Lễ cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ là một nghi lễ truyền thống lâu đời của ông cha ta. Nghi lễ này được mọi người truyền tai nhau và gìn giữ đến tận bây giờ, một mâm cúng đầy tháng gồm những gì các bạn có biết chưa ạ? Sắm được một mâm cúng mụ ưng ý và đầy đủ cũng mất thời gian bởi nó nhiều thứ. Các bạn có thể tham khảo những người đi trước hoặc là tham khảo trên mạng cũng rất nhiều kinh nghiệm bổ ích. Hôm nay đến với chủ đề mâm cúng mụ cho bé thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem mâm cúng đầy tháng gồm những gì nhé.
Nguồn gốc của lễ cúng mụ
- Lễ cúng mụ là lễ cho trẻ nhỏ, theo như tương truyền rằng một em bé sinh ra là qua sự bảo trợ và nhào nặn của các vị đại tiên gồm 12 bà mụ và Đức ông cùng 3 sư thầy.
- Đứa trẻ được các bà mụ chăm sóc từ khi mới bắt đầu hình thành cho tới khi sinh ra và cả về sau nữa. Công lao của các bà mụ rất lớn lao nên gia đình đã làm một mâm cúng vào đúng dịp bé được đầy tháng để tỏ lòng thành kính biết ơn tới các bà mụ.
- Đây cũng là dịp để gia đình giới thiệu sự xuất hiện của thành viên mới cho gia đình họ hàng được biết, để ăn mừng việc mẹ tròn con vuông.
Lễ cúng đầy tháng gồm những thủ tục gì
Thứ 1: Chọn thời gian làm lễ thôi nôi cho trẻ
- Buổi sáng sớm hay buổi chiều tối là khoảng thời gian thường hay được chọn để tổ chức cúng lễ.
- Cúng vào ngày dương thì các mẹ sẽ lấy ngày sinh dương làm mốc và sẽ tổ chức lễ cúng vào ngày tiếp theo của tháng dương.
- Nếu lấy lịch âm làm mốc thì sẽ lấy ngày sinh âm làm chuẩn và cúng vào ngày tiếp theo của tháng.
- Hãy cũng còn có một cách nữa đó là căn cứ vào giới tính và ngày sinh để tính ngày, nếu trẻ sinh ra là bé gái thì sẽ làm lễ cúng mụ trước 2 ngày, còn nếu mà trẻ sinh ra là bé trai thì sẽ làm lễ cúng mụ vào trước 1 ngày.
Thứ 2: Các bạn có biết tên và nhiệm vụ riêng của các bà mụ
- Mụ bà Trần Tứ Nương: Trông coi việc sinh đẻ
- Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thai nghén
- Mụ bà Lâm Cửu Nương:Trông coi việc thụ thai
- Mụ bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái
- Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông coi chăm sóc bào thai
- Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ
- Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông coi việc khai hoa nở nhuỵ
- Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông coi việc ở cữ
- Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh
- Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ
- Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở
Mâm cúng đầy tháng cho trẻ cần những gì:
Một mâm cúng đầy tháng gồm những gì ? Phải có đầy đủ những thứ cơ bản để tỏ lòng biết ơn tới những bà mụ. Mâm cúng mụ bao gồm những thứ gì
Thứ 1: Mâm lễ cúng 12 bà mụ bao gồm:
- 12 đĩa xôi giống nhau
- 12 bát cháo nhỏ
- 12 ly nước trắng
- 12 đĩa bánh hỏi bày như nhau
- 12 bộ hài nhỏ
- 12 bộ quần áo giấy nhỏ
- 12 chén chè nhỏ
- 12 đĩa thịt quay
- 12 đĩa bánh kẹo dành cho trẻ em.
- 12 chén rượu trắng nhỏ
- Đũa hoa dùng cho bà chúa (theo như kể lại thì bà chúa thường hay thích dùng đũa hoa).
Thứ 2: Mâm lễ vật cúng Đức ông
- 1 con gà luộc để nguyên con tạo tư thế đầu ngẩng và 2 cánh chéo nhau, 3 đĩa xôi lớn, 1 bát cháo to, 1 bát chè lớn, 1 đĩa bánh kẹo loại dành cho trẻ nhỏ, trầu cau, 1 bộ quần áo giấy, 1 đôi hài giấy.
Tất cả những thứ trên các bạn đều cần phải chuẩn bị đầy đủ ngoài ra còn cần có hương hoa, gạo, muối, đèn cầy. Và có một lưu ý các bạn nên biết đó là về phần chè thì mỗi nơi có thể sẽ có một loại chè khác nhau ví dụ như miền bắc thì cúng chè hoa cau, miền nam thì cúng chè đậu xanh nước cốt dừa, miền trung thì cúng chè đậu trắng….
Nơi đặt mâm lễ cúng và vị trí đặt
- Đặt mâm lễ cúng thường mọi người hay đặt ở phòng khách, hoặc cũng có thể ở gian phòng ngủ của bé hoặc ở ngoài sân
- Mâm cúng lễ được sắp làm 2 mâm đặt cách xa nhau chừng 10cm, mâm lễ cúng bà mụ có thể đặt ở trên chiếc bàn lớn và cao hơn so với mâm lễ cúng Đức ông.
- “Đông bình, Tây quả” là câu nói của người xưa nhưng nó cũng là một cách để có thể sắp mâm lễ cúng, phía tây chúng ta đặt quả còn phía đông của mâm chúng ta để bình hoa.
Chọn người cúng mụ cho con
- Nếu có điều kiện các bạn có thể mời thầy về làm lễ cúng, các thầy sẽ có thể có đầy đủ những bài văn khấn hay và sâu sắc
- Nhưng đối với mình nghĩ là chủ yếu là thành tâm mình nghĩ gì, mong gì, cầu gì thì khấn cái đó nên ai cũng có thể làm lễ chỉ là người đó thuộc dòng họ nhà mình hay ông bà.
- Cũng có thể nhờ thầy viết bài văn khấn và về tự gia đình mình khấn.
Mâm cúng đầy tháng gồm những gì các bạn đã vừa tìm hiểu. Chúc các bạn sẽ có một buổi lễ thật nhiều ý nghĩa.