Đa số trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi, khò khè khó chịu. Đây là tình trạng khiến bé rất khó chịu và bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!
1. Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Tình trạng nghẹt mũi, khó chịu không quá xa lạ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng còn rất non nớt, với hệ miễn dịch cùng các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Mũi và đường thở của bé rất dễ tích tụ chất lỏng dư thừa. Kết quả là việc hô hấp của trẻ bị cản trở, gây nghẹt mũi.
Để trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết, trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn có thể tham khảo để xem bé nhà bạn bị vấn đề gì nhé:
+ Do sự tấn công của virus. Trẻ sơ sinh rất dễ bị các loại virus tấn công, gây cảm lạnh với các biểu hiện như: sốt cao, ho, nghẹt mũi.
+ Do trẻ sơ sinh bị dị ứng. Việc môi trường xung quanh chứa nhiều bụi bẩn, sẽ khiễn vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển. Từ đó, chúng sẽ tấn công hệ hô hấp của trẻ, khiến bé bị nghẹt mũi.
+ Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc, hương nước hoa hoặc phấn hoa trong không khí có thể bị dị ững và ngạt mũi.
+ Việc thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi giao mùa sẽ khiến cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi, dễ bị ngại mũi.
+ Một số trẻ có thể thường xuyên bị nghẹt mũi do bẩm sinh có khiếm khuyết về cấu tạo mũi như: lệch vách ngăn, tổn thương niêm mạc.
+ Một số trẻ sơ sinh do có dị vật trong mũi nên có thể bị nghẹt mũi kèm theo các biểu hiện như: đau đớn, ngạt thở, chảy máu mũi. Nếu do nguyên nhân này thì ba mẹ cần xử lý ngay bởi đây là tình trạng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng.
+ Tình trạng nghẹt mũi có thể do chất nhầy lúc bé còn trong bụng mẹ chưa được hút hết triệt đẻ, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, đi kèm với đó là các biểu hiện như: ho, hắt hơi hay sốt cao.
2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Tùy thuộc vào nguyên nhân bé bị nghẹt mũi do điều gì thì mới có thể xác định trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Thông thường nếu do bị virus tấn công hoặc dị ứng, thay đổi thời tiết hay môi trường thì khoảng 5-7 ngày là bé khỏi bệnh và hết.
Tuy nhiên, với những trường hợp bé nghẹt mũi do dị tật thì bé sẽ bị lại thường xuyên. Trường hợp này bạn phải đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chỉnh sửa lại dị tật. Còn không trẻ phải chung sống với tình trạng này suốt đời.
Ngoài ra, nếu bé bị nghẹt mũi kèm các biểu hiện sốt cao, ho nhiều, quấy khóc, bỏ bú thì nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Không nên để trẻ nghẹt mũi quá lâu bởi nó không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.
Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết cũng phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc của bố mẹ, giúp bé nhanh chóng hồi phục.
Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như sau:
+ Giữ ấm cho trẻ sơ sinh để bé không bị lạnh hay ảnh hưởng từ thời tiết. Nhưng không ủ quá nhiều, có thể khiến trẻ nóng và tăng thân nhiệt.
+ Mẹ nhớ cho bé bú thường xuyên. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng hết nghẹt mũi.
+ Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Có loại nước muỗi sinh lý dùng để nhỏ mắt và mũi cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm này giúp làm tan dịch nhầy giúp trẻ hết nghẹt mũi. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trong vùng niêm mạc mũi để vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh tái phát.
>> Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:
+ Bạn dùng lọ nước muối sinh ly nhỏ khoảng 1 giọt vào 1 bên cánh mũi, day nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy. Khi chất nhầy đã ra ngoài cánh mũi thì lấy tăm bông nhẹ nhàng loại bỏ.
+ Thực hiện tương tự với bên cánh mũi còn lại là xong.
Bạn nên nhớ không được nhỏ cùng lúc vào 2 cánh mũi sẽ khiến trẻ khó thở. Tùy vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh mà bạn có thể vệ sinh 3-4 lần/ngày. Với trẻ sơ sinh không bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể nhỏ 1 ngày/lần để vệ sinh mũi cho bé nhé!
Với những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết và những vấn đề liên quan. Chúc ba mẹ nhanh khắc phục được tình trạng này để bé khỏe mạnh và thoải mái hơn.