Trẻ sơ sinh hay có những biểu hiện như: thở mạnh, bụng phập phồng. Điều này khiến nhiều mẹ lo lắng không biết bé có vấn đề gì về sức khỏe hay không. Bài viết sau sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra tình trạng này và giải đáp trẻ sơ sinh thởi mạnh bụng phập phồng có sao không nhé!
1. Vì sao trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng?
Ở trẻ sơ sinh, tình trạng thở mạnh, bụng phập phồng có thể là do các nguyên nhân gây ra như sau:
>> Do hệ miễn dịch của trẻ còn non yếu
Hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh, nhất là mấy tháng đầu chưa được hoàn thiện, sức đề kháng còn yếu, chưa ổn định. Vì vậy, trẻ dễ bị virus tấn công hệ hô hấp dẫn tới việc thở mạnh, khò khè.
>> Hệ hô hấp chưa ổn định
Tương tự như vậy, trẻ sơ sinh có hệ hô hấp non nớt dễ dẫn đến tình trạng thở mạnh, bụng phập phồng do trẻ chưa tự điều chỉnh nhịp thở.
>> Ảnh hưởng của môi trường
Những thay đổi của thời tiết như lạnh đột ngột, môi trường chứa bụi bẩn,… cũng khiến bé bị ảnh hưởng dẫn tới thở mạnh, bụng phập phồng.
>> Các bệnh lý khác
Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như: viêm phổi, viêm phế quản cấp tính… Mẹ hãy quan sát xem bé có các biểu hiện khác không như: lồng ngực rút lõm, môi tiếm tái, thở gấp, thở không đều.
2. Trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không?
Việc quan sát các dấu hiệu bất thường của trẻ sơ sinh rất cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp bạn phát hiện ra những biểu hiện xấu, ngăn chặn các nguy hiểm về sức khỏe có thể xảy ra.
Như đã nói ở trên, thông thường trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng thường liên quan đến các vấn đề về hệ hô hấp. Tuy nhiên, bạn cần quan sát kỹ các dấu hiệu kèm theo đã xác định trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng có sao không.
Việc trẻ thở mạnh, bụng phập phồng sẽ không quá nguy hiểm nếu đây không phải là biểu hiện của thở nhanh.
Thở nhanh, có thể xác định thông qua việc ba mẹ đếm nhịp thở của trẻ. Đồng thời đừng quên quan sát bụng và lồng ngực của bé khi trẻ thở. Một nhịp thở được tính khi bé hít vào và thở ra. Hãy đếm khi trẻ nằm yên, không vận động nhiều hay gắng sức.
Nhất là với trẻ sơ sinh thì không đếm nhịp thở khi bé đang quấy khóc hoặc sợ hãi. Trường hợp muốn đếm chính xác hãy dùng đồng hồ có kim giây. Quan sát và đếm liên tục trong vòng 1 phút để đem lại kết quả chính xác nhất.
Với đối tượng trẻ dưới 2 tháng tuổi, hãy đếm nhịp thở từ 2-3 lần. Sau đó đối chiếu các kết quả. Vì trẻ ở độ tuổi này có nhịp thở không đều.
Nếu nhịp thở của trẻ nằm ở trong các mức sau thì được có là có triệu chứng thở gấp:
+ Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi từ 60 lần/phút.
+ Trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi từ 60 lần/phút.
+ Trẻ sơ sinh từ 1 tuổi đến 5 tháng tuổi từ 40 lần/phút.
Thở nhanh là biểu hiện thường gặp của bệnh viêm phổi, phổ biến ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi. Với trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh mà có dấu hiệu thở mạnh, thở nhanh thì với nhịp thở đo được lớn 70 lần/phút thì có thể bé đang bị viêm phổi nặng.
3. Cách xử lý khi trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng
Nếu bạn xác định bé có biểu hiện của thở nhanh thì hãy đem trẻ đến bệnh viện gần nhất để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Ngoài ra, bạn có thể xử lý nếu trẻ sơ sinh thở mạnh, bụng phập phồng do hệ hô hấp bị ảnh hưởng như sau:
>> Đổi tư thế cho bé trong khi ngủ
Việc đổi tư thế thoải mái cho bé trong khi ngủ sẽ có thể giúp hệ hô hấp hoạt động trơn tru và dễ dàng hơn. Bạn hãy kiểm tra xem liệu sau khi đổi tư thế ngủ thì các biểu hiện thở mạnh, bụng phập phồng có được cải thiện không nhé!
>> Vệ sinh mũi cho trẻ
Nếu bạn vệ sinh mũi cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ có thể giúp bé lấy đi bụi bẩn, lông động vật, giúp bé thoải mái hơn khi thở. Ngoài ra, một số bé bị cảm do thời tiết, virus thì thói quen vệ sinh mũi sẽ giúp mũi bé thông thoáng, giảm thiểu lượng đờm. Từ đó bé không cong phải gắng sức thở mạnh hay khò khè nữa. Thói quen này của mẹ cũng giúp bé ngăn ngừa các bệnh lý về đường hô hấp nữa đó.
Mẹ có thể thực hiện theo cách dùng nước muối sinh lý rửa mũi cho bé khoảng 2-3 lần/ tuần nếu bé bình thường. Nếu bé thở mạng có thể rửa hàng ngày hoặc 2 lần/ngày để cải thiện biểu hiện này.
Chắc hẳn với bài viết trên, bạn đã hiểu thêm về vấn đến trẻ sơ sinh thở mạnh bụng phập phồng có sao không và cách để xử lý sao cho phù hợp nhất. Tốt hơn hết, nếu bé có biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và đưa ra chuẩn đoán chính xác.