Bạn đã biết tới cách chọn ngày nhập trạch là gì chưa? Thủ tục chuyển nhà gồm những công đoạn nào? Cách thực hiện cúng nhập trạch như thế nào cho đúng? Và đây là những vấn đề đầu tiên mà bạn nên tìm hiểu. Trước khi bạn chuyển nhà, những kiến thức này sẽ giúp ích không nhở trong quá trình tiến hành từ dọn nhà, chuyển đồ, thực hiện cúng và cuối cùng là sinh sống trong căn nhà đó. Vậy, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những vấn đề liên quan tới nhập trạch này nhé.
HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ, CÚNG, NGÀY NHẬP TRẠCH LÀ GÌ?
Đầu tiên, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm chuyển nhà trước đó rồi thì chắc hẳn biết tầm quan trọng của việc xem ngày. Cũng như, xem ngày có thể cho việc cúng hoặc cho việc chuyển nhà. Vậy khi nào bạn đã từng hỏi: ngày nhập trạch là gì hay chưa? Cách tính ngày nhập trạch?
Hình ảnh minh họa thủ tục chuyển nhà, cúng nhập trạch, ngày nhập trạch là gì?
Ngày nhập trạch là gì và cách tính ngày nhập trạch?
Ngày nhập trạch là gì thì câu trả lời chính là thời điểm gia đình chuyển lên sinh sống ở ngôi nhà mới trước sự cho phép của thần linh. Nên ngày này rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành đạt va tài lộc của gia đình bạn sau này. Vậy nên, việc xem ngày tốt để nhập trạch là điều rất cần thiết.
Cách tính ngày nhập trạch. Muốn chọn được ngày tốt nhập trạch thì cần phải dựa vào tuổi, ngày tháng năm sinh và cung mệnh của gia chủ. Nên tránh những ngày xấu không tốt cho việc nhập trạch như Dương công kỵ, Thọ tử, Sát chủ, Tam nương, Nguyệt kỵ… hoặc những ngày thiên can, địa chi xung khắc với gia chủ. Khi bạn đã tìm hiểu về ngày nhập trạch rồi. Thì tiếp theo nên tìm hiểu thủ tục chuyển nhà trong ngày này như thế nào nhé.
Thủ tục chuyển nhà trong ngày nhập trạch.
Trong phần thủ tục này, sẽ có hai hướng hiện hành trong việc chuyển đồ dọn nhà. Thứ nhất, chuyển trước ngày nhập trạch. Thứ hai, chuyển nhà trong và sau ngày nhập trạch. Trong đó:
Chuyển trước ngày nhập trạch cần gì. Chắc chắc, việc đầu tiên là phải xem ngày rồi. Dựa trên những mối quan hệ về cách chọn ngày để lựa chọn ra ngày giờ phù hợp. Sau đó, việc bạn cần làm là dọn đồ đạc và chuyển đến nhà mới mà thôi. Tuy nhiên, việc dọn và chuyển đồ không có liên quan gì đến việc xắp xếp đồ đạc trong này nhé. Vì thế, bạn nên chuyển đồ và di chuyển đến từng vị trí cần thiết. Chứ chưa phải xắp xếp, bày biện ra đâu. Chỉ đến khi bạn cúng nhập trạch xong đã rồi mới thực hiện điều này.
Việc dọn đồ trước này thực hiện để giúp cho công việc trong ngày cúng được thảnh thơi một phần. Chứ không phải vừa thực hiện cúng vừa phải dọn đồ và bày biện trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt.
Kế tiếp sẽ là việc chuyển nhà trong và sau nhập trạch. Việc này chỉ thực hiện được trước khi bạn cúng nhập trạch và biết được ngày nhập trạch là gì. Do đó, hãy tìm hiểu nghi thức cúng trước đã.
Nghi thức cúng nhập trạch.
Nghi thức cúng ngày nay đã đơn giản hóa rất nhiều so với thời xưa. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được cái cốt lõi trong việc thực hiện nghi thức cúng. Và ngày nay, nghi thức này được phân chia thành các bước thực hiện như sau:
Hình ảnh minh họa tìm hiểu nghi thức cúng nhập trạch và ngày nhập trạch là gì?
>>> XEM THÊM: NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN NGHI THỨC NHẬP TRẠCH VÀ MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH
Bước 1: công đoạn chuẩn bị.
Ở bước này, có hai vấn đề trọng tâm. Một là xem ngày, hai là đồ cúng. Như các bạn đã biết, ngày giờ rất quan trọng trong ngày này. Vì thế, hãy tìm hiểu ngày giờ từ những nhà chuyên môn để lựa chọn được giờ giấc hoàng đạo. Còn đồ cúng, bạn chọn cho mình dịch vụ cung cấp trọn gói hoặc riêng lẻ, hay bạn tự có thể chuẩn bị danh sách đồ lễ. Rồi theo danh sách đó để đi mua sắm rồi chế tác sao cho phù hợp.
Bước 2: dọn đồ tại nhà cũ.
Khi ngày giờ ấn định, bạn phải làm mâm cơm cúng gia tiên, thần linh. Sau đó xin phép chuyển bát hương hoặc bốc bát hương rồi đóng gói cẩn thận. Kế tiếp bạn mới thực hiện đóng gói đồ đạc để chuyển đố. ( đối với việc chuyển đồ trước, bạn cũng phải làm mâm cơm cúng, tuy nhiên, bạn không phải chuyển bát hương trong ngày này ).
Bước 3: thực hiện cúng nhập trạch nhà mới.
Trước hết, bạn phải cúng Thổ Công ở nhà mới trước đã. Rồi sau đó mới thỉnh bát hương gia tiên vào nhà mới. Trong khi bạn rước bát hương này, thì phải đi qua một lò than trước nhà. Rồi các thành viên cũng thực hiện tương tự với trên tay cầm những dụng cụ nhà cửa/đồ dùng sinh hoạt vừa phải.
Sau khi an vị bài vị, bạn dâng mâm cúng rồi khấn bái tiếp bài khấn gia tiên trong ngày nhập trạch. Đợi hương tàn, bạn hóa giấy tiền toàn bộ. Ưu tiên bàn thờ Thổ Công trước, rồi sau đó đến gia tiên. Xong xuôi, bạn thực hiện việc xắp xếp đồ đạc.
Đây chính là cách thực hiện thủ tục chuyển nhà trong và sau ngày nhập trạch. Nếu đồ đạc quá nhiều, bạn sẽ chuyển dần dần trong những ngày kế tiếp.
Tóm lại, việc hiểu ngày nhập trạch là gì sẽ giúp bạn có động lực cũng như biết cách chọn ngày sao cho đẹp nhất. Để cầu xin những điều may mắn cho gia đình mình. Công việc tiến triển, sức khỏe dồi dào, cuộc sống vui vẻ, ấm lo.