Giỗ tổ ngành may là ngày lễ quan trọng trong năm của những người theo ngành nghề này. Vậy mâm lễ, cách cúng và bài cúng giỗ tổ ngành may cần những gì? Hãy tham khảo bài viết sau để biết chi tiết nhất nhé!
1. Giỗ tổ ngành may là lễ gì? Tổ chức vào ngày bao nhiêu?
Mỗi ngành nghề đều có một Tổ nghề để phờ phụng. Và ngành may cũng không phải ngoại lệ. Tổ nghành may là bà Nguyễn Thi Sen sinh ra tại làng Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Trấn Sơn Tây thuộc Hà Nội ngày nay.
Bà là người có công chỉ dạy và xây dựng 1 đội ngũ thợ may đông đảo trong cung vào thời Đinh Tiên Hoàng, khai sinh và góp sức cho nghề may hưng thịnh.
Theo phong tục tập quán tại Việt Nam, cứ vào ngày 12 tháng Chạp mỗi năm, tất cả những ai đang là thợ may hoặc làm trong ngành may mặc trên khắp cả nước lại tổ chức Giỗ Tổ.
Đây là tục lệ nhằm thể hiện lòng thành kín, ngưỡng vọng công đức của Tổ nghề đã có công khai sinh ra ngành may. Bên cạnh đó là tri ân các vị tiền bối đi trước đã có công phát triển, gìn giữ và làm rạng danh ngành nghề cho đến nay.
Riêng làng Trạch Xá – quê hương của bà thì lễ giỗ Tổ ngành may được tổ chức hết sức linh đình, trang trọng. Đây là dịp để những hậu bối từ phương xa đến dâng lễ, thỉnh cầu cho công việc làm ăn thịnh vượng.
Giỗ Tổ ngành may cũng thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta. Vậy để tiến hành buổi lễ Giỗ Tổ ngành may thì cần chuẩn bị những gì? Tham khảo tiếp cũng thông tin sau để biết thêm chi tiết nhé!
2. Mâm lễ Giỗ tổ ngành may cần có những gì?
Tùy theo từng vùng miền mà mâm lễ Giỗ tổ ngành may có sự khác biệt. Hơn thế nữa, tùy theo xưởng may nhỏ hay công ty, xí nghiệp may lớn mà có bày biện những lễ vật thêm vào mâm cúng. Nhưng, trong số đó một số lễ vật cơ bản không thể thiếu, bao gồm:
+ 1 cành hoa
+ 1 con gà
+ 1 đĩa trầu cau
+ 1 ly rượu
+ 1 chén nước lã
+ Hương, đèn cầy.
Nếu muốn có thể cúng thêm đầu heo, heo quay nguyên con,…
Bạn bày vào mâm sao cho phù hợp và đẹp mắt. Sau đó hãy đặt trên bàn cúng và đem đến nơi sạch sẽ, bên cạnh có thêm 1 cái bàn may để cúng cho chuẩn nhất.
3. Cách cúng Giỗ tổ ngành may
Sau khi đã chuẩn bị xong xuôi các lễ vật trên mâm cúng Giỗ tổ ngành may, người làm lễ cúng ăn mặc thật chỉnh tề, thắp đèn cây và nhang.
Khi đã thắp xong nén nhang, người làm lễ vái lạy và bắt đầu đọc văn khấn. Nội dung của bài khấn chủ yếu là cảm tạ công ơn của Tổ ngành đã khai sáng, kiến tạo cùng các vị tiền bối đã giúp nghề hưng thịnh để việc làm ăn của con cháu, hậu bối sau này được thăng hoa. Sau khi khấn xong bạn vái lạy, đợi hương tàn là xong.
Khi cúng tổ nghề may cần thể hiện lòng thành khẩn, tính trang nghiêm, không được chuẩn bị sơ sài, không sạch sẽ, thiếu nghiêm túc.
4. Bài cúng Giỗ tổ ngành may
Nếu bạn đang phân vân không biết bài khấn gì trong Giỗ tổ ngành may thì có thể tham khảo mẫu sau đây:
Nam mô A Di Đà Phật! x3 lần
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật.
Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.
Tín chủ con là (tên của người làm lễ) ……………
Cư ngụ tại (địa chỉ cư trú)………
Nhân ngày hôm nay nhằm 12 tháng chạp năm …………
Tín chủ con lòng thành kính cẩn sửa soạn lễ vật có chút hương, quả, rượu trà, đốt nén hương dâng lên trước án. Con kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần. Cũng xin kính mời Thánh sư nghề MAY bớt chút thời giờ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành của tín chủ con.
Con cũng cúi lạy ơn trên của Chư vị thần linh cùng Thánh sư nghề MAY giúp thụ hưởng lễ vật phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông, tâm đạo mở mang, lộc tài tăng tiến, vạn sự như ý.
Chúng con lễ bạc tâm thành, có điều gì sai sót mong ơn trên rộng lượng bỏ qua, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật! x3 lần.
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về Giỗ tổ ngành may cũng như những vấn đề liên quan bao gồm: mâm cúng, cách cúng, bài cúng.