Phong tục làm lễ cúng nhập trạch về nhà mới đã tồn tại lâu đời. Do yếu tố tâm linh, tin tưởng vào những vị thần cai quản thổ cư, nhà cửa mà lấy đó làm gốc thực hiện. Ngoài ra, phong thủy cũng được áp dụng trong lễ cúng nhập trạch này. Để vừa có giá trị tâm linh cũng như hợp với luận điểm khoa học phong thủy. Vì thế, trước khi thực hiện lễ cúng thì nên tìm hiểu những điều cần biết về chuyển đồ và nghi thức cúng lễ. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều này nhé.
LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI CẦN NHỮNG GÌ?
Có thể phân việc cúng nhập trạch thành hai công việc cụ thể sau. Thứ nhất là việc chuẩn bị công tác cúng. Thứ hai, chuẩn bị việc dọn đồ. Trong đó, không có yếu tố nào hơn yếu tố nào cả. Mà chúng được xếp ngang hàng về tầm quan trọng trong việc làm lễ.
Hình ảnh họa lễ cúng nhập về nhà mới.
Chuẩn bị công tác lễ cúng nhập trạch về nhà mới:
Trước ngày ấn định thực hiện cúng lễ nhập trạch. Điều mà hầu hết các gia chủ quan tâm là sự chuẩn bị hiện tại đã đầy đủ hay chưa? Còn thiếu những điều gì cần thiết hay không? Vậy thì cách giải quyết vấn đề cúng nhập trạch về nhà mới là gì?
Thông thường, việc chuẩn bị này thường được tìm hiểu qua kiến thức của những người thân, bạn bè đi trước. Nếu cẩn trọng hơn, việc tìm hiểu qua những lời khuyên từ những thầy có tiếng trong vùng về cách thức cúng nhập trạch. Đây chính là hai cách chính để tìm giải quyết bài toán chuẩn bị. Tuy nhiên, ngày nay do công nghệ phát triển và độ phủ kín Internet. Cách tìm hiểu qua những bài viết chuyên về đồ cúng sẽ được tìm kiếm để tìm hiểu những công việc cần làm.
Dù tìm kiếm cách gì đi chăng nữa, các gia chủ vẫn phải đảm bảo các thông tin cần nắm được: ngày giờ cúng/ chuyển đồ, đồ lễ cúng, bài văn khấn phù hợp. Chú ý trong phần bài văn khấn. Gia chủ co thể chọn chung bài khấn cho gia tiên và thần linh. Hoặc, cũng thể tìm bài cúng riêng lẻ cũng được.
>>> XEM THÊM: CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ CÚNG NHẬP TRẠCH
Chuẩn bị việc dọn đồ:
Đồ đạc trong ngày nhập trạch sẽ có phương án vận chuyển như thế nào? Nếu như bạn là sinh viên, chưa co nhiều đồ sinh hoạt thì dọn đồ này khá đơn giản. Hay như, những người đơn thân, mới mua sắm/ thuê/ xây nhà mới xong. Mà họ cũng không có đồ đạc gia dụng trước đó. Mà những người đã lập gia đình, họ chuyển nơi ở mới thì đây là vấn đề cần quan tâm.
Trước hết, bạn lựa chọn xem nên chuyển trước, trong, hay sau ngày nhập trạch. Sau đó, xem tổng đồ đạc có nhiều hay không để tìm phương tiện vận chuyển. Thứ tiếp phải lựa ngày chuyển đồ cho phù hợp. Sau cùng, cần lưu ý về việc chuyển đồ để không phạm phải những điều kiêng kị trong ngày cúng nhập trạch về nhà mới.
Yêu cầu cho việc dọn đồ cần biết:
– Dù là chuyển đồ trước hay sau thì cũng phải xem ngày nào đẹp, giờ hoàng đạo để tiến hành vận chuyển đồ đạc.
– Phải là gia chủ ( có thể là vợ hoặc chồng ) là chủ nhân của giá trị pháp lý tiến hành khâu dọn chuyển đồ đạc. Đồng thời, bài vị tổ tiên cũng được chuyển đến trong ngày này. Lưu ý nhỏ là trong vận chuyển đồ dạc nên cầm theo của cải, tiền bạc.
– Thời gian chuyển đồ nên là ban ngày. Tránh hoàn toàn vận chuyển ban đêm.
Điều kiêng kị khi dọn đồ:
– Nếu vợ mang thai, thì tuyệt đối không nên cho với tham gia vào việc chuyển đồ hay dọn nhà.
– Người cầm tinh tuổi Dần thì tránh dọn đồ. Cả việc dọn nhà lẫn chuyển đồ.
BÀI VĂN KHẤN DÀNH CHO LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI.
Hình ảnh minh họa bài văn khấn lễ nhập trạch về nhà mới.
Bài cúng lễ nhập trạch bao gồm 2 phần: là văn khấn thần linh và văn khấn cáo yết gia tiên.
Bài văn khấn thần linh.
Nam mô a di đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là:……………………………………….
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần. Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Bài văn khấn gia tiên:
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới. Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương linh nội ngoại họ……………….. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)
Như vậy, bài viết về lễ cúng nhập trạch về nhà mới đã đưa ra được những vấn đề càn biết. Từ công việc cần chuẩn bị, đến việc dọn đồ và cả bài cúng nữa. Hi vọng phần nào giải đáp được thắc mắc của gia chủ khi tìm hiểu về lễ nhập trạch nhà mới này.