Lễ cúng thôi nôi cho bé trai là một nét đẹp trong nền văn hóa Việt Nam, thể hiện tình yêu của cha mẹ, của mọi người trong gia đình với bé và tương lai của bé. Theo quan điểm của ông bà ta, lễ cúng thôi nôi cho các bé là rất quan trọng. Lễ thôi nôi xác nhận sự trưởng thành của các bé sau một năm dưới sự bảo vệ của Bà Mụ, Đức Ông. Đặc biệt là đối với các bé trai, trụ cột gia đình tương lai. Trong lễ cúng không thể thiếu các món đồ chơi nghề nghiệp, để bé lựa chọn, như một lời tiên đoán về tương lai sau này của bé. Thôi nôi, chính là các bé không còn là những đứa trẻ năm nôi nữa mà đã chính thức trở thành một phần trong gia đình, trong cộng đồng. Sự hiện diện của các vị khách mời đã chứng nhận điều đó.
Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi cho bé trai theo truyền thống:
Lễ cúng cần được chuẩn bị chu đáo, mâm cỗ phải đúng và đủ, bài cúng phải đúng với phong tục. Nghi thức càng chỉnh chu thì cuộc sống của bé sau này càng được ông bà trong nhà ban phước lành cho. Vì vậy, tùy theo từng địa phương mà việc chuẩn bị lễ cúng thôi nôi cho bé trai sẽ có những tập tục và lễ vật cúng khác nhau. Tuy nhiên, công việc chuẩn bị thì hầu hết đều như nhau. Đầu tiên, phải chọn không gian phù hợp với danh khách mời, trong nhà hay ngoài trời; ấm cúng hay thoải mái. Chuẩn bị ảnh của bé, có thể in ra và treo lồng ghép với không gian hoặc làm thành album ảnh để mọi người cùng chiêm ngưỡng quá trình trưởng thành của bé. Gia đình cũng có thể trang trí thêm bằng hoa hoặc bong bóng. Bánh sinh nhật thì nên là những hình ảnh và màu sắc mà bé thích hoặc theo tuổi của bé. Vì là lễ của bé, nên nhân vật chính cũng phải thật sạch sẽ và lung linh.
Ngày cúng là ngày tròn 1 năm âm lịch kể từ ngày bé ra đời. Mâm cỗ được bày trong nhà và ngoài trời, gồm có mâm cúng ông Địa, Thần Tài, ông Táo, Bà Táo và 12 Bà Mụ cùng Đức Ông. Vì theo những gì dân gian truyền lại thì từ khi hình thành đến khi được sinh ra, em bé luôn được 12 Bà Mụ và Đức Ông bảo bọc.
Lễ vật cần chuẩn bị trong lễ cúng thôi nôi cho bé trai
Lễ vật cúng cho Bà Mụ và Đức Ông phải được chuẩn bị kỹ, không được thiếu món của bất kỳ ai. Bà Mụ và Đức Ông đã phù hộ cho bé ăn ngon, ngủ kỹ, lớn lên mập mạp, khỏe mạnh. Mẫm cỗ cảm tạ trong lễ cúng thôi nôi cho bé trai bao gồm: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa trái cây (5 loại quả), 12 đĩa xôi bằng nhau và 1 đĩa xôi lớn hơn, 12 chén chè đậu trắng bằng nhau, 1 chén chè đậu trắng lớn hơn, rượu trắng (có thể thay bằng nước lã), hoa cúng, nhang, đĩa gạo muối, 12 miếng trầu đã têm và 1 miếng trầu và trái cau nguyên, đèn dầu hoặc đèn cày để cúng sao, một bộ đồ hình nam thế, viết tên và bát tự (ngày tháng năm sinh) của bé và giấy tiền vàng bạc.
Mâm cúng ông Thần Tài, Thổ Địa và Ông Táo – Bà Táo giống nhau. Gồm một 1 đĩa ngũ quả, 1 đĩa xôi, 1 chén chè, 1 bộ tam sên (gồm thịt heo luộc, trứng vịt luộc, cua hoặc tôm luộc), nước, hoa, đèn, nhang và giấy tiền vàng bạc.
Bảng giá lễ cúng theo nôi cho bé đơn giản
Ngoài ra, mâm cúng có thể có thêm các món ăn theo sở thích và nguyện vọng từng cá nhân trong gia đình. Cuối cùng, chuẩn bị bài khấn để khấn cầu thần linh, tổ tiên ông bà ban phước lành, phù hộ bé mau ăn chóng lớn, cả đời ấm no, hạnh phúc. Khấn xong thì đưa các bé tới trước bàn thờ vái tạ lễ. Sau đó, gia đình sẽ mang giấy tờ vàng bạc và bộ đồ hình nam thế đem đi đốt, vừa đốt vừa vẩy rượu vào. Xong lễ cúng bái, cha mẹ sẽ bày các đồ chơi nghề nghiệp trước mặt bé để bé lựa chọn. Theo người xưa thì nghi thức này sẽ dự đoán được tính cách tương lai và nghề nghiệp sau này của bé. Vật được bé bò đến và cầm lên đầu tiên chính là việc sau này bé sẽ làm, sau đó ông bà hai bên sẽ đến tặng quà hoặc lì xì và chúc phúc cho bé với những yêu thương chân thành nhất.
Tùy theo phong tục tập quán từng vùng miền và điều kiện thực tế của mỗi gia đình mà lễ thôi nôi cho bé trai sẽ được thực hiện lớn, nhỏ hoặc không thực hiện. Việc tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé trai nhằm mong muốn những điều tốt lành và tươi đẹp nhất sẽ đến với các bé sau này nên cúng to hay nhỏ cũng không nên quá quan trọng, tuy nhiên cũng không nên vì vậy mà chuẩn bị qua loa, chỉ làm cho có lệ nhé các mẹ!!!