Ý nghĩa của mâm quả đám cưới thể hiện tại mỗi vùng miền là khác nhau. Nhưng đứng trên phương diện nào để nhìn nhận đánh giá từng ý nghĩa riêng? Đối với từng miền riêng biệt thì sẽ có sự khác biệt thì ý nghĩa thự sự liệu có thay đổi hay không? Ngày nay, quan niệm về ý nghĩa mâm quả cưới có thực sự khác với quan niệm ngày xưa hay không? Để tìm hiểu những điều này, mời các bạn hãy tìm hiểu thông qua bài viết sau nhé:
Ý NGHĨA THỰC SỰ MÂM QUẢ ĐÁM CƯỚI MỖI MIỀN BẮT NGUỒN TỪ ĐÂU?
Mỗi mâm quả có sự khác nhau về ý nghĩa. Mỗi vùng miền có điểm riêng trong từng ý nghĩa đối với ngày cưới. Vậy thì ý nghĩa thực sự của những điều này là gì?
Quan niệm đúng nhất với mỗi vùng miền:
Mỗi vùng miền đều xây dựng cho mình thủ tục, tục lệ, nghi thức cưới xin. Những quy định về số lượng mâm quả cưới. Thứ tự xắp xếp, hình thức trao nhâm quả, bâng mâm quả,…. Thế nên, nếu nhận định quan niệm nào đúng nhất thì thực chất phải tìm hiểu từng vùng miền một. Tuy nhiên vẫn có điểm chung đối với mỗi vùng miền. Hãy timg hiểu qua bài viết sau về thứ tự mâm quả cưới để xem những quan niệm này là gì nhé:
Hình ảnh minh họa quan niệm vùng miền về ý nghĩa của âm quả đám cưới.
>>> XEM THÊM: THỨ TỰ MÂM QUẢ CƯỚI <<<
Nhưng có một điểm các bạn cần lưu ý. Đó là dân tộc, đó là văn hóa. Bởi vì, nước Việt ta nổi tiếng về sự đa dan tộc (54 dân tộc) đa ngôn ngữ. Từ đó, mỗi miền sẽ có nhiều dân tộc sinh sống. Mà mỗi dân tộc với ngôn ngữ riêng thì sẽ có tục lệ riêng về lễ cưới.
Và để hiểu đúng và đủ chỉ khi bạn biết được dân tộc, miền sinh sống của nhà cô dâu. Từ đó, mới có sơ sở tìm kiếm chính xác cũng như đúng nhất về ý nghĩa của mâm quả đám cưới mà còn tục lệ, nghi thức thực hiện nữa.
Những yếu tố ảnh hưởng đến ý nghĩa mâm quả đám cưới.
Những câu chuyện dân gian liên quan tới lễ cưới hỏi:
Câu chuyện trầu cau, câu chuyện tình nghĩa phu thê,… thể hiện được phần nào ý nghĩa liên quan tới tục lệ đám cưới. Nói chung, những câu chuyện này bắt nguồn từ dân gian, muốn truyền tải đến thông điệp về sự gắn bó, tình nghĩa, chân trọng,… Từ đó, lễ cưới được sắm những mâm quả có liên quan tới điều này. Để thay lời cầu chúc cho cuộc sống hôn nhân hai bạn trẻ được vui vẻ, hạnh phúc.
Quan niệm về những con số:
Con số ẩn chứa những điều khác nhau từ sự may mắn đến vận rủi ro. Theo thuật bói toán, thuật chiêm tính để bói ra những con số nào sẽ mang lại những điều may tránh điều rủi. Từ đó, số vật lễ trong từng mâm quả sẽ được quy định. Hay cả số lượng chính thức của mâm quả ngày cưới la bao nhiêu từ đó cũng ảnh hưởng đến quyết đính mua sắm này.
Những yếu tố khác:
Có thể đến từ thói quen sinh hoạt, những yếu tố yêu cầu từ tục thách cưới. Hay như tục lệ cưới cần có những gì để mang lại hạnh phúc trọn vẹn. Do đó, những ý nghĩa liên quan tới mâm quả được hình thành. Tuy có sự khác biệt nhưng nhìn chung sẽ có một số ý nghĩa chung từ những mâm quả cưới xuất hiện trong đám cưới hỏi ở bất kỳ vùng miền nào.
Ý NGHĨA ĐÚNG NHẤT CỦA MÂM QUẢ ĐÁM CƯỚI THEO QUAN ĐIỂM CHUNG NGƯỜI VIỆT.
Như đã trình bày trước đó, việc hiểu những ý nghĩa chính xác nhất thì cần dựa trên nhiều yếu tố. Tuy nhiên, để mà đúng nhất với văn hóa chung người Việt thì điều này hoàn toàn có thể. Dựa trên những quan niệm chung, chúng tôi đã tổng hợp và sau đó đưa ra những ý nghĩa của mâm quả đám cưới chung của ba miền. Để sắm mâm quả hay tham khảo bảng giá thì hãy xem bài viết được đính kèm dưới đây:
>>> XEM THÊM: MÂM QUẢ NGÀY CƯỚI <<<<
Trầu cau:
Trầu cau có trong mâm quả thể hiện mong muốn đôi ta khi về chung một nhà mãi luôn yêu thương và khăng khít, “quấn lấy nhau” bền chặt suốt đời như trầu cau.
Để chuẩn bị cho mâm quả trầu cau ngày cưới số lượng thường được ông bà ta chuẩn bị xưa nay là 105 quả hoặc 60 tượng trưng cho trăm năm hay 60 năm cuộc đời. Mỗi quả cau đi cùng với 2 lá trầu. Trầu thắm cau xanh phải được lựa chọn thật kĩ và tươi xanh.
Hình ảnh mâm quả trầu cau thể hiện ý nghĩa của mâm quả đám cưới là gì?
Trà rượu nến:
Với ý nghĩa của mâm quả đám cưới này, bằng việc dâng lên ông bà tổ tiên. Thể hiện sự thiêng liêng cũng như chứng giám của ông bà cho đôi bạn trẻ. Đây cũng được xem là một sự xin phép ông bà để nhà trai được phép rước nàng “về dinh”. Có sự chứng kiến và đồng tình của ông bà tổ tiên, của họ hàng đôi bên mong ước cho một cuộc hôn nhân thật nhiều tình nghĩa sau này.
Trái cây:
Ông bà ta thường nói “hoa thơm quả ngọt” vì thế mà đây được xem như là mong ước cho một cuộc sống hôn nhân đôi lứa với nhiều hương vị ngọt, thơm trải qua cùng nhau. Tình yêu của chúng ta nồng nhiệt, đơm hoa kết trái rồi sẽ cho quả ngọt là những đứa con thật đáng yêu.
Xôi gà:
Mâm quả này được chuẩn bị trong mâm quả thường được nấu từ loại nếp ngon hảo hạng được chọn lựa thật kĩ. Xôi gà chủ yếu có hình dạng trái tim bên trên cái đóng dấu chữ Hỷ cũng có vùng xôi gấc ở dạng tròn. Hình ảnh những bánh xôi gấc hình trái tim với màu đỏ (màu son) vừa để chúc mừng lễ cưới và biểu hiện cho sự son sắt, thủy chung của cặp vợ chồng.
Đây là những mâm quả thường thấy nhất trong các đám cưới theo tục lệ văn hóa người Việt tại ba miền. Ngoài ra, sẽ còn có một số mâm quả khác được chuẩn bị như mâm quả: bánh trái gồm nhiều loại bánh phù hợp với vùng miền nên sẽ có ý nghĩa khác nhau; mâm quả tiền vàng sẽ được chuẩn bị phù hợp với tục lệ; mâm quả áo dài, heo quay nguyên con hay một phần,….
Như vậy, để tìm hiểu ý nghĩa của mâm quả đám cưới tại ba miền thì cần hiểu được nhiều yếu tố. Từ đó mới xác định được những ý nghĩa nào của từng mâm quả cần thiết sẽ được sắm trong lễ ăn hỏi. Chúc các bạn vạn sự thành công trong công việc chuẩn bị cho lễ cưới của mình.