Cúng Mụ Là Gì? Cách Cúng Mụ Đúng Nhất Cho Bé - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng Mụ Là Gì? Cách Cúng Mụ Đúng Nhất Cho Bé

Cúng mụ là gì, từ đâu mà có truyền thống cúng mụ này? Bà mụ hay mẹ sanh (mẹ sinh) là những tiên nương chuyên phụ trách sinh đẻ, được dân gian thờ cúng theo tín ngưỡng từ ngàn đời nay. Hãy cùng tìm hiểu cách cúng mụ đúng nhất nhé!

Cúng mụ là gì?

Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới bà mụ, những bà mụ hay Tiên nương là những người chuyên phụ trách sinh nở và nặn hình hài những đứa trẻ. Cúng Mụ là nghi thức được tổ chức khi đứa trẻ đầy cữ ( khi đứa trẻ mới sinh được 3 ngày), đầy tháng (1 tháng), đầy tuổi tôi (100 ngày) và thôi nôi (đủ năm).

Cúng Mụ là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới bà mụ

Truyền thuyết về các Bà mụ

Truyền thuyết về 12 Bà mụ được ghi chép lại trong sách “Lược khảo về thần thoại việt Nam”. 12 Bà mụ chính là sáng vị thần giúp việc sáng tạo loại người của Ngọc Hoàng hay là những vị thần được Ngọc Hoàng giao phó rách nhiệm trông coi và nắn mới cơ thể của con người khi đầu thai.

Tại sao lại là 12 Bà Mụ? Có sự tích cho rằng đây là một nhóm có trách nhiệm tạo ra con người, mỗi Bà Mụ một công việc: nắn tứ chi, nắn tai, nắn mắt, dạy nói, dạy cười. Miền Nam lại cho rằng, 12 Bà mụ luân phiên nhau lo việc thai sản theo 12 con giáp trong 12 năm.

12 Bà mụ chính là sáng vị thần giúp việc sáng tạo loại người

12 Bà mụ, mỗi người một việc như sau:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương sanh đẻ.
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương thai nghén.
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương thụ thai.
  • Mụ bà Lưu Thất Nương nặn hình hài nam, nữ.
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương chăm sóc thai.
  • Mụ bà Lý Đại Nương chuyển dạ.
  • Mụ bà Hứa Đại Nương khai hoa nở nhụy.
  • Mụ bà Cao Tứ Nương ở cữ.
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương ẵm bồng con trẻ.
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương giữ trẻ.
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương chứng kiến và giám sát sinh đẻ.

Lễ vật cúng mụ là gì?

Việc chuẩn bị lễ vật rất quan trọng phải thật cẩn thận và chu đáo. Người Việt thường cúng Mụ với 12 phần nhỏ để cúng 12 bà mụ và 1 phần lớn để cúng bà Mụ chúa như sau:

  • Trầu cau: 12 miếng trầu têm cánh phượng, cau bổ làm tư và 1 miếng trầu chưa têm, 1 quả cau nguyên.
  • Động vật: bộ tam sên, cua ốc, tôm luộc hoặc sống. Nếu cúng sống thì phóng sinh sau khi cúng xong.
  • Phẩm oản và bánh kẹo: 12 phần bằng nhau và một phần to hơn.
  • Lễ mặn: gà luộc, cháo, xôi, rượu trắng và món ăn mặn.
  • Hương hoa: nhang, hoa, tiền vàng, nước.
  • Đồ chơi của bé: các bộ đồ chơi giống bát đũa, chén cốc, thìa, xe cộ,…
  • Vàng mã: 12 đôi hài màu xanh, váy áo xanh và nén vàng xanh.

Tất cả lễ vật phải được bày biện cân đối và được chia thành 2 mâm. Mâm dưới là tôm, cua ốc. Mâm lễ mặn cùng hoa và nước trắng để ở trên.

Lễ vật cũng có thể thay đổi tùy theo địa phương và lễ cúng là đầy tháng hay thôi nôi. Trong lễ cúng đầy tháng, cha mẹ sẽ chuẩn bị mâm lễ cho 12 Bà mụ với 12 chén chè, 3 tô chè, 2 đĩa xôi và mâm cúng 3 Đức Ông với vịt luộc, 3 chén cháo và 1 tô cháo. Trong lễ thôi nôi, ngoài xôi chè và vịt luộc để cúng Bà mụ Đức ông thì còn có một con lợn quay để cúng thổ công, thổ chủ và đất đai điền địa. Bên cạnh, bày thêm một mâm với 5 chén cháo, 1 tô cháo, rau sống, 1 đĩa lòng lợn, rượu, trà, hoa quả, nhang, đèn và một con dao trên lưng lợn quay. Mâm cúng trong nhà sẽ bày trên tất cả các bàn thờ.

Cúng Mụ như thế nào?

Sau khi lễ vật đã bày biện xong xuôi, cha mẹ sẽ bế cháu ra trước bàn thờ và khấn văn cúng Mụ. Văn cúng mụ là gì? Có thể có nhiều dị bản tùy thuộc vào từng địa phương, nhưng sẽ bắt đầu bằng việc xưng danh các Bà mụ, thần phật, ngày tháng hôm cúng, tên cha mẹ, tên đứa trẻ, nơi ở cả gia đình, lý do tổ chức lễ cúng và bày tỏ tấm lòng biết ơn với công lao của các Mụ dành cho bé, mong các Mụ tiếp tục phù hộ cho bé.  Khấn vái xong thì vái 3 lạy và đợi 3 tuần nhang thì tạ lễ. Lễ vật vàng mã sẽ được mang đi hóa, đồ ăn được mang đi thụ lộc, động vật sống sẽ được phóng sinh còn các đồ chơi được giữ lại cho bé hay phân phát cho trẻ em hàng xóm để lấy khước.

Lễ vật nếu không có đồ mặn có thể chỉ cúng xôi, chè, hoa quả và chủ yếu là tấm lòng thành tâm được các cụ chứng giám và bỏ qua thiếu xót. Hi vọng với những kiến thức cung cấp trên đây sẽ giup các bậc cha mẹ hiểu rõ hơn về cúng mụ là gì và các đồ vật cùng nghi thức cúng mụ.

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392