Không cúng mụ có sao không? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều gia đình hiện đại. Cúng mụ là một tập tục truyền thống của ông bà ta từ xưa đến nay, qua thời gian dù cuộc sống có nhiều thay đổi nhưng tập tục truyền thống này vẫn được duy trì qua nhiều thế hệ. Nhiều gia đình hiện nay sẽ có thắc mắc rằng không cúng mụ có sao không, nhưng thiết nghĩ đây là một tập tục truyền thống của ông cha ta, nó không chỉ có ý nghĩa về mặt văn hóa, tâm linh mà còn thể hiện tình cảm, sự quan tâm của các bậc cha mẹ đối với những đứa con yêu của mình.
- Ý nghĩa của lễ cúng mụ
Trong quan niệm tâm linh của người Việt, mỗi em bé từ lúc chỉ mới là một giọt máu đến lúc thành hình rồi cất tiếng khóc chào đời sẽ được sự bảo hộ của 12 bà mụ. Mỗi bà mụ sẽ có nhiệm vụ riêng, có bà mụ chịu trách nhiệm bảo hộ thai nhi, có bà mụ sẽ chịu trách nhiệm bảo hộ cho mẹ tròn con vuông trong lúc chuyển dạ… Vì nhận được sự bảo hộ đó mà em bé mới có thể bình an chào đời. Ngoài ra dân gian còn quan niệm, em bé có hình hài xấu, đẹp ra sao cũng là do một tay bà mụ nặn thành. Vì vậy, việc thực hành nghi lễ bày tỏ sự biết ơn đối với 12 bà mụ là vô cùng cần thiết và không thể sơ xài. Không cúng mụ có sao không là câu hỏi vẫn chưa được giải đáp chắc chắn bởi tín ngưỡng là một phạm trù không thể lý giải bằng khoa học. Nhưng ông bà ta vẫn luôn quan niệm có thờ thì mới có thiêng mà có kiêng thì mới có lành, vì vậy mà nghi lễ cúng mụ bao nhiêu năm qua vẫn là một trong những nghi lễ quan trọng nhất đối với cuộc đời của mỗi con người, từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời.
- Thời điểm tiến hành nghi lễ cúng mụ
Cùng với niềm vui chào đón một thành viên mới bé bỏng của gia đình, các bậc cha mẹ sau khi đắn đo không biết không cúng mụ có sao không, rồi khi đã quyết định tổ chức lễ cúng mụ theo truyền thống của ông cha, điều đầu tiên cần tìm hiểu đó chính là thời điểm nào thì thích hợp để tổ chức nghi lễ cúng mụ. Trong phong tục truyền thống của người Việt, khi em bé chào đời được 7 ngày sẽ phải tiến hành lễ cúng mụ đầy cử, đến khi em bé được một tháng tuổi sẽ tiếp tục tiến hành nghi lễ cúng mụ đầy tháng cho các bé. Cuối cùng là khi bé tròn một năm tuổi, tức ngày sinh nhật đầu tiên của bé sẽ tiến hành lễ thôi nôi. Riêng lễ cúng mụ đầy tháng có một chút đặc biệt trong cách tính thời gian, tức là đối với bé trai sẽ tổ chức sớm hơn 1 ngày so dự kiến còn bé gái thì là 2 ngày so với dự kiến ngày bé tròn một tháng tuổi.
- Cúng mụ cần chuẩn bị lễ vật gì
Các lễ vật dùng để chuẩn bị lễ cúng mụ cũng khá đơn giản, không cần quá cầu kì nên các bậc phụ huynh thay vì băn khoăn không cúng mụ có sao không, hãy dành một ít thời gian để chuẩn bị tươm tất cho ngày quan trọng trong cuộc đời bé yêu của mình nhé.
Lễ vật cúng 12 bà mụ bao gồm: Đầu tiên là chè chia làm 12 chén, xôi chia làm 12 đĩa cùng 1 tô chè lớn và một đĩa xôi lớn. Ngoài ra còn có trứng gà nhuộm đỏ 7 quả nếu em bé là bé trai và 9 quả nếu em bé là bé gái. Các món mặn cũng quan trọng như thịt heo quay bánh hỏi và trái cây, bánh kẹo cũng cần chia thành 12 đĩa.
Lễ vật cúng tam đức ông gồm có 3 đĩa xôi nhỏ và một đĩa xôi lớn, ngoài ra còn có thịt heo quay, cháo gà chia ra 3 chén và một con gà luộc. Bên cạnh đó là một đĩa trái cây đủ năm loại quả.
Ngoài ra còn cần chuẩn bị thêm nhang đèn, bình hoa, gạo, muối, rượu… để phục vụ cho việc sau này sẽ tiến hành các nghi thức trong buổi lễ cúng mụ như nghi thức cầu khấn cảm tạ các đấng siêu nhiên đã giúp cho con mình được thuận lợi ra đời và cũng cầu xin những điều may mắn, hạnh phúc, bình an sẽ đến với em bé trong khoảng đời sau này.
Các lễ vật cúng mụ cho bé tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng cần sự chăm chút, chuẩn bị chu toàn nên nếu bạn đã bỏ qua ý định không biết không cúng mụ có sao không và đang cần lên kế hoạch tỉ mỉ cho lễ cúng mụ quan trọng của bé yêu nhà mình, bạn có thể tham khảo xoichecohoa.com, tại đây bạn sẽ được cung cấp dịch vụ chuẩn bị đầy đủ các lễ vật cho buổi lễ cúng mụ của mình được diễn ra tươm tất, trọn vẹn hơn.