Cách bày mâm quả cưới như thế nào là hợp truyền thống, hợp phong tục? Vì sao nên tìm hiểu cách bày trí này? Những nguyên tắc nào, cách trang trí, xắp xếp ra sao sẽ làm nổi bật mâm quả cưới. Thu hút ánh nhìn từ cả gia đình hai bên. Hoặc, làm sao để biết được cách chuẩn bị hay kiểm tra một mâm quả cưới có đúng thủ tục, đúng thứ tự truyền thống hay không? Những vấn đề này luôn được cả chú rể lẫn cô dâu băn khoan trước ngày cưới hỏi. Hãy để xôi chè cô Hoa giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.
QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG BA MIỀN VỀ CÁCH BÀY MÂM QUẢ CƯỚI.
Mỗi một vùng miền đều có những điểm riêng về phong tục cưới xin. Điều này có thể thể hiện qua số lượng mâm quả cưới; thủ tục rước dâu; cách bày trí mâm quả cùng với cách xắp xếp người bưng mâm quả trong ngày này. Tuy nhiên, sự khác biệt này không phải là không có nguyên do. Một phần do thổ nhưỡng nơi này tác động đến đặc sản từng vùng miền. Hoặc quan niệm vùng đó ra sao về cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Do đó, những điểm này không khó để khắc phục. Chỉ cần bạn tìm hiểu vùng miền mà người vợ sắp tới của mình là ở đâu thì việc chuẩn bị mâm quả cưới lẫn thủ tục cưới không hề khó khăn.
Hình ảnh minh họa quan niệm ba miền về cách bày mâm quả cưới.
>>> XEM THÊM: TẤT CẢ CÁC MÂM QUẢ ĐÁM CƯỚI ĐƯỢC SỬ DỤNG BA MIỀN <<<
Vì sao lại không khó khăn trong việc giải quyết những điểm riêng này? Bởi vì, những điểm riêng này chỉ là một phần mà thôi. Phần còn lại hầu hết là những điểm chung. Kể cả thủ tục, sính lễ hay cách bày trí mâm quả ngày cưới. Vì thế, việc bạn cần làm là tìm hiểu đầy đủ những quan niệm truyền thống cho cách bày mâm quả cưới từng vùng miền là được.
QUY ĐỊNH TRUYỀN THỐNG VỀ THỨ TỰ CÁCH BÀY MÂM QUẢ CƯỚI.
Vì sao nên tìm hiểu cách xắp xếp, bày mâm quả cưới?
Việc tìm hiểu về quy định này sẽ giúp ích không nhỏ đối với các cặp vợ chồng chuẩn bị sắp cưới. Một là để tự tay chuẩn bị mâm quả cưới đầy đủ. Hai là kiểm tra xem những mâm quả này đã được xắp xếp hợp lý hay chưa. Ba là việc “chữa cháy” khi bất ngờ có sự cố liên quan tới những mâm quả cưới này. Gây biến dạng những vật lễ trong từng mâm quả cưới. Và bạn phải biết cách xắp xếp lại sao cho phù hợp.
Cách bày từng mâm quả theo đúng truyền thống.
Trầu cau:
Đối với mâm quả này, nguyên tắc cho việc xắp xếp, bày trí là: 1 quả cau đi với 2 lá trầu. Ví dụ, người miền Nam có quan niệm về số lượng quả cau nên mang lại ý nghĩa trăm năm về cuộc sống vợ chồng. Vì thế, 105 quả cau được biểu thị cho ý nghĩa này hoặc 60 quả cau cũng biểu thị cho 60 năm cuộc đời vợ chồng. Từ đó, bạn nhân đôi lên sẽ biết được số lá cầu cần dùng rồi.
Cách bày mâm quả này bằng cách xắp xếp lá trầu cau thành vòng tròn phù hợp với mâm quả. Sau khi xong thì đặt buồng cau với số trái hợp lý. Nhưng trước đó hãy dán chữ hỷ lên từng quả cau đã và buộc một cái nơ đỏ trên cuống buồng cau.
Bánh phu thê:
Có thể thay đổi loại bánh này sao cho phù hợp với từng địa phương là được. Nhưng đối với mọi loại bánh này thì cách bày mâm quả cưới nên mỗi một hộp nên dán chữ hỷ. Nên xếp thành ngôi sao năm cánh. Còn về số lượng từng bánh bao nhiêu thì còn tùy vào từng vùng miền. Ví dụ, đối với miền Nam số bánh này có thể lên đến 105 chiếc/ hộp bánh.
Trà rượu:
Một số nơi sẽ có quy định khác về số lượng chẵn và lẻ. Như ở người miền Nam, mâm quả này cần 1 cặp trà, 1 cặp rượu, 1 cặp nên long phụng. Sau khi chuẩn bị lễ vật, dùng băng rông để giữ từng cặp với nhau. Sau đó xắp xếp chúng vào trong mâm quả. Bọc thêm một màng giấy bóng kiếng nữa là ổn. Với vị trí: trà phía trước, rượu nến ở phía sau.
Trái cây:
Đây là một trong những mâm quả cưới không có quy định về sắp xếp sao cho đúng cả. Bởi vì mỗi nơi có những loại quả riêng dành cho ngày cưới. Do đó, nguyên tắc chung đặt ra là bày trí lễ vật nhìn hài hòa. Với mỗi loại quả đều gắn chữ hỹ cũng như nên chọn 5 loại quả. Như đối với người miền Nam: thanh long, xoài, mãng cầu, táo đỏ, nho. Là những trái cây thường được chọn cho ngày cưới hỏi này.
Xôi gà.
Hình ảnh minh họa cách bày mâm quả cưới xôi gà.
Loại gạo nên chọn là loại gạo dẻo và thơm. Kết hợp với gấc để nấu nên món xôi gấc. Sau đó, đổ khuân hình trái tim. Đặt xung quanh mâm quả cưới này. Hoặc thêm vào giữa là một con gà luộc. Với số lượng 5 trái tim với 1 con gà là đủ. Nếu như cách bày mâm quả cưới này không hợp với quan điểm của các bạn thì có thể thay thế bằng heo quay. Với số lượng 6 trái tim và 1 heo quay ở giữa. Sau đó, bao bọc bằng giấy bóng kiếng để cố định vị trí cũng như tránh việc rơi rớt, lộn rộn trong khi di chuyển.
Bánh kem:
Mâm quả này thường được người miền Nam sử dụng. Nếu các bạn rước dâu ở vùng khác thì sẽ được thay thế mâm quả riêng mang đặc trưng vùng miền đó. Tuy nhiên, dù là mâm quả nào thì nên bảo quản cẩn thận. Riêng đối với mâm quả bánh kem, nên bảo quản tủ lạnh trước. Chỉ đến giờ rước dâu mới mang vào mâm quả cưới.
Vàng-tiền:
Mâm quả này có thể gộp chung hoặc tách riêng ra không sao hết. Điểm chung của cả mâm quả này là dựa trên sính lễ nhà dâu yêu cầu cho việc rước dâu. Vì thế, đối cả hai mâm này, việc bày trí tụy thuộc vào thẩm mỹ của từng người mà thôi.
Kết luận:
Như vậy, bài viết đã trình bày những cách bày mâm quả phù hợp thứ tự truyền thống trong đám cưới hỏi chung hay thường xuất hiện. Tuy nhiên, vẫn còn có một số mâm quả khác. Để biết thêm thì hãy tham khảo quả bài viết sau:
>>> XEM THÊM: MÂM QUẢ NGÀY CƯỚI <<<
Để bạn vừa tìm hiểu kỹ hơn về chi tiết giá cả. Hay như những hình ảnh mẫu mâm quả cưới được bày trí theo đúng thứ tự truyền thống. Nếu như bạn cảm thấy việc chuẩn bị sắp tới sẽ không đủ thời gian cho việc sắm lễ, bày mâm quả, lên danh sách khách mời, lên kịch bản tổ chức đám cưới,… Thì hãy liên hệ ngay chúng tôi để được tư vấn tận tình cũng như giúp đỡ, cung cấp cách bày mâm quả cưới này theo đúng nhu cầu của các bạn. Chúc các bạn có một buổi lễ cưới hỏi như ý.