Lưu trữ Chưa phân loại - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Chưa phân loại

Miếng dán hạ sốt là gì? Thành phần và tác dụng

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không

Chắc hẳn ba mẹ không còn gì xa lạ với miếng dán hạ sốt. Đây là vật dụng thường được nhiều người dùng khi bé bị sốt cao. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời nhé!

1. Miếng dán hạ sốt là gì? Thành phần và tác dụng

Miếng dán hạ sốt là một vật dụng có hình chữ nhật, nó hay còn được gọi là miếng dán lạnh với công dụng được ghi trên bao bì là giúp tản nhiệt. Nói về thành phần của vật dụng này thì chủ yếu chứa các hoạt chất sau đây:

– Hydrogel là hoạt chất không tan trong nước, mang đến công dụng hút nước ở tại vùng da khi sản phẩm được dán lên.

– Một số miếng dán hạ sốt có thêm tinh dầu bạc hà với công dụng làm mát vùng da dán lên.

Miếng dán hạ sốt là gì? Thành phần và tác dụng
Miếng dán hạ sốt là gì? Thành phần và tác dụng

Với những thành phần trên thì bản chất của miếng dán hạ sốt là miếng dán lạnh với mục đích là để tản nhiệt. Nó phát huy công dụng theo cơ chế hấp thụ nhiệt ở vùng da dán sản phẩm lên sau đó phân tán ra ngoài. Đó là lý do khi dán nó lên, một số vùng da nóng của cơ thể sẽ có cảm giác mát lạnh, từ đó khiến bé dễ chịu hơn. Tuy nhiên, công dụng làm mát của nó không kéo dài lâu.

2. Trẻ sơ sinh dùng miếng dán hạ sốt được không?

Như đã nói ở trên, thành phần của miếng dán chỉ giúp làm tản nhiệt từ bên ngoài cơ thể. Nó không có chứa thuốc hạ sốt nên chỉ vùng da nào dán thì mới có thể giảm nhiệt thôi. Và đương nhiên thì công dụng của nó không kéo dài lâu. Vì vậy, nếu bé bị sốt mẹ không nên chỉ dùng mỗi miếng dán để hạ sốt cho trẻ. Bởi nó không mang lại hiệu quả cho toàn thân. 

Nó chỉ giảm nhiệt độ một số vùng nhất định có dán miếng dán lên nên nhiều phụ huynh lơ là cứ tưởng rằng con đã hết sốt. Từ đó, ba mẹ không cho con uống thuốc hạ sốt kịp thời dẫn đến những biến chứng khó lường. Thường gặp nhất là trẻ sơ sinh sốt quá cao trên 40 độ rất dễ co giật, gây ảnh hưởng tới não.

Một tác hại thường gặp nữa của miếng dán hạ sốt đó là nó có chứa chất dính để dễ dán lên da. Làn da của trẻ sơ sinh rất mỏng và nhạy cảm. Nếu dán nhiều, lâu hoặc thay đổi nhiều lần có thể khiến da bé bị kích ứng gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Bên cạnh đó, với trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi, thành phần có chứa tinh dầu bạc hà có trong một số miếng dán hạ sốt có thể gây ra tình trạng ức chế hô hấp, ảnh hưởng xấu đến bé.

3. Dùng miếng dán hạ đốt khi nào thì được?

Trong những trường hợp bé sốt cao, tốt hơn hết ba mẹ hãy sử dụng thuốc hạ sốt cho bé. Lưu ý là sử dụng đúng loại thuốc và liều lượng do bác sĩ tư vấn, chỉ định. Trong thời gian uống thuốc và chờ đợi thuốc phát huy công dụng, ba mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt để giảm cơn nóng tạm thời. 

Dùng miếng dán hạ đốt khi nào thì được?
Dùng miếng dán hạ đốt khi nào thì được?

Cách sử dụng miếng dán hạ sốt rất đơn giản: Chỉ cần bóc lớp phim bên ngoài theo hướng dẫn và gián vào vùng da trán cho bé. Lưu ý rằng phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng, tuân thủ theo đúng liều lượng, đúng giờ, đúng vị trí.

Ngoài ra, để miếng dán hạ sốt mang lại hiệu quả, bạn cần tuân thủ những điều sau đây:

– Trước khi sử dụng miếng dán hạ sốt, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ có nên dùng hay không, dùng như thế nào.

– Nên sử dụng sản phẩm đến từ nhà sản xuất uy tín để đảm bảo an toàn cho bé.

– Khi dán miếng dán hạ sốt, không dán vào vết thương hở hoặc vết tiêm chủng.

– Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi hoặc những bé có tiền sử về bệnh hô hấp, dị ứng nên hạn chế dùng miếng dán hạ sốt có chứa tinh dầu bạc hà để tránh các biến chứng không tốt.

– Khi dán miếng hạ sốt, đừng quên quan sát các động thái của bé, nếu có biểu hiện lạ thì hãy dừng ngay việc này lại.

4. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt

– Nếu bé có dấu hiệu sốt, ba mẹ có thể hạ nhiệt bằng cách lấy khăn nhúng nước ấm thấp hơn nhiệt độ cơ thể 2°C so với thân nhiệt trẻ, lau khắp người đặc biệt vùng nách, bẹn.

– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng tư vấn của bác sĩ nhất là cách dùng.

– Không nên quấn bé quá chật và nóng thay vào đó cho bé mặc áo quần thoáng mát, đặt bé ở chỗ thoáng mát.

– Mẹ cho bé bú nhiều để hạn chế bé mất nước khi bị sốt, có thể xem xét cho bé uống thêm Oresol nếu bé sốt nhiều ngày hoặc có dấu hiệu mất nước.

Bên cạnh đó, việc bé sốt cao cùng với những dấu hiệu có thể cho thấy trẻ đang gặp nguy hiểm. Ba mẹ hãy quan sát nếu thấy điều bất thường hãy đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp khắc phục kịp thời.

– Trẻ sơ sinh sốt cao trên > 38,5°C  kéo dài hơn 24 tiếng không hạ.

– Cổ cứng, có biểu hiện đau đầu dữ dội, đau họng, tai, quấy khóc,…

– Trẻ mệt mỏi, ngủ nhiều, lờ đờ, li bì, bỏ bú.

– Trẻ có triệu chứng co giật, tím tái..

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về công dụng thực sự của miếng dán hạ sốt đối với trẻ sơ sinh để từ đó có cách sử dụng đúng đắn.

Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin gì thì tốt cho Bé

Đảm bảo một chế độ dinh dưỡng cho bé luôn là mục tiêu hàng đầu của các bậc phụ huynh. Vậy ngoài sữa mẹ, trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin gì thì tốt cho bé? Bài viết sau sẽ giải đáp cho phụ huynh nào đang thắc mắc vấn đề này một cách chi tiết nhất. Tham khảo để biết thêm những kiến thức hữu ích ngay nhé!

Chắc hẳn bạn đang thắc mắc trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin gì thì tốt cho bé. Có một số loại cần thiết cho bé khi chào đời như: vitamin D, A, C, K, B12. Chi tiết từng loại thì bạn có thể tham khảo như sau:

1. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D

Vitamin D được coi là thành phần vô cùng quan trọng trong việc hấp thụ canxi, phốt pho cho cơ thể. Đó là lý do trẻ sơ sinh được cung cấp đầy đủ vitamin D sẽ giúp xương chắc khỏe hơn. Ngược lại thiếu vitamin D dễ dẫn tới còi xương hoặc các bệnh về xương ở trẻ em.

Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D
Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin D

Vì sữa mẹ không cung cấp đủ lượng vitamin D mà cơ thể của 1 trẻ sơ sinh cần. Đó là lý do trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn cần bổ sung vitamin D.

Tắm nắng cho trẻ đầy đủ và đúng cách có thể bổ sung vitamin D hàng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tắm nắng cho trẻ. Hoặc ở một số nơi điều kiện thời tiết không đạt để tắm nắng. Vì vậy, nhiều người chọn bổ sung vitamin D bên ngoài cho trẻ sơ sinh.

Trẻ em vẫn nên bổ sung vitamin D, ngay cả khi trẻ ra nắng. Liều lượng cụ thể như sau:

– Trẻ sơ sinh khỏe mạnh từ 2 tuần tuổi đến trẻ nhỏ 18 tháng tuổi bổ sung mỗi ngày từ 800-1.000 IU.

– Trẻ ít được ra nắng bổ sung mỗi ngày 1.500 IU.

– Trẻ có màu da thẫm bổ sung 2.000 IU mỗi ngày.

Nếu trẻ sơ sinh uống sữa công thức với liều lượng hơn 500ml mỗi ngày thì không cần bổ sung vitamin D. Vì thành phần của các loại sữa công thức đã có chứa một lượng vitamin D cần thiết.

2. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin A

Nói tới trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên bổ sung vitamin gì thì không thể bỏ qua vitamin A. Đây là dưỡng chất quan trọng nhằm tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho mắt, giúp tầm nhìn trong môi trường ánh sáng yếu của trẻ tốt hơn và đặc biệt là giúp làn da khỏe mạnh.

Vitamin A có chứa rất nhiều trong các loại thực phẩm từ sữa, hay rau củ như cà rốt, khoai lang, rau bina, bông cải xanh,…

Tuy nhiên, với trẻ sơ sinh chưa ăn dặm được thì bạn có thể bổ sung vitamin A dưới dạng liều cao. Cụ thể liều lượng vitamin A cho trẻ được tính như sau:

– Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi: bổ sung 100.000 đơn vị vitamin A cho mỗi 6 tháng.

– Với trẻ từ 1 tuổi đến 3 tuổi: bổ sung 200.000 đơn vị vitamin A mỗi 6 tháng.

– Với trẻ từ 3 tuổi đến 5 tuổi: liều lượng bổ sung vitamin có thể tùy theo vùng miền.

3. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin C

Vitamin C là một thành phần quan trọng, góp sức tạo nên một hệ thống miễn dịch tốt cho trẻ. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ cơ thể trẻ sơ sinh hấp thụ sắt tốt hơn. Đó là lý do trẻ sơ sinh nên được bổ sung vitamin C đầy đủ.

Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin C
Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin C

Với trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, có thể bổ sung vitamin C qua đường sữa mẹ. Vì vậy, mẹ nên  ăn các thực phẩm chứa lượng vitamin C lớn như: cam, ổi, kiwi, dâu tây, hay các loại rau củ như: ớt chuông, cải xanh, cà chua…

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể bổ sung 120mg vitamin C mỗi ngày từ các loại thực phẩm chức năng. Từ đó, vitamin C được truyền qua sữa mẹ giúp bé hấp thụ một cách an toàn.

Với trẻ được nuôi bằng sữa công thức hàng ngày, bạn không cần quá lo lắng vì bé được bổ sung đủ vitamin C qua sữa.

4. Trẻ sơ sinh nên bổ sung vitamin K

Vitamin K rất cần thiết cho trẻ sơ sinh, bởi nó giúp quá trình đông máu diễn ra bình thường. Nếu bổ sung lượng vitamin K đầy đủ bé sẽ tránh khỏi được tình trạng mất máu quá nhiều nếu không may bị thương.

Các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm vitamin K 1 lần cho trẻ sơ sinh sau khi chào đời. Nếu bổ sung qua đường miệng cho các bé thì cần đảm bảo liều lượng như sau:

– Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ thì nhỏ 2 giọt vitamin K trong tuần đầu sau khi sinh và 1 giọt khi bé được 1 tháng tuổi.

– Nếu trẻ sơ sinh bú bình thì uống trực tiếp hai liều trong tuần đầu sau khi sinh. 

Ngoài những loại trên thì trẻ sơ sinh cũng cần thêm vitamin B12 và các loại khoáng chất khác nhất là sắt. Mẹ nên bổ sung bằng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để bé dễ dàng hấp thụ theo đường tiết sữa. Khi trẻ lớn lên, bắt đầu làm quen với ăn dặm thì mẹ có thể thiết kế bữa ăn sao cho đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Với những thông tin giải đáp trên, hy vọng bạn đã biết được vitamin nào quan trọng và nên bổ sung cho trẻ sơ sinh để giúp bé lớn lên khỏe mạnh.

Bé mới sinh trên 2 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?

[Giải Đáp] Bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa là tốt nhất

Những ai lần đầu làm mẹ chắc hẳn sẽ có những lo lắng, thắc mắc khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Trong đó lượng sữa cho bé bú được xem là thắc mắc phổ biến nhất. Vậy bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa là tốt nhất? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời chi tiết.

1. Bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa?

Liều lượng sữa mà trẻ cần cho cơ thể còn tùy thuộc và độ tuổi và thể trạng của từng bé. Nếu bạn thắc mắc bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa thì câu trả lời chi tiết như sau:

Trong vòng 24 tiếng sau khi sinh, bé cần một lượng rất ít, chủ yếu là bé ngủ và mất thời gian làm quen với môi trường ngoài bụng mẹ. Bé sẽ bú khoảng 15ml/lần, hầu như là sữa non mà mẹ tiết ra. Số lần bú trong ngày đầu tiên này là 8 lần. Bé có thể làm bẩn tã khoảng 3 lần. 

Bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa?
Bé mới sinh uống bao nhiêu ml sữa?

Lúc này sữa mẹ cũng chưa về nhiều và liều lượng như thế là phù hợp cho cơ thể của bé. Mẹ không cần quá lo lắng vì sữa chưa về nhiều. Trong giai đoạn này bé bú sữa non là đủ. Khoảng 3 ngày sau sữa mẹ về nhiều và lúc đó nhu cầu của bé cũng khác đi.

Trong khoảng thời gian 1-2 tiếng sau khi chào đời, trẻ còn tỉnh táo nên mẹ nên cho bú càng sớm càng tốt. Lúc này, bé có thể bắt đầu học cách ngậm vú và bú sữa. Sau đó, trẻ thường chìm vào giấc ngủ. Nếu trẻ ngủ quá lâu, mẹ nên đánh thức trẻ dậy để bú.

2. Bé mới sinh dưới 2 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?

Trẻ sơ sinh vào tháng đầu tiên thường bú khoảng 8-12 lần mỗi ngày. Mỗi cữ bú cách nhau tầm 2-3 giờ. Nếu bé ngủ quá cữ bú thì mẹ nên đánh thức để bé bú cho đúng giờ giấc. Nếu trẻ bú sữa mẹ nhưng dùng bình thì liều lượng phù hợp là từ 45 đến 88ml cho mỗi cữ bú. Nếu bé bú mẹ trực tiếp thì sẽ mất khoảng 10-20 phút để mút sữa. Một số trường hợp bé có thể bú lâu hơn nhưng hãy đảm bảo bé thực sự bú trong khoảng thời tối thiểu trên để đủ liều lượng sữa cho cơ thể nhé.

Ngoài ra, cũng có trường hợp trẻ mới sinh 1 tháng tuổi có thể bú mẹ 15 lần một ngày, mỗi cữ cách nhau 1,5 giờ. Điều này còn tùy thuộc vào từng bé khác nhau.

Sau tháng đầu tiên, bé bước sang tháng thứ 2 thì việc bú sữa mẹ đã trở nên thành thục. Lúc này bé có xu hướng bú nhanh do kỹ năng mút mạnh được sữa nhiều hơn. Liều lượng sữa mà ít nhất bé uống được lúc này là 118ml mỗi cữ. 

3. Bé mới sinh trên 2 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?

Khi bé từ 2 tháng tuổi trở lên, mỗi cữ bú bé uống được tầm khoảng 118 – 148 ml và cách nhau tầm khoảng 3-4 giờ. Mỗi ngày bé bú khoảng 8 lần. 

Khi bé bước qua tháng thứ 4, cơ thể có thể cần tới 177ml mỗi cữ bú. Ở giai đoạn này, một số mẹ có thể cho con ăn dặm hoặc chờ thêm vài tháng nữa. Điều này tùy thuộc ở sự lựa chọn của bạn.

Bé mới sinh trên 2 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?
Bé mới sinh trên 2 tháng tuổi uống bao nhiêu ml sữa?

Đến 6 tháng, trẻ có thể uống 236ml/cữ, lúc này thời gian giữa mỗi cữ bú của bé sẽ lâu hơn so với trước đây.

Trường hợp bé uống sữa công thức thì liều lượng là khoảng 163ml cho mỗi kg cân nặng. Bạn cứ lấy cân nặng của bé nhân lên sẽ ra lượng sữa bé uống mỗi ngày bao nhiêu là phù hợp.

Sau vài ngày đầu tiên, bé mới sinh nếu uống sữa công thức thì mẹ có thể cho liều lượng là  60 – 90ml mỗi cữ, cách nhau khoảng 3 – 4 giờ.

Khi được 1 tháng tuổi, bé bú sữa công thức nên nạp vào 118ml sữa/cữ và cách mỗi 4 giờ. 

4. Khi nào thì nên cho bé bú khi nào nên dừng?

Mỗi trẻ sẽ có liều lượng sữa cần cho cơ thể khác nhau, nên không phải bé nào cũng áp dụng một mức cứng nhắc. Nhu cầu của trẻ sơ sinh có thể thay đổi theo từng ngày. Nếu bé đang trong giai đoạn tăng trưởng thì có thể cần lượng sữa nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cần quan sát và thấu hiểu để biết chính xác nhu cầu của con và đáp ứng kịp thời.

>> Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây thì có thể là bé đói và đang đòi ăn, hãy cho bé bú ngay nhé!

– Trẻ bắt đầu ngọ nguậy, cựa quậy, có xu hướng tìm ti mẹ như quay đầu hay đưa miệng về phía vú mẹ.

– Trẻ có xu hướng thực hiện các động tác bú như chúm chím miệng hoặc đưa tay lên miệng.

– Mẹ có thể thử bằng cách chạm tay nhẹ vào môi con, bé sẽ quay đầu và há miệng để bú.

>> Trong trường hợp bé đã bú no, mẹ có thể nhận biết bằng các biểu hiện như:

– Trẻ ngừng việc bú và xoay đầu khỏi phần ngực mẹ.

– Trẻ nhìn ngó hoặc phân tâm bởi những sự vật, âm thanh xung quanh.

– Ngực mẹ mềm giống, hết chảy sữa do con đã bú một lượng vừa đủ.

– Bé bú no, ngủ quên và tự động nhả núm vú ra, mẹ dễ dàng lấy ti ra khỏi miệng bé.

Nếu có những dấu hiệu này, có thể bé đã no, mẹ nên dừng lại. Bởi nếu ép bé bú quá nhiều có thể dẫn tới tình trạng nôn trớ, ọc sữa hoặc khó tiêu.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh có sao không?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh có sao không

Tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh khiến rất nhiều ba mẹ lo lắng, không biết bé có bị làm sao không. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi này, đồng thời tìm được cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Đừng bỏ lỡ.

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh có sao không?

Nếu trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh thì trước hết bạn phải quan sát thật kỹ. Việc theo dõi màu và mùi của phân có thể giúp đoán được vấn đề mà bé đang gặp phải đấy.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh có sao không?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh có sao không?

Trường hợp trẻ sơ sinh 1 đến 2 ngày tuổi thì phân của bé thường có màu đen hoặc xanh, có tính kết dính. Hay còn gọi là phân su. Quan sát sẽ thấy phân su có chứa các dịch nhầy, dịch màng ối, hay những thứ đã hấp thụ khi còn ở trong bụng mẹ. Nếu thấy phân su thì bạn không cần phải quá lo lắng, bởi đây là hiện tượng tự nhiên, chứng tỏ bé tiêu hóa bình thường. Sau quá trình thải hết phân su ra ngoài thì trẻ sẽ đi lại phân bình thường.

Thông thường, những trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn thường đi ngoài ra phân màu vàng sáng, tươi. Kết cấu của phân lỏng hoặc có thể hơi sần, vón cục. Những trẻ bú sữa công thức thì phân có màu vàng nâu hoặc nhạt, có mùi hơi nồng và có kết cấu lớn hơn.

Vì vậy, nếu sau khi đã thải hết phân su, trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh thì đây là hiện tượng không bình thường. Nguyên nhân có thể do các yếu tố sau đây:

phân xanh thường gặp trong một số trường hợp sau:

– Tình trạng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đi ngoài có phân màu xanh, kèm bọt thường xuất hiện trong sữa đầu cữ. Vì dòng sữa đầu này thường chứa nhiều lượng lactose và ít các chất béo dẫn tới tình trạng lactose và chất béo không cân bằng.

– Một số trẻ bú sữa công thức cũng có màu nâu xanh, đặc và nặng mùi tuy nhiên không có chất nhầy.

– Ngoài ra mẹ ăn nhiều rau xanh hoặc thực phẩm có màu xanh cũng là nguyên nhân xảy ra tình trạng này. Bên cạnh đó, chế độ ăn của bé có chứa thực phẩm khiến trẻ nhạy cảm và dị ứng thì cũng gây ra tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh.

– Nếu bé nhà bạn đang trong thời gian sử dụng các loại thuốc như: sắt, kháng sinh hoặc thuốc chống viêm thì có thể phân sẽ có màu xanh. Mẹ kiểm tra lại thử xem nhé!

– Ngoài ra trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy xanh cũng là triệu chứng của một số bệnh lý như: Crohn, Celiac, hoặc các bệnh về tiêu hóa như: nhiễm khuẩn, virus đường ruột, hội chứng ruột kích thích, nhiễm ký sinh trùng,… 

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh nên làm gì?

Khi thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh, mẹ nên thực hiện theo những lưu ý sau đây để xử lý kịp thời:

 – Nếu trẻ bú mẹ hoàn toàn, hãy điều chỉnh việc bú sao cho cân bằng sữa đầu và sữa cuối. Mẹ có thể vắt bỏ vào bình sữa, túi sữa để trữ lượng sữa đầu để đảm bảo dinh dưỡng cho bé bú được cân bằng.

– Nếu trẻ bú sữa công thức, hãy quan sát kỹ phân của bé và nếu cho rằng bé bị dị ứng với sữa thì nên đổi loại khác.

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh nên làm gì?
Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh nên làm gì?

– Mẹ cũng cần cân bằng chế độ dinh dưỡng của chính mình, ăn chín, uống sôi và nhớ chọn các thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng để không ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé.

– Đừng quên giữ gìn vệ sinh các dụng cụ cho bé bú, đồ dùng cá nhân của bé hoặc có tiếp xúc với bé. 

– Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung men vi sinh có ích, giúp tăng lượng vi khuẩn có lợi để cân bằng và tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. 

Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh nhưng không có bất cứ biểu hiện lạ, vẫn vui vẻ, thoải mái và tăng cân theo đúng giai đoạn và sự phát triển của bé thì không nên quá lo lắng. 

Trường hợp mẹ quan sát thấy trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh kèm các biểu hiện như: sốt, tiêu chảy, lừ đừ, quấy khóc nhiều, mệt mỏi, phát ban,… thì nên  đưa trẻ đến bệnh viện nơi gần nhất  để được bác sĩ thăm khám và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Các bệnh rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ sơ sinh vì giai đoạn này các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện, còn non nớt và dễ bị các yếu tố bên ngoài môi trường tấn công. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy hãy đảm bảo bù nước cho bé để không bị mất nước, mất sức. Tiêu chảy kèm mất nước có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Lưu ý rằng không tự ý cho trẻ sơ sinh uống bất cứ loại thuốc nào mà chưa có chỉ định của bác sĩ, nhất là thuốc kháng sinh.

Những thông tin trên hy vọng đã giúp ba mẹ hiểu thêm về nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy màu xanh. Với những kiến thức này, mong rằng ba mẹ bình tĩnh xử lý, để trẻ trở lại bình thường và luôn khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày nên làm gì?

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày có sao không nên làm gì

Tình trạng trẻ đi ngoài són nhiều lần trong ngày có nguy hiểm gì không, ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé hay không là một trong những thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Hãy tham khảo bài viết sau đây để trả lời câu hỏi này và tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả nhé!

1. Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày là gì, có sao không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày có sao không?
Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày có sao không?

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày khi có những biểu hiện như: đi ngoài nhiều lần trong 1 ngày, mỗi lần đi thường ít, lắt nhắt, không hết phân. Khi quan sát phân sẽ thấy lượng phân nhỏ, có thể mềm hoặc cứng, thường phân ít nên bám dưới đáy bỉm hoặc quần của bé. Bé có thể đi ngoài són phân ngay cả khi bé ho, hắt hơi, hay thậm chí là hoạt động mạnh.

Để biết trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày có sao không thì bạn có thể tham khảo những nguyên nhân gây ra tình trạng này như sau:

>> Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày do táo bón

Nếu bạn quan sát thấy trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần kèm biểu hiện phân khô, thành viên và cứng. Bên cạnh đó, trẻ có dấu hiệu cố rặn mỗi lần đi vệ sinh thì có thể là do táo bón gây ra. Đi ngoài són nhiều lần là một triệu chứng của táo bón.

>> Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần do ruột còn tích bã phân

Trẻ sơ sinh với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, sẽ có những đặc trưng riêng về khả năng hấp thụ cũng như bài tiết của bé. Đó là lý do bé thường đi ngoài són nhiều lần trong ngày. Bạn quan sát nếu phân của bé vẫn mềm, có màu vàng sáng, có dạng hoa cà hoa cải thì thường bé không sao. Sau khi bé lớn, các cơ quan trong cơ thể phát triển ổn định hơn thì tình trạng này sẽ hết dần.

>> Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày do vấn đề đường ruột

Ba mẹ chú ý trẻ sơ sinh thường dễ bị các vấn đề về đường ruột do vi khuẩn tấn công như: loạn khuẩn hoặc nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, các bệnh lý như phình đại tràng bẩm sinh hay hẹp hậu môn cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi ngoài són nhiều lần trong ngày. Hãy ngửi và quan sát xem phân của bé có mùi tanh, hôi hoặc có nhầy, máu hoặc nước để xem có phải do nguyên nhân này không nhé!

>> Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày do không đủ canxi

Nếu trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn và đi ngoài khoảng 7-8 lần/ngày, phân hạt và nhiều nước đi kèm biểu hiện sôi bụng thì hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu bé hay ọc sữa và đi cầu són phân thì nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ thiếu canxi nên lượng canxi trong sữa mẹ mà bé bú không đủ cho bé.

2. Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày nên làm gì?

Nếu bạn đã xác định được nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày thì cách xử lý sẽ đơn giản hơn.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị các vấn đề về đường ruột như đi ngoài són nhiều lần, phân kèm máu, chất nhầy,… cũng những biểu hiện lạ thì cần đến bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp.

Với các nguyên nhân khác thì mẹ cho bé bú hoàn toàn có thể khắc phục bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý hơn.

Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày nên làm gì?
Trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày nên làm gì?

Thông thường việc trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày thường không quá nghiêm trọng, không gây nguy hiểm. Mẹ hãy tăng cường một số nhóm chất sau để cải thiện tình trạng này của bé nhé!

>> Bổ sung các thực phẩm nhóm chất xơ

Với trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày do táo bón thì mẹ nên bổ sung thêm nhiều chất xơ bên cạnh đó là các loại trái cây, rau củ mát, giúp nhuận tràng. Hãy tham khảo một số thực phẩm như: chuối, đu đủ chín, khoai lang.

Có thể uống thêm các loại nước thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa như: nước râu ngô, nước rau diếp cá, nước rau má.

>> Bổ sung thực phẩm nhiều canxi

Trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần kèm ọc sữa do thiếu canxi, mẹ có thể uống thêm sữa, ăn tôm cua,… Và đừng quên bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày cho bé (nếu bé không được tắm nắng đúng cách).

>> Hạn chế các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ

Nên loại bỏ những thực phẩm có tính nóng, hoặc được chiên xào dầu mỡ, đồ ăn nhanh ra khỏi chế độ ăn mỗi ngày để giúp bé không gặp phải tình trạng này nhé!

>> Có thể bổ sung thêm men vi sinh

Vì trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung thêm các sản phẩm en vi sinh phù hợp với từng bé. Điều này có thể giúp hỗ trợ bé tiêu hóa tốt, cũng như tăng cường khả năng hấp thụ và đề kháng đường ruột được bảo vệ tốt hơn. Từ đó, không chỉ cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh đi ngoài són nhiều lần trong ngày mà còn giúp bé bú khỏe, ngủ ngon và chống lớn.

Các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường

Với những người lần đầu làm cha mẹ thường sẽ có rất nhiều băn khoăn, một trong số đó là trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường. Bài viết sau đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc này để thoải mái và tự tin nuôi con khỏe mạnh.

1. Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh rất non nớt nhất là khi mới chào đời bé phải tập làm quen với môi trường cũng như các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Nhất là hệ hô hấp. Do đó, việc thở của bé cũng có thể khác với người lớn.

>> Vậy, trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh thường thở không ổn định như người lớn với những biểu hiện như: thở nhanh, tạm dừng giữa các nhịp thở lâu hơn hay là khi thở bé tạo ra các âm thanh khác. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đa số đều do sinh lý như:

+ Trẻ sơ sinh thường thở bằng mũi hơn và dùng bằng miệng.

+ Đường hô hấp của bé còn nhỏ nên có thể dễ dàng bị cản trở.

+ Cấu tạo thành ngực của trẻ sơ sinh chủ yếu bằng sun nên mềm hơn.

Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?
Trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường?

Trẻ sơ sinh đang quá trình hoàn thiện các cơ quan hô hấp nhất là các cơ trong đường hô hấp hoặc vận hành phổi nên hơi thở của bé khác với người lớn.

Đương nhiên, bạn không thể dùng nhịp thở của mình để kiểm tra liệu con có thở bình thường không. Mà cần dựa vào điều kiệu như sau:

Nhịp thở của trẻ sơ sinh là bình thường trong khoàng 30 – 60 nhịp mỗi phút khi bé sinh hoạt bình thường, không quấy khóc. Khi bé ngủ, nhịp thở có thể chậm lại khoảng 20 nhịp/1 phút. Từ giai đoạn 6 tháng tuổi, trẻ thở khoảng 25 – 40 nhịp/1 phút.

Ngoài ra, trong quá trình hít thở, giữa các nhịp, trẻ sơ sinh có thể dừng khoảng 5 giây. Đây là điều hoàn toàn tự nhiên, theo sinh lý của bé. Theo thời gian khi bé lớn lên thì nhịp thở của trẻ sẽ ổn định hơn.

Thỉnh thoảng, khi thở, trẻ sơ sinh cũng có thể phát ra những âm thanh lạ như tiếng khịt mũi, ngáy, khò khè. Điều này là hoàn toàn bình thường và bạn không phải lo lắng gì cả.

Trường hợp bé của bạn có nhịp thở như trên thì hoàn toàn bình thường, không có gì phải lo lắng.

>> Cách để kiểm tra nhịp thở của trẻ sơ sinh, ba mẹ có thể tham khảo như sau:

Ba mẹ quan sát chuyển động lên xuống ở ngực hoặc bụng bé. Cứ mỗi chuyển động lên rồi xuống là tính 1 nhịp trẻ hít vào thở ra. Có thể lắng nghe tiếng thở của bé bằng cách đặt tai mẹ gần miệng và mũi của bé. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể áp má vào bên cạnh miệng và mũi để cảm nhận hơi thở của bé một cách chính xác nhất.

2. Các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở

Việc phát hiện của các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở sẽ giúp bé được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nếu bạn thấy các biểu hiện lạ sau đây hãy đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được điều trị:

Các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở
Các dấu hiệu bất thường khi trẻ sơ sinh thở

+ Bé có dấu hiệu thở nhanh, với 60 nhịp thở/mỗi phút. Hãy kiểm tra khoảng 2-3 lần nếu nhịp thở của trẻ vẫn hơn 60 lần/phút thì đưa bé đến bệnh viện ngay.

+ Trẻ có biểu hiện gằn mình khi thở, cố gắng hít thở bằng cách bè lỗ mũi.

+ Trẻ thở rít đi kèm với các cơn ho khan.

+ Quan sát thấy phần cơ bụng của bé co thắt lâu hơn thông thường khi hít thở.

+ Trẻ ngưng thở dài hơn 10 giây kèm biểu hiện bị tím tái.

+ Bé bị tím tái, xanh da nhất là vùng mặt như: trán, mũi, môi do oxy từ phổi không đủ để đưa vào máu.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ trên 1 tuổi đến 5 tuổi có nhịp thời hơn 30 nhịp/phút, hổn hển sau khi vận động hay sinh hoạt bình thường cũng nên đưa bé đi đến bệnh viện ngay.

>> Một số bệnh có thể liên quan đến nhịp thở không bình thường của trẻ sơ sinh có thể kể đến như:

+ Viêm phế quản khiến đường thở bên trong phổi của trẻ sơ sinh cho đến dưới 2 tuổi trở nên hẹp hơn. Từ đó trẻ trở nên khó thở đi kèm sổ mũi, sốt nhẹ, ho, khò khè, chán ăn. Bệnh này thường phổ biến khi thời tiết sang đông đầu xuân, và thường hay khiến ba mẹ nhầm lẫn với cảm lạnh. Nếu không phát hiện kịp thời, viêm phế quản có thể dẫn tới viêm phổi.

+ Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ sơ sinh đến dưới 5 tuổi gồm các biểu hiện như: thở nhanh, ho, thở khò khè.

+ Bệnh viêm phổi là một trong những căn bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh đến dưới 2 tuổi. Đây là biến chứng sau khi trẻ bị cảm lạnh, cúm do virus hoặc vi khuẩn. Ngoài thở nhanh, trẻ còn có các biểu hiện như: thở gắng sức, thở khò khè và ho.

Để trẻ sơ sinh không bị các bệnh về hô hấp, bạn cần giữ ấm vùng cổ, cơ thể của bé, tránh bé bị cảm lạnh, cám cúm nhất là trong 3 tháng đầu chào đời.

Với những thông tin trên hy vọng bạn hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh thở như thế nào là bình thường. Dựa vào những dấu hiệu trên, ba mẹ sẽ bớt lo lắng khi trẻ không có gì bất thường và phát hiện kịp thời khi có dấu hiệu lạ.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không?

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không

Nếu bạn đang hoang mang vì bé nhà mình có dấu hiệu bị tiêu chảy thì hãy tham khảo bài viết sau đây. Chúng tôi mang đến lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi bị tiêu chảy có sao không và cách xử lý đúng đắn nhất.

1. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?

Tiêu chảy (diarrhea) là tình trạng bé đi ngoài ra phân lỏng, màu vàng hoặc xanh, có trường hợp kèm đàm, máu, đi ngoài phân sống với tần suất 3 lần hoặc nhiều hơn mỗi ngày.  Các biểu hiện này có thể kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần gây khó chịu cho trẻ. Bên cạnh đó, tiêu chảy còn đi kèm những triệu chứng như: sốt, buồn nôn và nôn, mệt mỏi, mất nước, chán ăn, nằm li bì. Một số bé còn bị chuột rút.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy do đâu?

Vậy vì sao trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy. Tiêu chảy là kết quả của quá trình cơ thể của bé tự loại bỏ vi trùng. Do đó, nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do bé bị nhiễm trùng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn, hoặc kí sinh trùng, có thể kể đến như:

+ Virus: Rotavirus.

+ Vi khuẩn: Salmonella.

+ Ký sinh trùng: Giardia.

Với nguyên nhân này, bé bị tiêu chảy kèm các biểu hiện nôn mửa, đau dạ dày, đau đầu và sốt.

Ngoài ra việc trẻ bị ngộ độc thực phẩm cũng có biểu hiện là tiêu chảy, nôn mửa và thường hết trong vòng 24 giờ.

Bên cạnh đó, các nguyên nhân khác của tiêu chảy cũng có thể kể đến như: bệnh lý ruột kích thích, dị ứng thực phẩm,…

2. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không?

Tiêu chảy là hiện tượng phổ biến ở trẻ em. Nhưng không phải vì thế mà ba mẹ xem nhẹ. Cần theo dõi biểu hiện và các triệu chứng kèm theo, bởi tiêu chảy nhiều ngày có thể kéo theo những vấn đề nguy hiểm. Một trong số đó chính là mất nước. Thứ 2 chính là tiêu chảy do tả.

>> Tình trạng mất nước khi bị tiêu chảy

Nếu trẻ bị tiêu chảy bạn nên quan sát xem các biểu hiện của trẻ để kịp thời phát hiện tình trạng mất nước như:

+ Mức độ mất nước nhẹ với biểu hiện mắt của bé bị khô, khóc nhưng không chảy nước mắt hoặc ít. Cùng với đó là miệng trẻ cũng khô. Trẻ đi tiểu ít hơn bình thường. Mẹ quan sát tã của bé thấy tã ít ướt hơn. Bé cáu gắt, ù lì, kém linh hoạt, khóc.

+ Mức độ mất nước vừa với các biểu hiện như mắt bé trũng, lờ đờ, nằm li bì. Mẹ sờ da bé thấy khô, kém đàn hồi.

Với các biểu hiện mức độ mất nước nhẹ và vừa cần bù nước và điện giải ngay cho bé.

+ Mức độ mất nước nặng khi thấy trẻ sơ sinh có hiện tượng thóp trũng, khi dùng 2 ngón tay căng nhẹ trên da bé và thả ra thì vùng da này không trả lại về hình dạng ban đầu, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, trẻ bị bất tỉnh, hôn mê, mạch nhanh, nhẹ, huyết áp tụt. Khi bị mất nước mức độ nặng thì cần đưa ngay để bệnh viện để cấp cứu gấp. Vì trẻ đang bị mất nước trầm trọng.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không?
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không?

>> Tiêu chảy do tả

Tiêu chảy do tả sẽ có những biểu hiện theo từng giai đoạn như:

+ Giai đoạn đầu: tiêu chảy kèm nôn nhiều dịch trong, kèm theo sốt nhẹ.

+ Giai đoạn sau: tiêu chảy phân lỏng nhiều, liên tục, với lượng lớn. Phân có màu trắng đục tựa nước vo gạo và có mùi hơi tanh tựa cá.

Khi thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy do tả, hãy đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được bác sĩ thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, nếu trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy quá 3 ngày, nôn nhiều, quấy khóc nhiều, sốt cao liên tục, phân có dính đàm và máu thì cũng nên đưa bé đi bệnh viện ngay.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy

Để ngăn chặn tình trạng bé bị mất nước do tiêu chảy, bạn có thể tham khảo cách bù nước như sau:

Bạn có thể dùng dung dịch Oresol gồm muối, đường, kali, khoáng chất để bù đắp lượng chất lỏng và muối khoáng mà bé thiếu hụt do tình trạng tiêu chảy gây ra. Hãy tìm mua dung dịch Oresol tại nhà thuốc.

Trong vòng 4 giờ đầu tiên sau khi tiêu chảy, nếu bé có biểu hiện mất nước nhẹ, bạn hãy cho trẻ uống Oresol với liều lượng như sau:

> Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: 30-90ml/giờ. Đây cũng là liều lượng của trẻ từ 0-6 tháng tuổi.

> Trẻ 6 tháng đến 2 tuổi uống 90-125ml/​​giờ.

> Trẻ trên 2 tuổi uống ít nhất 125 đến 250ml/giờ.

Nếu trẻ bị tiêu chảy cùng vói biểu hiện nôn ói, thì nên cho trẻ bù nước từ từ, uống từng chút một, từng ngụm nhỏ.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi đang bú mẹ, hãy cho bé tiếp tục bú mẹ theo đúng cữ. Trường hợp bé bị tiêu chảy kèm sốt cao. Ba mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi bị tiêu chảy có sao không và biết cách xử lý kịp thời, đúng đắn.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết

Đa số trẻ sơ sinh thường bị nghẹt mũi, khò khè khó chịu. Đây là tình trạng khiến bé rất khó chịu và bố mẹ lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết? Tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Tình trạng nghẹt mũi, khó chịu không quá xa lạ đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi đây là đối tượng còn rất non nớt, với hệ miễn dịch cùng các cơ quan trong cơ thể chưa được hoàn thiện. Mũi và đường thở của bé rất dễ tích tụ chất lỏng dư thừa. Kết quả là việc hô hấp của trẻ bị cản trở, gây nghẹt mũi.

Để trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết, trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?
Vì sao trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi?

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, bạn có thể tham khảo để xem bé nhà bạn bị vấn đề gì nhé:

+ Do sự tấn công của virus. Trẻ sơ sinh rất dễ bị các loại virus tấn công, gây cảm lạnh với các biểu hiện như: sốt cao, ho, nghẹt mũi.

+ Do trẻ sơ sinh bị dị ứng. Việc môi trường xung quanh chứa nhiều bụi bẩn, sẽ khiễn vi khuẩn dễ dàng sinh sôi và phát triển. Từ đó, chúng sẽ tấn công hệ hô hấp của trẻ, khiến bé bị nghẹt mũi.

+ Trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc, hương nước hoa hoặc phấn hoa trong không khí có thể bị dị ững và ngạt mũi.

+ Việc thời tiết thay đổi đột ngột, nhất là khi giao mùa sẽ khiến cơ thể của trẻ chưa kịp thích nghi, dễ bị ngại mũi.

+ Một số trẻ có thể thường xuyên bị nghẹt mũi do bẩm sinh có khiếm khuyết về cấu tạo mũi như: lệch vách ngăn, tổn thương niêm mạc.

+ Một số trẻ sơ sinh do có dị vật trong mũi nên có thể bị nghẹt mũi kèm theo các biểu hiện như: đau đớn, ngạt thở, chảy máu mũi. Nếu do nguyên nhân này thì ba mẹ cần xử lý ngay bởi đây là tình trạng rất nguy hiểm gây ảnh hưởng đến tính mạng.

+ Tình trạng nghẹt mũi có thể do chất nhầy lúc bé còn trong bụng mẹ chưa được hút hết triệt đẻ, ảnh hưởng tới hệ hô hấp, đi kèm với đó là các biểu hiện như: ho, hắt hơi hay sốt cao.

2. Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?

Tùy thuộc vào nguyên nhân bé bị nghẹt mũi do điều gì thì mới có thể xác định trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết. Thông thường nếu do bị virus tấn công hoặc dị ứng, thay đổi thời tiết hay môi trường thì khoảng 5-7 ngày là bé khỏi bệnh và hết.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?
Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?

Tuy nhiên, với những trường hợp bé nghẹt mũi do dị tật thì bé sẽ bị lại thường xuyên. Trường hợp này bạn phải đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp chỉnh sửa lại dị tật. Còn không trẻ phải chung sống với tình trạng này suốt đời.

Ngoài ra, nếu bé bị nghẹt mũi kèm các biểu hiện sốt cao, ho nhiều, quấy khóc, bỏ bú thì nên đưa bé đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và có hướng điều trị. Không nên để trẻ nghẹt mũi quá lâu bởi nó không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, việc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết cũng phụ thuộc phần lớn vào chế độ chăm sóc của bố mẹ, giúp bé nhanh chóng hồi phục.

Bố mẹ có thể tham khảo một vài cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi như sau:

+ Giữ ấm cho trẻ sơ sinh để bé không bị lạnh hay ảnh hưởng từ thời tiết. Nhưng không ủ quá nhiều, có thể khiến trẻ nóng và tăng thân nhiệt.

+ Mẹ nhớ cho bé bú thường xuyên. Sữa mẹ chứa kháng thể giúp bé tăng cường hệ miễn dịch nhanh chóng hết nghẹt mũi.

+ Vệ sinh mũi cho bé thường xuyên. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi cho bé hàng ngày. Có loại nước muỗi sinh lý dùng để nhỏ mắt và mũi cho trẻ sơ sinh. Sản phẩm này giúp làm tan dịch nhầy giúp trẻ hết nghẹt mũi. Đồng thời nó cũng giúp loại bỏ vi khuẩn trong vùng niêm mạc mũi để vệ sinh sạch sẽ, ngăn ngừa bệnh tái phát.

>> Cách vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh như sau:

+ Bạn dùng lọ nước muối sinh ly nhỏ khoảng 1 giọt vào 1 bên cánh mũi, day nhẹ nhàng để loại bỏ chất nhầy. Khi chất nhầy đã ra ngoài cánh mũi thì lấy tăm bông nhẹ nhàng loại bỏ.

+ Thực hiện tương tự với bên cánh mũi còn lại là xong.

Bạn nên nhớ không được nhỏ cùng lúc vào 2 cánh mũi sẽ khiến trẻ khó thở. Tùy vào tình trạng nghẹt mũi của trẻ sơ sinh mà bạn có thể vệ sinh 3-4 lần/ngày. Với trẻ sơ sinh không bị nghẹt mũi, bạn cũng có thể nhỏ 1 ngày/lần để vệ sinh mũi cho bé nhé!

Với những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây, hy vọng đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết và những vấn đề liên quan. Chúc ba mẹ nhanh khắc phục được tình trạng này để bé khỏe mạnh và thoải mái hơn.

Vai trò của canxi với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào, có uống được canxi không? Hãy tham khảo bài viết sau đây để tìm được câu trả lời chi tiết nhất, bổ sung dưỡng chất cho trẻ một cách đúng đắn nhất. Đừng bỏ lỡ nhé!

1. Vai trò của canxi đối với trẻ nhỏ là gì?

Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào thì hãy xem vai trò của khoáng chất này là gì đối với cơ thể nhé!

Canxi là một trong những dưỡng chất vô cùng cần thiết cho sự phát triển thể chất của con người đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó đóng vai trò quan trọng nhất trong 2 giai đoạn của con người đó chính là trẻ dưới 1 tuổi và trẻ trong giai đoạn dậy thì.

Vai trò của canxi với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Vai trò của canxi với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

Vai trò của canxi quyết định sự phát triển chiều cao và sức khỏe xương của trẻ. Ngoài ra, khoáng chất này còn đảm bảo sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng đến tim mạch, quá trình tạo cơ. Hơn thế nữa nó còn tham gia vào enzyme và các tế bào thần kinh. Cụ thể, canxi mang đến khả năng hỗ trợ điều hòa nhịp tim, giúp đông máu cũng như dẫn truyền các tín hiệu thần kinh.

Việc cơ thể của trẻ em bị thiếu canxi dễ dẫn tới tình trạng còi xương, co rút cơ, táo bón, đau nhức xương hay cảm giác buồn nôn. Ngoài ra, thiếu canxi cũng làm giảm khả năng hấp thu các chất khoáng khác như sắt, kẽm, magie và gây ra các bệnh lý khác.

Do đó, bố mẹ cần lưu ý nếu thấy con có biểu hiện thiếu canxi hãy đến các bệnh viện, cơ sở y tế nơi gần nhất để được bác sĩ thăm khám và tư vấn.

2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào?

Ở mỗi độ tuổi thì nhu cầu cần canxi cho cơ thể sẽ khác nhau. Để bạn dễ hình dung hơn, chúng tôi mang đến những thông tin chi tiết về lượng canxi cần cho cơ thể của trẻ theo từng giai đoạn:

+ Với trẻ sơ sinh cho đến 6 tháng tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 210 mg Canxi.

+ Với trẻ từ 7 tháng cho đến 12 tháng tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 270mg Canxi.

+ Với trẻ từ 1-3 tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 500 mg Canxi.

+ Với trẻ từ 4-8 tuổi cần, mỗi ngày cơ thể cần 800 mg Canxi.

+ Với trẻ từ 9-18 tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 1.300 mg Canxi.

Nhu vậy, đối với trẻ từ 0-6 tháng tuổi, chỉ cần bú mẹ hoặc uống sữa công thức đúng liều lượng là đã có thể bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể. Do đó nếu bnja hỏi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào thì câu trả lời là không cần bổ sung canxi nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Ba mẹ không nên tự ý mua canxi cho trẻ uống tại nhà.

Ngoài ra, với trẻ nhỏ, để việc hấp thu canxi dễ dàng hơn, cơ thể cần một chất truyền dẫn. Đó chính là vitamin D. Đây là dưỡng chất cũng đóng vai trò quan trọng đối với vơ thể. Bởi nếu có nó thì cơ thể mới hấp thu triệt để canxi và photpho. Vitamin D có khả năng tác động vào ống thận để cơ thể tái hấp thu canxi, đồng thời gắn canxi vào trong xương.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào?

Do đó, với trẻ sơ sinh từ 1 tháng tuổi, mẹ có thể bổ sung vitamin D cho con bằng việc tắm nắng mặt trời. Với những trường hợp mẹ cho con bú, nếu trẻ không được tiếp xúc ánh nắng mặt trời đúng cách thì có thể bổ sung vitamin D bằng bên ngoài.

Cụ thể nhu cầu vitamin D theo từng giai đoạn như sau:

>> Trẻ sơ sinh đến 1 tuổi, mỗi ngày cần bổ sung ít nhất là 400 IU. Trẻ sơ sinh – 6 tháng tuổi không được vượt quá 1.000 IU/ngày. Trẻ 6 tháng – 1 tuổi không  vượt quá 1.500 IU/ngày.

>> Người từ 1-18 tuổi, mỗi ngày cần 600-1.000 IU. Trẻ từ 1-3 tuổi không vượt 2.500 IU/ngày. Trẻ 4-8 tuổi không vượt 3.000 IU/ngày. Từ 8 tuổi trở lên không vượt 4.000 IU/ngày.

>> Người từ 19-70 tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 1.500-2.000 IU, ít nhất là 600 IU/ngày, không vượt quá 4.000 IU/ngày.

>> Người trên 70 tuổi, mỗi ngày cơ thể cần 1.500-2.000 IU không được thấp hơn là 800 IU/ngày, không vượt quá 4.000 IU/ngày.

Trường hợp bổ sung quá nhiều vitamin D có thể gây tác dụng phụ như: mệt mỏi, buồn nôn, chán ăn, đau nhức xương khớp, hại thận, tăng huyết áp hay thậm chí là tử vong.

Nói tóm lại với trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Nếu bé không có gì bất thường thì không cần bổ sung canxi cho trẻ trong giai đoạn này mà có thể thay thế bằng vitamin D.

Bé lớn hơn từ 1 tuổi trở lên có thể bổ sung canxi bằng các loại thực phẩm chức năng. Bạn có thể tham khảo một số loại canxi đang được ưa chuộng như: Siro Canxi Hartus đến từ thương hiệu Laboratoria Natury (Ba Lan), Canxi Milk Calcium Bio Island của Úc, bột Canxi chiết xuất từ cá tuyết từ Nhật Bản, viên nhai bổ sung canxi Kokando.

Với những thông tin mà chúng tôi mang đến trên đây, hy vọng đã giúp bạn giải đáp chi tiết nhất về vấn đề trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi uống canxi loại nào tốt nhất. Đừng quên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức đúng liều lượng để bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể.

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không

Trẻ sơ sinh hay có những biểu hiện như: thở mạnh, bụng phập phồng. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bé có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này và giải đáp trẻ sơ sinh thởi mạnh bụng phập phồng có sao không nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng?

Ở trẻ sơ sinh, tình trạng thở mạnh, bụng phập phồng có thể là do các nguyên nhân gây ra như sau:

>> Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu

Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, nhất là mấy tháng đầu chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, chưa ổn định. Vì vậy, trẻ dễ bị virus tấn công hệ hô hấp dẫn tới việc thở mạnh, khò khè.

Vì sao trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng?
Vì sao trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng?

>> Hệ hô hấp chưa ổn định

Tương tự như vậy, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp non nớt dễ dẫn đến tình trạng thở mạnh, bụng phập phồng do trẻ chưa tự điều chỉnh nhịp thở.

>> Ảnh hưởng của môi trường

Những thay đổi của thời tiết như lạnh đột ngột, môi trường chứa bụi bẩn,… cũng khiến bé bị ảnh hưởng dẫn tới thở mạnh, bụng phập phồng.

>> Các bệnh lý khác

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản cấp tính… Mẹ hãy quan sát xem bé có các biểu hiện khác không như: lồng ngực rút lõm, môi tiếm tái, thở gấp, thở không đều.

2. Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không?

Việc quan sát các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh rất cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp bạn phát hiện ra những biểu hiện xấu, ngăn chặn các nguy hiểm về sức khỏe có thể xảy ra.

Như đã nói ở trên, thông thường trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng thường liên quan đến các vấn đề về hệ hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần quan sát kỹ các dấu hiệu kèm theo đã xác định trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng có sao không.

Việc trẻ thở mạnh, bụng phập phồng sẽ không quá nguy hiểm nếu đây không phải là biểu hiện của thở nhanh.

Thở nhanh, có thể xác định thông qua việc ba mẹ đếm nhịp thở của trẻ. Đồng thời đừng quên quan sát bụng và lồng ngực của bé khi trẻ thở. Một nhịp thở được tính khi bé hít vào và thở ra. Hãy đếm khi trẻ nằm yên, không vận động nhiều hay gắng sức.

Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không?
Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không?

Nhất là với trẻ sơ sinh thì không đếm nhịp thở khi bé đang quấy khóc hoặc sợ hãi. Trường hợp muốn đếm chính xác hãy dùng đồng hồ có kim giây. Quan sát và đếm liên tục trong vòng 1 phút để đem lại kết quả chính xác nhất.

Với đối tượng trẻ dưới 2 tháng tuổi, hãy đếm nhịp thở từ 2-3 lần. Sau đó đối chiếu các kết quả. Vì trẻ ở độ tuổi này có nhịp thở không đều.

Nếu nhịp thở của trẻ nằm ở trong các mức sau thì được có là có triệu chứng thở gấp:

+ Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi từ 60 lần/phút.

+ Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi từ 60 lần/phút.

+ Trẻ sơ sinh từ 1 tuổi đến 5 tháng tuổi từ 40 lần/phút.

Thở nhanh là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phổi, phổ biến ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi. Với trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh mà có dấu hiệu thở mạnh, thở nhanh thì với nhịp thở đo được lớn 70 lần/phút thì có thể bé đang bị viêm phổi nặng.

3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng

Nếu bạn xác định bé có biểu hiện của thở nhanh thì hãy đem trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể xử lý nếu trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng do hệ hô hấp bị ảnh hưởng như sau:

>> Đổi tư thế cho bé trong khi ngủ

Việc đổi tư thế thoải mái cho bé trong khi ngủ sẽ có thể giúp hệ hô hấp hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn. Bạn hãy kiểm tra xem liệu sau khi đổi tư thế ngủ thì các biểu hiện thở mạnh, bụng phập phồng có được cải thiện không nhé!

>> Vệ sinh mũi cho trẻ

Nếu bạn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ có thể giúp bé lấy đi bụi bẩn, lông động vật, giúp bé thoải mái hơn khi thở. Ngoài ra, một số bé bị cảm do thời tiết, virus thì thói quen vệ sinh mũi sẽ giúp mũi bé thông thoáng, giảm thiểu lượng đờm. Từ đó bé không cong phải gắng sức thở mạnh hay khò khè nữa. Thói quen này của mẹ cũng giúp bé ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp nữa đó.

Mẹ có thể thực hiện theo cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần nếu bé bình thường. Nếu bé thở mạng có thể rửa hàng ngày hoặc 2 lần/ngày để cải thiện biểu hiện này.

Chắc hẳn với bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về vấn đến trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không và cách để xử lý sao cho phù hợp nhất. Tốt hơn hết, nếu bé có biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chuẩn đoán chính xác.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392