng mồ mả và chuẩn bị văn khấn động thổ xây mộ trở nên dễ dàng.

Thứ hai, quan niệm tiết thanh minh là thời điểm mọi người sẽ tưởng nhớ về những người đã mất. Đồng thời đây cũng là thời gian hợp lý sau 1 năm đề khang trang nơi an nghỉ cho tổ tiên.

Xây mộ vào thời điểm cuối năm:

Tháng 10, 11, 12 ( tính theo lịch âm ) thời tiết lúc này hanh khô và mát mẻ. Tận dụng thời tiết này, nhiều gia đình lựa chọn bốc mộ, sang cát và tiến hành xây sửa mộ mới. Nó vừa giúp mộ mới xây sẽ khô nhanh không bị ẩm ướt và đặc biệt quan niệm phong thủy về động mộ thì thời điểm cuối năm là đại cát đại lợi nếu gia đình có thế tiến hành xây sửa mộ.

Khác với xây mộ, văn khấn động thổ nhập trạch sẽ được diễn ra vào thời gian trong năm. Không nhất thiết là cuối hoặc đầu năm. Mà là ngày đẹp hợp với tuổi gia chủ là được. Nếu bạn đang dự định xây nhà thì hãy tham khảo bài đọc sau:

>>> XEM THÊM: VĂN KHẤN ĐỘNG THỔ

LƯU Ý VỀ CHUẨN BỊ LỄ CÚNG VÀ VĂN KHẤN ĐỘNG THỔ.

Lưu ý về chuẩn bị lễ cúng.

Lễ cúng thì bao gồm nhiều yếu tố: mâm đồ cúng, nghi thức cúng,…. Tuy nhiên, rất ít người để ý về thời người đã mất bao lâu mới làm được lễ cúng xây mộ và huyệt cát – khu đất được chọn xây dựng.

Hình ảnh minh họa chuẩn bị lễ động thổ và văn khấn động thổ xây mộ.

Hình ảnh minh họa chuẩn bị lễ động thổ và văn khấn động thổ xây mộ.

Thời gian có thể bắt đầu làm lễ cúng xây mộ:

Theo y học, cơ thể người sau khi không còn dấu hiệu sự sống. Thì sẽ tồn tại 3 năm, tức là sau khoảng 3 năm có thể mới phân hủy hoàn toàn. Tuy nhiên, tùy cơ địa của người đã mất mà có thể lâu hơn. Vì vậy, thời gian 6-7 năm sau khi chôn sẽ là thời gian có thể bắt đầu cải mả xây mộ.

Không những vậy, năm cải mộ xây dựng phải phù hợp không những đối với tuổi người đã mất mà còn với tuổi của trưởng nam. Năm này không nằm trong những năm xung xát ( người đã mất ); Phạm Kim lâu, Hoàng ốc, Tam tai ( trưởng nam ). Chỉ khi phù hợp được thì mới tiến hành làm lễ và đọc văn khấn động thổ xây mộ .

Huyệt cát:

Nơi hội tụ đủ những yếu tố tốt về phong thủy. Có người tin, có người không tin. Khi họ không tin, họ sẽ làm đơn sơ thông qua cách báo cáo với người nhà. Sau đó, định một ngày thuận lợi rồi con cháu xúm tay vào đào mộ cũ. Họ tiếp tục lấy hài cốt rửa sạch bằng cồn hoặc rượu rồi xếp đúng trình tự vào tiểu rồi mang chôn sang chỗ mới. Cuối cùng, họ cũng có chuẩn bị một vài mâm cúng là xong. Tuy nhiên, việc này rất dễ gây nhầm lẫn trong việc vệ sinh và đặt xương đúng vị trí, do đó hãy mượn người có kinh nghiệm phối hợp với người trong nhà để làm.

Ngoài ra khi họ tin, họ sẽ xem hướng mặt tiền ngôi mộ ( thường hướng lăng mộ nơi để chung những ngôi mộ cùng chi của dòng họ đó ). Hãy xem hướng tốt cho người đã mất . Đồng thời, cẩn thận mượn người trong việc bốc mả. Bởi vì người ta quan niệm người dưới mộ có an nghỉ an lành thì người thân mới ổn định và phát triển.

Hình ảnh minh họa văn khấn động thổ xây mộ.

Hình ảnh minh họa văn khấn động thổ xây mộ.

Văn khấn động thổ xây mộ.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )

– Con lạy chín phương Trời và Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy các ngài Long Mạch, Sơn Thần, Thổ địa, Thần linh cai quản trong xứ này.

Hôm nay là ngày……tháng…..năm……
Tín chủ (chúng) con là:……………………..
Ngụ tại………………………………………………
Nhân hôm nay ngày Cải Cát (dời mộ, sửa mộ) của…………… mộ phần tại………
Chúng con cùng toàn thể gia quyến tuân theo nghi lễ sắn sửa hương hoa lễ vật dâng lên án tọa Tôn thần cùng chư vị uy linh, kính cẩn tâu trình.
Kính cáo Sơn Thần, Thổ Thần, Long Mạch và các vị Thần linh, cúi xin chứng minh, phù hộ cho toàn gia chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần )!

Một lần nữa, đối với ai chuẩn bị xây mộ thì hãy cố gắng chuẩn bị thật tốt những gì buổi lễ cần. Luôn nhớ viết ra giấy bài văn khấn động thổ xây mộ làm lễ trước khi đọc. Tránh trường hợp bị quên do rối hay đọc tên các vị Thần không đúng.

Lễ Động Thổ Cho Gia Chủ Khi Tiến Hành Sửa Sang Nhà Cửa

Không chỉ xây nhà dựng cửa cần cúng lễ động thổ mà ngay khi sửa nhà cũng cần làm lễ cúng. Đó là nguyên tắc trong xây dựng. Bất kể ai khi tìm hiểu phong thủy đều hiểu ý nghĩa lễ cúng mang lại. Lẽ cúng mang lại gia chủ nhiều hơn lợi ích vật chất. Không những giúp gia chủ ăn lên làm ra mà còn mang lại may mắn. Mọi điều chỉ đơn giản trong một nghi lễ.

SỬA NHÀ GIA CHỦ CÓ NÊN LÀM LỄ ĐỘNG THỔ?

Trong xây dựng khi nào cần làm lễ động thổ.

Nó không chỉ bao gồm việc đặt móng xây dựng nhà cửa mà còn bao hàm nhiều việc khác nữa trong lĩnh vực xây dựng. Sửa nhà là một trong lĩnh vực đó. Rất nhiều hộ gia đình đã ít nhất một lần phân vân có lên làm lễ cúng hay không?. Thực ra, việc cúng kiếng này có hay không có vẫn được. Nhưng ảnh hưởng đến vận hạn sau này thì sẽ không nói được rằng tốt hay xấu.

Gia chủ nên hay không nên là lễ động thổ sửa nhà?

Nếu gia chủ nghĩ rằng việc làm lễ động thổ chỉ cần làm khi động thổ thôi. Còn khi mình đang sinh sống tại chính nhà mình, mình sửa nhà thì cần báo cáo cho ai bây giờ. Thì gia chủ xin hãy suy nghĩ lại. Thần Tài – Thổ Địa đã chông coi gia đình bạn đang ở, cũng như phù hộ bảo vệ gia đình bạn. Như vậy, có phải chăng cần một mâm lễ báo cáo việc sửa nhà cũng như xin phép trước một tiếng hay không.

Hình ảnh minh họa gia chủ sửa nhà sau lễ động thổ

Hình ảnh minh họa gia chủ sửa nhà sau lễ động thổ.

Phàm là làm những việc lớn trọng đại thì ông cha ta đều làm lễ động thổ. Sửa nhà, đổ móng, chuyển nhà,… đều được coi là những việc lớn liên quan trực tiếp cuộc sống gia chủ. Vậy nên, gia chủ hãy làm mâm lễ cúng trước khi tiến hành sửa nhà.

Chuẩn bị mâm cúng lễ động thổ và bài văn khấn.

Mâm cúng cần chuẩn bị.

Một bộ đồ tam sinh: Trứng luộc – gà/lợn quay – cá.

Đồ nếp: xôi gấc hoặc bánh trưng ( hay có thể thay bằng bánh ngọt ).

3 Hũ đựng: nước, rượu, gạo.

Một mâm ngủ quả. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị vàng, hương, hoa, trầu cau, giấy tiền. Việc chuẩn bị lễ không khác mấy so với lễ động thổ. Điều đó giúp gia chủ dễ dàng hon trong việc chuẩn bị.

Hình ảnh minh họa lên danh sách đồ cúng cho lễ động thổ sửa nhà.

Hình ảnh minh họa lên danh sách đồ cúng cho lễ động thổ sửa nhà.

Bài văn khấn cần chuẩn bị.

” – Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần )
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàn thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:……
Ngụ tại:…Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án. có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ…… là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngày Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.

Cúi xin các ngày nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện lòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành , công việc chóng thành.”

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM LỄ ĐỘNG THỔ SỬA NHÀ.

Mâm đồ cúng:

Đồ phải lựa chọn là đồ tươi ngon. Tuyệt đối không cúng đồ giả ( thường là hoa quả nhựa). Điều đó sẽ làm mất lòng thành mình với những thần linh.

Hình ảnh minh họa chú ý khi chuẩn bị mâm lễ động thổ.

Hình ảnh minh họa chú ý khi chuẩn bị mâm lễ động thổ.

Không được trả giá khi mua các đồ cúng. Vậy nên, gia chủ càn tìm địa chỉ mua bán trước để tránh trường hợp mua giá cao và việc trả giá.

Một điều quan trọng nữa, gia chủ cẩn trọng trong ngày lễ động thổ không có đồ đạc bị bể. Đặc biệt là gương và có thể là đồ sứ như ly, đĩa, chén dùng để cúng.

Văn khấn và nghi lễ thực hiện.

Bất kể gia chủ hoặc người khác thay gia củ thực hiện bài văn khấn phải ăn mặc chỉnh tề. Không nhuận thuận, không ăn mặc quần ngắn áo ba lỗ. Giầy dép cũng không ngoại lệ. Người thực hiện khấn đi giầy đàng hoàng không được đi chân đất.

Khi khấn phải thành tâm, không được có suy nghĩ bất cẩn. Lời đọc có thể nhẩm trong đầu hoặc nói ra. Nếu nói ra thì cần nói chậm, nói rõ, đều đặn và không được ngắt quãng. Đó là những yêu cầu để thực hiện lễ cúng động thổ.

>>> XEM THÊM: LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ

Lưu ý khác về sửa nhà.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải cần xin phép di dời đi một nơi không bụi bặm ( thường nhà sống thành phố). Một ít nhà ở nông thôn và không kinh doanh sẽ không có bàn thờ này thì bỏ qua.

Để hoàn thiện công việc sửa nhà. Bên cạnh chuẩn bị tốt lễ động thổ thì việc xây dựng tu sửa lại nhà cũng quan trọng. Hãy tìm hiểu đơn vị xây dựng nào uy tín, đảm bảo để làm nhà thầu. Hãy đảm bảo rằng: Tâm linh ổn thỏa, Nhà cửa đàng hoàng. Đảm bảo hai yếu tố đó, gia chủ sẽ có một ngôi nhà mới vừa đẹp vừa tốt.

Động Thổ Là Gì Và Ý Nghĩa Động Thổ Trong Cuộc Sống

Động thổ là gì ? Tại sao cần có động thổ? Nó xuất hiện như thế nào? Đều là các câu hỏi được gia chủ làm nhà tìm kiếm nhiều nhất khi họ chuẩn bị làm nhà. Bài viết chia sẻ các quan điểm khách quan liên quan đến những vấn đề trên.

LỄ ĐỘNG THỔ LÀ GÌ VÀ BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?

Nguồn gốc lễ động thổ trong nông nghiệp.

hình ảnh minh họa lễ động thổ là gì

Hình ảnh minh họa gia chủ suy nghĩ lễ động thổ là gì.

Theo sử sách chép lại, vào thời vua Hán Vũ Đế ( Năm Mậu Thìn ) thấy rằng chỉ có tục tế thiên mà không có tục tế địa. Nhà vua lấy làm thắc mắc và triệu tập mọi người lại. Văn võ bá quan thảo luận mới đưa ra gợi ý làm lễ Hậu Thổ và ngày nay còn được biết đến là lễ động thổ.

Ngày xưa, sau ngày mùng 3 tết hàng năm, lễ động thổ hàng năm được tiến hành. Trước đó, động thổ phải có lễ cúng thần linh. Sau đó, gia chủ khấn xin bắt đầu động đến đất cho một Năm mới. Lễ động thổ là bắt đầu đào xới đất cát hoặc làm cỏ sạch vườn trong ngày đầu năm.

Thực sự không nhất thiết phải là mùng ba âm lịch có thể ngày khác. Đây chỉ là thói quen sinh hoạt của nhiều làng khi tiến hành làm nông để bắt đầu năm mới. Mục đích quan trọng để thuận tiện việc làm ăn. Hơn nữa, tránh việc tụ tập nhậu nhẹt, ăn uống thả ga, gây mất trật tự và ảnh hưởng xấu đến công việc đồng áng. Đã giải đáp một phần khía cạnh lễ động thổ là gì.

=> XEM THÊM NHỮNG Ý NGHĨA CHI TIẾT LỄ VẬT CÚNG ĐỘNG THỔ

Nguồn gốc lễ động thổ trong xây dựng.

Từ quan điểm về lễ động thổ trong công việc nhà nông. Do đó, việc hình thành lễ động thổ đặt móng nhà cũng đã được xuất hiện. Với trang phục của chú tế áo thụng xanh, ngay sau khi cuốc mấy nhát đất rồi nhặt lên đặt trên bài thờ. Kết thúc chương trình bằng việc tường trình xin thổ thần cho được phép động thổ.

hình ảnh minh họa nguồn gốc lễ động thổ là gì và bắt nguồn từ đâu

Hình ảnh minh họa nguồn gốc lễ động thổ là gì và bắt nguồn từ đâu.

Ngày nay, khi người ta xây dựng bất cứ công trình nào. Việc quan trọng không thể thiếu, việc đào móng rồi đặt những viên gạch đầu tiên chính là đặt móng cho một công trình. Động đất là động thổ, đã động đến thần linh thì phải xin phép. Đó là điều bắt buộc, gia chủ nên ý thức và tuân thủ đúng.

BÊN CẠNH VIỆC HIỂU ĐỘNG THỔ LÀ GÌ THÌ Ý NGHĨA ĐỘNG THỔ MANG LẠI NHỮNG GÌ TRONG CUỘC SỐNG.

Ý nghĩa động thổ trong nông nghiệp.

Là văn hóa từ hàng ngàn năm của ông cha ta, nhắc nhở chúng ta luôn phải coi trọng những vị thần ban phước lành cho ta ngày hôm nay. Một nghi thức không dừng lại ở mặt văn hóa mà còn ảnh hưởng tới ý thức tâm linh. Với mong muốn cầu mùa màng thuận lợi, mưa thuận gió hòa.

Ý nghĩa động thổ trong việc xây dựng.

Đầu tiên, đảm bảo những yếu tố văn hoá – tâm linh.Tác động vào mặt tinh thần mạnh nhằm giúp cho những người thực hiện xây dựng cảm thấy phấn khởi. Ngoài ra, còn an tâm và nhiệt huyết hơn với công việc đang đảm nhiệm.

Sau đó, để giới thiệu với công chúng. Thường được biết qua các buổi lễ trên TV hoặc các tờ băng rôn, tạp chí, báo đài. Đây chính là cách thức PR rất phổ biến đối với các công trình có vốn đầu tư lớn, quy mô rộng rãi. Chương trình động thổ sẽ giới thiệu rất nhiều người, ai có nhu cầu thì có thể mua bán ( nhà ở, chung cư ) hoặc quan tâm đến tham gia ( các công trình công cộng ). Thậm chí còn là cách quảng bá lớn rộng rãi, khơi gợi tò mò ( công trình thu phí tham quan như: bảo tàng, công viên,…) của người xem.

Cuối cùng,  động thổ là gì  thì vẫn là sự cầu an cầu thuận lợi trong xây dựng. “An toàn xây dựng là trên hết ” vừa là khẩu hiệu vừa là mong muốn khi động thổ khởi công xây dựng công trình.

Hình ảnh minh họa ý nghĩa động thổ sau khi hiểu động thổ là gì

Hình ảnh minh họa ý nghĩa động thổ sau khi hiểu động thổ là gì.

>>> XEM THÊM: ĐỘNG THỔ ĐỂ XÂY DỰNG MÓNG NHÀ.

Ý nghĩa động thổ đối với kinh doanh.

Tất nhiên để đạt được hết các ý nghĩa như đã nêu thì lễ động thổ cần được tổ chức bởi các đơn vị chuyên nghiệp từ khâu lên kịch bản tổ chức lễ động thổ cho đến khi hoàn tất, dọn dẹp.

Sự thành công của công trình chắc chắn giúp ích cho việc kinh doanh ngay lúc đó và cả sau này của những đơn vị này. Trước hết là nhận được sự quan tâm, đánh giá tích cực từ đối tác. Từ đó, ký kết được nhiều hợp đồng, giao kết được nhiều mối quan hệ. Sau đó, khi công trình đi vào hoạt động, lễ động thổ là bước đệm đưa người sử dụng đến với những công trình đó từ đó thu lợi nhuận từ các dịch vụ trong khu nghỉ dưỡng, tiền phí cầu đường,… “

Giá trị lễ động thổ thực sự mang lại.

Theo niềm tin từ ngày xưa đến nay, Thổ Công vì bị người ta hại chết do đầu độc đồ ăn. Chỉ vì bảo vệ mảnh đất của gia chủ, Thổ Công đã không tiếc tính mạng mình bỏ ra. Vậy bạn tiếc gì một lễ hàng năm để tưởng nhớ công ơn mà ông đã mang lại. Hơn nữa, có thể trong ngày động thổ làm mâm cúng xin phép ông, để ông chấp nhận mình. Vì mình sẽ dốc toàn sức bảo vệ và phù hộ cho gia chủ.

Động thổ là gì, ý nghĩa nó mang lại ra sao. Khi đọc đến đây các bạn có thể hiểu đơn giản. Đó là sự tin tưởng, tình cảm, mong muốn gia chủ đối với thần linh tại nơi mình ở. Niềm tin là kim chỉ nam và động lực giúp gia chủ thịnh vượng, phát tài gia đình ấm êm.

Động Thổ Để Đặt Móng Nhà Như Thế Nào Mới Làm Đúng Cách.

Xu hướng xây nhà đi kèm với động thổ đặt móng nhà là chủ đề quan tâm nhiều nhất đối với những ai chuẩn bị xây dựng. Khởi đầu thành công thì coi là bước đầu thuận lợi, tâm lý thoải mái. Bước đầu thất bại, khó khăn đến dồn dập. Khi đó, gia chủ luôn trong tình trạng căng thẳng làm cho tâm lý bất ổn. ” Đầu có xuôi, đuôi mới lọt ” vậy nên gia chủ hãy chuẩn bị thật tốt việc đặt móng nhà theo những gợi ý dưới đây.

NGHI THỨC TIẾN HÀNH ĐỘNG THỔ ĐẶT MÓNG NHÀ.

Chọn ngày động thổ đặt móng nhà và cách tiến hành.

Không thể không nhắc tới thời gian chọn ngày là điều đầu tiên cần phải xác định rõ ràng. Yêu cầu duy nhất là ngày đó, giờ đó và năm đó phải phù hợp với gia chủ. Nghi thức đặt móng ngày nay là trộn lẫn đất và cát mịn lên 4 phía xung quanh mảnh đất. Tạo thành bờ tường vây cao 30 cm rồi để một viên đá hình tròn màu đỏ lên trên phần đất đã được đặt móng.

hình ảnh chọn ngày động thổ đặt móng nhà

Hình ảnh minh họa chọn ngày động thổ đặt móng nhà.

Nếu công trình xây dựng quy mô lớn. Các đơn vị có liên quan sẽ để một bên 9 chiếc xẻng sắt mới kèm cuốn vải lụa màu đỏ ở cán với hàm ý 99 quy về làm một.

Đợi đến giờ tốt, lãnh đạo gồm 9 người được mời làm gia chủ sẽ cầm 9 chiếc xẻng kia xúc vữa đổ vào móng nhà. Vậy là nghi thức động thổ chính thức xong.

=> XEM BÁO GIÁ CHI TIẾT: CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ 

Ai là người đặt viên gạch động thổ.

Ngày xưa, người đặt viên gạch là do người cao tuổi lớn nhất trong làng chủ trì. Người đó phải là người có vai vế, tiếng nói trong gia tộc mình đích thân tự mình thực hiện nghi thức đó. Bởi vì, họ làm như vậy là mong muốn vận nhà mãi hanh thông khiến gốc rễ của gia tộc luôn vững chắc, con cháu trong nhà hưng thịnh.

Hình ảnh minh họa đặt gạch trong động thổ đặt móng nhà

Hình ảnh minh họa đặt gạch trong động thổ đặt móng nhà.

Ngày nay, việc đặt gạch thường được làm bởi người hợp tuổi (có thể gia chủ hoặc không ) đối với những công trình nhỏ. Còn công trình lớn thì đại điện 9 nhà đầu tư được tin tưởng giao trọng trách thực hiên ( yêu cầu hợp tuổi ).

Những lưu ý cần thiết liên quan đến việc động thổ đặt móng.

Việc không thể thiếu, tục lệ xúc cát được giữ vững đến tận bây giờ. Trong ngày động thổ cần tuân theo một số quy định ngặt nghèo về phong thủy:

Đầu tiên là chọn ngày khởi công tốt (Hoàng đạo, Sinh khí, Giải thần. …).Nhớ kỹ, tránh ngày xấu (ngày Hắc đạo, Sát chủ, Trùng tang, Hùng phục….).

Thứ hai là phải chọn giờ tiến hành thuộc Hoàng Đạo để làm lễ động thổ (lễ cúng Thần Địa, Thần Tài) để xin được xây dựng trên mảnh đất đó.

Cuối cùng là chuẩn bị đồ cúng đầy đủ gồm: đồ mặn theo tam sinh, mâm ngũ quả, vàng hương, giấy tiền, hũ gạo-muối-nước, hoa đỏ.

>>> XEM THÊM: TRÁI CÂY ĐỂ CÚNG ĐỘNG THỔ XÂY NHÀ.

NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CHỌN ĐẤT ĐỂ ĐỘNG THỔ ĐẶT MÓNG NHÀ.

Kiểm tra địa khí nơi chuẩn bị đặt móng.

Tại sao phải quan trọn địa khí của thổ cư đó? Bởi vì, địa khí quyết định đến việc công danh, tiền tài, sức khỏe hay không. Ngoài ra, nếu mảnh thổ cư đó có khí lạ ( tức khí của tử thi ) cần phải trừ phép và hóa giải hết rồi mới đào móng. Thật là tệ hại và không biết được điều gì nếu gia chủ không kiểm tra việc này trước. Rất có thể ảnh hưởng đến đường tài- lộc- duyên của mình.

Hướng chọn xây dựng móng nhà và cửa chính hướng ra.

Phong thuỷ học có đề cập “ngũ phương ngũ thổ”. Ý nói đến ở đây là Đông, Nam, Tây, Bắc, Trung ( trung tâm ). Trước tiên, nhà đó phải nằm ở vị trí trung tâm, được gọi là trung cung vị. Là thần vị mà chúng ta nói đến ngày nay, hay còn gọi là hướng dùng để đặt ảnh ( tượng ) các vị thần, bài vị tổ tiên.

hình ảnh chọn hướng nhà động thổ đặt móng

Hình ảnh minh họa chọn hướng nhà động thổ đặt móng.

Mỗi phương người ta lại chia ra được 4 hướng: Đông bắc, Tây bắc, Đông nam, Tây nam. Người xưa theo các hướng này để xác định hướng cửa nhà ở. Không chỉ vậy, hướng này còn để động thổ để đặt móng nhà cho phù hợp.

Địa hình đặt móng cần được bằng phẳng.

Đầu tiên, gia chủ hãy tưởng tượng nếu nhà mình được xây dựng nơi trũng, không được bằng phẳng và khi mưa đến sẽ ra sao? Phải chăng, cảm giác lo lắng, bất an khi mùa mưa đến. Như vậy, ảnh hưởng đến tâm lý không tốt và cả vệ sinh môi trường nữa. Nước úng ngập gây mất thẩm mỹ, rác thải trôi nổi. Ô nhiễm và mùi nước từ cống thải nữa. Rất khó chịu.

Không những thế, về mặt kỹ thuật xây dựng nước khiến cho tường ẩm mốc. Giảm thiểu tuổi thọ của nhà ở, việc sửa chữa nâng cấp nhà đến nhanh hơn và quan trong là hao phí tiền của.

Gia chủ nên cân nhắc lựa chọn khu đất mà mình định động thổ đặt móng. Đáp ứng được địa hình cao, bằng phẳng hay đơn giản là địa thế tốt. Kết quả, gia chủ sẽ vừa ý về cả hình dáng ngôi nhà và cảnh quan xung quanh.

Xây nhà không nên chọn chân núi hoặc hẻm núi.

Điều này chỉ lưu ý dành cho các gia chủ sinh sống ở nơi có núi, có đồi. Lý do giải thích cho điều này là: nguy hiểm. Khi mưa lũ đến nước sẽ chảy xuống tạo dàng nước lớn. Nó sẽ quấn trôi tất cả mọi thứ, phá hủy công trình đã đạc.

Tuy biết rằng, phong cảnh nơi này rất là đẹp, không khi thoáng, khí hậu mát mẻ. Hơn hết là yên tĩnh. Nhưng đừng lựa chọn khu vực này để động thổ đặt móng nhà. Một lý do nữa, dưới chân núi thường được bồi cát từ trên núi sau các trận mưa. Do đó, nền móng yếu không phù hợp xây nhà. Tiềm ẩn nguy cơ nhà làm xong bị nghiêng về một bên.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392