Những thủ tục nhập trạch nào bạn nên cẩn thận thực hiện? Những điều đó sẽ mang lại cho bạn những gì về cuộc sống, công việc? Liệu nó có quan trọng hay không? Và bạn phải tự mình đi tìm từng gợi ý một để biết xem nhập trạch sẽ cần những gì, tránh điều nào. Hãy cùng chúng tôi phân tích những góc cạnh qua bài viết sau đây nhé.
THỦ TỤC NHẬP TRẠCH VÀ NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG.
Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch.
Mỗi khi chuyển nhà, hay xây dựng ngôi nhà mới. Thì điều đầu tiên là việc thực hiện nhập trạch. Để làm tốt điều này, các thủ tục nhập trạch dưới đây sẽ giúp các bạn không ít. Trong việc xác định việc nào nên làm; Việc nào nên thực hiện trước sau; việc nào cần chú ý trong khâu chuẩn bị, thực hiện cúng, sau khi dọn đồ đến ở. Vậy những thủ tục đó là gì?
Thủ tục chọn ngày giờ hoàng đạo.
Nói gì thì nói, điều đầu tiên trước hết cho việc nhập trạch là bạn phải xác định được thời điểm lý tưởng. Thời điểm này được xác định trên nhiều cách khác nhau. Có thể từ những trang mạng, có thể từ những chuyên gia,… Nhưng chúng đều mang điểm chung là ngày giờ hoàng đạo.
Khi chọn ngày phù hợp với tuổi gia chủ, kế tiếp là giờ giấc. Giờ thường được chọn trước 15h cùng ngày. Để tránh những oan hồn thu hút bởi việc cúng kiếng và chuyển nhà khi bạn dọn, vận chuyển đồ đạc. Nên điều này bạn cần chú ý.
>>> XEM THÊM: NHẬP TRẠCH LẤY NGÀY <<<
Chuẩn bị đồ cúng và thủ tục cúng bái.
Đồ cúng trong ngày nhập trạch sẽ chia làm hai phần riêng lẽ. Một phần dành cho mâm cơm thần linh được bày trí trên mâm cao ở giữa nhà ( hoặc trước cửa chính nhà đều được ). Một mâm khác cho gia tiên, sau khi bạn thực hiện cúng thần linh xong. Và thực hiện thủ tục rước bài vị tổ tiên.
Để có hai mâm đồ cúng này, bạn lựa chọn việc tự sắm sửa đồ lễ hoặc nhận đặt dịch vụ cung cấp uy tín từ chúng tôi. Sau đó, dựa trên quy mô của ngôi nhà và điều kiện kinh tế, bạn xây dựng danh sách đồ lễ phù hợp. Hoặc lựa chọn những gói mâm cúng đa dạng từ bên dịch vụ chúng tôi.
Trong phần này, lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập trạch cúng bái. Bạn nên chuẩn bị bài khấn cúng trước. Sau thì nên tập đọc vừa đủ nghe, hay đọc thầm với mẫu có sẵn đó. Thực hiện cúng từ cúng thần linh trước sau đó cúng gia tiên. Nếu bạn muốn rước thổ công trong bếp núc thì sau khi cúng thần linh giữa nhà, thực hiện mâm cúng nhỏ thổ công trong bếp. Rồi đến rước bài vị gia tiên và cúng mâm cúng cũng như khấn gia tiên sau cùng.
Thủ tục xông nhà.
Thủ tục này khác hoàn toàn với thủ tục xông đất. Nếu như xông đất là việc nhờ người hợp tuổi mệnh đến nhà mình xông lấy may. Thì việc xông nhà lại mang ý nghĩa khác hoàn toàn. Được xem là thủ tục quan trọng không kém so với chọn ngày. Xông nhà là cách xua đuổi những chướng khí tích tục trong ngôi nhà đó, cũng như côn trùng.
Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch và xông nhà.
Bằng những thuốc xông được kết hợp từ nhiều loại thảo dược khác nhau ( bạn nên mua ngoài ). Sau khi xông nhà xong, bạn lấy hỗn hợp này ra đốt, mang theo bên mình. Di chuyển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.Như vậy, tăng tính dương khí, xua đuổi âm khí, mang lại cho gia đình nhiều điều may mắn.
Thủ tục chuyển đồ.
Ngay sau khi bạn tiến nhập bài vị và thực hiện cúng. Thì đồ đạc sẽ được chuyển kế tiếp vào. Hoặc ngay khi bạn chuyển bài vị, những thành viên khác sẽ cầm những vật dụng này kế theo để nhập trạch. Đó là chiếu/nệm , dụng cụ nhà bếp ( bếp lửa/gas, không được mang bếp khác ). Sau khi mang những đồ này theo lần đầu nhập trạch xong xuôi thì dụng cụ khác mới chuyển vào nhà mới được.
Thủ tục nấu nướng.
Đầu tiên, bếp các bạn phải bật cho đun xôi ấm nước. Sau đó dùng nước pha trà mời thần linh và gia tiên. Xong xuôi, bạn sẽ che chắn những bồn nước, bồn tắm. Rồi mở vòi nước chảy rất nhỏ. Đến khi đầy bồn càng lâu càng tốt. Ngụ ý cho việc no đủ, tránh thất thoát tiền bạc trong công việc làm ăn. Đây là thủ tục nhập trạch quan trọng cần để tâm để mang lại tiền tài, sức khỏe.
Chuông gió và thủ tục xua đuổi tà ma từ kim khí.
Chuông gió nên chọn làm bằng kim khí. Để tiêng kêu phát ra vừa xua đuổi tà ma, bệnh dịch. Vừa mang lại tâm trạng khoan khoái khi nghe tiếng chuông kêu. Bạn nên đặt vị trí trước cửa chính để mang lại hiệu quả cao nhất.
Thủ tục bật điện.
Trong ba ngày đầu tiên, bạn nên bận đèn sáng liên tục, không nên tắt dù cho ban ngày hay ban đêm. Để cầu cho khí ” vượng ” mãi không tắt trong cuộc sống. Ngoài ra, trong đêm đầu tiên nên ngủ vài phút rồi dậy đi làm công việc gì đó rồi hẵng ngủ tiếp. Tránh việc quá mệt trong ngày này mà chợp mắt ngủ luôn sau khi đặt mình nằm xuống. Để nói cho các vị thần về trách nhiệm của mình đối với công việc trong nhà. Cũng như cầu cho mọi chuyện yên ổn, cuộc sống an lành.
Không khí trò chuyện.
Đây là thủ tục cuối cùng các bạn cần lưu ý. Trong ngày nhập trạch này, các thành viên trong gia đình nên trò chuyện cởi mở với nhau. Tạo nên không khí vui tươi, sinh động. Tránh việc cãi vả, đổ bể đồ đạc.
Cuối cùng, những thủ tục nhập trạch này cũng chỉ là những lời khuyên từ ông bà ta, hay từ những chuyên gia phong thủy. Để mong muốn bạn có cuộc sống hài hòa khi tiến nhập nơi ở mới này. Còn việc thực hiện nó như thế nào sẽ hoàn toàn dựa trên nhập thức, thái độ, niềm tin về tâm linh, phong thủy của bạn nữa. Chúc các bạn sắp tới sẽ chuẩn bị thật tốt cho việc nhập trạch của mình nhé.