Lưu trữ lễ động thổ - Xôi Chè Cô Hoa 40 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

lễ động thổ

Khi Cất Nóc Nhà Gia Chủ Chuẩn Bị Lễ Động Thổ Cần Những Gì ?

Lễ động thổ cần những gì khi cất nóc nhà? Nóc nhà quan trọng như thế nào mà khi xây nhà cần chú trọng ? Hai câu hỏi này đã nói lên phần nào đó tâm tư gia chủ khi xây nhà. Có câu nói rằng: Mía sâu có đốt, Nhà dột có nơi. Nếu bạn sống trong một ngôi nhà dột tâm trạng liệu có vui không? Hay cũng có câu nói rằng: Nhà dột thì dột từ nóc. Điều này chứng tỏ cất nóc nhà này càng quan trọng.

LỄ CẤT NÓC NHÀ KHI LÀM LỄ ĐỘNG THỔ CẦN NHỮNG GÌ ?

Đây là bước quan trọng không kém phần khi làm lễ động thổ làm móng. Móng chắc nhà mới chắc. Mái tốt nhà mới bình an. Cũng giống như lễ cúng động thổ khác, gia chủ làm một mâm lễ cúng. Cầu cho gia đình yên ổn cho dù sóng gió bão bùng, nhà cửa vẫn đủ yêu cầu che chắn bảo vệ an toàn.

Hình ảnh lễ động thổ cần những gì khi cất nóc nhà

Hình ảnh lễ động thổ cần những gì khi cất nóc nhà.

Thời gian dự định sẽ cất mái.

Mái nhà dù làm bằng bê tông hay lợp ngói hoặc lợp tôn đều phải được thực hiện vào ngày tốt. Đó là điều bắt buộc và phù hợp với lễ động thổ cần những gì. Các bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên nếu một ngôi nhà xây dựng gần xong nhưng lại dừng lại. Mái nhà chưa cất sao họ lại dừng lại? Có phải họ hết ngân sách hay không ? Thì câu trả lời đơn giản là: Họ đang đợi ngày lợp móng. Ngày tốt, mái nhà sẽ hợp phong thủy. Địa khí sẽ thuận lợi cho gia chủ trong mọi cong việc.

Nguyên vật liệu xây dựng cần chuẩn bị đầy đủ.

Điều này có lẽ không cần nhắc nhở gia chủ. Ai chuẩn bị lợp mái đều đã chuẩn bị tốt. Nhưng liệu rằng nguyên liệu dùng để lợp mái có đủ đảm bảo chất lượng hay không.

Nhà cấp bốn mái ngói với khung mái nhà đều làm gỗ, luồng. Đảm bảo việc gia chủ loại bỏ những con mọt sinh sống trong đó. Bởi vì, nếu còn mọt sau một thời gian nó sẽ “ăn” mái nhà. Một điều tồi tệ hơn cả, ban đêm tiếng kêu từ những con mọt sẽ khiến bạn đau đầu mất ngủ. Tiếng kêu đó bắt nguồn từ việc ăn gặm gỗ. Điều đó sẽ là nguyên nhân giảm tuổi thọ của mái.

Hình ảnh minh họa ngói nguyên vật liệu cất mái nhà khi chuẩn bị làm lễ động thổ cần những gì

Hình ảnh minh họa ngói – nguyên vật liệu cất mái nhà khi chuẩn bị làm lễ động thổ cần những gì.

Nhà lợp bằng bê tông phải chăng sẽ đơn giản hơn không lo về việc mọt ăn gỗ? Đúng nhưng cũng không đúng. Không đúng ở đây thay vì khung mái nhà bằng gỗ sẽ là khung sắt. Với trọng lượng xi măng đất cát lớn. Gia chủ lên mua loại sắt đảm bảo đừng ham rẻ mà chọn loại kém chất lượng.

Nhân công thực hiện và thời tiết trong ngày chọn cất mái.

Nhân lực cần phải đảm bảo có kinh nghiệm và trách nhiệm làm việc. Tốt nhất, gia chủ tự mình giám sát để đảm bảo tất cả đều đúng. Thời tiết cần thoáng, không cần mưa. Thời gian bắt đầu tốt nhất là 1h sáng đến trước 5h sáng cùng ngày. Đổ mái khuya vậy tránh được mưa và khi có ánh mặt trời thì đã khô ( đối với mái bê tông ). Còn mái ngói thì chỉ cần thời gian trong ngày và không có mưa là được.

Bài văn khấn và lễ khấn.

Khi có bất kỳ khó khăn nào có liên quan đến việc làm lễ, có thể tìm đến thầy phong thủy. Nhưng tốt hơn, trước đó hãy kiếm trước một ông thầy để tư vấn và giúp mình chuẩn bị tốt lễ động thổ. Bởi vì, chỉ có tiến hành lễ động thổ mới có thể bắt đầu xây dựng hay sửa chữa công trình được. Và đã nhắc đến động thổ thì không thể thiếu được văn khấn, lễ khấn. Hãy chuẩn bị bài văn khấn đầy cho phù hợp với lễ động thổ.

>>> XEM THÊM : LỄ ĐỘNG THỔ

KHI CẤT NÓC NHÀ GIA CHỦ CHUẨN BỊ LỄ ĐỘNG THỔ CẦN NHỮNG GÌ ?

Nhà không chỉ để ở mà còn sinh sống. Nhà cửa yên ấm là điều mong muốn tất cả mọi người. Như vậy, một ngôi nhà tốt tiện nghi sẽ mang đến những điều tốt đẹp. Hoặc chỉ cần che mái che mưa là đủ. Những điều đó tùy thuộc quan niệm mỗi người. Nhưng hãy để ý đến những điều sau khi chuẩn bị cất nhà. Gia chủ cần chú ý lễ động thổ cần những gì sau đây:

Trong bản thiết kế xây dựng.

Hình ảnh minh họa lễ động thổ cần những gì thì không thể thiếu được bản thiết kế.

Hình ảnh minh họa lễ động thổ cần những gì thì không thể thiếu được bản thiết kế.

Góc nghiêng của mái nhà phải chú ý ( đối với nhà mái ngói hoặc bê tông hướng góc nhọn gọi chung là nhà mái ống ). Trong phong thủy, không nên xây nóc nhà quá nhọn lớn hơn 45 độ. Nó sẽ làm hỏa vượng ảnh hưởng xấu gây ra hỏa khí xung thiên. Tuy ban đầu gia chủ sống tốt. Nhưng càng về sau càng dễ nảy sinh sự vội vàng, hấp tấp thậm chí mâu thuẫn.

Vì vậy, đối với các nhà có hướng bản thiết kế mái theo kiểu ống không được quá nhọn. Tốt nhất là chỉ làm thoải dưới 45 độ mà thôi. Thỏa mãn về mặt thẩm mỹ và giúp mái nhà trang nhã hơn rất nhiều.

Nếu nhà mái bằng thì hãy xem hệ thống thoát nước và độ cân bằng tránh trường hợp mái bị nghiêng về một bên.

Trong công tác chuẩn bị người làm lễ.

Phạm vào tuổi và năm Kim Lâu và Hoang Ốc không nên cất nóc nhà. Nếu điều kiện bắt buộc phải lợp mái sớm.Thì những người này khi làm nhà phải mượn người có tuổi không phạm vào hai điều trên. Khi bắt đầu làm lễ động thổ, gia chủ phải dời khỏi khu vực xây dựng. Đến khi mái lợp lại xong mới được trở lại. Đến khi làm lễ nhập trạch hãy làm lễ nhận lại nhà.

Trên đây là một số thông tin về cả chuẩn bị và lưu ý khi cất nóc nhà. Hy vọng gia chủ đọc xong có kiến thức và lập kế hoạch phù hợp đồng thời chuẩn bị những thứ mà lễ động thổ cần những gì đầy đủ giúp cho buổi lễ thành công tốt đẹp.

Lễ Động Thổ Cho Gia Chủ Khi Tiến Hành Sửa Sang Nhà Cửa

Không chỉ xây nhà dựng cửa cần cúng lễ động thổ mà ngay khi sửa nhà cũng cần làm lễ cúng. Đó là nguyên tắc trong xây dựng. Bất kể ai khi tìm hiểu phong thủy đều hiểu ý nghĩa lễ cúng mang lại. Lẽ cúng mang lại gia chủ nhiều hơn lợi ích vật chất. Không những giúp gia chủ ăn lên làm ra mà còn mang lại may mắn. Mọi điều chỉ đơn giản trong một nghi lễ.

SỬA NHÀ GIA CHỦ CÓ NÊN LÀM LỄ ĐỘNG THỔ?

Trong xây dựng khi nào cần làm lễ động thổ.

Nó không chỉ bao gồm việc đặt móng xây dựng nhà cửa mà còn bao hàm nhiều việc khác nữa trong lĩnh vực xây dựng. Sửa nhà là một trong lĩnh vực đó. Rất nhiều hộ gia đình đã ít nhất một lần phân vân có lên làm lễ cúng hay không?. Thực ra, việc cúng kiếng này có hay không có vẫn được. Nhưng ảnh hưởng đến vận hạn sau này thì sẽ không nói được rằng tốt hay xấu.

Gia chủ nên hay không nên là lễ động thổ sửa nhà?

Nếu gia chủ nghĩ rằng việc làm lễ động thổ chỉ cần làm khi động thổ thôi. Còn khi mình đang sinh sống tại chính nhà mình, mình sửa nhà thì cần báo cáo cho ai bây giờ. Thì gia chủ xin hãy suy nghĩ lại. Thần Tài – Thổ Địa đã chông coi gia đình bạn đang ở, cũng như phù hộ bảo vệ gia đình bạn. Như vậy, có phải chăng cần một mâm lễ báo cáo việc sửa nhà cũng như xin phép trước một tiếng hay không.

Hình ảnh minh họa gia chủ sửa nhà sau lễ động thổ

Hình ảnh minh họa gia chủ sửa nhà sau lễ động thổ.

Phàm là làm những việc lớn trọng đại thì ông cha ta đều làm lễ động thổ. Sửa nhà, đổ móng, chuyển nhà,… đều được coi là những việc lớn liên quan trực tiếp cuộc sống gia chủ. Vậy nên, gia chủ hãy làm mâm lễ cúng trước khi tiến hành sửa nhà.

Chuẩn bị mâm cúng lễ động thổ và bài văn khấn.

Mâm cúng cần chuẩn bị.

Một bộ đồ tam sinh: Trứng luộc – gà/lợn quay – cá.

Đồ nếp: xôi gấc hoặc bánh trưng ( hay có thể thay bằng bánh ngọt ).

3 Hũ đựng: nước, rượu, gạo.

Một mâm ngủ quả. Ngoài ra, còn cần chuẩn bị vàng, hương, hoa, trầu cau, giấy tiền. Việc chuẩn bị lễ không khác mấy so với lễ động thổ. Điều đó giúp gia chủ dễ dàng hon trong việc chuẩn bị.

Hình ảnh minh họa lên danh sách đồ cúng cho lễ động thổ sửa nhà.

Hình ảnh minh họa lên danh sách đồ cúng cho lễ động thổ sửa nhà.

Bài văn khấn cần chuẩn bị.

” – Nam mô a di Đà Phật ( 3 lần )
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
– Con kính lạy Hoàn thiên hậu Thổ chư vị Tôn thần
– Con kính lạy Quan Đương niên.
– Con kính lạy các tôn thần bản xứ.
Tín chủ (chúng) con là:……
Ngụ tại:…Hôm nay là ngày… tháng… năm… tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén hương dâng lên trước án. có lời thưa rằng: Vì tín chủ con muốn sửa chữa căn nhà ở địa chỉ…… là ngôi đương cơ trụ trạch để làm nơi cư ngụ cho gia đình con cháu. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, kính cáo chư vị linh thần, cúi xin soi xét và cho phép được sửa chữa.

Tín chủ con lòng thành kính mời ngày Kim Niên Đường Thái tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Định phúc Táo quân, các ngài Địa chúa Long Mạch Tôn thần và tất cả các vị Thần cai quản khu vực này.

Cúi xin các ngày nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho chúng con mọi chuyện thuận lợi, công việc hanh thông, chủ thợ bình an, âm phù dương trợ, sở nguyện lòng tâm.

Tín chủ con lại xin phổ cáo với các vị Tiền chủ, Hậu chủ và các vị Hương linh, cô hồn y thảo phụ mộc quanh quất khu vực này, xin mời tới đây thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ cũng như chủ thợ đôi bên, khiến cho an lành , công việc chóng thành.”

NHỮNG LƯU Ý KHI LÀM LỄ ĐỘNG THỔ SỬA NHÀ.

Mâm đồ cúng:

Đồ phải lựa chọn là đồ tươi ngon. Tuyệt đối không cúng đồ giả ( thường là hoa quả nhựa). Điều đó sẽ làm mất lòng thành mình với những thần linh.

Hình ảnh minh họa chú ý khi chuẩn bị mâm lễ động thổ.

Hình ảnh minh họa chú ý khi chuẩn bị mâm lễ động thổ.

Không được trả giá khi mua các đồ cúng. Vậy nên, gia chủ càn tìm địa chỉ mua bán trước để tránh trường hợp mua giá cao và việc trả giá.

Một điều quan trọng nữa, gia chủ cẩn trọng trong ngày lễ động thổ không có đồ đạc bị bể. Đặc biệt là gương và có thể là đồ sứ như ly, đĩa, chén dùng để cúng.

Văn khấn và nghi lễ thực hiện.

Bất kể gia chủ hoặc người khác thay gia củ thực hiện bài văn khấn phải ăn mặc chỉnh tề. Không nhuận thuận, không ăn mặc quần ngắn áo ba lỗ. Giầy dép cũng không ngoại lệ. Người thực hiện khấn đi giầy đàng hoàng không được đi chân đất.

Khi khấn phải thành tâm, không được có suy nghĩ bất cẩn. Lời đọc có thể nhẩm trong đầu hoặc nói ra. Nếu nói ra thì cần nói chậm, nói rõ, đều đặn và không được ngắt quãng. Đó là những yêu cầu để thực hiện lễ cúng động thổ.

>>> XEM THÊM: LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ

Lưu ý khác về sửa nhà.

Bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải cần xin phép di dời đi một nơi không bụi bặm ( thường nhà sống thành phố). Một ít nhà ở nông thôn và không kinh doanh sẽ không có bàn thờ này thì bỏ qua.

Để hoàn thiện công việc sửa nhà. Bên cạnh chuẩn bị tốt lễ động thổ thì việc xây dựng tu sửa lại nhà cũng quan trọng. Hãy tìm hiểu đơn vị xây dựng nào uy tín, đảm bảo để làm nhà thầu. Hãy đảm bảo rằng: Tâm linh ổn thỏa, Nhà cửa đàng hoàng. Đảm bảo hai yếu tố đó, gia chủ sẽ có một ngôi nhà mới vừa đẹp vừa tốt.

Ông Cha Ta Ngày Xưa Chuẩn Bị Cúng Động Thổ Như Thế Nào ?

Chọn thổ cư sau đó cúng động thổ để cất tấm nhà được ông ta cha hết sức coi trọng. Xưa kia, khi Vua Lý Thái Tổ chọn kinh đô nước Đại La (Thăng Long- Hà Nội ngày nay) đã quan tâm đến việc phong thủy như thế nào, địa lợi, đường đi thuận tiện, có sông, có núi, long mạch tồn tại,… Vì lẽ đó mà Vua Lý Thái Tổ đã tiến hành nghi thức long trọng cúng động thổ trước khi dời đô về Thăng Long- Hà Nội bây giờ.

hình ảnh của ô hoàng thành thăng long sau khi vua lý thái tổ cúng động thổ và dời đô

Hình ảnh cửa ô hoàng thành thăng long Vua Lý Thái Tổ dời đô sau khi cúng động thổ.

QUAN NIỆM XA XƯA VỀ VIỆC CÚNG ĐỘNG THỔ.

Để chọn được một miếng đất tốt, phù hợp với gia chủ thì việc này đòi hỏi kinh nghiệm phong phú từ thầy phong thủy thăm dò, đo đạc địa chất kết hợp với tứ trụ vận mệnh gia chủ. Chỉ có mảnh đất thông qua các yếu tố trên mới coi là miếng đất quý hiếm, có duyên ràng buộc với gia chủ.

CHỌN NGÀY ĐỘNG THỔ CỦA ÔNG CHA TA NGÀY XƯA.

Việc chọn ngày cúng động thổ ngày xưa không chỉ đi xem tuổi của gia chủ phù hợp ngày nào động thổ mà còn xem ý định tổ tiên. Thường gia chủ sẽ đi coi thầy phong thủy trước để đưa ra một danh sách ngày phù hợp rồi mang về mượn thầy làm lễ, dâng đồ cúng rồi hỏi trong những ngày này thì ngày nào phù hợp động thổ.

Thường đồng tiền âm dương sẽ được các thầy cúng sử dụng để xin quẻ, hỏi ý định tổ tiên. Đây việc làm coi trọng do gia chủ tin rằng mình sẽ được phù hộ bởi tổ tiên, vậy thì ý định của họ mình không thể bỏ qua. Nếu ngày và giờ động thổ có mưa thì đó là lộc, quan niệm này đúc kết từ kinh nghiệm từ xưa nên gia chủ nào cũng hi vọng được một lần trong đời động thổ có được ” lộc ” như thế.

 

 

Hình ảnh minh họa chọn ngày tốt cúng động thổ xây dựng nhà cửa.

CÚNG ĐỘNG THỔ NGÀY XƯA CỦA ÔNG CHA TA.

Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh hay còn gọi là “Tam Sênh” biểu tượng cho: Thai sinh (loài vật sinh bằng con ), Noãn sinh ( loài vật sinh bằng trứng), Thấp sinh( loài vật dưới lòng đât). Hoặc thể hiểu là 3 loài vật sinh sống trên: Thổ – Thủy – Thiên Đây là nghi thức phổ biến người miền Nam ngày trước còn miền Bắc, miền Trung thì cúng đồ không khác gì ngày nay.

Bộ tam sinh thường lấy: Thịt heo- Thổ, Cá- Thủy, Vịt/ngỗng- Thiên làm bộ đồ cúng. Bên cạnh đó không thể thiếu 3 chén gạo, muối, nước. Nhang, đèn, giấy vàng, quần áo, mâm ngủ quả, hoa, thuốc, rượu theo điều kiện gia đình mà chuẩn bị trước khi cúng động thổ.

Nếu là lễ động thổ đào móng, xưởng, nhà cửa, công trình thì sau khi “giải phóng mặt bằng” (dọn dẹp rác, bụi cây, rậm cỏ …). Gia chủ sẽ đặt mâm lễ lên một cái đôn (hay ghế) cao. Đôn được đặt ở giữa khu đất được chọn để xây dựng.

Sau khi nghi thức cúng động thổ xong, gia chủ là người đầu tiên cầm cuốc bổ xuống miếng đất đó rồi xin với Thổ thần được động thổ tiếp và các công nhân xây dựng chính thức bắt tay vào làm việc. Điều không thể thiếu: phải thắp nén nhang, khấn vái bốn phương tám hướng sau đó quay mặt vào mâm lễ mà khấn.

>>> XEM THÊM: CÁCH CHUẨN BỊ LỄ ĐỘNG THỔ

LƯU Ý KHI LÀM LỄ CÚNG ĐỘNG THỔ NGÀY XƯA.

Lưu ý về ngày làm lễ.

Thường vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm , bộ tam sinh này các gia chủ sẽ cúng Thần Tài, Thổ Địa còn nếu là cúng động thổ thì đó là ngày khai trương. Mâm cỗ sẽ đầy đủ thịt, tôm ( cua ) trứng luộc nếu ở miền Nam thì thêm Cá lóc, miền Trung thì thêm môi bò hoặc lưỡi bò. Còn miền Bắc thì heo quay nguyên con ( có thể là vịt quay nguyên con ).

hình ảnh xẻng và đất cúng động thổ

Hình ảnh xẻng và đất được chuẩn bị cho buổi lễ cúng động thổ khởi công xây dựng.

Thần tài thổ địa, không chỉ chông coi miếng đất đó mà còn phù hộ cầu tài cầu lộc cho gia đình. Bàn thờ thổ địa thần tài thì đặt dưới đất, vậy nên hãy luôn nhớ công lao của họ và tưởng nhớ đến họ.

Lưu ý về đồ cúng.

Bên cạnh khi cúng lễ động thổ xong, bộ tam sinh và các đồ cúng khác phải để cho người nhà mình ăn, không được phân phát ra ngoài. Ba chén gạo, muối, nước thì cất lại, khi làm xây dựng xong thì hãy mang vào bếp để thờ ông Công, ông Táo. Còn một ít gạo muối bên ngoài có thể rải ra xung quanh rồi tưới rượu và nước. Lưu ý tưới từ cổng vào khu đất với hi vọng tài lộc đến cửa vào nhà.

Đặc biệt khi làm lễ cúng, không được để các con vật chạy loanh quanh, đến gần chỗ để đồ thờ tránh trường hợp bị va chạm làm đổ bể đồ cúng thì đó là điều cấm ky. Và cả tránh làm vỡ bát đĩa, chén đồ cúng điều đó không mang lại may mắn.

Một số lưu ý khác.

Một điều nữa là các gia chủ ngày xưa cũng biết đến nhờ người mượn tuổi ( thường là anh em trong nhà ) thay mình tiến hành lễ động thổ rồi khi kết thúc thì bán lại cho chính mình. Để tránh những hạn không cần thiết.

Nếu ngày xưa việc chuẩn bị đôi chút khó khăn thì ngày nay gia chủ bận không thể chuẩn bị được đồ cúng thì đã có rất nhiều công ty dịch vụ bán trọn gói đồ cúng thậm chí còn tư vấn về dịch vụ phong thủy để giúp cho gia chủ thuận tiện hơn trong việc cúng động thổ, không phải vất vả suy nghĩ tìm thầy rồi chuẩn bị đồ cúng sao cho đủ, đúng. Tất cả đều hi vọng một tương lai tốt đẹp trong ấm ngoài êm gia đình thịnh vượng.

Chuẩn Bị Lễ Động Thổ Cho Đúng Mà Không Hẳn Ai Cũng Biết.

Để tổ chức lễ khởi công xây dựng thì chuẩn bị lễ động thổ hết sức quan trọng. Chỉ có chuẩn bị đúng cách thì buổi động thổ xây dựng mới thành công và cũng lại khởi đầu cho sự may mắn tiền tài, nhưng đâu phải ai cũng biết cách chuẩn bị như thế nào cho đúng đâu. Bài viết này sẽ cung cấp đến kiến thức giúp gia chủ chuẩn bị lễ khởi công động thổ một cách tốt đẹp.

gia chủ tiến hành cuốc đất sau khi chuẩn bị lễ động thổ kết thúc

Hình ảnh gia chủ quốc đất sau khi chuẩn bị lễ động thổ.

” Đất có thổ công, sông có hà bá” thì hãy nhớ rằng làm bất cứ việc gì cũng lên coi trọng quy luật, nghi lễ. Dù đó là tâm linh không ai quy định, nhưng đó là quan niệm, suy nghĩ của các bậc ông cha ta từ xưa đến nay vậy hãy tôn trọng nó và dành cho nó những quan tâm nhất định.

CHUẨN BỊ LỄ ĐỘNG THỔ VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT.

Đối với ngành xây dựng nói chung thì lễ khởi công- động thổ là một nét đẹp văn hóa tồn tại lâu đời trên thế giới này. Không những người phương Đông chúng ta coi trọng mà cả ngay người phương Tây cũng thế. Như là nghi thức kính báo với thần linh, cầu sự may mắn, cầu bình an và yên tâm về một sự khởi đầu mới. Ngoài ra, nó còn thông điệp thông báo với mọi người biết đến công trình mình đang chuẩn bị xây dựng.

Sự kiện tổ chức chuẩn bị lễ động thổ – khởi công rất nhiều những công việc và yếu tố cấu thành lên từ mặt phong thủy, ngày tốt, giờ hoàng đạo, nơi tổ chức, khách mời đều cần được chuẩn bị chu toàn. Nếu không nắm rõ được thì rất có thể dẫn đến nguy cơ thiếu sót trong quá trình tiến hành nghi thức, ảnh hưởng không tốt đến cảm nhận của gia chủ và khách mời về mặt tâm linh .

Rất nhiều gia chủ hiện nay chọn các công ty cung cấp các dịch vụ tổ chức lễ khởi công động thổ làm đơn vị chính hỗ trợ gia chủ trong buổi lễ. Các buổi lễ động thổ không giới hạn về quy mô, số lượng người tham dự, sự công phu hình thức, hình ảnh công trình. Tất cả đều đáp ứng được bởi các đơn vị đứng ra tổ chức. Hầu hết tại các công trình xây dựng lớn mới cần thiết thuê còn mấy công trình nhỏ như xây nhà cửa, sửa nhà cửa thì không nhất thiết tùy thuộc vào ý muốn của gia chủ.

những chủ đầu tư công trình khi chuẩn bị lễ động thổ

Hình ảnh các chủ đầu tư tham dự chuẩn bị lễ động thổ xây dựng chung cư.

CÁC BƯỚC TỔ CHỨC CHUẨN BỊ LỄ ĐỘNG THỔ.

Luôn xác nhận rằng việc khởi công xây dựng công trình là đúng luật. Giấy tờ pháp lý liên quan đến việc khởi công đều được chuẩn bị và đã được xác nhận bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đảm bảo không có gì rắc rối trong và sau khi lễ khởi công động thổ tiến hành.

Chọn ngày để khởi công động thổ.

Tuy ai cũng mong muốn ngày lễ khởi đó có mưa nhỏ, mưa lâm râm ( quan niệm mưa trong ngày lễ khởi công là một điềm báo tốt ), không ai muốn ngày đó lại mưa rào lên thời tiết để chọn ngày cần là thời tiết đẹp và rơi vào cuối tuần. Mục đích để các khách mời gia chủ mong muốn có mặt trong buổi động thổ có thể tham gia nhưng đừng trùng với dịp lễ, tết hay những ngày dân kinh doanh coi là ngày xấu.

>>> XEM THÊM : LÀM SAO CHỌN NGÀY TỐT ĐỘNG THỔ

Thông báo với cơ quan chức năng về ngày khởi công động thổ.

Bạn nên thông báo với cơ quan chức năng và mời họ tham dự chứng kiến ngày khởi công để không có lý do gì khiến buổi lễ bị gián đoạn. Đồng thời diễn ra chính đáng, đúng pháp luật và nghiêm túc cho buổi chuẩn bị lễ động thổ.

Công tác chuẩn bị.

Tiến hành xin thủ tục giấy phép các cơ quan chức năng tổ chức lễ khởi công. Lên danh sách số lượng khách mời và khảo sát địa điểm. Thiết kế: Vẽ sơ đồ tổng thể khu vực tổ chức lễ, thiết kế backdrop sân khấu, quà tặng, thư mời, banner, banroll. Viết kịch bản cho buổi lễ. Sau đó in ấn thư mời và gửi thư mời cho khách dự định sẽ đến tham dự.

chủ đầu tư và cơ quan chứ năng khảo sát lễ động thổ

Hình ảnh chủ đầu tư dẫn cơ quan chức năng xem xét và xin giấy xác nhận trong khi chuẩn bị lễ động thổ.

Tiến hành lễ khởi công.

Sau khi trang trí, dàn dựng sân khấu, tùy thuộc vào buổi lễ như thế nào mà xây dựng nội dung phù hợp: tiếp tân ăn mặc đồng phục, lân sư rồng tham gia múa trống mở màn, các tiết mục văn nghệ trào mừng, MC dẫn chương trình. Tiến hành nghi thức có chủ đầu tư hoặc gia chủ đeo găng tay tiến hành xúc cát đổ xuống. Buổi lễ chính thức được bắt đầu.

LƯU Ý CHUẨN BỊ MÂM LỄ ĐỘNG THỔ SAO CHO ĐÚNG.

Trên hầu như đưa ra cho gia chủ các bước chuẩn bị như thế nào, tuy nhiên nếu gia chủ không có điều kiện thuê bên ngoài dịch vụ đồ cúng thì có thể tham khảo dưới đây cách bố trí xắp xếp một mâm lễ đồ cúng động thổ.

Một mâm đồ cúng được coi là đầy đủ nếu có: Gà trống luộc (có thể là heo quay). 1 đĩa xôi (thường là xôi trắng hoặc xôi đậu xanh, xôi gấc). Một Bộ tam sinh (cua, trứng vịt lộn, thịt heo luộc). Gạo tẻ. Muối trắng. Ba chén nước trà. Rượu trắng hoặc nước trắng. Đèn cầy (nến). Một đĩa trái cây ngủ quả cúng động thổ (chuối, bưởi, dưa hấu, xoài, cam,…). Bình hoa (cúc, lay ơn, đồng tiền, cát tường, hồng,…). Bánh các loại. Tiền giấy vàng mã. Nhang. Bên cạnh đó cần có thuốc lá, trà khô, quần áo vàng mã.

Tùy thuộc vào quy mô mức độ công trình xây dựng lớn hay nhỏ, gia chủ linh động để đưa ra phương án chuẩn bị lễ động thổ tốt nhất, đảm bảo mọi mặt. Chúc quý gia chủ có một buổi lễ thành công và tốt đẹp.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392