Lưu trữ Cúng mụ - Trang 7 trên 8 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng mụ

Cúng Mụ 1 Tuổi Đơn Giản Và Thuận Theo Phong Tục Tổ Tiên

Cúng mụ 1 tuổi là một phong tục được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều được tổ chức lễ đầy cữ, đầy tháng, đầy năm nhằm mục đích trình báo với tổ tiên và các vị thần về sự xuất hiện của thành viên mới của gia đình, tạ ơn các vị đã ban phước lành cho bé. Trong bài viết này sẽ chia sẻ các nghi lễ và cách chuẩn bị lễ cầu phước cúng mụ 1 tuổi cho bé đầy đủ nhất.

Cúng mụ 1 tuổi là một phong ục được lưu truyền trong dân gian từ xưa đến nay

Lễ cúng mụ 1 tuổi là gì?

Lễ cúng này là một nghi lễ quan trọng, trong lễ này bé sẽ được chuyển từ chiếc nôi nhỏ đung đưa suốt một năm sang nằm giường thật sự. Sự kiện này chính là sinh nhật đầu tiên của bé. Sau khi đã vượt qua những năm tháng đầu đời một cách khỏe mạnh nhất, gia đình sẽ tổ chức lễ cúng mụ 1 tuổi cho bé hay còn được gọi là cúng thôi nôi để tạ ơn 12 Bà mụ cùng 3 đức ông.

Cúng mụ 1 tuổi vào ngày nào?

Theo cách tính của ông bà truyền lại thì ngày cúng thôi nôi dựa theo lịch âm. Vì Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á có nền nông nghiệp lứa nước khá phát triển, trồng lúa thì các giai đoạn chăm bón, thu hoạch sẽ căn cứ vào mặt trăng chính là âm lịch. Vì vậy mà hầu hết các dịp lễ lớn và quan trọng đều được tổ chức theo lịch âm.

Bên cạnh đó, ngày cúng thôi nôi sẽ được lùi lại 1 ngày nếu bé nhà bạn là bé trai, lùi lại 2 ngày mới tổ chức nếu là bé gái. Giờ cúng có thể là sáng sớm hoặc chiều tối hoặc gia đình có thể xem thầy để chọn giờ tốt không xung khắc với tuổi của bé.

Cúng thôi nôi gồm những lễ vật nào?

Mâm cúng thổ địa, thần tài: Trái cây, chè, xôi, bộ tam sên nhang, hoa, 3 ly nước.

Mâm cúng ông bà Táo: Trái cây, bình hoa cúc kim cương, nhang trầm, đèn cầy, hủ gạo, hủ muối, bình trà, rượu nếp, giấy cúng ông bà táo, bánh kẹo, chè, xôi, gà luộc, trầu cau.

Mâm cún gồm: bánh kẹo, chè, xôi, gà luộc, trầu cau,…

Mâm cúng Trời, Phật (ngoài sân): Bình hoa, trái cây, gạo, muối, chè xôi, nhang, nước, trà, rượu, đèn cầy, gà luộc, rau sống, cháo, nếu gia đình khá giả có thể bày thêm một con heo quay và đặt 1 con dao bén lên trên lưng heo. Mâm này sẽ được đặt gần cửa và hướng ra ngoài.

Mâm cúng thôi nôi: gà luộc nguyên con, đầu ngẩng lên trời, chè, xôi, cháo chuẩn bị 12 chén, đĩa nhỏ và 1 tô, đĩa to (bé trai thường sẽ cúng chè đậu trắng, bé gái là chè trôi nước, xôi là xôi gấc) để cúng 12 Bà mụ và Bà chúa đầu thai; 1 tô và 3 chén cháo, 1 ly rượu nhỏ để cúng 3 Đức thầy, 1 bình hoa, 3 cây nhang, 12 miếng trầu têm, 1 miếng trầu chưa têm, 12 đôi hài, 12 bọ váy áo và 12 nén vàng xanh bằng giấy.

Cách sắp bàn cúng mụ 1 tuổi

 Mâm cúng 3 đức ông đặt ở trên, mâm cúng 13 Mụ Bà đặt ở dưới và cách nhau 10 phân. Phía tây mâm cúng là lễ vật, phía đông mâm cúng là bình hoa.

Khấn cúng mụ và các nghi thức khác trong lễ cúng mụ 1 tuổi của bé

Lễ vật đã được đặt hết lên bàn cúng thì một người lớn trong nhà sẽ đại diện gia đình thực hiện nghi thức thắp nhang và khấn rồi vái lạy trước án 3 lần. Đợi hết 3 tuần hương thì tạ lễ rồi hóa vàng mã.

Lễ chọn nghề: mọi người sẽ bày một mâm với bút, sách, gương, lược, xôi,đất, tiền vàng, ống nghe, bộ đồ chơi nhà bếp, bộ đồ chơi lego, máy tính, micro… để bé chọn. Cha mẹ có thể thêm hoặc bớt các vật này tùy theo mong muốn của gia đình với công việc trong tương lai của bé. Vật nào bé bốc lên đầu tiên sẽ nói lên tính cách cũng như dự đoán được tương lai của bé sẽ làm nghề gì. Ví dụ như bốc tiền sẽ làm trong lĩnh vực ngân hàng, bốc micro sẽ là Mc hoặc ca sĩ, bốc viết sẽ là nhà thơ, nhà văn hoặc nhà báo. Đây chỉ là một lễ vui, không nên quá chú ý đến kết quả đây áp đặt bé đi theo nghề nghiệp đã chọn lúc đầu này. Kết thúc lễ dự đoán nghề cả nhà sẽ chúc phúc, lì xì cho bé.

Lễ cúng này có thể tổ chức to hoặc nhỏ tùy vào điều kiện của gia đình, cha mẹ cũng có thể bỏ đi những lễ gia đình cho là không cần thiết.

Mong rằng cách chuẩn bị mâm cúng và những ý nghĩa đã nêu trên sẽ giúp cha mẹ tổ chức lễ cúng mụ 1 tuổi trọn vẹn để mang lại nhiều may mắn và sức khỏe cho bé.

Cúng Mụ 12 Tuổi Cho Bé Đúng Theo Truyền Thống

Cúng mụ 12 tuổi là gì? Cúng mụ 12 tuổi hay còn được  gọi là cúng căn 12 tuổi. Cúng căn hay cúng mụ thường sẽ cúng vào ngày đầy tháng, đầy năm, hàng năm vào ngày sinh của bé cho đến 12 tuổi. Nền văn hóa tâm linh độc đáo của Việt Nam có rất nhiều tục cúng diễn ra trong cuộc đời mỗi người từ khi mới chào đời cho đến khi lớn lên đã trải qua rất nhiều nghi lễ. Để có được những lễ cúng thành công tốt đẹp, các bậc cha mẹ phải hiểu rõ các nghi thức này được tiến hành như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về tục cúng mụ 12 tuổi cho trẻ nhé.

cúng mụ 12 tuổi cho bé
Cúng mụ 12 tuổi hay còn được  gọi là cúng căn 12 tuổi

Tại sao phải cúng mụ 12 tuổi?

Lễ cúng mụ 12 tuổi không có nhiều thủ tục như cúng mụ đầy tháng hay thôi nôi. Nhưng thường sau lễ thôi nôi thì tháng giêng hàng năm cha mẹ sẽ làm lễ cúng “đõ đốt” cho bé đến 12 tuổi mới dừng. Với mốc mỗi 3 năm đều phải cúng căn để tạ ơn các mẹ sanh đã giúp trẻ vượt qua hết những căn nợ của mình trong suốt 12 năm. Đến khi 12 tuổi bé đã thoát kiếp nạn “hữu sanh vô dưỡng” thì gia đình làm lễ cúng mụ để dứt căn, tạ ơn các bà mụ lần cuối và linh đình hơn các lễ trước rất nhiều.

Phong tục cúng mụ thường diễn ra ngày nào?

Việt Nam có khá nhiều vị thần với nhiều chức năng khác nhau, thần bản gia phù hộ các thành viên trong gia đình, thường phải được thờ cúng đúng nơi quy định, thần bản mệnh phù họ cá nhân, cá nhân thích đặt ở bất kì đâu cũng được. Còn các vị thần như Kim Huê Thánh mẫu, 3 đức thầy, 12 Bà mụ là thần chung, thường không có nhiều người thờ tại nhà riêng.

Ngày đôm lẻ là ngày để cúng các vị thần trên, để cầu nguyện cho người phụ nữ sắp sanh được mẹ tròn con vuông. Lễ đầy tháng còn là lễ đặt tên cho bé và tạ ơn những vị thần sinh đã phù hộ. Ngày cúng theo tập tục của dân gian thường là “gái sụt hai, trai sụt một” ngày so với ngày âm lịch bé sinh ra.

Cúng mụ 12 tuổi phải bao gồm những lễ vật nào?

Bàn thờ gia tiên gồm có:

  • 1 con gà luộc
  • Xôi
  • Gạo muối
  • Nến hoặc đèn
  • 1 chén rượu
  • 1 cốc nước
  • 10 lễ tiền vàng
  • Trầu cau
  • 5 nén nhang
Xôi là vật phẩm quan trọng trong mâm cúng

Mâm cúng mụ tại phòng bé gồm:

  • Chim, cua, ốc (trai 7 con, gái 9 con)
  • 13 nắm cơm gạo tẻ
  • 13 miếng bánh rán hoặc bánh đúc
  • 13 quả trứng chim cút hoặc 13 miếng trứng
  • 13 bông hoa
  • 13 đĩa bánh kẹo nhỏ
  • 13 miếng trầu têm cánh phượng
  • 13 bộ váy áo cúng mụ
  • 13 nén nhang
  • 13 tờ tiền ( tùy gia đình muốn để mệnh giá bao nhiêu)
  • 1 tô nước

Văn cúng cúng mụ 12 tuổi: ( nam mô a di đà phật) 3 lần, Con lạy chín phương trời, mười phương đất, chư phật mười phương, con lạy bà chúa bào thai, con lạy 12 bà mụ.

Hôm nay ngày…tháng…năm… (âm lịch).Con tên là….là (cha mẹ, ông/bà nội hoặc ngoại) là……… của cháu (tên bé). Hôm nay cháu vừa tròn12 tuổi) xin thành tâm tiến lễ dâng lên bà chúa Bào thai, dâng lên 12 bà Mụ hương hoa, qủa thực, kim ngân tài mã, bánh kẹo, cơm, trứng, nước trầu cau và mọi nghi lễ gồm… (liệt kê tên các đồ cúng).

Con xin lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ chứng lễ cho gia đình và cháu. Con xin lạy bà Mụ thứ 1,2,3,4,5 phù hộ cho cháu hay ăn chóng lớn, dạy cười, dạy nói, dạy đứng, dạy đi. Con xin lạy bà Mụ thứ 6,7,8,9,10 phù hộ cho cháu được trí tuệ sáng láng, thông minh sáng suốt, văn võ song toàn, sau này học hành tấn tới, công thành danh toại, thành người có nhân, có đức, hiếu thuận với cha mẹ, họ hàng và mọi người. Con lạy bà Mụ thứ 11, 12 thu hết sài đẹn của cháu đổ ra biển ra sông ra ngòi.

Con lạy bà chúa Bào thai, 12 bà Mụ, chấp khấn, chấp lễ, chấp kêu, chấp cầu phù hộ cho cháu bản mệnh bình an, hay ăn chóng lớn, bốn mùa đều được điều hòa, thân căn cụ túc, trí tuệ thông minh sáng láng, sau này học hành giỏi giang tấn tới, công thành danh toại, là người có ích cho gia đình, xã hội,…. Kính mong bà chúa Bào thai và 12 bà Mụ chứng minh công đức, chứng giám lòng thành.

Thường thì chim, cua, ốc sẽ còn sống để phóng sinh sau khi cúng xong. Thả chim bay, cu óc thả ra sống hoặc hồ. Mẹ sẽ bế bé lấy một ít đồ ăn để vào miệng bé để tạo phép hay ăn chóng lớn.

Đặc biệt, phải có 12 roi ngựa bằng giấy màu được gọi là bông chi, cúng xong lễ vật này không được hóa và được giắt trên mái nhà để giữ kỷ niệm. Cũng có thể mời thêm bà đồng, bà bóng với các lễ vật đa dạng để dâng lễ. Tuy nhiên, vì quá nhiều bước rườm rà nên dường như không còn lưu giữ quá nhiều tục lệ này mà đã được bỏ gần hết, thường thì mọi gia đình chỉ cúng cho đủ lễ, những tục cúng đõ đốt hay dựng căn hay đôm lẻ và bà đồng không còn nữa.

Trên đây là những thông tin về lễ cúng mụ 12 tuổi cho bé, hi vọng sẽ giúp các bạn có được kiến thức bổ ích để tổ chức một lễ cúng căn đầy đủ nhé.

Mâm Cúng Mụ Đặt Ở Đâu Ngon Và Giá Tốt Hồ Chí Minh?

Mâm cúng mụ đặt ở đâu là câu hỏi của nhiều người. Lễ cúng mụ là một trong những nghi lễ quan trọng với mỗi người, mỗi một đứa trẻ ra đời đều được nhận sự che chở và bảo vệ của 12 Bà mụ cùng Đức ông. Lễ cúng mụ nhằm tạ ơn họ đã ban phước cho đứa trẻ cũng như thông báo với họ hàng, xóm làng và bạn bè về sự xuất hiện của một thành viên mới. Với ý nghĩa như vậy thì việc chuẩn bị mâm cúng cần phải kỹ lưỡng, đặc biệt đối với những gia đình chưa có kinh nghiệm nên lựa chọn dịch vụ đồ cúng để đảm bảo buổi lễ được tổ chức tốt nhất.

Mâm cúng mụ có ý nghĩa gì?

Việt Nam là đất nước của các niềm tin thần thánh, mỗi một người đều trải qua khá nhiều nghi lễ trong cuộc đời mình. Mỗi một lễ cúng sẽ có một chức năng và ý nghĩa phù hợp. Cúng mụ rất quan trọng, cúng mụ là cúng bà chúa đầu thai trông coi toàn diện và 12 bà mụ mỗi bà một nhiệm vụ trông coi. Đây còn là dịp để gia đình cảm tạ ông bà tổ tiên đã phù hộ bé. Cúng đầy tháng sẽ mang lại may mắn và bình yên cho các bé.

Mỗi một lễ cúng sẽ có một chức năng và ý nghĩa phù hợp

Cách tính ngày để cúng mụ đầy tháng

Theo truyền thống, ngày cúng thường được căn cứ trên lịch âm và giới tính của bé nhà bạn Nếu là bé gái sẽ lùi 2 ngày và bé trai sẽ lùi lại 1 ngày theo quy luật “gái lùi 2, trai lùi 1”.

Ngoài ngày cúng thì giờ cúng cũng khá quan trọng, cha mẹ nên chọn giờ hoàng đạo trong ngày tốt cho cúng kính hay giờ hợp tuổi với bé, tuyệt đối tránh những khung giờ xung khắc để tránh những điều không may mắn. Ví dụ như bé tuổi hợi thì nên tránh giờ dần, thân, tỵ. Nếu không xem giờ hoàng đạo thì có thể cúng vào lúc sáng sớm hoặc tối muộn.

Lễ vật trên mâm cúng mụ

Mâm cúng mụ cũng phụ thuộc vào từng vùng miền và hoàn cảnh kinh tế của gia đình mà tạo nên nhiều sự thay đổi. Tuy nhiên, một số lễ vật là khá cần thiết và không thể thiếu hoặc bị thay thế như:

  • 12 chén chè (chè đậu nước dừa, chè đậu xanh đánh hoặc chè hoa cau),
  • 12 đĩa xôi (xôi vò, xôi đậu xanh cà, xôi gấc),
  • 12 miếng thịt quay (cắt đều nhau),
  • 12 chén cháo,
  • 12 đĩa bánh kẹo và phẩm oản dành cho trẻ em,
  • 12 ly rượu (hoặc trứng vịt thay thế),
  • 12 ly nước,
  • 12 miếng trầu têm cánh phượng, 12 miếng cau chẻ tư
  • 12 bộ váy áo và 12 đôi hài xanh bằng giấy
12 đĩa xôi (xôi vò, xôi đậu xanh cà, xôi gấc

Ngoài lễ cho 12 bà mụ còn có lễ cho 3 đức thầy và Đức ông

  • 1 tô cháo,
  • 1 tô chè,
  • 3 đĩa xôi, to
  • Thịt quay,
  • 1 con gà luộc cánh tiên,
  • Hoa quả 5 loại,
  • Trầu cau, rượu và giấy tiền vàng.

Bên cạnh đó, trà, nhang, đèn, hoa, gạo muối, đũa muỗng và 1 đôi đũa hoa vì bà chúa đầu thai rất thích đũa hoa.

Chính vì có nhiều thứ phải chuẩn bị mà nhiều gia đình trẻ thường xảy ra tình trạng thiếu trước, hụt sau. Nên cân nhắc tự chuẩn bị hoặc nhờ các cơ sở chuyên chuẩn bị mâm cúng để chu toàn mọi thứ. Vật nên đặt mâm cúng mụ ở đâu?

Mâm cúng mụ đặt ở đâu là đúng?

Thông thường mâm cúng thường được đặt giữa nhà, hướng ra cửa chính hoặc đặt bàn cúng trong phòng bé gần với chỗ bé nằm. Cách thứ hai ít phổ biến hơn.

Mâm cúng mụ đặt ở đâu thì đúng? Mâm cúng mụ được chuẩn bị làm 2, 1 đặt trên cao, 1 đặt ở dưới cách 10cm. Mâm cúng sẽ được đặt theo nguyên tắc Đông Bình Tây Quả và mọi lễ vật phải được đặt tương xứng và cân đối.

Tại sao nên đặt xôi chè ở xôi chè cô Hoa?

Hơn 35 năm, xôi chè cô Hoa luôn cam kết uy tín cho khách hàng, ở đây chỉ sử dụng nguyên liệu tốt nhất để tại nên sản phẩm tốt nhất, bạn có thể yên tâm về chất lượng vệ sinh an toàn thực thẩm. 100% sản phẩm không sử dụng chất bảo quản hay hóa màu độc hại. Nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên.

Để có mâm cúng mụ đúng cách thì cha mẹ nên tham khảo các thông tin trên cùng địa chỉ uy tín để có được mâm cúng đầy đủ nhất. Đây là lễ cúng mang đậm dấu ấn tín ngưỡng thờ mẫu, những tín ngưỡng dân gian này không chỉ tồn tại ở hiện tại mà còn xuất hiện ở tương lai, là một nét văn hóa truyền thống cần được giữ gìn và phát huy. Mỗi đứa trẻ ra đời đều hoàn toàn lạ lẫm với thế giới nên cần được sự nâng đỡ và bảo hộ của cha mẹ cùng sự yêu thương của họ hàng nên mâm cúng mụ đặt ở đâu uy tín, đảm bảo là sự thể hiện tính yêu tốt nhất của gia đình cho bé.

Cúng Mụ Đầy Năm Như Thế Nào?

Cúng mụ đầy năm một phong tục cúng bái để trả ơn và cầu phúc tới các Bà Mụ khi trẻ tròn 1 tuổi. Theo quan niệm dân gian tương truyền rằng việc phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ là do các Bà Mụ. Vậy hôm nay chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem tại sao nên tổ chức cúng mụ đầy năm thế nào nhé.

Theo quan niệm dân gian tương truyền rằng việc phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ là do các Bà Mụ

Tại sao phải cúng mụ đầy năm

Một truyền thống không còn mấy xa lạ đối với người Việt Nam. Nhiều người thường đặt câu hỏi tại sao không tổ chức sinh nhật như bình thường mà lại cúng thôi nôi.

Lễ cúng Mụ đầy năm rất thịnh hành ở một số dân tộc châu Á trong đó có dân tộc Việt Nam. Lễ cúng mụ này thường được tổ chức vào những thời điểm khi trẻ mới sinh được 3 ngày, 1 tháng, 100 ngày hay 1 năm người ta còn gọi là thôi nôi.

Thôi nôi thực chất là một nghi thức chào đón con yêu của bạn tròn một tuổi. Nó được xem là một giai đoạn cực kỳ quan trọng trong chặng đường lớn lên và phát triển của trẻ.

Tổ chức thôi nôi thể hiện sự coi trọng của cha mẹ đối với sự hiện diện của con mình trong cuộc sống. Nói một cách sâu xa hơn đó được xem là nghi thức lễ tạ ơn thần linh, tạ ơn tổ tiên đã ban đứa trẻ đến cho gia đình. Ngoài ra cúng mụ còn là cách để cầu phúc cho con luôn gặp được nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống sau này.

Theo nghĩa đen thôi nôi được hiểu đó là sự từ bỏ cái nôi đã theo trẻ từ nhỏ cho tới khi tròn 1 tuổi. Thôi nôi còn thể hiện cho sự lớn lên của trẻ, nói lên sự sẵn sàng chờ đón những thứ mới ở thế giới. Và ngoài ra lễ cúng mụ còn được xem là một sự kiện quan trọng đầu tiên của một cuộc đời con người.

Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì khi cúng mụ

Trong nghi thức cúng thôi nôi phần sửa soạn lễ vật nắm vai trò hết sức quan trọng. Nó đòi hỏi bạn phải thực hiện cẩn thận và chu đáo.

Theo phong tục tập quán truyền lại của người xưa lễ cúng mụ đầy năm còn tùy thuộc vùng miền khác nhau mà có sự chuẩn bị khác nhau. Tuy nhiên mâm cúng được xem là chuẩn mực nhất được chia thành 3 phần:

Mâm cúng cho Thần Tài, Thổ Địa vào mâm cúng ông Táo:

Khi tổ chức lễ cúng thôi nôi thì bạn cần chuẩn bị đầy đủ những vật phẩm cúng như sau:

  • 1 đĩa trái cây gồm 5 loại
  • 1 bát chè trôi nước cho con gái và bát chè đậu trắng cho con trai.
  • 1 đĩa xôi.
  • 1 bộ tam sên gồm có: trứng, thịt, cua luộc hoặc tôm.
  • 3 ly nước, hoa và nhang.
Chè trôi nước cho con gái và bát chè đậu trắng cho con trai

Đối với mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông

Để thực hiện mâm cúng 12 Bà Mụ và Đức Ông bạn cần chuẩn bị các vật phẩm như sau:

  • 1 con gà luộc được tạo thế đẹp ngẩng đầu lên trên.
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả.
  • 12 bát xôi
  • 12 bát chè gồm bát chè trôi nước cho con gái và bát chè đậu trắng cho con trai.
  • 3 bát cháo để cúng cho 3 Đức Ông.
  • 1 chén rượu trắng, 1 bình hoa tươi, 3 cây nhang cùng hai cây đèn cầy cúng sao.
  • 12 miếng trầu đã tiêm cùng với 1 lá nguyên và 1 trái cau.
  • 1 bộ giấy tiền cúng thôi nôi gồm: 1 bộ hình nam hoặc nữ thế, viết tên ngày tháng năm sinh của trẻ khi cúng xong sẽ chuốt bỏ giải hạn cho bé, 12 đôi hài xanh và trầu cánh phượng.
  • Ngoài ra khi tiến hành cúng mụ đầy năm bạn nên chuẩn bị thêm chén muỗng và đũa. Theo quan niệm dân gian thì Bà Mụ rất thích đũa hoa chính vì vậy để tỏ lòng thành bạn nên chuẩn bị thêm một đôi đũa hoa.

Tất cả các lễ vật này phải được bài trí một cách hài hòa cân đối ở chính giữa phía trên của Hương án. Bởi nó không chỉ thể hiện lòng biết ơn mà còn thể hiện sự tôn kính đối với bề trên.

Nghi thức chọn nghề cho trẻ nhân dịp cúng thôi nôi

Theo quan niệm của người xưa để lại thì nếu bé bóc trúng đồ vật nào thì sẽ dự đoán được tương lai nghề nghiệp sau này. Thông thường sau khi thực hiện các nghi thức cúng mụ đầy năm xong. Người nhà sẽ bày ra mâm những vật dụng như: kéo, gương, bút, sổ tay,… để cho trẻ chọn một vật.

Đồ vật mà trẻ chọn sẽ liên quan đến nghề nghiệp của trẻ trong tương lai sau này. Sau khi chị đã chọn xong thì họ hàng hai bên cùng với khách mời sẽ đến chúc phúc tặng quà lì xì cho bé. Với mong ước cho bé mau ăn chóng lớn và luôn khỏe mạnh.

Cúng mụ đầy năm một phong tục tập quán được truyền lại từ bao đời nay. Hy vọng với những chia sẻ hữu ích trên về nghi thức cúng thôi nôi này sẽ giúp bạn hiểu hơn về ý nghĩa của phong tục. Đồng thời giúp bạn có thể chuẩn bị đầy đủ những lễ vật nhân ngày trọng đại này của con yêu mình nhé.

Cúng Mụ Cho Bé Gái Đúng Theo Nghi Thức Truyền Thống

Cúng mụ cho bé gái được xem là một trong những nét đẹp truyền thống văn hóa tốt đẹp của người Việt Nam. Từ xưa đến nay cúng thôi nôi là một hình thức đánh dấu cho sự chào đời của bé. Đồng thời nó còn là sự biết ơn của cha mẹ khi các Bà Mụ đã ban tặng cho gia đình một thiên thần bé nhỏ. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cúng mụ cho bé gái cần những gì và có ý nghĩa là sau nhé.

Tại sao nên làm lễ cúng mụ cho bé gái?

Theo quan niệm của ông bà xưa thì đứa trẻ sinh ra đều do các vị Đại Tiên nặng thành. Các vị Đại Tiên này còn được gọi là 12 Bà Mụ. Mỗi Bà Mụ có trách nhiệm nặng ra một bộ phận của đứa trẻ như: mắt, mũi, tay, chân,…

Chính vì vậy lễ cúng mụ cho bé gái được xem là một nghi thức nhằm tạ ơn các Bà Mụ và Đức Ông đã đem đứa trẻ đến cho gia đình. Đồng thời là lễ cúng mụ còn để trình báo với mọi người rằng một thành viên mới sẽ gia nhập và gia đình đó. Mong muốn mọi người sẽ cưu mang và che chở cho đứa bé.

Lễ cúng mụ cho bé gái được xem là một nghi thức nhằm tạ ơn các Bà Mụ

Những đứa trẻ khi mới chào đời vẫn còn xa lạ với thế giới xung quanh. Vì vậy mà trẻ luôn được mẹ ôm ấp và bảo vệ cho tới khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh. Cha mẹ sẽ thực hiện nghi thức lễ cúng ăn mừng hay còn gọi là lễ cúng mụ cho bé gái khi trẻ đã qua 30 ngày tuổi.

Nên làm lễ cúng thôi nôi cho trẻ vào ngày âm hay ngày dương?

Hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ vẫn luôn thắc mắc nên tính theo ngày âm hay ngày dương để làm lễ cúng mụ cho trẻ. Từ ngày xưa đến nay âm lịch luôn được xem là cách đánh các mốc thời gian trong năm Việt Nam. Những ngày lễ đặc biệt cũng được dựa vào thời gian âm lịch.

Chính vì vậy các bậc cha mẹ nên chọn ngày âm để tiến hành lễ cúng thôi nôi cho trẻ. Bởi nó phù hợp với truyền thống xưa kia của ông cha ta để lại.

Tuy nhiên giữa bé trai và bé gái đều có những cách tính ngày thôi nuôi khác nhau. Theo truyền thống dân gian để lại thủ tục làm lễ đầy tháng cho bé gái được chọn trên nguyên tắc “trai sụt một, gái sụt hai”. Chính vì vậy khi muốn làm lễ cúng mụ cho bé gái cha mẹ nên chọn ngày đầy tháng cho bé trước 2 ngày. Và đặc biệt ngày chọn làm lễ cúng mụ phải là ngày âm lịch.

Theo truyền thống dân gian để lại thủ tục làm lễ đầy tháng cho bé gái được chọn trên nguyên tắc “trai sụt một, gái sụt hai”

Lễ vật cúng đầy tháng cho bé gái

Trong văn hóa của người Việt Nam ngày lễ cúng mụ của mỗi đứa bé đều được coi trọng. Theo quan niệm Phương Đông lễ đầy tháng là một dấu mốc quan trọng ghi lại sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy khi tiến hành lễ cúng đầy tháng cho bé bạn cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật như

Đối với lễ vật cúng 12 Bà Mụ

Khi tiến hành lễ cúng mụ bé gái cần chuẩn bị đầy đủ các lễ vật sau để thể hiện lòng biết ơn của mình đối với 12 Bà Mụ:

  • 12 chén chè nhỏ.
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 chén cháo nhỏ
  • Các loại bánh dành  cho trẻ con xếp thành 12 đĩa.
  • 2kg thịt quay, bánh hỏi chia làm 12 đĩa, 12 ly rượu nhỏ. Hoặc bạn có thể thay thế bằng 12 trứng vịt, 12 ly nước nhỏ.

Đối với lễ vật cúng Đức Ông

  • 1 con gà luộc tréo cánh
  • 1 tô cháo lớn
  • 1 tô chè lớn
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 miếng thịt quay, 1 đĩa hoa quả, trầu cau, rượu và đồ hàng mã.
  • Cùng các lễ vật khác như: bình hoa, trà hương, nước, gạo, muối, đèn, muỗng và một đôi đũa hoa.

Hướng dẫn cách sắp bàn cúng mụ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ lễ vật cúng mụ bạn tiến hành xếp trên hai bàn. Một bàn nhỏ xếp phía trên để thờ cúng Đức Ông. Chiếc bàn lớn còn lại dùng để tay lễ vật cúng kính 12 Bà Mụ. Bàn trên và bàn dưới cách nhau 10 phân.

Măm làm lễ cúng phải được sắp theo nguyên tắc “Đông Bình Tây Quả”. Có nghĩa là trên bàn phía đông được đặt bình hoa còn phía tây dùng để đặt lễ vật.

Tất cả các lễ vật cúng mụ cho bé gái phải được bài trí một cách hài hòa và cân đối ở chính giữa phía trên của hương án. Trong đó các lễ vật chuẩn bị dâng các Bà Mụ phải được chia làm 12 phần nhỏ đều nhau và một phần to hơn cho Bà Mụ chúa.

Cúng mụ cho bé gái không chỉ là nghi thức tạ ơn của bà Mụ đã ban bé cho gia đình. Nó còn là hình thức để cầu sự bình an, may mắn và khỏe mạnh cho bé sau này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn có thể chuẩn bị chu đáo.

Cách Cúng Mụ Cho Trẻ Sơ Sinh Chi Tiết Và Đơn Giản Nhất

Cúng Mụ cho trẻ sơ sinh là phong tục của người Việt khi bé được một tháng tuổi. Nhưng lễ cúng mụ này có ý nghĩa như thế nào, phải chuẩn bị những gì và được tiến hành ra sao? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về lễ cúng mụ để công việc chuẩn bị không thiếu sót nhé.

Tại sao phải cúng Mụ cho trẻ sơ sinh?

Mỗi đứa trẻ sinh ra đều do các vị đại tiên, 12 Bà mụ tạo ra những bộ phận trên cơ thể của bé. Đây cũng là dịp để gia đình và họ hàng tạ ơn các bà mụ và đức ông đã mang bé đến cho gia đình một cách bình an và đầy đủ. Ăn mừng đứa bé non nớt đã sống khỏe mạnh sau 1 tháng cũng như thông báo với tất cả mọi người khác trong họ hàng và  xóm làng về thành viên mới của gia đình, hi vọng mọi người sẽ cùng che chở và nuôi dạy đứa bé nên người. Với ý nghĩa thiêng liêng như vậy, lễ đầy tháng cho bé đã được duy trì và tồn tại từ đời này sang đời khác không hề thay đổi, là một nét đẹp tuyệt vời trong văn hóa đời sống người Việt.

12 Bà mụ tạo ra những bộ phận trên cơ thể của bé

Tính ngày cúng Mụ cho trẻ sơ sinh

Thông thường, cha mẹ sẽ xem ngày âm lịch để cúng đầy tháng cho trẻ theo quy tắc bé trai thì lùi lại 1 ngày, bé gái lùi lại 2 ngày so với ngày bé sinh ra.

Ví như: Bé trai sinh ngày 9 tháng 2 âm lịch sẽ được cúng đầy tháng vào ngày 8 tháng 3 âm lịch; bé gái sinh ngày 19 tháng 4 âm lịch sẽ được cúng mụ vào ngày 17 tháng 5 âm lịch.

Hiện nay, nhiều cha mẹ trẻ thường chọn đúng ngày dương 1 tháng sau sinh của bé để cúng mụ, cách tính này vẫn được nhưng sẽ làm sai lệch truyền thống phong tục của đất nước.

Chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh mỗi vùng miền mỗi khác vì văn hóa vùng miền, truyền thống và hoàn cảnh kinh tế gia đình. Tuy nhiên, cần đảm bảo những lễ vật sau:

Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức Thầy (tổ sư, tiên sư và thánh sư): 1 con gà luộc cánh tiên, 1 bát cháo lớn, 1 tô chè, 3 đĩa xôi, thịt quay 1 đĩa,  hoa quả 5 loại, 1 mâm cơm măn, trầu cau, rượu và giấy tiền vàng bạc.

Lễ vật cúng 12 Bà mụ: 12 bát chè, 12 đĩa xôi, 12 bát cháo, 12 đĩa bánh kẹo, 12 miếng thịt quay đều nhau, 12 quả trứng vịt hoặc 12 ly rượu nhỏ, 12 ly nước nhỏ (thêm 12 bộ váy áo màu xanh, 12 đôi hài và 12 nén vàng để dâng lên 12 bà mụ nếu gia đình có điều kiện).

Cùng với những lễ vật trên còn có thêm bình trà, nhang, đèn, hoa, gạo, muối, muỗng và 1 đôi đũa hoa (là đôi đũa có bông trên đầu và vót ngược đầu).

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh mỗi vùng miền mỗi khác vì văn hóa vùng miền

Bày mâm cúng chuẩn nhất

Đồ cúng đầy tháng thường được xếp cân đối trên hai bàn nhỏ, một mâm cao, một mâm thấp, một mâm lớn một mâm nhỏ. Mâm lớn đặt lễ vật của 12 Bà mụ, mâm nhỏ đặt đồ cúng dâng lên Đức Ông. Các mâm cúng thường được sắp xếp theo nguyên tắc đông bình tây quả, lễ vật hướng tây còn bình hoa phía đông.

Các nghi lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh

Lễ khấn vái: Mâm cỗ được đặt ngay ngắn thì cha mẹ hoặc ông bà của bé sẽ thắp nhang và khấn vái mong cho bé luôn khỏe mạnh, bình an.

Lễ khai hoa: Bé sẽ được đặt giữa bàn và người chủ lễ sẽ thắp hương và xin phép khai hoa rồi bồng bé lên cành nhành hoa đọc những câu chúc tốt lành quơ trước miệng bé.

Lễ đặt tên: Lễ này hiện nay không còn phổ biến như ngày trước vì hầu hết các gia đình đều đặt tên trước hoặc ngay khi bé chào đời chứ không đợi đến lúc đầy tháng. Nhưng một số gia tộc lớn vẫn còn giữ lễ này. Nghi lễ đặt tên sẽ bắt đầu với hình thức xin keo. Mỗi một cái tên xướng lên, chủ lễ sẽ dùng hai đồng tiền gieo vào chiếc đĩa, một đồng sấp một đồng ngửa thì tên được chấp thuận, nếu hai đồng cùng sấp hoặc cùng ngửa 3 lần thì phải đổi tên.

Lễ tẩy uế: Mẹ của bé sẽ được làm phép tẩy uế sau 30 ngày ở cữ. Mẹ sẽ bồng bé bước qua một nồi nước sôi trong có đinh nung đỏ 7 hoặc 9 lần rồi đi quanh nhà. Trong lúc đi, nên làm rơi tiền để mong cuộc sống của bé sau này sung túc.

Kết thúc tất cả nghi lễ, mọi người sẽ phát lì xì và cùng nhau chúc phúc cho bé.

Lễ cúng mụ cho trẻ sơ sinh là lễ cúng quan trọng, đánh dấu mốc quan trọng trong cuộc đời mỗi người, với những thông tin hướng dẫn trên đây, hi vọng sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị lễ vật chuẩn nhất.

Cúng Mụ Cần Những Gì? Những Điều Cần Biết Về Cúng Mụ

Cúng mụ cần những gì là một trong những vấn đề các bậc cha mẹ có con nhỏ hết sức quan tâm. Cúng mụ trong những lễ đầy tháng, thôi nôi,… hết sức quan trọng và đòi hỏi phải có sự chuẩn bị kỹ càng và chính xác xem cúng mụ cần những gì, để trả lời cho thắc mắc đó thì ngay sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các lễ vật cũng như nghi thức để những buổi lễ cho trẻ được diễn ra tốt đẹp nhất nhé.

Cúng mụ cần những gì?

Bà Mụ là ai?

Bà Mụ được biết đến qua sự tích 12 Bà Mụ cũng chính là 12 vị nữ thần đi theo hầu Ngọc Hoàng, giúp đỡ Ngọc Hoàng trong quá trình cất công sáng tạo nên con người tại hạ giới. Nói dễ hiểu hơn, các vị nữ thần này đã theo lệnh của Ngọc Hoàng chịu trách nhiệm nắn tạo nên cơ thể con người khi người đó được lệnh cho đầu thai.

Sở dĩ có tới tận 12 Bà Mụ chứ không phải 1 là bởi vì theo quan niệm dân gian, mỗi bà sẽ lo mỗi việc khác nhau khi tạo dựng nên một đứa trẻ ví dụ như người tạo mắt, người nắn tai, người nắn mũi, người dạy bé cười,… Ngoài ra cũng có một số ý kiến giải thích khác cho rằng 12 Bà Mụ không làm việc riêng rẽ khi tạo nên một em bé mà các bà sẽ thay phiên nhau, 12 tháng trong 1 năm tính theo 12 con giáp để luân phiên nhau thực hiện nhiệm vụ cao cả là lo cho việc thai sản của con người. Vì có “công” là người tạo nên hình hài tính cách của đứa trẻ nên việc cúng các Bà Mụ để tạ ơn là việc không thể thiếu trong các dịp lễ quan trọng như đầy tháng, thôi nôi,…

Cúng Mụ cần những gì?

Cúng Mụ cần những gì là đầy đủ và chuẩn xác nhất, cha mẹ hãy tham khảo ngay để có thể bày biện cho con một buổi lễ ý nghĩa. Thường trong văn hóa dân gian của người Việt, cúng Mụ được thực hiện bao gồm 12 phần cúng nhỏ và 1 phần cúng lớn lần lượt dành cho 12 Bà Mụ và Bà Mụ Chúa. Trong đó, các lễ vật bắt buộc phải chuẩn bị đầy đủ đó chính là:

  • Đồ vàng mã: Vàng mã để cúng nghi lễ này bao gồm những đôi hài, nén vàng và váy áo, lưu ý tất cả đều phải có màu xanh.
  • Đồ chơi: Chuẩn bị những bộ đồ chơi trẻ em bằng nhựa hoặc sành sứ (bát đũa, con giống, thìa chén, mũ nón,…)
  • Phẩm oản: Các phần phẩm oản bắt buộc phải chia đều thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hoặc nhiều hơn một chút.
  • Đồ mặn: Đồ mặn được chuẩn bị công phu bao gồm các món ăn, xôi, gà luộc, cơm trắng, canh và rượu trắng.
  • Hương hoa: Cố gắng chuẩn bị những lọ hoa nhiều màu sắc khác nhau, bên cạnh đó còn phải có đủ tiền vàng, nước trắng và hương nhang.
  • Trầu cau: Về trầu thì tốt nhất là hãy tiêm cánh phượng với 12 miếng trầu, cau bổ tư và quan trọng là 1 miếng khác biệt hơn, để cau nguyên quả và to hơn.
  • Bánh keo: Tương tự như phẩm oản, cha mẹ hãy chia bánh kẹo thành 12 phần nhỏ và 1 phần lớn hơn.
  • Động vật: Chuẩn bị đầy đủ cua, ốc, tôm để sống, bao gồm 12 con có kích thước ngang nhau và một con lớn hơn, nếu không tìm ra con lớn hơn có thể thay thế bằng 3 con nhỏ. Khi thực hiện lễ ta để những con vật này vào bát và sau khi cúng xong ta hãy đem chúng đi phóng sinh.
12 phần cúng nhỏ và 1 phần cúng lớn lần lượt dành cho 12 Bà Mụ và Bà Mụ Chúa

Văn khấn chuẩn nhất khi cúng Mụ

Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con tên là ……………………………nay đã sinh được con (trai, gái) đặt tên  …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ hoặc đầy năm) chúng con thành tâm dâng hương hoa lễ vật và mọi thứ cúng bầy lên trước án, bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, Thánh hiền, Tiên Bà, các thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa, Tiên tổ nội ngoại, đã cho con sinh  cháu tên………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Nay con cúi xin trước chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần, chứng giám lòng thành này mà thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì và vuốt ve che chở cho cháu ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh tật, vô tai ương vô hạn, vô ách, phù hộ độ trì cho cháu được mọi sự tươi đep, thông minh, sáng láng, bình yên, con người cường tráng, kiếp kiếp hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang luôn bình an tránh nghiệp dữ, bốn mùa không lo âu hạn ách.

Xin thành tâm cúi đầu, xin được chứng giám cho lòng thành.

Nam mô a di Đà Phật.

Những người lần đầu được làm cha mẹ chắc chắn sẽ không còn bỡ ngỡ trước lễ cúng Mụ cũng như việc cúng Mụ cần những gì qua loạt chia sẻ trên. Cha mẹ hãy chuẩn bị thật chu đáo để con có được một ngày vui trọn vẹn và ý nghĩa.

Cúng Mụ Cho Bé Gái 9 Ngày Đơn Giản

Cúng mụ cho bé gái 9 ngày ở Việt Nam cũng như một số quốc gia châu Á khác rất được xem trọng. Đây là buổi lễ được cử hành để cảm ơn các bà mụ đã có công nhào nặn và săn sóc cho trẻ luôn được khỏe mạnh, cứng cáp. Tùy từng dịp riêng biệt cũng như tùy vào giới tính từng bé thì nghi lễ cúng mụ sẽ có một chút khác biệt. Hôm nay thì ta hãy cùng tìm hiểu nghi thức lễ này là như thế nào nhé.

Ở Việt Nam cũng như một số quốc gia châu Á khác thì lễ cúng mụ rất được xem trọng

Ý nghĩa buổi lễ cúng mụ đầy cữ

Theo ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thì nước ta cũng có truyền thống thờ Mẫu khá phổ biến ở nhiều vùng miền nói chung. Truyền thống thờ Mẫu quan niệm rằng các đứa trẻ được sinh ra nhờ bàn tay nhào nặn của chư vị Tiên Chúa đầu thai, tên gọi khác là Mẹ Sinh, mẹ Sanh hay thân thuộc nhất là mười hai bà mụ. Mỗi bà mụ có trách nhiệm nhào nặn ra một bộ phận trên người trẻ, trẻ có lớn lên khỏe mạnh hay ngoan ngoãn cũng là nhờ ơn các bà. Chính vì lẽ đó mà vào dịp trẻ thôi nôi hay đầy tháng thì cả gia đình của trẻ sẽ cùng nhau tổ chức một buổi lễ cúng mụ cảm tạ. Riêng lễ cúng mụ đầy cữ cũng là dịp để cả nhà mong các bà phù hộ cho bé mau cứng cáp, sớm biết bò, biết lật, biết đi…

Lễ cúng mụ cho các bé gái được tổ chức khi bé được 9 ngày tuổi. Lễ của bé trai được tổ chức khi các em tròn 7 ngày tuổi. Các lễ vật dùng cho buổi cúng đầy cữ chủ yếu là các món ăn quen thuộc của văn hóa lúa nước. Cách chuẩn bị lễ vật cho lễ 9 ngày của bé gái và lễ 7 ngày cho bé trai cũng có một vài nét khác biệt.

Lễ vật cúng mụ cho bé gái 9 ngày

  • Xôi gấc 9 nắm (có thể thay thế bằng xôi vò hoặc xôi đậu xanh tùy từng vùng miền, nếu là bé trai thì gia đình chuẩn bị 7 nắm)
  • Cua bể 9 con (có thể thay cua bể bằng cua thường, nếu là lễ bé trai thì chuẩn bị 7 con cua)
  • 9 quả trứng gà luộc nhuộm đỏ (7 quả nếu là bé trai)
  • Một ít hoa quả.
  • Hoa tươi các loại
  • Các loại giấy tiền vàng mã, một ít trầu cau, vv…

Các lễ vật này được bày biện trên mâm cỗ trước bàn thờ. Bày bình hoa ở hướng đông còn các món khác ở hướng tây. Lễ vật phải được xếp đẹp mắt và cân đối. Càng xếp cân đối thì các bé sẽ càng được nhiều điều may.

cung-day-thang-cho-be-gai-13-le-vat

Lễ đọc văn khấn đầy cữ cho bé gái

Sau khi đã bày mâm lễ vật thì cả gia đình sẽ cử một người để đứng trước bàn thờ thắp hương và đọc bài văn khấn đầy cữ sau đây:

Văn khấn đầy cữ

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Kính lạy:

ĐỆ NHẤT THIÊN TỶ ĐẠI TIÊN CHỦ ĐỆ NHỊ THIÊN ĐẾ ĐẠI TIÊN CHỦ ĐỆ TAM TIÊN MỤ ĐẠI TIÊN CHỦ THẬP NHỊ BỘ TIÊN NƯƠNG TAM THẬP LỤC CUNG CHƯ VỊ TIÊN NƯƠNG

Hôm nay là ngày …… tháng …… năm ……. Vợ chồng con là ……. Sinh được con (trai, gái) đặt tên là …… Nay nhân ngày đầy cữ (hoặc đầy tháng, đầy năm ) thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bản tọa chư vị Tôn Thần kính cẩn tâu trình : Nhờ ơn Thập phương Chư PHẬT, Chư vị Thánh Hiền, Chủ Tiên Bà, các Đấng Thần Linh, Thổ Công Địa Mạch, Thổ Địa Chính Thần, Tiên Tổ nội ngoại cho con sinh ra cháu …… sinh ngày ……. được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin: Chư Tiên Bà, Chư vị Tôn Thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ kỹ, hay ăn chóng lớn, vô bệnh, vô tật, vô tai, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nẩy nở, nghiệp dữ tiêu trừ, 4 mùa không hạn ách nghĩ lo. Con xin thành tâm đỉnh lễ. Cẩn cáo.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Sau khi đã đọc xong văn khấn đầy cữ rồi thì tiến hành vái lạy, sau 3 tuần hương thì lễ tạ rồi đem các giấy vàng mã đi đốt.

Hy vọng rằng những thông tin của lễ cúng mụ cho bé gái 9 ngày vừa rồi đã phần nào giải đáp được thắc mắc cho các bạn, nhất là những ai mới làm cha mẹ chưa lâu. Đây là một trong những nét văn hóa tâm linh gắn liền với tình yêu thương con trẻ, rất cần được giữ gìn và phát triển.

Cúng Mụ Đơn Giản Cho Bé Đúng Phong Tục

Cúng mụ đơn giản là nét đẹp văn hóa được truyền lại từ rất lâu về trước. Đây chính là nghi lễ gắn liền với ý nghĩa cầu khấn ơn lành cho trẻ nhỏ. Để tổ chức lễ cúng mụ thì gia đình của trẻ sẽ phải chuẩn bị khá nhiều lễ vật và nghi lễ đặc trưng. Các lễ vật và nghi lễ này là gì thì chúng ta cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ cúng mụ

Lễ Cúng Mụ có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. Ngoài Việt Nam thì một vài quốc gia châu Á khác cũng vẫn còn cử hành nghi thức này. Lễ Cúng Mụ là nghi lễ cảm tạ công ơn của các bà mụ trong dân gian. Dân gian ta vốn tin rằng những đứa trẻ được sinh ra là nhờ bàn tay nhào nặn của các vị Đại Tiên (các bà chúa đầu thai) và các Tiên Mụ, Tiên Nương, hay còn có tên gọi thân thuộc là mười hai Bà Mụ. Trẻ lớn lên có được xinh đẹp hay thông minh hay không cũng đều là nhờ vào công ơn của các bà. Chính vì thế nên cứ vào dịp trẻ được đầy cữ, đầy tháng đầy tuổi tôi (tròn 100 ngày tuổi) hay thôi nôi thì gia đình sẽ cử hành một buổi lễ long trọng để cúng cảm tạ các bà. Đây cũng là dịp mà cả gia đình cùng tụ họp lại và thể hiện tình yêu với những thành viên mới.

Lễ Cúng Mụ có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại

Cách tính ngày làm lễ

Ngày làm lễ cúng mụ được tính theo lịch âm, tuân theo quy tắc “Gái sụt hai, trai sụt một”. Ngày làm lễ cho các bé gái được tổ chức trước khi các em đầy tháng hoặc đầy tuổi 2 ngày. Với các bé trai thì ngày làm lễ được lùi xuống 1 ngày.

Những lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng Mụ đơn giản mà cha mẹ cần biết:

  • Các món đồ vàng mã: những đôi hài màu xanh, váy áo màu xanh và nén vàng xanh.
  • Lễ trầu cau: gồm 12 miếng trầu têm cánh phượng kèm quả cau chẻ làm tư cho 12 bà mụ cùng một miếng trầu to kèm một quả cau nguyên cho Bà Mụ Chúa.
  • Các món đồ chơi bằng nhựa hoặc bằng sành sứ (gồm nhiều bộ giống nhau)
  • Lễ động vật: có thể chọn cua, ốc, tôm sống hoặc hấp chín. Lễ bao gồm 12 con nhỏ bằng nhau và 1 con lớn hơn.
  • Lễ phẩm oản: gồm 12 phần đều nhau và 1 phần lớn hơn.
  • Lễ mặn: gồm các món gà luộc, xôi, cơm, canh, gạo, rượu trắng, vv…
  • Lễ kẹo bánh: gồm 12 phần nhỏ và một phần lớn hơn.
  • Lễ hương hoa: một bình hoa nhiều màu, hương khói, tiền vàng và nước trắng…
  • Tùy từng dịp mà gia đình có thể chuẩn bị thêm các lễ vật phụ. Ví dụ như lễ đầy tháng có thể làm thêm mâm cho các đức Ông. Dịp đầy tháng thì gia đình có thể cúng thêm heo quay cho Thành Hoàng – Thổ địa.
Ngày làm lễ cúng mụ được tính theo lịch âm

Nghi thức đọc văn khấn cúng mụ

Sau khi đã sắp đầy đủ mâm lễ thì bố hoặc mẹ của bé sẽ thắp hương rồi bế bé ra trước bàn thờ để đọc bài khấn như sau:

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.Nam mô a di Đà Phật

Khi đã khấn xong thì bố hoặc mẹ chắp tay bé lại vái trước án 3 vái sau 3 tuần hương thì lễ tạ. Sau đó gia đình mang vàng mã, váy áo đi hoá, vẩy rượu lúc đang hoá; đem tôm, cua, ốc đi phóng sinh tại các ao, hồ, sông để cầu phúc; các đồ chơi bằng nhựa, sành sứ thì giữ lại cho cháu bé để lấy phước.

Cuối cùng cả gia đình và bạn bè cùng thụ lộc chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Sau khi đọc xong, cho bé chắp tay và thắp hương thì đem vàng mã đi hóa rồi thụ hưởng các món ăn làm lễ.

Trên đây là một số nét chính của một buổi lễ cúng mụ đơn giản. Hy vọng rằng từ đây, các bạn sẽ biết cách chuẩn bị một buổi lễ cúng đúng chuẩn và đem lại nhiều may mắn cho con em mình.

Cúng Mụ Cho Bé Trai Đơn Giản Nhất

Cúng mụ cho bé trai là vấn đề đặc biệt quan trọng và cần được chú ý. Hầu hết các lễ cúng mụ đều mang ý nghĩa khẳng định với hàng xóm và họ hàng về thành viên mới của gia đình. Đây cũng là dịp để tạ ơn các bà Mụ đã chăm sóc các bé và mẹ được sinh ra mẹ tròn con vuông. Việc chuẩn bị đồ lễ, văn cúng hay ý nghĩa

Các Bà mụ là những ai?

Bà mụ là những người được Ngọc Hoàng giao trách nhiệm nắn tạo con người trong những vòng luân hồi tái sinh. Ngoài ra, 12 bà mụ cũng luân phiên nhau trông coi “thập nhi chi” thai sản. Từ đó, dân ta hình thành phong tục cúng Mụ và được lưu truyền mãi cho đến ngày nay trong hầu hết các nước khu vực Đông Nam Á và Việt Nam.

Theo phong tục của người Việt Nam thì mỗi một đứa trẻ, mỗi một con người đều sẽ trải qua lễ đầy tháng, lễ thôi nôi trong cuộc đời của mình để mong những bà mụ ban phước lành.

Bà mụ là những người được Ngọc Hoàng giao trách nhiệm nắn tạo con người

Cách chọn ngày và giờ cúng mụ cho bé trai

Thường thì, tất cả các dịp lễ lộc hay cúng kính đều sử dụng lịch âm để cúng đặc biệt là cúng mụ đầy tháng và thôi nôi. Cách tính ngày còn phụ thuộc vào giới tính của trẻ như “gái sụt hai, trai sụt một”. Ngày cúng mụ cho bé trai sẽ được lùi lại một ngày âm lịch so với ngày bé chào đời. Giờ cúng thường được chọn là buổi sáng sớm hoặc chiều tối, tuy nhiên, mỗi gia đình có thể chọn riêng một giờ hoàng đạo cho bé để cúng cho hợp phong thủy.

Ví dụ như: Bé trai sinh vào ngày 25 tháng 12 âm lịch sẽ có ngày cúng đầy tháng và thôi nôi là 24 tháng 12 âm lịch.

=> Xem báo giá click: cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản

Lễ vật cúng mụ cho bé trai

Cha mẹ cần phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng từ lễ vật cúng cho đến tiệc thụ lộc cho các khách mời của gia đình cho thật trọn vẹn để tại ơn 12 Bà Mụ và 3 Đức Thầy.

  • Lễ vật cúng 12 Bà Mụ đầy đủ phải có:
  • 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn hơn (Miền Bắc thường cúng chè hoa cau, miền Nam cúng chè đậu nước dừa còn người Huế sẽ cúng chè xanh đánh).
  • 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn hơn (Miền Bắc cúng xôi vò, miền Nam cúng xôi Gấc và người Huế cúng xôi đậu xanh cà).
  • 12 chén cháo nhỏ và 1 chén cháo lớn.
  • Bánh kẹo xếp thành 12 đĩa nhỏ và 1 phần to hơn.
  • Bánh hỏi 13 đĩa, thịt quay 2kg.
  • 12 ly rượu hoặc 12 quả trứng vịt.
  • 12 ly nước nhỏ.
  • Lễ vật cúng Đức ông và 3 Đức thầy (tổ sư, tiên sư và thánh sư):
  • 1 con gà luộc chéo cánh
  • 3 đĩa xôi lớn
  • 1 tô cháo
  • 1 tô chè
  • 1 miếng thịt quay
  • 1 đĩa hoa quả ( đủ 5 loại trái cây)
  • Trầu, cau, rượu và giấy tiền vàng mã

Ngoài những lễ vật trên thì không thể thiếu bình hoa cúng, nhang, trà, đèn cầy, gạo muối, nước, 12 đôi đũa và 1 đôi đũa hoa.

Không thể thiếu bình hoa cúng, nhang, trà, đèn cầy, gạo muối, nước, 12 đôi đũa và 1 đôi đũa hoa.

Cách sắp bàn cúng mụ cho bé trai

Những lễ vật sẽ được chia thành 2 bàn : bàn cúng 12 bà mụ ở dưới và bàn cúng Đức ông ở trên, bàn trên và bàn dưới này đặt cách nhau 10cm.

Mâm cúng sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc bình hoa đặt ở hướng Đông và lễ vật đặt ở hướng Tây. Các mâm lễ vật này phải được bố trí cân đối, hài hòa và đầy đủ. Lễ vật dâng lên bà Mụ chúa phải để ở chính giữa mâm.

Nghi lễ cúng đầy tháng mụ cho bé trai

Lễ vật được đặt chỉnh chu trên bàn cúng thì người lớn trong nhà hoặc cha mẹ đại diện ẵm bé ra trước bàn thờ để thắp nhang khấn vái. Đợi 3 tuần hương thì hóa vàng mã và bắt đầu nghi thức khai hoa hay còn gọi là bắt miếng.

Bé trai sẽ được đặt trên bàn, cha mẹ rót trà, thắp hương xin được bắt miếng rồi ẵm bé trên tay cầm cành hoa quơ quơ trước miệng bé đồng thời đọc những lời chúc tốt đẹp như:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”​

Cuối cùng, tất cả mọi người sẽ thụ lộc để chúc mừng bé.

Bảng giá mâm cúng mụ đơn giản nhất hiện nay

Gia đình cũng nên chuẩn bị một phần quà tặng cho những vị khách đến tham dự buổi cúng mụ cho bé trai nhà mình bằng những phần xôi chè. Gia đình có thể tự chuẩn bị hoặc chọn đặt mua ở những cơ sở uy tín, chất lượng và hợp vệ sinh.

Cúng mụ cho bé trai là lễ cúng đã xuất hiện và được lưu truyền từ ngàn đời nay, là một trong những nét đẹp văn hóa quan trọng trong truyền thống người Việt cần được giữ gìn và phát huy.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392