Lưu trữ Cúng Nhà Mới - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng Nhà Mới

Mâm cúng tạ nhà mới 3 năm có gì?

Cúng tạ nhà mới 3 năm: Mâm lễ + cách cúng + bài cúng

Lễ cúng tạ nhà mới 3 năm không phải ai cũng biết tường tận. Với bài viết sau đây, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn những thông tin chi tiết nhất về mam lễ, cách cúng, bài cúng tạ nhà mới 3 năm. Tham khảo ngay để áp dụng chuẩn nhất cho gia đình mình nhé!

1. Cúng tạ nhà mới 3 năm là gì? Ý nghĩa

Cúng tạ nhà mới 3 năm là tục lệ được truyền từ đời này sang đời khác. Theo đó, sau khi chuyển về nhà mới hoặc xây nhà mới 3 năm, gia chủ nên làm một lễ cúng tạ.

Mục đích của tục lệ này là để tạ ơn đến các vị thần linh, ông bà tổ tiên đã phù hộ độ trì, cũng như các vong hồn chưa siêu thoát xung quanh bổn địa không quấy phá. Từ đó, gia đình bình an, may mắn, sức khỏe tốt và ăn nên làm ra trong 3 năm qua.

Đồng thời lễ cúng tạ nhà mới 3 năm cũng là dịp gửi lời cầu mong chư vị thần linh, vong linh tiếp tục coi sóc, bảo vệ và độ trì cho cả gia đình trong những năm tới.

Khi đã biết ý nghĩa của lễ cúng tạ nhà mới 3 năm, chắc hẳn bạn cần chuẩn bị lễ vật chu đáo, xem ngày đẹp và thành tâm cúng bái.

Cúng tạ nhà mới 3 năm cần gì?
Cúng tạ nhà mới 3 năm cần gì?

2. Mâm lễ cúng tạ nhà mới 3 năm

Mâm cúng với đầy đủ lễ vật là điều không thể thiếu trong lễ cúng tạ nhà mới 3 năm. Vậy cần chuẩn bị những lễ vật nào là tươm tất?

+ Mâm trái cây ngũ quả

Đây là lễ vật thường thấy trong bất cứ mâm cúng nào. Bạn nên chọn trái cây tươi, ngon, có vẻ ngoài đẹp mắt. Không nên chọn trái cây nhựa, giả.

+ Hoa tươi

Mâm cúng cũng cần 1 bình hoa tươi với những loại hoa thường gặp như: cúc vạn thọ, lay ơn,…

+ Nước và rượu

Bạn chuẩn bị 3 chén nhỏ nước lọc và 3 chén nhỏ rượu trắng. Nhớ rửa sạch chén trước khi đổ nước và rượu.

+ Lễ mặn

Các món lễ mặn bao gồm: 1 bộ tam sên tượng trưng cho 3 loài vật sinh sống tại 3 nơi: trên trời, mặt đất và dưới nước như: thịt ba chỉ lợn luộc hoặc quay, trứng gà hoặc trứng vịt luộc: 1 quả, tôm hay cua luộc. Ngoài ra còn có 1 con gà trống thiến hoặc gà giò luộc hoặc chân giò lợn, 5 chén cháo.

+ Lễ chay

Các món lễ chay bao gồm: 1 hộp bánh kẹo, 1 đĩa trầu cau, 5 chén chè, 5 chén xôi.

Bia, nước ngọt, thuốc lá, chè…

+ Giấy tiền vàng mã và đồ cúng

Bạn nên chuẩn bị 1 bộ giấy cúng, 1 bộ ngũ phương. Nếu bạn thắc măc bộ ngũ phương là gì thì nó bao gồm: 5 con ngựa đi kèm 5 bộ mũ áo có 5 màu. Cùng với đó là cờ lệnh, kiếm, roi đầy đủ. Bên cạnh đó, trên lưng mỗi ngựa còn để 10 lễ tiền vàng.

Ngoài ra, bạn chuẩn bị 1 bộ thần linh có 1 con ngựa đỏ to đi kèm theo mũ áo, cờ, roi, kiếm. Cùng với đó là 1 cây vàng hoa đỏ (1000 vàng) và 1 đĩa đựng 50 lễ tiền vàng.

+ Các lễ vật khác không thể thiếu như: hương thắp, 1 cặp đèn cầy, 1 chén gạo, 1 chén muối nhỏ.

Đây là mâm cúng đầy đủ nhất, nhưng bạn cũng có thể linh hoạt tùy theo ddieuf kiện gia đình. Quan trọng nhất là lòng thành.

Mâm cúng tạ nhà mới 3 năm có gì?
Mâm cúng tạ nhà mới 3 năm có gì?

3. Bài văn khấn cúng tại nhà mới 3 năm

Nam mô a di Đà Phật! x3 lần.

Con lạy chín phương Trời, con lạy mười phương Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ Chư vị tôn thần,

Con kính lạy Quan đương xứ thổ địa chính thần,

Cùng kính lạy Thổ địa Ngũ phương Long mạch Tôn thần.

Tín chủ chúng con tên là (đọc tên các thành viên trong gia đình): … Ngụ tại địa chỉ: (địa chỉ nhà)…

Nhân hôm nay ngày… (ngày tháng năm âm lịch) là ngày lành tháng tốt, chúng con có lòng thành sửa soạn mâm cỗ, có chút lễ vật, thắp nén hương thơm dâng lên trước án, Trước bản tọa Chư vị tôn thần/

Tín chủ chúng con xin được kính lạy tạ ơn chư vị thần linh, ông bà tổ tiên đã luôn phù hộ độ trị, che chở chúng con được khỏe mạnh, bình an, làm ăn tấn tới trong thời gian từ ngày… đến ngày… chúng con chuyển đến tại: (địa chỉ nhà).

Đội ơn trên, chúng con thật lòng thật dạ xin cảm tạ và cũng cầu mong chư vị thần linh coi sóc, bảo vệ và che chở chúng con những tháng ngày sau.

Chúng con người trần mắt thịt, bé mọn, có gì sai sót, kính mong các Chư vị tôn thần trên cao không chấp trách, bỏ qua.

Chúng con thành tâm kính mời chư vị thần linh, chứng giám lòng thành, về thụ hưởng lễ vật, phù trì cho tín chủ chúng con.

Chúng con cúi xin cảm tại.

Nam mô a di Đà Phật! x3 lần.

4. Cách cúng tạ nhà mới 3 năm

Sau khi chọn giờ đẹp và chuẩn bị mâm cúng, bạn đặt lên bàn tại vị trí thoáng mát như ở giữa nhà hoặc trước cửa nhà. Chủ gia đình ăn mặc chỉnh tề, chuẩn bị bài văn khấn chi tiết, đầy đủ. Sau đó, thắp nhang lên, sau đó khấn bài khấn.

Chờ khi nhang tàn, gia chủ cúi lạy và đem giấy tờ vàng mã đi hóa vàng.

Những Món Ngon Đãi Tiệc Tân Gia Mà Gia Chủ Cần Tham Khảo

Những món ngon đãi tiệc tân gia sẽ được nên danh sách cẩn thận trước ngày đãi tiệc tân gia. Rất nhiều gia chủ băn khoăn liệu những món ngon nào hiện nay thường được bày trên bàn tiệc? Hình thức nên đồ ăn như thế nào thì hợp lý? Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những điều gì khi chuẩn bị những món ăn này. Và để giúp các gia chủ thuận tiện trong việc chuẩn bị. Thì bài viết sau sẽ tổng hợp và đưa ra những thông tin cần thiết nhất. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.

HÌNH THỨC ĐÃI TIỆC VÀ QUAN NIỆM NHỮNG MÓN NGON ĐÃI TIỆC TÂN GIA.

Sắp đến ngày đãi tiệc tân gia, khách khứa đã được nên danh sách. Ngày tốt đã được ấn định phù hợp. Các công việc kinh doanh, công việc văn phòng được thu xếp ổn thỏa đâu vào đấy. Nhưng vẫn còn có một vấn đề nổi cộm: nên đãi món ăn gì trong bữa tiệc? Hình thức đãi tiệc nên tổ chức như thế nào cho ổn thỏa, hợp lý?

Trước hết, nên đặt câu hỏi là mong muốn dự định của chính gia chủ?

Mong muốn gia chủ.

Gia chủ khi tổ chức tiệc tan gia, phần lớn ai cũng có nhu cầu xây dựng trên những món ăn. Mà theo bản thân họ hợp lý. Ngày nay, những món ăn chay và ăn cá đã và đang thay thế cho đồ ăn nhanh. Cũng như đảm bảo sức khỏe. Phần nào đó, việc xây dựng danh sách món ngon đãi tiệc tân gia cũng chính lấy từ điều này mà ra.

mon-ngon-dai-tiec-tan-gia
Hình ảnh minh họa mong muốn của gia chủ khi lựa chọn món ngon đãi tiệc tân gia.

Song song đó, gia chủ sẽ xác định nên xem thêm những món khác. Bởi vì, không phải ai cũng có khẩu vị giống nhau. Nên cách tốt hơn hết, đa dạng các món ăn sẽ đảm bảo được tất cả thực khách đều dùng tiệc thoải mái. Hay lựa chọn những món ăn ngon phổ biến sẽ đáp ứng được nhu cầu này.

Vậy thì để đáp ứng cả hai nhu cầu gia chủ và thực khác, bạn nên chọn những món nào?

Món ngon đãi tiệc tân gia.

Những món ăn sẽ được sắp xếp theo trình tục và hình thức đãi tiệc phổ biến hiện nay. Phần để tiện việc lựa chọn, phần khác để cho bữa tiệc được diễn ra theo hướng vừa thưởng thức và vừa chia sẻ với nhau những câu chuyện ý nghĩa, vui vẻ, hài lước.

Khai vị:

Mở đầu bữa tiệc tân gia, gia chủ nên lựa chọn món khai vị nào sẽ phù hợp nhất. Thường thì mỗi vùng miền sẽ ưa chuộng khác nhau. Cụ thể, tại Tphcm: gỏi- gỏi tai heo, gỏi thái; salad; chả giò/ nem mướng; hoàng thắng chiên giòn;…

Những món ăn này bạn rất dễ tìm hiểu công thức, cũng như cách nấu không quá cầu kỳ. Cũng như thời gian chuẩn bị nhanh lẹ.

Món chính:

Sẽ có ba nhóm các bạn có thể tham khảo thực đơn về những món ngon đãi tiệc tân gia:

Món chay:

Xôi gấc( các loại xôi ),xôi ngũ sắc, xôi trắng; cơm chiên chay; nui xào chay, lẩu chau, ….

xoi-3-lop-mon-ngon-dai-tiec-tan-gia
      Hình ảnh xôi 3 lớp là món ngon đãi tiệc tân gia.
Món mặn:

Bò lúc lắc, Bò nấu đậu, Bò hầm tiêu xanh, Bò lagu/cari; Mực xào thập cẩm/ Mực nướng muối ớt; Tôm hấp bia/nước ngọt/nước dừa, Tôm rang me, Tôm sú nướng ngũ vị; Cua hấp bia/ rang me/ rang muối; Cá điêu hồng nướng giấy bạc; Gà ta hấp mắm nhĩ, Gà nướng ngũ vị, Gà bó xôi/ xôi gà; Heo quay miếng, heo sữa quay; Lẩu Thái, Lẩu cua biển, Lẩu hải sản/ cá, Lẩu thập cẩm; Canh bào ngư tiềm sò điệp; Canh măng khô nấu mọc
; Bông cải xào thập cẩm; Canh chân giò;… .

Đây là một vài món chính gợi ý về những món ngon đãi tiệc tân gia cho các bạn. Trong đó có xôi vè heo quay thường được gia chủ lựa chọn là món ăn chính trong ngày này. Bởi vì, những món ăn này không chỉ dễ ăn mà cơ bản đã tạo được nên món chính gần đầy đủ. Bạn chỉ cần thêm một vài món nước và món xào với rau là đủ một bàn tiệc tân gia rồi.

Để tìm hiểu các món xôi nào ngon hiện nay cũng như đặt heo sữa, heo miếng giá tốt nhất tại Tphcm thì hãy tham khảo bài viết sau nhé.

>>> XEM THÊM: ĐẶT MÓN NGON ĐÃI TIỆC TÂN GIA- XÔI CHÈ, HEO SỮA QUAY <<<

Nước uống:

Đồ uống phụ thuộc vào đối tượng khách mời mà bạn sẽ lựa chọn nhóm nước uống phù hợp. Có một lưu ý nhỏ, bạn nên lựa chọn và mang lên bàn cùng với món khai vị nhé.

Món tráng miệng:

Lựa chọn các loại bánh dễ ăn và có độ tươi mát sẽ giúp thực khách trong lễ tân gia vừa giải nhiệt. Vừa tạo không khí vui vẻ khi thưởng thức những món này. Sau đây sẽ là danh sách những món ngon đãi tiệc tân gia dành cho tráng miệng:

Các loại chè: chè trôi nước, ngũ sắc,…; Bánh su kem; Bánh flan; Trái cây; Các loại rau câu; Trái cây tươi hoặc sinh tố,….

che-troi-nuoc-mon-ngon-dai-tiec-tan-gia
Hình ảnh chè trôi nước là món ngon khi đãi tiệc tân gia.

Đây vừa là hình thức đãi tiệc theo quy trình cũng như những món ngon thường được lựa chọn phổ biến trong tiệc tân gia. Các bạn sẽ đánh giá xem món nào sẽ phù hợp để lên danh sách mua sắm hợp lý nhất. Sau đây là một vài lời khuyên cho việc chuẩn bị và nấu những món đãi tân gia này.

CHÚ Ý CHUẨN BỊ NHỮNG MÓN NGON ĐÃI TIỆC TÂN GIA.

Thứ nhất, bạn nên chuẩn bị song song mâm cúng tân gia nhà mới. Nếu như bạn đã cúng trước ngày đãi tân gia thì có thể bỏ qua. Nhưng nếu bạn lựa chọn gộp cả hai vào chung 1 ngày thì cần chú ý đến mâm cúng này. Bài viết sau sẽ hỗ trợ cho các bạn biết mình nên chuẩn bị những gì khi sắm đồ cúng nhà mới.

>>> XEM THÊM: MÂM CÚNG TÂN GIA NHÀ MỚI CẦN NHỮNG LỄ VẬT NÀO<<<

Thứ hai, bạn cần quan tâm đến khả năng và thời gian cho phép việc chuẩn bị toàn bộ tiệc đãi tân gia hay không? Nếu những món nào tốn thời gian như: xôi chè, heo quay, các món gà thì nên xem xét đặt nơi có uy tín. Còn những món bạn tự tin, thuận tiện trong việc chuẩn bị như: lẩu, các món chiên xào thì hãy làm để mọi người cùng thưởng thức tay nghề của mình.

Cuối cùng, những món ngon đãi tiệc tân gia không chỉ có giới hạn trong danh sách này. Bạn hoàn toàn có thể lấy những món ăn khác để thay thế cho khai vị, món chính, tráng miệng. Sao cho chính bản thân các bạn cảm thấy vui vẻ và hài lòng. Đây mới đích thực là điều mà các bạn cần quan tâm. Khi đãi tiệc tân gia, cùng gia đình, bạn bè, người thân chia sẽ những buồn vui. Những khó khăn trong cuộc sống và gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ, vực dậy bạn trong suốt thời gian vừa qua.

Cần Bao Nhiêu Xôi Chè Cúng Nhập Trạch Về Nhà Mới Mua

Trong mâm cơm cúng về nhà mới, xôi chè cúng nhập trạch luôn được gia chủ tìm hiểu đầy đủ. Từ những mẫu mã, địa chỉ cung cấp. Đến số lượng củ thể là bao nhiêu. Hay cách chuẩn bị hoặc đặt xôi chè một cách hiệu quả nhất. Bởi vì, xôi chè là lễ vật quan trọng trong mâm cúng về nhà mới. Và đây là dịp để cho gia chủ ra mắt cách thành viên trong gia đình với các vị thần. Cũng như đưa gia tiên sang nơi ở mới. Bởi vậy, việc chuẩn bị xôi chè nói riêng, mâm cúng nói chung một cách đầy đủ là điều cần thiết và nên làm. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

XÔI CHÈ CÚNG NHẬP TRẠCH.

Ông bà ta từng nói: ” đất có Thổ công, sông có Hà bá “, để nhắc nhở con cháu mình khi làm gì liên quan đến đất đai, sông nước thì nên cẩn thận. Tốt hơn hết hãy làm một lễ cúng để khiến cho chính mình và người thân cảm thấy được an toàn trong tâm tư của mình.

Hình ảnh xôi chè cúng nhập trạch

Hình ảnh xôi chè cúng nhập trạch.

Vì thế, khi chuyển về nhà mới mua, việc đầu tiên bạn cần làm khi chuyển đến sinh sống là việc cúng nhập trạch. Để mong sao, cuộc sống sau này trong căn nhà mới luôn tràn ngập tiếng cười. Là nơi sau mỗi giờ làm việc được trở về trong không khí gia đình, giảm bớt áp lực, gánh lo cuộc sống.

Quan niệm cúng nhập trạch.

Dùng xôi chè cúng nhập trạch nói riêng, cúng nhập trạch nói chung là quan niệm, tập tục của rất nhiều dân tộc trên đất nước ta. Mỗi dân tộc sẽ có cách thực hiện chi tiết khác nhau. Nhưng nhìn chung thì quan niệm về những tục lệ đều có sự tương đồng.

Thứ nhất, nhập trạch được hiểu là lễ cúng về nhà mới mua, mới xây, mới thuê,… Hay được hiểu là chuyển đến chỗ ở mới.

Thứ hai, lễ cúng là cách trình báo với các vị thần Thổ công, Thổ địa về sự hiện diện sinh sống trong vùng cai quản của họ. Đồng thời, xin phép để rước bàn thờ gia tiên vào nơi ở mới. Với những mong ước về sự che chở, ban phước lộc trong đời sống hàng ngày.

Thứ ba, nhập trạch cần tùy tục địa phương mà chuẩn bị phù hợp từ mâm cúng đến nghi thức. Với những quy định đề sẵn, bạn cần cố gắng thực hiện theo đúng. Tránh việc thực hiện không hợp, mang lại nhiều điều không hay.

Mâm cơm cúng nhập trạch.

Bạn không thể thực hiện cúng nhập trạch mà không có mâm cúng được. Sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý mâm cúng đơn giản với đầy đủ lễ vật cần thiết cho việc này:

Hoa quả: bao gồm hoa tươi và mâm ngũ quả. Bạn cần chuẩn bị dựa trên quan niệm địa phương như những loại quả nào thường dùng, hoa nào thường cúng.

Nhang đèn: với các lễ vật: nhang hương- đèn, nến- giấy tiền, vàng mã.

Đồ cúng chay mặn: dựa vào bàn thờ mà bạn đã có từ trước hay thêm bàn thờ mới. Thường thì có: thờ Phật, Gia tiên, Thần tài- Thổ địa, Táo quân,… Mà sắm lễ xào chay mặn phù hợp.

Xôi chè: cần chuẩn bị đủ bộ đáp ứng với từng mâm cúng mà có số lượng xôi chè cúng nhập trạch phù hợp. Xem thêm địa chỉ đặt xôi chè uy tín nhất:

Hình ảnh minh họa đại chỉ cung cấp xôi chè cúng nhập trạch uy tín

Hình ảnh minh họa đại chỉ cung cấp xôi chè cúng nhập trạch uy tín.

>>> XEM THÊM: ĐỊA CHỈ XÔI CHÈ CÚNG MỤ CHẤT LƯỢNG TP.HCM <<<

Lễ vật khác: bài khấn, đĩa muối gạo, chén trà rượu,… cũng cần chuẩn bị với số lượng phù hợp.

Xôi chè cúng nhập trạch.

Để giúp các bạn dễ dàng trong việc chuẩn bị xôi chè thì trước hết cần xem những yếu tố nào quyết định tới việc sắm xôi chè phù hợp với từng mâm cúng.

Mẫu mã:

Đa phần dựa trên thói quen trong sinh hoạt địa phương, xem xem loại xôi chè nào phổ biến để mua sắm phù hợp.

Địa chỉ cung cấp:

Trước khi bạn tự nấu hoặc đặt mau, bạn cần biết mình nên mua ở đâu. Nơi mà có đầy đủ những nguyên vật liệu, hay mẫu xôi chè bạn cần cho lễ cúng nhập trạch.

Số lượng xôi chè:

Số lượng quyết định đến việc bạn mua nguyên vật liệu bao nhiêu là đủ. Hay bạn đặt bên ngoài như thế nào cho đủ.

Thường thì đối với những mâm cúng: Chư Phật, Táo quân, Thần tài- Thổ địa cần xôi chè theo khẩu phần 5 hoặc chín. Còn đối với Gia tiên, xem có bao nhiêu bát hương thì đặt mua thêm bấy nhiêu xôi chè.

Vì vậy, nếu bạn không ước lượng hay thời gian quá o ép. Bạn nên đặt mua xôi chè từ các dịch vụ cung cấp. Sau đây là cách bạn đặt xôi chè cúng nhập trạch thông qua các dịch vụ này.

CÁCH CHUẨN BỊ XÔI CHÈ CÚNG NHẬP TRẠCH.

Đối với công việc ngày nay, bạn là người bận rộn. Hầu như thời gian chuyển nhà mới ít ỏi trong ngày. Do bạn cần lo công việc khác nữa. Thì việc tìm hiểu cách chuẩn bị xôi chè cúng nhập trạch qua dịch vụ cung cấp uy tín sẽ giúp bạn giải quyết điều này. Tham khảo bài viết sau để tìm hiểu chi tiết những lễ vật cần thiết cho lễ cúng của bạn nhé.

Hình ảnh mẫu xôi chè cúng nhập trạch

Hình ảnh mẫu xôi chè cúng nhập trạch.

>>> XEM THÊM: XÔI CHÈ CÚNG NHẬP TRẠCH <<<

Cách đặt xôi chè hợp lý:

Đầu tiên, sau khi số lượng xôi chè bạn đã ước định khoảng bao nhiêu phần sẽ đủ. Thường thì tham khảo ý kiến ba mẹ ông bà. Hay đến khi lựa chọn được dịch vụ thì bạn mới nhận được tư vấn cụ thể. Dù cho cách nào đi nữa, bạn nên tìm hiểu trước ( cách tính số lượng xôi chè cúng nhập trạch ở phần trên ) để ước lượng chi phí cần là bao nhiêu, những lễ vật khác sẽ còn lại bao nhiêu chi phí.

Thư hai, lựa chọn mẫu cần hợp lý. Từ giá thành đến hình thức. Bạn sẽ dựa trên chi phí dự trù mà có cách tính toán riêng cho mình.

Thứ ba, tiến hành tư vấn rồi chốt đơn hàng. Ở đây, bạn cần quan tâm tới lời đảm bảo về: thời gian giao hàng, thời gian đảm bảo chất lượng, cách thức đổi trả khi không đúng hàng hoặc sản phẩm bị hư. Rồi dựa trên thời điểm cúng nhập trạch mà lên lịch giao hàng phù hợp.

Kết luận:

Như vậy, trong ngày chuyển về nhà mới mua. Số lượng xôi chè cúng nhập trạch sẽ giúp bạn không ít trong việc hoạch định kế hoạch tài chính, chuẩn bị mâm cơm cúng và thời gian thực hiện. Cho nên, hãy đảm bảo rằng địa chỉ bạn chọn phải là địa chỉ uy tín. Và xôi chè cô Hoa là một trong số đó. Với kinh nghiệm gần 40 năm trong việc cung cấp xôi chè với nguyên liệu an toàn, chất lượng đảm bảo, mùi vị hợp cảm nhận. Bạn sẽ yên tâm hơn trong việc tìm kiếm nơi cung cấp xôi chè sắp tới. Hãy liên hệ ngay chúng tôi để tư vấn tận tình từ số lượng đến những thắc mắc khác liên quan tới ngày chuyển về nhà mới nhé.

 

Khi Chuyển Văn Phòng Thì Lễ Cúng Nhập Trạch Cần Những Gì?

Tầm quan trọng của việc chuẩn bị đồ cúng nhập trạch cần những gì khi chuyển văn phòng? Thủ tục nào nên biết khi nhập trạch văn phòng mới? Những đồ dùng làm việc nào nên mang lần đầu vào? Những câu hỏi này là cơ sở quan trọng cho việc xây dựng kịch bản nhập trạch phù hợp khi các bạn chuẩn bị di dời đến văn phòng mới hoặc lần đầu mở công ty với văn phòng cho thuê. Vậy đáp án ở đây sẽ là gì? Và các bạn cần làm những việc gì để thực hiện tốt công việc cúng nhập trạch này. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ KHI CHUYỂN VĂN PHÒNG MỚI.

Văn phòng kinh doanh hiện tại của bạn đang thuê hay bạn đang là chủ sở hữu của nó. Thì đều không có ảnh hưởng gì đến việc thực hiện cúng nhập trạch chuyển văn phòng cả. Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu những thủ tục cần thiết cho việc thực hiện nhập trạch. Đồng thời xem xét tầm ảnh hưởng nó như thế nào đối với công việc làm ăn. Sau đó đi vào chi tiết đồ cúng. Rồi cuối cùng là những vật dụng, trang thiết bị lần đầu mang vào văn phòng mới này.

Hình ảnh minh họa cúng nhập trạch cần những gì khi chuyển văn phòng mới

Hình ảnh minh họa cúng nhập trạch cần những gì khi chuyển văn phòng mới.

Thủ tục nhập trạch cho văn phòng mới.

Chọn ngày:

Đầu tiên của buổi lễ cúng nhập trạch cần những thì là chọn ngày. Việc này không khác gì so với nhập trạch nơi ở mới cả. Bạn cũng cần tìm hiểu ngày nào hợp với bản mệnh của mình, ngày nào thì tránh việc cúng nhập trạch. Một lời khuyên đưa ra bởi các nhà phong thủy là nên tìm hiểu những người chuyên môn về phong thủy trong làm ăn. Bởi vì, ngày nhập trạch sẽ ảnh hưởng bởi bản mệnh chủ kinh doanh, hướng cửa chính, ngành nghề kinh doanh,… Và hơn hết, những chuyên gia đó sẽ cho bạn lời khuyên không chỉ về ngày giờ mà cả cách bố trí bàn thờ Thần Tài, Thổ Địa phù hợp nữa. Như vậy, sẽ giúp cho sinh khí phát triển cả về tiền tài lẫn phúc lộc trong việc làm ăn kinh doanh buôn bán.

Thực hiện cúng bái và chuyển đồ:

Nên bản thân chủ kinh doanh thực hiện việc cúng bái này. Việc mang đồ đạc khi lần đầu vào văn phòng mới thì cầm đồ đạc bên tay phải, không được để người đi không vào.

Đồ cúng nên bày trước cửa chính là tốt nhất. Đừng nên cho ai bước vào văn phòng mới này trong ngày nhập trạch nếu như chưa cúng xong và chủ kinh doanh chưa phải người đầu tiên đi vào.

Đồ đạc, vật dụng văn phòng mới nên chuyển hết vào trong thời gian còn ánh sáng mặt trời. Nên chuyển trước 15h cùng ngày. Đồ đạc quá nhiều thì để dành ngày mai tiếp tục vận chuyển.

Tầm ảnh hưởng của những thủ tục trong ngày nhập trạch nhà mới.

Những thủ tục mang tính chất bổ trợ cho việc thực hiện nghi lễ nhập trạch. Không có điều kiện bắt buộc bạn phải thực hiện theo. Tuy nhiên, những thủ tục này lại mang đến những lời khuyên tốt, tránh việc rước những điều không may khi thực hiện.

Nếu như việc chọn ngày, chẳng may bạn chọn vào ngày xấu: bác kỵ, tam tai,…. Thì vận khí công việc sẽ có chiều hướng gia tăng theo hướng xấu. Gặp nhiều trắc trở trong việc làm ăn buôn bán. Hoặc việc chuyển đồ vào ban đêm sẽ kéo theo những vong hồn, cô hồn nhập vào đó để về văn phòng mới. Gây ra nhiều điều gở, không tốt về tính khí lẫn vận hạn trong làm ăn. Đây là việc cần tránh khi tìm hiểu cúng nhập trạch cần những gì.

Đồ cúng nhập trạch.

Đồ cúng nhập trạch là cách bạn thể hiện tấm lòng của mình đối với các vị Thần Tài, Thổ Địa. Để họ có thể minh chứng cho các bạn, che chở và ban may mắn trong công việc. Từ đó, kết quả làm ăn được thuận lợi, con đường phát triển được hanh thông. Vậy thì, đồ cúng nhập trạch gồm những gì?

Hình ảnh minh họa đồ cúng nhập trạch cần những gì.

Hình ảnh minh họa đồ cúng nhập trạch cần những gì.

>>> XEM THÊM: LỄ VẬT CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ <<<

– Đồ mặn là gà luộc, với những công ty lớn, điều kiện kinh tế tốt có thể chọn cúng heo quay. Bạn cũng có thể chọn mua xôi gấc, chè để giúp cho mâm cúng trở nên đầy đủ hơn.

– Một dĩa trái cây: Với 5 loại quả mang năm màu sắc khác nhau trượng chưng cho ngũ hành.

– Hoa tươi như: Hoa cúc vàng là tốt nhất, ngoài ra bạn cũng có thể chọn hoa cúc màu khác, hoa hồng,…

– Hương nhang, vàng mã, đèn cầy; Một dĩa trầu cau (5 lá trầu, 5 quả cau); Một dĩa bánh kẹo; Bao thuốc lá; Đĩa muối gạo; Chén cháo trắng; Nước trà, rượu/bia; bài văn khấn.

Những vật dụng mang vào văn phòng mới.

– Bàn thờ Thần tài, Thổ địa.

– Một vài bàn ghế đơn gian có thể mang theo bởi 1 người.

– Chổi mới, bình nước, hũ gạo.

Ngoài ra, sau khi chuẩn bị và tìm hiểu đầy đủ những yêu cầu về đồ cúng nhập trạch cần những gì. Thì để giúp cho các bạn thự hiện tốt việc cúng nhập trạch thì không thể thiếu nghi thức thức thực hiện được.

Nghi thức nhập trạch.

Sau khi chuẩn bị đồ cúng trên mâm cúng trước hành lang văn phòng hoặc trước của chính văn phòng thì vào chính xác giờ hoàng đạo. Chủ kinh doanh tiến tới thắp nhang rồi thực hiện cúng bài và đọc văn khấn nhập trạch thần linh.

Sau khi nhang cháy hết, thực hiện lễ cúng cảm ơn. Rồi sau đó hóa giấy tiền vàng mã, thụ lộc xong xuôi. Kế tiếp rước bàn thờ Thổ công, Thần tài vào trước. Rồi những người hợp tuổi công ty sẽ lần lượt mang các vật dụng văn phòng chuẩn bị để mang theo.

Rồi cuối cùng, các bạn thắp nhang đèn cho bàn thờ thần linh, cầu khấn thêm lần nữa. Rồi chính thức mang đồ đạc vào văn phòng mới. Chuẩn bị sớm nhất cho ngày chính làm việc sau này.

Như vậy, cúng nhập trạch cần những gì để chuyển dọn đến văn phòng mới được thuận lợi, công việc làm ăn như ý thì các bạn nên tìm hiểu trước đó. Hoặc nhờ tư vấn những chuyên gia, lời khuyên bạn bè đã từng thực hiện để có được thực trạng tốt nhất thực hiện cúng nhập trạch văn phòng mới này.

Chi Tiết Danh Sách Lễ Vật Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì

Lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì sẽ là câu hỏi đầu tiên mà bạn phải có câu trả lời trước khi bạn chuẩn bị nhập trạch. Danh sách đồ lễ chi tiết, cách chuẩn bị ra sao là những gì bạn phải biết khi tìm hiểu cách thức lên danh sách lễ vật. Khi đã chuẩn bị danh sách đầy đủ. việc còn lại sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi bạn đã nắm trong tay những lễ vật cần thiết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu cách hay nhất hiện nay khi tìm hiểu lễ vật là gì nhé.

DANH SÁCH LỄ VẬT CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ?

Lễ vật cúng nhập trạch được hiểu tổng quan là những vật lễ sẽ được gia chủ chuẩn bị trên mâm cúng nhập trạch. Những đồ lễ này bao gồm đồ cúng chay mặn, giấy tiền vàng mã, hương hoa quả, bài văn cúng,… Không có ràng buộc hoàn toàn mâm cúng phải thế này hoặc thế kia. Miễn sao đầy đủ những đồ cúng là được.

Hình ảnh minh họa danh sách lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì?

Hình ảnh minh họa danh sách lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì.

Ngoài ra, khi chuẩn bị lễ vật cho mâm cúng. Luân có hai mâm cúng mà bạn cần chú ý. Đó là mâm cơm cúng gia tiên, mâm lễ cúng thần linh. Vậy thì những lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì sẽ có trên hai mâm cúng này. Nhưng trước tiên, bạn phải chọn được ngày nhập trạch trước đó đã. Rồi mới lên kế hoạch cho việc lên danh sách đồ lễ cần thiết. Cũng như cách chuẩn bị đồ lễ này ra sao.

Xem ngày nhập trạch.

Ngày nhập trạch hiện nay được xem phổ biến qua các công cụ trực tuyến. Việc tìm kiếm này giúp cho bạn thuận lợi hơn trong việc kén ngày lành tháng tốt. Tuy vậy, không phải công cụ nào cũng mang cho bạn được độ chính xác cao về ngày giờ thực hiện. Bởi mỗi công cụ sẽ được xây dựng trên hệ thống đánh giá riêng. Vậy cách xem ngày trực tuyến nào sẽ mang lại kết quả có độ chính xác cao. Mời các bạn tìm hiểu qua bài viết sau:

>>> XEM THÊM: XEM NGÀY NHẬP TRẠCH <<<

Danh sách lễ vật cúng cần có cho mâm cơm cúng gia tiên.

Hoa quả:

Gồm một đĩa hoa quả có ít nhất 5 loại hoa quả trở nên. Hay được gọi là mâm ngũ quả. Mâm hoa quả này đượcc chuẩn bị khá giống với các dịp lễ tết hay những dịp giỗ chạp khác. Nhiều mẫu mâm hoa quả khác nhau: Thanh long, dưa hấu, mãng cầu, dứa, quýt…; Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài; Chuối, bưởi, xoài,sung, đu đủ.

Hương hoa:

Hai bình hoa tươi để hai bên rìa của bàn thờ cúng. Thêm vào có thể là nhanh đèn đầy đủ. Bàn thờ có bao nhiêu bài vị thì bấy nhiêu chén rượu, bấy nhiêu bộ quần áo mã. Giấy tiền, vàng mã vừa đủ, thuốc lá. Nên thắp nến sẽ mang lại hiệu quả cao hơn thay vì thắp đèn điện như ngày nay. Do trong ngày nhập trạch, đốt nến sẽ giúp cho không khí lưu thông trong nhà một cách hài hòa, mang lại sự đầm ấm dễ chịu khi nhập trạch.

Đồ cúng:

+ Mâm cơm mặn: Một bộ tam sanh (Có 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con.

+ Mâm cơm chay: Nên có từ 4 món trở lên, tùy vào khẩu vị các thành viên trong gia đình, không mang tính bắt buộc. Do đó, bạn đã trả lời câu hỏi lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì được 1/2 rồi.

Bài văn cúng gia tiên:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại
Hôm nay là ngày …..tháng ……năm…………
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là : (địa chỉ nhà)…………………..
Thiết lập linh sang, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh tạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại, thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sang, thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Danh sách mâm lễ vật cần thiết cho mâm lễ cúng thần linh.

Hoa quả:

Tương tự mâm cúng gia tiên, hãy chuẩn bị mâm mâm ngũ quả khác giống hoặc khác cũng được. Để bày trí lên mâm cúng thần linh.

Hình ảnh minh họa lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì

Hình ảnh minh họa lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì.

Hương hoa, vàng mã:

Bộ mũ áo thần linh đỏ + ngựa cờ kiếm đỏ; 2000 vàng hoa đỏ đại; Bộ 5 mũ áo ngựa 5 màu (ngũ phương); 3 tập tiền Tào quan; 7 đinh tiền vàng; 1 Bộ quần áo ông bà tiền chủ. Khi xếp ngựa, xếp 6 cụ Ngựa từ trái qua phải theo thứ tự: Trắng, Tím, Đỏ, Đỏ to, Vàng, Xanh kèm mũ ngựa xếp dưới. Thêm vào đó là một bình hoa đặt lên mâm cúng thần linh. Trầu cau ít nhất ba bộ, 3 chén rượu, 3 chum trà( sau khi đun nước pha trà sau khi cúng xong mới rót để làm lễ tạ), 3 điếu thuốc.

Đồ cúng:

1 bộ tam sinh, 1 gà luộc, 1 bộ xôi chè ( không quy định số lượng nhưng phải trên 5), 1 bộ cháo trắng hoặc cháo thịt, bánh kẹo,… Đa phần đồ cúng khá giống với gia tiên, nhưng thường được chuẩn bị với số lượng nhiều hơn. Tùy thuộc vào điều kiện gia đình để sắm mâm cúng cùng với lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì sao cho phù hợp.

Bài văn cúng thần linh:

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy:
Hoàng Thiên Hậu thổ chư vị Tôn thần
Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ……..tháng……………năm………
Tín chủ con là …………………………………………….
Ngụ tại ……………………
Thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần kính cẩn tâu trình:
Các Ngài thần linh thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tọa hóa, thể đức hiếu sinh của trời đất, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo,
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ, cầu xin chư vị minh thần, gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào. Người người được chữ bình an, xuất nhập được phần lợi lạc. Cúi mong ơn đức cao dầy, thương xót, phù trì bảo hộ.
Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này, xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ thịnh vượng, an khang. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điều lành tiếp ứng.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Cẩn cáo.

Cách chuẩn bị đồ cúng.

Bạn có thể dựa trên danh sách mà chúng tôi đã đề cập để tự mình sắm đồ lễ cho phù hợp. Bởi vì, những lễ vật trên là những lễ vật cơ bản, không thể thiếu được trong ngày cúng nhập trạch. Vì thế, các bạn nên cẩn thận trong khâu chuẩn bị cũng như sắm sửa đồ lễ.

Hoặc cách khác, bạn liên hệ chúng tôi khi muốn tìm hiểu lễ vật cúng nhập trạch gồm những gì một cách chi tiết hơn nữa. Hay bạn muốn được tư vấn cũng như tìm hiểu về các mâm cúng mà chúng tôi cung cấp cho ngày nhập trạch này. Hãy liên hệ ngay chúng tôi để nhận được hồi đáp sớm nhất, những ưu đãi khi bạn đặt đồ cúng chọn gói này nhé.

Những Yếu Tố Nào Quyết Định Chọn Ngày Khi Đi Xem Ngày Nhập Trạch

Xem ngày nhập trạch sẽ giúp cho bạn có cơ hội lựa chọn ra những ngày tốt, giờ hoàng đạo. Để thực hiện nghi thức thì ngày giờ này sẽ vô cùng cần thiết. Và để đánh giá chung được một ngày có hợp hay không thì cần dựa vào nhiều yếu tố. Vậy những yếu tố liên quan khi xem ngày là gì? Vì sao cần phải thực hiện tránh hoặc nên thực hiện nhập trạch vào ngày đó. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu qua bài viết về cách xem ngày sau nhé.

CÁCH XÁC ĐỊNH NGÀY TỐT KHI XEM NGÀY NHẬP TRẠCH.

Như các bạn từng tìm hiểu, việc tìm kiếm ngày giờ qua hệ thống trang web trực tuyến sẽ mang lại kết quả tương đối. Nhưng tốc độ tìm kiếm nhanh cộng với phù hợp với nhiều đối tượng đang cần gấp ngày giò thì đây lại là phương pháp hữu dụng nhất. Vậy cách nào dùng để xác định ngày tốt khi xem ngày nhập trạch?

Hình ảnh minh họa cách xem ngày nhập trạch có tốt hay không?

Hình ảnh minh họa cách xem ngày nhập trạch có tốt hay không?

Trước hết, một ngày tốt sẽ được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau. Sau đó tổng hợp lại những đánh giá nhỏ này để đưa ra kết luận chung về một ngày nào đó. Đa phần, cơ sở đánh giá sẽ lấy ngày tháng năm sinh của gia chủ để so sánh. Trong bài này, chúng tôi tổng hợp những yếu tố thường được lấy nhiều nhất. Để xem xét tuổi bạn khi xem ngày nhập trạch có hợp hay không?

BÁCH KỴ.

Đầu tiên, yếu tố bách kỵ sẽ được xem xét khi bạn xem ngày nhập trạch. Ngày bách kỵ được hiểu là các ngày cực xấu, đại kỵ trăm sự. Vào các ngày bách kỵ mà tiến hành mọi công việc thì thường không được an. Mỗi tháng sẽ có các ngày bách kỵ khác nhau, tuy ngày bách kỵ rất xấu nhưng đều có cách tính để tránh.

Bách kỵ theo chuyên gia phong thủy là bao gồm nhiều ngày xấu như Ngày thập ác đại bại, Ngày tam nương, ngày phục đoạn, Ngày thương ngột, hạ ngột, Ngày thượng sóc, Ngày hỏa tinh, Ngày trường đoản tinh, Ngày cửu thổ quỷ, Ngày Thọ tử, Ngày diệt một, Ngày trùng tang, Ngày trùng Phục, Ngày thủy ngấn, Ngày con nước, Ngày Nhân thần cai quản, Ngày Sát chủ dương,…

Với mỗi loại ngày bách kỵ thì đều có cách tính riêng biệt. Vì thế để đưa ra chính xác nhất thì cần những nhà chuyên gia tính toán. Còn với kết quả một số trang web thì dựa trên một số ngày mà thôi. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu bài văn khấn cũng quan trọng không kém. Các trang mạng khi bạn xem ngày đều sẽ đưa cho bạn một số mẫu văn khấn phù hợp. Hoặc các bạn có thể tham khảo them ở bài viết dưới đây:

>>> XEM THÊM: VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI <<<

NHỊ THẬP BÁT TÚ.

Theo quan niệm phong thủy hiện nay, nhị thập bát tú được coi là cách xem vận dụng 28 tinh tú (vì sao) hoặc 12 chòm sao trên bầu trời để đưa ra những lời khuyên phù hợp trong ngày.

Khi xem ngày nhập trạch thì yếu tố này sẽ góp phần không nhỏ đến kết quả chung về ngày. Vì Nhị thập bát tú là yếu tố ảnh hưởng lên sao chiếu trong ngày. Sao tốt thì thực hiện, sao xấu thì tránh né. Do đó, yếu tố này được rất nhiều trang web hiện nay đưa vào hệ thống đánh giá một ngày có được xem là ngày tốt hay không.

TRỰC.

Trực trong phong thủy xem ngày chia làm trực xấu và trực tốt. Để xem trực nào tốt xấu thì dựa trên tuổi tác phân chia 12 trực. Từ đó bạn biết trực nào nên hay không nên thực hiện.

Hình ảnh minh họa xem trực khi xem ngày nhập trạch

Hình ảnh minh họa xem trực khi xem ngày nhập trạch.

Mấu chốt ở đây khi phân tách ra 12 trực là để tránh “Thái tuế”. Tại vì sao? Vì ở vị trí phương hướng đụng chạm đến Thái tuế như vậy khi tiến hành các công việc trên dễ xảy ra những điều không may mắn, nên người ta tìm cách tránh đi, hoặc để thời điểm khác tiến hành cho nó thuận lợi, hanh thông. Đặc biệt là việc xem ngày nhập trạch càng phải tránh. Đây là lý do việc đánh gia trực được thêm vào khi tìm hiểu cách xem ngày nhập trạch.

CAN CHI.

Khi xem can chi của từng người, lấy tuổi tác làm mốc. Sau đó đánh giá trực tiếp việc hướng xuất hành và tháng thực hiện nhập trạch. Mà hai yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp cũng như phân giảm những ngày hợp mà tháng không hợp. Chính vì điều này tạo nên tính chính xác hơn trong việc chọn ngày nhù hợp. Nên nó được đưa vào để trở thành một trong những yếu tố đánh giá.

NGŨ HÀNH TUỔI VÀ NGÀY.

Khi xem xét đến hai yếu tố này. Trước tiên, nó sẽ đánh giá năm nay có mức đồ tương sinh, tương khắc như thế nào đến gia chủ. Ngày đó sẽ là ngày tương sinh hay tương khắc với việc nhập trạch. Dựa trên yếu tố ngũ hành, việc xem xét các yếu tố: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa để đưa ra những ngày tương sinh, tương khắc. Từ đó, việc lựa chọn ngày hợp sẽ được giảm đáng kể. Tính chính xác được một lần nữa đẩy lên cao. Điều này giúp cho yếu tố ngũ hành và ngày trở thành phần không thể thiếu khi đánh giá một ngày hợp hay không.

KẾT LUẬN:

Các yếu tố đánh giá ngày sẽ thay đổi tùy thuộc vào thuật toán của trang Web đó. Như đã trình bày, việc lựa chọn ngày chỉ mang tính tương đối. Việc đưa ra ngày chính xác nhất, phù hợp với tất cả yếu tố là điều rất khó chứ không nói là không thể. Vì vậy, càng nhiều yếu tố ràng buộc khi xem ngày nhập trạch sẽ đưa ra ngày thực hiện nhập trạch càng thích hợp hơn.

Tùy thuộc mà mức độ điểm đánh giá, khi tổng hợp lại sẽ cho ra điểm tổng. Từ đó, những web sẽ đưa ra nhận xét chung cuối cùng nên hay không nên thực hiện nhập trạch. Cuối cùng, việc xem ngày như thế nào rất quan trọng. Nếu bạn càng có nhiều yêu cầu cao thì ngày tìm ra sẽ càng hiếm và ngược lại. Chúc các bạn sẽ sớm tìm ngày phù hợp nhất khi tìm hiểu những yếu tố quyết định đến ngày tốt hay không tốt.

Trình Tự Tiến Nhập Trạch Và Văn Khấn Nhập Trạch Về Nhà Mới

Văn khấn nhập trạch về nhà mới là điều không thể thiếu trong ngày nhập trạch. Trình tự tiến nhập trạch cũng không nên không biết. Bởi vì, để thực hiện tốt nghi thức tiến nhập nhà mới, các bước trình tự từ đầu cho đến cuối sẽ giúp buổi lễ mang tính trang nghiêm. Trình tự trước sau sẽ mang lại nhịp độ diễn biến hài hòa. Bạn biết được mình sẽ phải làm những gì. Như vậy, sẽ hạn chế rất nhiều những hành động luống cuống, cà kê trong khi thực hiện. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu hai vấn đề này nhé.

CÁC BƯỚC THỰC HIỆN VÀ VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI.

Trình tự thực hiện tiến nhập trạch trước khi đọc văn khấn sẽ giúp bạn khá nhiều trong việc kiểm soát công việc. Nắm được vấn đề cần thiết sẽ giúp ích cho cả bạn lẫn thành viên trong gia đình. Hiểu được những nhiệm vụ từng người sẽ phải làm gì. Sau đó, thực hiện theo đúng kế hoạch. Do đó, kết quả nghi lễ nhập trạch sẽ có khả năng cao được diễn ra theo kỳ vọng ban đầu.

Hình ảnh minh họa các bước thực hiện và văn khấn nhập trạch nhà mới

Hình ảnh minh họa các bước thực hiện và văn khấn nhập trạch nhà mới.

Chuẩn bị cho lễ nhập trạch:

Đồ cúng: Bạn phải đảm bảo đầy đủ. Sẽ có hai mâm lễ dành cho cúng bàn thờ tổ tiên và mâm cúng giữa nhà dành cho thần linh. Bên cạnh đó, đồ dùng chuẩn bị mang vào như: chiếu, bếp lửa, chổi,… sẽ được chuẩn bị đầy đủ.

Bàn thờ: bàn thờ phải được xác định hướng đẹp trước ngày nhập trạch. Bạn có thể xem thêm từ những trang phong thủy để biết cách xắp xếp bàn thờ phù hợp với gia đình mình. Kế tiếp là bát hương. Nên chuẩn bị bát hương trước ít nhất nhập trạch 1 ngày. Nên bốc bát hương mới và chuẩn bị sẵn cho lễ rước bát hương.

Văn khấn: xem xét xem mình thực hiện lễ nhập trạch như thế nào để tìm kiếm bài khấn phù hợp. Thông thường, sẽ có hai bài khấn một là gia tiên, hai là thần linh. Với nhiều kiểu văn khấn nhập trạch về nhà mới khác nhau. Bạn sẽ cần thời gian lựa chọn xem mẫu nào phù hợp với bạn.

>>> XEM THÊM: MẪU VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH NHÀ CHUNG CƯ <<<

Trình tự các bước thực hiện lễ nhập trạch.

Trình tự không hẳn phải duy nhất. Bạn có thể tự xem xét hoặc tham khảo ý kiến những chuyên gia nên thực hiện các bước như thế nào là hợp lý. Do đó, trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập trình tự thực hiện nghi lễ thường được dùng trong những ngày nhập trạch.

Bước một:

Chủ nhà cúng thần linh trong mâm cơm giữa nhà trước. Đọc bài văn khấn xong xuôi thì xin phép Thổ Thần, Công Thần rước bài vị (bát hương) tổ tiên vào nhà mới.

Bước hai:

Đặt bếp than giữa nhà. Sau khi chủ nhà cúng thần linh xong. Lần lượt từ chủ nhà rước bát nhang đi vào đầu tiên. Sau đó những người thân sinh sống trong nhà sẽ đi theo. ( nếu có nhiều bát hương, thì việc vận chuyển sẽ do chủ nhà mang nhiều lần hoặc phân cho thành viên trong gia đình mang những bát nhang vào trong lần đầu nhập trạch. Nếu như ít, các thành viên khác phải mang ít nhất 1 trong số những vật dụng nhà ở như trình bày ở trên. Tránh đi vào tay không.

Bước ba:

Sau khi an vị đầy đủ bàn thờ. Thực hiện nghi lễ cúng bái thần linh và đọc văn khấn nhập trạch về nhà mới dành cho gia tiên. Cả nhà sẽ cùng vái ba lạy.

Bước bốn:

Chủ nhà thực hiện mở bếp lửa đun nước. Sau đó pha ấm trà đầu tiên mời gia tiên và thần linh. Sau khi đợi nhanh tàn. Thực hiện việc hóa vàng. Thần linh hóa trước. Sau mới tới gia tiên. Nhớ phải cảm tạ thần linh trong lúc thụ lộc rồi xin phép hóa vàng.

Bước năm:

Chủ nhà mở bồn tắm, bồn rửa mặt hay vòi nước chảy dưới chậu hoặc xô. Mở nhở từ từ, thời gian chảy đầy càng nhiều càng tốt. Đổ hũ gạo, hũ muối, hũ đựng tiền trên 2/3 ( quan niệm về dư giả trong làm ăn ). Kế tiếp là đốt nến để cho không khí trong nhà được ưu tiên. Vận chuyển đồ đạc hoặc xắp xếp đồ đạc nếu như đã vận chuyển trước đó.

Bước sáu:

Ngủ lại. Nếu như ngày này mà gia đình bạn chưa có ý định ở lại. Thì chủ nhà phải ngủ ít nhất 1 đếm trong ngày ngày. Hoặc nếu như gia đình chuyển đến ở riêng, thì nên mở điện sáng 3 ngày 3 đêm.

Văn khấn nhập trạch nhà mới.

Như các bạn đã tìm hiểu, có nhiều mẫu bài văn khấn khác nhau. Nhưng đều có chung mục đích là thực hiện cúng thần linh, tổ tiên. Sau đây là hai mẫu văn khấn nhập trạch về nhà mới mà thường được dùng trong ngày này.

Hình ảnh minh họa văn khấn nhập trạch về nhà mới

Hình ảnh minh họa mẫu văn khấn nhập trạch về nhà mới.

Văn khấn gia tiên:

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Kính lạy Tổ tiên nội ngoại.
Hôm nay là ngày….tháng….năm……
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ)….
Thiết lập linh sàng, sửa biện lễ vật, bày trên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình, chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hưng linh nội ngoại thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vương tiến, gia đạo hưng long, cháu con được chữ bình an, xuất nhập hưởng phần lợi lạc.
Anh linh chiếu giám, cảm niệm ơn dày
Giãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám
Cấn cáo

Văn khấn thần linh:

– Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
– Con lạy vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế.
– Con lạy quan……..vương hành khiển………….Chi thần…….tào phán quan.
– Con lạy quan Nam Tào Bắc Đẩu
– Con lạy Mẫu Thượng Thiên
– Con lạy Hội Đồng các quan
– Con lạy ông Thành Hoàng Làng, Thần Hoàng Bản Thổ
– Con lạy thần linh Táo Công Vua Bếp
– Con lạy Quan Thần đất, Quan Thần gò
– Con lạy Quan Đại Sự Long thần Thổ thần
Tại nước Cộng Hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, …………………..tỉnh,…………………………..Quận,……………………………..phường, nhà số………………………………………………………………………………………….
Con là…………………….., tuổi……………………….., cùng đồng gia nhân………………….
Hôm nay, ngày……………..tháng…………………năm………………………….(âm lịch)
Chúng con có nén hương, hoa và lễ vật. Chúng con kính dâng lên Vua Cha, Mẫu Mẹ, Hội đồng các quan về chứng lễ để (chúng) con xin nhập trạch về nhà (trụ sở) mới được may mắn thuận lợi, quan trần hàng xóm không gây phiền hà phức tạp gì, xung quanh nước chảy một dòng, thuận trên yên dưới. Cúng con xin cầu nguyện ba tháng hè, chín tháng đông cầu được ước thấy, cầu điều lành mang đến điều dữ mang đi, cầu nhân khang vật thịnh.
Chúng con xin tiếp tài, tiếp lộc, tiếp ngân,tiếp xuyến, tiếp lộc buôn bán làm cho gia trạch (cơ quan) gia trung luôn được bình an khỏe mạnh, ngày một tốt đẹp.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)

Hy vọng bài viết về trình tự tiến nhập trạch và văn khấn nhập trạch về nhà mới sẽ cho bạn biết thêm những mẫu văn khấn khác mà chúng tôi đã trình bày trước đó. Cũng như giúp đỡ các bạn một phần trong việc thực hiện cũng như chuẩn bị cho những việc cần làm trước khi nhập trạch.

Văn Khấn Nhập Trạch Nhà Chung Cư Và Thủ Tục Chuẩn Bị Đồ Lễ

Việc tìm hiểu trước văn khấn nhập trạch nhà chung cư và thủ tục chuẩn bị đồ lễ sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc chuyển nhà tới chung cư sắp tới. Những điều này liên quan trực tiếp tới cách thực hiện cúng sao cho phù hợp và đầy đủ. Bởi vì, theo quan niệm dân gian, nhập trạch là nghi thức quan trọng, cần thực hiện trước khi chuyển để nơi ở mới. Mà chung cư là một trong những nơi ở được ưa chuộng dành cho những gia đình trẻ hiện nay. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu văn khấn và những thủ tục nhập trạch này nhé.

MẪU BÀI VĂN KHẤN NHẬP TRẠCH NHÀ CHUNG CƯ VÀ THỦ TỤC CẦN THIẾT CHO NHẬP TRẠCH.

Hình ảnh minh họa văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Hình ảnh minh họa văn khấn nhập trạch nhà chung cư.

Trước khi đi chính thức tìm hiểu về mẫu bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu sơ lược những thủ tục quan trọng cho việc nhập trạch trước đã.

Thủ tục chuẩn bị đồ lễ.

Để có thể diễn ra được một nghi lễ nhập trạch hoàn chỉnh. Những công đoạn chuẩn bị trước đó là vô cùng cần thiết. Giúp cho bạn hiểu rõ hơn về mục đích của đồ lễ này là gì. Nó sẽ giúp cho việc nhập trạch có kết quả như thế nào khi thực hiện. Ngoài ra, đồ lễ được xếp vào trong những công đoạn chính quan trong nhất. Khi tiến hành nghi thức cúng, việc chuẩn bị đầy đủ thì mới tiến hành cúng được.

Trước hết, đồ cúng bạn nên xác định xem mình nên lựa chọn cách nào cho phương án sắp tới. Thường thì, hai mâm cúng hoặc ba mâm cúng sẽ được chuẩn bị. Hai mâm cúng: mâm thần linh ( chung cả thổ địa-thần tài, táo quân ), mâm gia tiên. Ba mâm cúng: mâm thổ địa-thần tài, mâm cúng táo quân, mâm cúng gia tiên.

Bạn có thể lựa chọn bất kì phương án nào trong mâm cúng này đều được cả. Sau đó, bạn nên kế hoạch cho việc chuẩn bị mua sắm những đồ cúng này. Tuy nhiên, ở đây có vấn đề, chung cư bạn mua hay là thuê. Nếu như mua thì việc cúng là chuyện đương nhiên, còn nếu thuê thì bạn phân vân nên thực hiện hay không thì hãy tham khảo qua bài viết sau:

>>> XEM THÊM: NHÀ THUÊ CÓ CẦN CÚNG NHẬP TRẠCH HAY KHÔNG 

Bài văn khấn nhập trạch.

Bài văn khấn hiện nay dành cho chung cư hay những nơi khác như: nhà mới, nhà thuê, nhà mới xây,… Sẽ có nhiều mẫu khác nhau. Mẫu nào cũng sẽ giúp cho các bạn thực hiện được cúng nhập trạch cả. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến hai mẫu văn khấn nhập trạch nhà chung cư bản thường dùng nhất ứng với hai mâm cúng thần linh và tổ tiên.

Hình ảnh minh họa mẫu văn khấn nhập trạch nhà chung cư

Hình ảnh minh họa mẫu văn khấn nhập trạch nhà chung cư.

Gia tiên:

Nam mô a di Đà Phật (lặp lại 3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ…………
Hôm nay là ngày… tháng.:……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là (địa chỉ nhà mới):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ cụ nội ngoại gia tiên.
Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới.
Nhân chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập án thờ, kê giường nhóm lứa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị Hương Linh nội ngoại họ…. thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con.
Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an mạnh khoẻ.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật (lặp lại 3 lần)

Thần linh:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Chúng con là:……Hôm nay là ngày….. tháng…. năm….
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Trước bản toạ chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các vị Thần linh,
Thông minh chính trực
Giữ ngôi tam thai
Nắm quyền tạo hoá
Thể đức hiếu sinh
Phù hộ dân lành
Bảo vệ sinh linh
Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất tân gia. Chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ. Phần sài nhóm nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cầu xin chư vị Thần Minh cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:……… lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn Thần cho rước vong linh gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng.
Chúng con cầu xin chư vị Thần Minh gia ân tác phúc. Độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Chúng con lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật. Phù hộ cho chúng con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

CHÚ Ý:

Việc sử dụng bài văn khấn nhập trạch nhà chung cư theo mẫu thì nên tải ra 1 bản hoặc hai bản. Sau đó, điền vào mẫu đơn đầy đủ. Lúc chuẩn bị dâng mâm cúng thần linh, tổ tiên nhớ bở đúng vào từng mâm cúng. Sau khi thắp nhang xong, khấn ba vái, các bạn mới lấy bài văn khấn ra đọc. Nhớ là đọc nhẩm, đọc trôi chảy, tránh đọc sai từ đặc biệt tên thần linh nhé.

Khi Chuyển Đến Nhà Thuê Có Cần Cúng Nhập Trạch Hay Không?

Ngày nay, nhà thuê có cần cúng nhập trạch hay không đang là vấn đề khiến nhiều gia đình trẻ băn khoan. Vì họ sống ở đó chưa chắc có lâu dài hay không. Việc thực hiện cúng liệu có cần thiết? Thắc mắc này không phải là vấn đề khó giải quyết. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu vấn đề này. Cũng như những thủ tục quan trọng dành cho việc nhập trạch nhà thuê này nhé.

LIỆU RẰNG NHÀ THUÊ CÓ CẦN CÚNG NHẬP TRẠCH?

Nhập trạch là nghi thức đầu tiên, báo cáo thần linh và xin phép tổ tiên. Vậy thì, việc cúng nhập trạch khi bạn thuê nhà liệu có nên hay không? Thì còn dựa vào hai vấn đề sau:

Hình ảnh minh họa nhà thuê có cần cúng nhập trạch

Hình ảnh minh họa nhà thuê có cần cúng nhập trạch?

Quan điểm bạn như thế nào về cúng nhập trạch?

Bạn mới lập gia đình, bạn muốn chuyển ra ở riêng hoặc muốn chuyển đến những nơi ỏ rộng rãi hơn. Mà nhu cầu hoặc điều kiện bạn không muốn/ không cho phép bạn đủ tài chính để mua. Thế nên, bạn phải thuê căn hộ, chung cư, nhà thuê,… Đây cũng là tình trang khá phổ biến hiện nay trên hai thành phố lớn là Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, việc quan điểm bạn như thế nào về nhà thuê có cần cúng nhập trạch sẽ quyết định phần lớn đến tư tưởng trong việc thực hiện. Bạn là người kinh doanh, bạn tìm hiểu phong thủy, bạn có sự quan tâm về tâm linh,… Thì bạn nên thực hiện nghi lễ này trước khi chuyển vào sinh sống. Còn nếu như bạn không thuộc vào những điều này thì điều này không có cần thiết.

Yếu tố khác ảnh hướng đến quyết định.

Bạn có trách nhiệm thờ phượng tổ tiên, thì không thể không thực hiện nghi lễ nhập trạch. Để mới có thể rước bài vị vào nhà thuê mới.

Bạn chịu ảnh hưởng từ gia đình, người thân bạn bè về việc cúng nhập trạch. Do đó, bạn tin tưởng vào nghi thức cúng sẽ mang lại cho gia đình bạn nhiều điều tốt lành.

Chịu sự tác động của gia đình, khuyên mình nên thực hiện cúng để cầu cho cuộc sống vợ chồng đầm ấm, hạnh phúc.

Và có thể có nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, trong phần yếu tố khác thì thiết nghĩ quan trọng hơn hết chính là bạn. Bạn mới là người quyết định đến việc có nên hay không nên thực hiện khi bạn thuê nhà mới. Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu các thủ tục và lợi ích cũng như vì sao nên cúng nhập trạch khi chuyển nơi ở mới.

>>> XEM THÊM: THỦ TỤC NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI <<<

CHUẨN BỊ CHUYỂN ĐẾN NHÀ THUÊ CÓ CẦN CÚNG NHẬP TRẠCH NHƯ THẾ NÀO?

Trong công tác chuẩn bị, chúng ta sẽ tìm hiểu ba vấn đề chính liên quan tới việc chuẩn bị và công tác.

Hình ảnh mình họa công việc chuẩn bị khi đến nhà thuê có cần cúng nhập trạch

Hình ảnh mình họa công việc chuẩn bị khi đến nhà thuê có cần cúng nhập trạch.

Ngày giờ thực hiện:

Xem ngày là công đoạn đầu tiên chuẩn bị cho nhà thuê có cần cúng nhập trạch . Bạn nên tìm hiểu trước ngày nào phù hợp rồi mới thực hiện nghi lễ này. Điều này giống với nghi thức nhập trạch nhà mới. Vì đứng trên góc độ nhập trạch, nhà thuê hay nhà mới đều tính là nơi ở mới. Vì thế, nên thực hiện cúng nhập trạch rồi hãy chính thức chuyển đến sinh sống.

Đồ lễ cúng:

Đồ lễ cúng không yêu cầu phải quá cầu kỳ hay tốn kém. Ở đây, gia chủ chỉ cần chuẩn bị một mâm cơm rượu và chút lễ vật, hương hoa, tiền vàng, trái cây, xôi chè. Và khi thực hiện thì cần thành tâm, trang trọng cúng điếu. Để báo cáo chư thần thổ địa, tổ tiên phù hộ cho gia đình. Trước khi dọn về nhà mới cần dọn dẹp sạch sẽ và đốt bồ kết, việc này ngoài mục đích tâm linh còn có tác dụng tiêu trừ hết mầm bệnh, ẩm thấp, khí độc, đảm bảo cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Song song đó, việc tìm hiểu bài cúng nhà thuê cũng nên tìm mẫu trước. Có nhiều mẫu khác nhau về cúng nhập trạch. Do đó, các bạn có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thực hiện cúng bái.

Thủ tục cần biết trước khi nhập trạch nhà thuê:

– Thời điểm dọn nhà nên vào sáng sớm, buổi trưa. Xong trước 15h (3 giờ chiều), trước khi mặt trời lặn. Tránh dọn vào ban đêm. Nếu không xong, chuyển đồ có thể vào ngày mai. Nhưng điều này các bạn không nên lo lắng. Vì hầu hết các nhà thuê hiện nay đã đầy đủ trang thiết bị. Bạn chỉ cần dọn đến mà không cần gì đồ đạc, vật dụng nhiều đâu.

– Nước lấy khoảng 3 phần của thùng xách vào nhà. Thùng gạo đổ đầy khoảng 8 phần, bao lì xì đỏ đặt phía trên thùng gạo. Mua một cặp chổi, xẻng hót rác mới (các cụ thường buộc một sợi vải đỏ). Kiêng mang chổi cũ từ nhà cũ về nhà mới (để tránh mang rắc rối đã quét về nhà mới). Chén đũa mua mỗi người 1 bộ, số chẵn là tốt nhất, đặt vào thùng nước xách vào nhà.

– Khi dọn sang nhà mới phải đưa những thứ trên đặt vào nhà bếp, sau đó mới dọn những thứ khác vào.Có thể mang theo một ít đất ở nơi cũ đi, để tránh tình trạng “thủy thổ không hòa hợp”. Dọn về nhà mới gắng vứt bỏ bớt đồ cũ, chỉ giữ lại những gì thật sự cần thiết tận dụng được.

– Sau khi dọn nhà mới xong xuôi. Bạn nên tạo không khí vui vẻ đầm ấm bằng cách tổ chức lễ tân gia. Như vậy sẽ gia tăng cho không khí trong nhà càng trở nên tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN:

Việc thực hiện nhập trạch nhà thuê có cần cúng nhập trạch đều dựa vào mong muốn của bạn như thế nào về kết quả chuyển dọn nhà. Tránh việc tin tưởng quá mức hoặc thực hiện quá cẩu thả sẽ mang lại cho bạn kết quả không mong muốn. Chúc các bạn có kết quả như ý trong việc chuyển nhà thuê sắp tới.

Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Mới Và Cách Xông Nhà Hiệu Quả

Những thủ tục nhập trạch nhà mới và cách xông nhà như thế nào để hiệu quả là như thế nào? Vì sao trong ngày nhập trạch lại phải tuân thủ những điều này? Phải chăng, cách làm này mang lại hiệu quả gì? Đây thường là những vấn đề mà nhiều gia đình trẻ ngày nay gặp phải. Họ không có nhiều thời gian cho việc chuẩn bị nhập trạch, thế nên, việc tìm hiểu chu toàn trước đó sẽ giảm thiểu một lượng lớn thời gian trong việc thực hiện. Vì vậy, những điều này sẽ như cẩm nang giúp cho gia đình trẻ dễ dàng trong việc chuyển nhà nhà, nhập trạch. Hãy tìm hiểu cùng chúng tôi qua bài viết sau.

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH NHÀ MỚI VÀ CÁCH XÔNG NHÀ.

Những công việc quan trọng thì cần những quy tắc, thủ tục thực hiện. Mà nhập trạch cũng vậy. Quan niệm về nhập trạch của người Việt ta về cách thực hiện nghi lễ này cũng có những thủ cần thiết.

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch về nhà mới

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch về nhà mới.

Góc nhìn từ quan niệm dân gian về nhập trạch.

Theo khái niệm đơn giản về nghi lễ nhập trạch. Thì đây được xem là lễ dọn vào nhà mới. Ngôi nhà gia đình bạn mua lại hoặc tự xây. Thủ tục nhập trạch nhà mới được xem như là một nghi lễ vô cùng quan trọng trong quan niệm tín ngưỡng dân gian của người Việt từ xa xưa để lại.

Theo tín ngưỡng của dân gian, bất kỳ nơi ở nào cũng có những vị Thần, Quan cai quản khu vực riêng. Vậy nên lễ nhập trạch chính là lễ thông báo cho các vị Thần, các vị Quan cai tại khu vực đó về việc gia đình bạn chuyển đến đó sinh sống, mong được phù hộ độ trì cho cuộc sống tại nơi ở mới được bình an, thuận lợi.

Không những vậy, khi thực hiện việc chuyển dọn đến nơi ở mới. Ngoài việc cúng bái trên ra thì nên xông nhà trước khi chính thức ở. Để tẩy uế, xua tan những khí âm tà trong khu vực nhà cửa. Để cho vận khí tốt được lưu thông, mang lại sức khỏe, tiền tài, may mắn.

Thủ tục nhập trạch nhà mới.

Những thủ tục cần thiết sẽ giúp các bạn thực hiện nghi lễ nhập trạch một cách nhanh chóng hơn. Hạn chế những sai lầm không cần thiết. Vì bài viết trước đã trình bày khá rõ về vấn đề này. Nên các bạn tham khảo qua bài viết sau:

>>> XEM THÊM: THỦ TỤC NHẬP TRẠCH NHÀ CHUNG CƯ <<<

Tuy nhiên, để bổ sung cho phần thủ tục nhập trạch nhà mới. Bên cạnh việc hiểu dược những điều trên thì những việc nên làm trước khi thực hiện thủ tục nhập trạch nhà mới chính thức cũng nên tìm hiểu.

Dọn dẹp nhà mới.

Thường thì công việc này liên quan tới những nhà mới xây xong. Khi hoàn thành ngôi nhà, việc công nhân dọn dẹp chỉ mang tính hình thức. Do đó, bạn cần phải dấn thân vào việc dọn dẹp.

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch nhà mới với công việc dọn dẹp đồ đạc

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch nhà mới với công việc dọn dẹp đồ đạc.

Chủ yếu công việc này là lau dọn những vết sơn, kiểm tra bếp, kệ, cửa kính, sàn nhà,… có những vết bẩn thì cần dọn dẹp sạch sẽ. Sau khi dọn dẹp xong xuôi. Bạn nên để trống nhà cửa này từ vài tiếng đến 1 ngày trước khi thực hiện lễ nhập trạch.

Còn nếu nhà mới là những chung cư/ căn hộ xây dựng sẵn/… Có thể có đồ đạc sẵn hoặc không thì bạn cũng nên đến kiểm tra xem nội thất, không gian có đảm bảo sạch sẽ hay không rồi tiến hành lau dọn.

Đốt nến.

Cách dân gian này lưu truyền là một trong những cách tạo luồng khí lưu thông trong nhà. Ảnh hưởng trực tiếp tới vận khí ngôi nhà đó. Ngoài ra, việc đốt nên một số nơi trong nhà nên đặt ở nơi có không khí ẩm mốc. Như vậy, giúp bạn tạo một không khí tốt cho việc nhập trạch sắp đến.

Xông nhà.

Một số nhà được xây dựng ở gần nghĩa trang, bệnh viện,… Nhà mà có tà khí qua nặng thì nên sử dụng bột trừ tà hay bột xông nhà để tẩy uế trong ngày dọn dẹp này. Còn cách sử dụng như thế nào thì sẽ có trong phần sau về thủ tục nhập trạch nhà mới và thủ tục xông nhà.

Thủ tục xông nhà mới.

Vì sao nên xông nhà?

Trong phong thủy, người ta còn kiêng kỵ trường hợp có tang chế liên quan đến người đang xây dựng công trình. Gia đình của những người đang làm nhà cho bạn nếu có tang chế thì cũng là điềm gỡ đối với gia chủ. Nhưng rất khó biết được chuyện này vì không phải ai cũng nói ra hoặc cũng không thể đi hỏi từng người một.

Từ đó, nó làm cho gia chủ gặp nhiều sự cố rất xui xẻo mà không thể đoán trước được. Hoặc làm cho công việc, hay việc làm ăn buôn bán của gia chủ gặp khó khăn, không có khách mua hàng, hàng tồn kho chất đống, nợ nần chồng chất, công việc kinh doanh ngày càng sa sút. Có nhiều trường hợp làm cho tán gia bại sản, gia đình ly tán.

Thật là khốn đốn khi gặp phải hoàn cảnh thế này. Các thầy phong thủy đã khuyên các gia chủ thực hiện theo các nghi thức xông tẩy ô uế để xua tàn tà khí và mang vượng khí đến gia chủ. Có như vậy mới hóa giải được các xui xẻo trong cuộc sống.

Cách xông nhà.

Cách tẩy uế nhà cửa thường được áp dụng trước khi chuyển vào nhà mới. Có tác dụng xua đi uế khí và kéo vượng khí về mang may mắn, an lành cho gia chủ. Việc tẩy ô uế, xua tàn tà khí không liên quan gì đến tôn giáo nên mọi người có thể thực hiện theo nghi thức và lòng thành của mình.

Do đó, trong ngày dọn dẹp, các bạn nên tìm hiểu việc mua những bột này. Có thể gọi là bột tẩy uế hoặc bột xông nhà đều được. Khi đó, bạn sẽ được hướng dẫn cách dùng sao cho hiệu quả từ những nơi cung ứng. Hi vọng bài viết đã mang lại cho những gia đình trẻ về những thủ tục nhập trạch nhà mới cần biết cũng như cách tẩy uế ngôi nhà của mình như thế nào là ổn.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392