Lưu trữ Cúng Nhà Mới - Trang 2 trên 3 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng Nhà Mới

Thủ Tục Nhập Trạch Nhà Chung Cư Cần Biết Hay Nhất Hiện Nay

Thủ tục nhập trạch nhà chung cư cần biết những gì? Cần chuẩn bị những gì để tiện cho việc thực hiện nhập trạch? Những thủ tục đầy đủ nhất giúp cho việc nhập trạch diễn ta thuận lợi là gì? Hay những phép tắc thông thường nào gặp phải khi thực hiện thủ tục nhập trạch? Tất cả sẽ có trong phần sau. Bài viết sẽ đi lần lượt từng khía cạnh, cung cấp đầy đủ cho bạn đọc một cách tổng quan về nghi thức, thủ tục. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu tường tận những vấn đề này nhé.

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH NHÀ CHUNG CƯ VÀ  QUAN NIỆM NGƯỜI VIỆT.

Chung cư/ căn hộ đơn lẻ đã được xây dựng trước đó đang là phương án lựa chọn cho những người mong muốn tìm nơi ở ổn định. Vừa mang lại chi phí tiết kiệm xây dựng, vừa có nhiều giá cả khác nhau. Từ chung cư giá rẻ đến cao cấp. Đáp ứng hầu hết những nhu cầu về nhà ở hiện nay. Vậy bạn đã tìm hiểu những gì về thủ tục nhập trạch nhà chung cư này chưa? Điều này sẽ giúp bạn những gì trong cuộc sống thường nhật và công việc làm ăn?

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch nhà chung cư

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch nhà chung cư.

Người Việt chúng ta dù trong thời đại nào thì cũng có chịu ảnh hưởng một phần nào đó từ những người sinh thành. Bổn phận hiếu thảo, lễ nghi thờ cúng luôn ăn sâu vào trong tiềm thức mỗi còn người chúng ta. Vì thế, khi chuyển đến nơi ở mới, hay chung cư thì đều nhận được vô vàn lời khuyên từ ông bà cha mẹ về cách thức dọn nhà, thủ tục nhập trạch nhà chung cư, nghi thức cúng.

Trong đó, quan trọng về việc nhập nhập chung cư sao cho phù hợp với tâm linh, phong thủy đều được ưu tiên hàng đầu. Việc tìm hiểu những điều này có thể qua những nhà chuyên môn hay qua những bài viết chuyên đề về nhập trạch đều được ưu tiên tìm kiếm. Và quan niệm này cũng chính là một phần của văn hóa chúng ta.

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH NHÀ CHUNG CƯ GỒM NHỮNG GÌ.

Để có thể thực hiện được nhập trạch. Thì trước hết hãy tìm hiểu về điều kiện đủ để thực hiện là gì. Rồi mới đến những thủ tục này.

>>> XEM THÊM: 8 THỦ TỤC NHẬP TRẠCH QUAN TRỌNG

Khi nào đủ điều kiện tiến hành nhập trạch.

Để thực hiện thì đầu tiên bạn phải sở hữu được chung cư với những giấy tờ đầy đủ. Sau đó, chung cư đã được xây dựng xong xuôi. Không gian bên trong sạch sẽ, chỉ có chuyển đồ đến ở là xong. Hoặc nếu như chưa sạch sẽ thì nên mướn người dọn dẹp trước. Không phải chủ nhà có thể là người thân, người mướn ( nhưng kỵ tuổi Dần ).

Những thủ tục nhập trạch.

Thủ tục chuẩn bị:
1. Đồ cúng thờ tổ tiên.

– Bàn thờ và bát hương: chuẩn bị dọn dẹp từ nhà cũ hoặc sắm mới nếu đây là lần đầu;

– Đồ cúng: Rượu trắng; Nước sạch cúng: 5 chai nước đóng chai; Hoa tươi; Vàng tiền (từ 1 – 3 lễ). Không khuyến khích hàng mã; Gà trống hoa (đủ cả lòng mề, đếm đủ kê gà 02 quả) đã luộc; Xôi trắng 01 đĩa (có thể thay bánh chưng). Có thể thêm xôi gấc; Quả: chuối, các loại quả khác cho đủ ngũ quả; Trầu, cau: từ 1 – 3 lễ; Trà mạn: 01 gói; Chén thờ: 03 chiếc (nước – rượu – trà); Nến: nến cốc 01 chiếc (đèn dầu thì sau mới dùng cho bàn thờ).

– Bài khấn tổ tiên: cũng nên tìm hiểu trước để đảm bảo cho việc thực hiện những thủ tục nhập trạch nhà chung cư được diễn ra suôn sẻ.

2. Đồ cúng thần linh.

Hình ảnh minh họa đồ cúng trong thủ tục nhập trạch nhà chung cư

Hình ảnh minh họa đồ cúng trong thủ tục nhập trạch nhà chung cư.

c bạn chọn một bàn lớn đặt theo hướng ra ngoài cửa chính. Cũng giống như đồ cúng cho tổ tiên. Mâm lễ dâng Thần linh, ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau, hương, hoa, vàng mã, mùa nào quả ấy, bánh kẹo và mâm lễ mặn: rượu, thịt, xôi-chè, gà… Hãy liên hệ chúng tôi để biết được những bảng giá mâm cúng phù hợp nhất. Ngoài ra, bài khấn thần linh cũng nên chuẩn bị đầy đủ.

3. Đồ dùng cho việc nhập trạch.

Đồ tẩy uế ban thờ: khăn sạch, tinh dầu; Chuông gió 01 chiếc; 01 bình đun nước siêu tốc; 01 chai rượu trắng; 01 ấm trà; Nước sạch: 1 thùng 20 lit và 5 chai nước đóng chai; Gạo: 01 bao. Kèm 01 thùng đựng gạo; Muối: 01 gói. Kèm 01 lọ đựng muối; Dầu ăn: 01 chai. Nước xông nhà, bột trừ tà.

4. Những chuẩn bị khác.

– Ngày giờ: nên tìm hiểu ngày giờ hoàng đạo trước để thực hiện nghi lễ trong thủ tục nhập trạch nhà chung cư. Không chỉ vậy, dọn chuyển đồ/ sắm đồ mới cũng nên xem ngày giờ ( nếu như bạn muốn chuyển vào ngày khác không cùng ngày cúng ).

– Hướng bàn thờ: Nên xem tuổi gia chủ đề xem hướng bàn thờ nên đặt là hướng nào. Nếu như gia chủ không phải là nam thì hãy nên xem tuổi người có trách nhiệm thờ cúng là nam giới: cha chồng, con trai.

– Phép tắc cần tìm hiểu cho việc thờ cúng ( phần này sẽ tìm hiểu ở cuối bài ).

Thủ tục tiến hành.

Trong ngày giờ ấn định, gia chủ thực hiện các bước sau:

– Tẩy uế bằng bột trừ và nước cầu an với nước phú quý xông khử.

– Thực hiện cúng nhập trạch theo thứ tự: giữa nhà trước ( thần linh ), ông táo ( bếp núc nếu bạn muốn cúng riêng ). Và cuối cùng là cúng gia tiên.

– Sau đó đem tất cả đồ đạc đã chuẩn bị lần lượt mang vào nhà. Kế tiếp, đem gạo, muối, dầu ăn vào trước, xé bao cho vào thùng, lọ. Treo chuông gió tại lan can, lấy tay giật nhẹ cho kêu. Cấm thổi. Cắm ấm siêu tốc pha trà, tiếp trà vào chén sau khi cúng.

– Cuối cùng là hóa lễ. Hóa chân hương cùng tiền, vàng tại lò đốt hương dưới tòa nhà. Cẩn thận hơn, lấy chút gạo muối rắc phía chân tòa nhà. Đừng rắc hành lang, cầu thang vì muối chảy, trơn, gây tai nạn không may mất tình hàng xóm.

Phép tắc trong thủ tục nhập trach:

– Đun nước mục đích là để khai bếp sau đó dâng thần linh gia tiên. Điều này không thể thiếu trong phần thủ tục nhập trạch nhà chung cư.

– Nhập trạch nếu như chỉ tranh thủ thời điểm ngày giờ hoàng đạo mà chưa ở lại hay gia đình chuyển đến. Thì cần ngủ lại ít nhất một đêm.

– Sau khi khấn Thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết Gia tiên rồi nới dọn dẹp đồ đạc.

– Người có thai tránh việc dọn nhà, cúng bái, chuyển đồ dù cho họ có hợp tuổi nhưng không lấy tuổi họ để chọn ngày.

Như vậy, bài viết này đã trình bày những thủ tục cần thiết nhất về việc cúng nhập trạch. Hi vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn được những kiến thức bổ ích, phù trợ cho việc cúng nhập trạch sắp tới.

8 Thủ Tục Nhập Trạch Quan Trọng Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua

Những thủ tục nhập trạch nào bạn nên cẩn thận thực hiện? Những điều đó sẽ mang lại cho bạn những gì về cuộc sống, công việc? Liệu nó có quan trọng hay không? Và bạn phải tự mình đi tìm từng gợi ý một để biết xem nhập trạch sẽ cần những gì, tránh điều nào. Hãy cùng chúng tôi phân tích những góc cạnh qua bài viết sau đây nhé.

THỦ TỤC NHẬP TRẠCH VÀ NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG.

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch.

Mỗi khi chuyển nhà, hay xây dựng ngôi nhà mới. Thì điều đầu tiên là việc thực hiện nhập trạch. Để làm tốt điều này, các thủ tục nhập trạch dưới đây sẽ giúp các bạn không ít. Trong việc xác định việc nào nên làm; Việc nào nên thực hiện trước sau; việc nào cần chú ý trong khâu chuẩn bị, thực hiện cúng, sau khi dọn đồ đến ở. Vậy những thủ tục đó là gì?

Thủ tục chọn ngày giờ hoàng đạo.

Nói gì thì nói, điều đầu tiên trước hết cho việc nhập trạch là bạn phải xác định được thời điểm lý tưởng. Thời điểm này được xác định trên nhiều cách khác nhau. Có thể từ những trang mạng, có thể từ những chuyên gia,… Nhưng chúng đều mang điểm chung là ngày giờ hoàng đạo.

Khi chọn ngày phù hợp với tuổi gia chủ, kế tiếp là giờ giấc. Giờ thường được chọn trước 15h cùng ngày. Để tránh những oan hồn thu hút bởi việc cúng kiếng và chuyển nhà khi bạn dọn, vận chuyển đồ đạc. Nên điều này bạn cần chú ý.

>>> XEM THÊM: NHẬP TRẠCH LẤY NGÀY <<<

Chuẩn bị đồ cúng và thủ tục cúng bái.

Đồ cúng trong ngày nhập trạch sẽ chia làm hai phần riêng lẽ. Một phần dành cho mâm cơm thần linh được bày trí trên mâm cao ở giữa nhà ( hoặc trước cửa chính nhà đều được ). Một mâm khác cho gia tiên, sau khi bạn thực hiện cúng thần linh xong. Và thực hiện thủ tục rước bài vị tổ tiên.

Để có hai mâm đồ cúng này, bạn lựa chọn việc tự sắm sửa đồ lễ hoặc nhận đặt dịch vụ cung cấp uy tín từ chúng tôi. Sau đó, dựa trên quy mô của ngôi nhà và điều kiện kinh tế, bạn xây dựng danh sách đồ lễ phù hợp. Hoặc lựa chọn những gói mâm cúng đa dạng từ bên dịch vụ chúng tôi.

Trong phần này, lưu ý khi thực hiện thủ tục nhập trạch cúng bái. Bạn nên chuẩn bị bài khấn cúng trước. Sau thì nên tập đọc vừa đủ nghe, hay đọc thầm với mẫu có sẵn đó. Thực hiện cúng từ cúng thần linh trước sau đó cúng gia tiên. Nếu bạn muốn rước thổ công trong bếp núc thì sau khi cúng thần linh giữa nhà, thực hiện mâm cúng nhỏ thổ công trong bếp. Rồi đến rước bài vị gia tiên và cúng mâm cúng cũng như khấn gia tiên sau cùng.

Thủ tục xông nhà.

Thủ tục này khác hoàn toàn với thủ tục xông đất. Nếu như xông đất là việc nhờ người hợp tuổi mệnh đến nhà mình xông lấy may. Thì việc xông nhà lại mang ý nghĩa khác hoàn toàn. Được xem là thủ tục quan trọng không kém so với chọn ngày. Xông nhà là cách xua đuổi những chướng khí tích tục trong ngôi nhà đó, cũng như côn trùng.

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch và xông nhà

Hình ảnh minh họa thủ tục nhập trạch và xông nhà.

Bằng những thuốc xông được kết hợp từ nhiều loại thảo dược khác nhau ( bạn nên mua ngoài ). Sau khi xông nhà xong, bạn lấy hỗn hợp này ra đốt, mang theo bên mình. Di chuyển từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài.Như vậy, tăng tính dương khí, xua đuổi âm khí, mang lại cho gia đình nhiều điều may mắn.

Thủ tục chuyển đồ.

Ngay sau khi bạn tiến nhập bài vị và thực hiện cúng. Thì đồ đạc sẽ được chuyển kế tiếp vào. Hoặc ngay khi bạn chuyển bài vị, những thành viên khác sẽ cầm những vật dụng này kế theo để nhập trạch. Đó là chiếu/nệm , dụng cụ nhà bếp ( bếp lửa/gas, không được mang bếp khác ). Sau khi mang những đồ này theo lần đầu nhập trạch xong xuôi thì dụng cụ khác mới chuyển vào nhà mới được.

Thủ tục nấu nướng.

Đầu tiên, bếp các bạn phải bật cho đun xôi ấm nước. Sau đó dùng nước pha trà mời thần linh và gia tiên. Xong xuôi, bạn sẽ che chắn những bồn nước, bồn tắm. Rồi mở vòi nước chảy rất nhỏ. Đến khi đầy bồn càng lâu càng tốt. Ngụ ý cho việc no đủ, tránh thất thoát tiền bạc trong công việc làm ăn. Đây là thủ tục nhập trạch quan trọng cần để tâm để mang lại tiền tài, sức khỏe.

Chuông gió và thủ tục xua đuổi tà ma từ kim khí.

Chuông gió nên chọn làm bằng kim khí. Để tiêng kêu phát ra vừa xua đuổi tà ma, bệnh dịch. Vừa mang lại tâm trạng khoan khoái khi nghe tiếng chuông kêu. Bạn nên đặt vị trí trước cửa chính để mang lại hiệu quả cao nhất.

Thủ tục bật điện.

Trong ba ngày đầu tiên, bạn nên bận đèn sáng liên tục, không nên tắt dù cho ban ngày hay ban đêm. Để cầu cho khí ” vượng ” mãi không tắt trong cuộc sống. Ngoài ra, trong đêm đầu tiên nên ngủ vài phút rồi dậy đi làm công việc gì đó rồi hẵng ngủ tiếp. Tránh việc quá mệt trong ngày này mà chợp mắt ngủ luôn sau khi đặt mình nằm xuống. Để nói cho các vị thần về trách nhiệm của mình đối với công việc trong nhà. Cũng như cầu cho mọi chuyện yên ổn, cuộc sống an lành.

Không khí trò chuyện.

Đây là thủ tục cuối cùng các bạn cần lưu ý. Trong ngày nhập trạch này, các thành viên trong gia đình nên trò chuyện cởi mở với nhau. Tạo nên không khí vui tươi, sinh động. Tránh việc cãi vả, đổ bể đồ đạc.

Cuối cùng, những thủ tục nhập trạch này cũng chỉ là những lời khuyên từ ông bà ta, hay từ những chuyên gia phong thủy. Để mong muốn bạn có cuộc sống hài hòa khi tiến nhập nơi ở mới này. Còn việc thực hiện nó như thế nào sẽ hoàn toàn dựa trên nhập thức, thái độ, niềm tin về tâm linh, phong thủy của bạn nữa. Chúc các bạn sắp tới sẽ chuẩn bị thật tốt cho việc nhập trạch của mình nhé.

Kinh Nghiệm Nhập Trạch Lấy Ngày Từ Các Chuyên Gia Phong Thủy

Kinh nghiệm nhập trạch lấy ngày như thế nào để mang đến sự thuận tiện trong việc chuyển nhà, nhập trạch? Những cách xem này sẽ mang lại những điều gì cho bạn khi lựa chọn? Những lưu ý về việc xem ngày nhập trạch? Việc xem xét những điều này sẽ giúp bạn bỏ túi không ít thời gian trong khâu chuẩn bị. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng hơn trong việc quyết định nên chọn cách nào để có ngày phù hợp nhất đối với mình. Nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

KINH NGHIỆM NHẬP TRẠCH LẤY NGÀY.

Hình ảnh minh họa kinh nghiệm nhập trạch lấy ngày

Hình ảnh minh họa kinh nghiệm nhập trạch lấy ngày.

Có vẻ như việc nhập trạch lấy ngày sẽ làm bạn tốn khá nhiều thời gian cho việc lựa chọn thời điểm thích hợp. Vậy thì câu hỏi đưa ra là: tại sao bạn phải chọn ngày để nhập trạch? Đây là điều đầu tiên cần xem xét liệu rằng việc nhập trạch này có cần thiết hay không? Sau đó lần lượt đi tìm hiểu: kinh nghiệm chọn ngày, những cách chọn ngày và lưu ý.

Vì sao cần phải làm lễ nhập trạch?

Nhập trạch là gì? Vì sao nó lại quan trọng khi bạn chuyển đến một nơi sinh sống mới? Thì nhập trạch là nghi lễ truyền thống dân gian. Nó biểu tượng cho nét đẹp văn hóa. Và cầu cho cuộc sống gia đình “sóng yên biển lặng”. Không rõ nghi thức này được hình thành khi nào ở nước ta. Nhưng nó đã là truyền thống thì đã không ít trải qua cùng thăng trầm của lịch sử. Được lưu truyền đến ngày nay.

Xét về phong thủy, nhập trạch đúng thời điểm trời đất giao hòa sẽ mang lại lợi ích không hề nhỏ một chút nào. Cả về đời sống lẫn sự nghiệp. Còn về tâm linh, nhập trạch được xem như một cách kính báo với vị thần và tổ tiên. Để nhận được sự che chở. Từ đó, công việc và gia đình đều bình an như ý.

Hãy tìm hiểu thêm bài viết về nhập trạch là gì dưới đây để hiểu rõ hơn lý do tại sao nên làm nhập trạch lấy ngày:

>>> XEM THÊM: NHẬP TRẠCH LÀ GÌ? <<<

Kinh nghiệm chọn ngày từ những chuyên gia.

Đầu tiên, bạn hiểu bao nhiêu về nhập trạch? Bao nhiêu về phong thủy? Bao nhiêu về tâm linh? Thuật toán, bói toán, tướng số,… bạn đã nắm được bao nhiêu? Thì những điều này sẽ quyết định tới việc bạn có ý định chọn ngày như thế nào. Lựa chọn nhập trạch lấy ngày sẽ có nhiều cách. Mỗi cách sẽ đưa ra từng ngày với lợi ích cụ thể. Từ đó, kinh nghiệm thứ nhất mà các chuyên gia khuyên các bạn là trước khi đi xem ngày. Bạn thực sự mong muốn ngày nhập trạch sẽ mang lại điều gì cho bạn.

Thứ hai, kinh nghiệm khuyên bạn về việc bạn hiểu bao nhiêu về chọn ngày lẫn nhập trạch thì quyết định tới việc chọn phương pháp nào phù hợp với mình. Đây là điều khi bạn tự mình lựa ngày, không có sự can thiệp từ những nhà chuyên môn.

Cuối cùng, bạn đừng hi vọng quá nhiều vào ngày nhập trạch. Hay áp đặt nó là phải mang lại cho bạn những gì. Bởi vì, cách xem chỉ mang tính tương đối mà thôi. Kết quả bạn nhận phải vừa kết hợp sự nỗ lực và cả hợp thiên thời nữa thì mới như ý được. Vậy thì, những cách xem ngày mà những chuyên gia tư vấn là gì?

Những cách xem ngày nhập trạch.

Bạn có thể tự mình lựa chọn một trong những cách sau để có ngày. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn khuyên bạn. Nếu như bạn có mong muốn nhiều hơn, kỳ vọng nhiều hơn vào ngày này thì nên đến những nhà chuyên gia để họ lựa chọn cho bạn ngày giờ phù hợp. Còn nếu như việc xem ngày này chỉ mang tính tương đối thì bạn hãy lựa chọn những cách xem nhập trạch lấy ngày dưới đây:

Hình ảnh minh họa cách xem nhập trạch lấy ngày

Hình ảnh minh họa cách xem nhập trạch lấy ngày.

Chọn ngày dựa trên ngày hoàng đạo:

Cách lựa chọn nhập trạch chọn ngày này khá phổ biến hiện nay. Bằng việc cung cấp cho các bạn ngày giờ phù hợp trong từng tháng. Từ đó việc lựa chọn thời điểm thích hợp sẽ phụ thuộc vào bạn mà thôi.

Cách làm này dựa trên thông tin bạn cung cấp, đối chiếu với từng ngày để lựa chọn ngày hợp phong thủy nhất. Bạn có thể tìm kiếm qua một số trang web thông dụng về tìm nhập trạch lấy ngày online.

Dựa trên ngũ hành:

Với mỗi bảng “thập hoa giáp” việc của bạn là xác định bạn thuộc hành nào trong 5 hành: kim, mộc, thủy, thổ, hỏa. Sau đó đối chiếu để đưa ra ngày giờ phù hợp.

Thông thường người ta sẽ ưu tiên chọn ngày hành Kim hoặc Thủy. Vì quan niệm Kim là vàng bạc, Tiền vào như nước,…đều là những hành gắn liền với ý nghĩa tiền bạc, tài lộc. Ngoài ra, hạn chế chuyển nhà nhập trạch ngày mệnh Hỏa. Hoặc bạn cũng có thể căn cứ vào ngũ hành của mình để tìm ra ngày tốt chuyển dọn nhà tương sinh, tương hợp. Ví dụ người mệnh Kim chọn ngày tương sinh là mệnh Thổ, tương hợp là mệnh Kim.

Chọn ngày hợp tuổi.

Đây là phương pháp khá phức tạp. Tuy nhiên, kết quả mang lại thì có độ chính xác cao khi bạn lựa chọn ngày nhập trạch. Nhưng, phải là người có chuyên môn sử dụng các thuật toán để tính ra ngày giờ. Hoặc những dịch vụ trang web có chi trả phí thì bạn mới có được kết quả khi sử dụng cách xem này.

Lựa chọn từ phương pháp loại trừ.

Đây là phương pháp dân gian đơn giản, khi bạn không thể tìm được những người chuyên môn tư vấn thì phương pháp này ưu tiên sử dụng. Với cách này, bạn chỉ cần loại ra các ngày phong thủy không tốt lắm như Nguyệt Kỵ (mùng 5, 14, 23 âm lịch), Tam Nương (mùng 3,7,13,18,22,27 âm lịch), mùng 1 hoặc 15 âm lịch, …Tiếp đó chọn ra bất kỳ ngày chuyển dọn nhà nào phù hợp. Những ngày này có thể tốt hoặc bình thường, nhưng vẫn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì không phải dọn nhà vào ngày phong thủy xấu.

Lưu ý về nhập trạch lấy ngày.

Không có cách nào là mang lại chính xác tuyệt đối cả. Cho dù bạn có lựa chọn ngày tốt thì vẫn sẽ có những điểm xấu ảnh hưởng theo góc độ nào đó. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định cuối cùng về ngày giờ nhập trạch lấy ngày nào vừa theo bạn phù hợp cho công việc. Vừa đáp ứng những mong muốn của bạn về công việc và cuộc sống.

Nhập Trạch Là Gì Và Những Điều Kiêng Cữ Trong Ngày Nhập Trạch.

Nhập trạch là gì thì đây là câu hỏi quan trọng cho biết bạn nên có thái độ chuẩn bị ngày này như thế nào. Thái độ đó sẽ quyết định đến những điều bạn thực hiện cũng như niềm tin vào những gì chờ đợi sắp tới. Vậy thì nhập trạch ở đây là gì, cần những gì để có thể tổ chức được lễ nhập trạch, những điều kiêng cữ trong ngày này là gì? Những câu trả lời sẽ có phần dưới đây, mời các bạn tham khảo.

NHẬP TRẠCH LÀ GÌ? NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ THỰC HIỆN LỄ CÚNG VÀ NHỮNG ĐIỀU KIÊNG CỮ CẦN TRÁNH.

Nhập trạch là nghi lễ quan trọng trong truyền thống người Việt ta. Biểu thị thái độ của người thực hiện đối với những vị thần và văn hóa thực hiện các nghi lễ truyền thống. Hay đơn giản thì đây là hành động cúng bái thần linh , tổ tiên trước khi chính thức dọn vào một nơi ở mới. Để có thể thực hiện được việc nhập trạch thì bạn phải biết những yêu cầu cần thiết sau:

Hình ảnh minh họa nhập trạch là gì?

Hình ảnh minh họa nhập trạch là gì?

Ngày tốt dọn nhà, nhập trạch:

Không thể nào bạn thực hiện nhập trạch mà thiếu đi ngày giờ được. Tuy nhiên, ngày giờ có thể tốt, xấu. Tùy thuộc vào quan niệm của bạn như thế nào về nghi lễ nhập trạch là gì. Nếu như bạn không tin, thì ngày này sẽ được chọn bất kỳ. Còn nếu như bạn đặt niềm tin và kỳ vọng thì ngày này được chọn một cách hợp lý. Dựa trên thuật toán phong thủy và tuổi tác của bạn để lựa chọn ra ngày giờ phù hợp cho việc dọn nhà, nhập trạch.

>>>XEM THÊM: NHẬP TRẠCH CÓ CẦN XEM TUỔI <<<

Bài văn khấn nhập trạch:

Như bạn đã tìm hiểu trước đó, khi thực hiện nhập trạch thì điều không thể thiếu được là việc cúng. Trong đó, cúng thần linh và cúng tổ tiên được chía ra riêng lẻ. Và để thực hiện đầy đủ, thì bạn nhất thiết phải biết mẫu văn cúng như thế nào phù hợp.

Văn khấn thần linh:

Bài văn khấn mẫu khi cúng thần linh:

Nam mô A Di Đà Phật! (Ba lần)
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
Con kính lạy Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….
Tín chủ con là: …………………………………………………………………………………
Ngụ tại: ……………………………………………………………………………………………..
Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình:
Các Ngài Thần Linh, thông minh chính trực, giữ ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình, chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào nhà mới tại:……………………………………………………………….., và lập bát hương thờ chư vị tôn thần. Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào, vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc lòng thành trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (Ba lần)

Văn khấn gia tiên:

Bài văn khấn mẫu dành cho gia tiên khi tìm hiểu nhập trạch là gì:

Hình ảnh minh họa nhập trạch là gì và văn khấn gia tiên trong ngày này

Hình ảnh minh họa nhập trạch là gì và văn khấn gia tiên trong ngày này.

Nam mô A Di Đà Phật ! (ba lần)
Con kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ……………………………………………………
Hôm nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) ………….. ……………………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất công trình. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ……..và họ…… thương xót con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được bình an, mạnh khỏe.
Chúng con lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (Ba lần).

Mâm cúng nhập trạch:

Trong những vấn đề cần chú ý nhập trạch là gì thì mâm cúng nhập trạch lúc nào cũng nhập được sự quan tâm rất lớn. Bởi vì, lễ vật sẽ được các thần linh và gia tiên chứng giám cho lòng thành của mình. Do đó, không thể chuẩn bị qua loa hay sơ sài được. Mà nên tìm hiểu trước đó những đồ lễ cần thiết để cho đến ngày cúng nhập trạch tránh những thiếu sót không hề mong muốn.

Bên cạnh việc bạn tự chuẩn bị đồ lễ, thì một cách khác là đặt dịch vụ trọn gói từ chúng tôi. Với đa dạng các gói mâm cúng phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau về quy mô tổ chức. Bạn sẽ dễ dàng trong việc lựa chọn gói phù hợp. Đảm bảo được đồ lễ sẽ sẵn sàng trong ngày cúng nhập trạch.

Những điều kiêng cữ khi nhập trạch.

Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thổ công và Gia Tiên. Nếu có khách có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.

Sau khi dọn xong, để cầu bình yên, toàn gia phải tổ chức lễ bái tạ Tổ Tiên và Thần Phật.

Tránh những lời cãi vã to tiếng trong ngày này. Hay đổ vỡ bát chén, chai lọ cũng cần tránh.

Thời điểm thực hiện việc cúng và chuyển đồ nên thực hiện vào lúc trời còn sáng. Tránh việc thực hiện vào chiều tối và ban đêm.

Vậy nhập trạch là gì và những vấn đề cần biết khi thực hiện cũng như những điều kiêng cữ đã được trình bày trong bài viết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được đôi chút trong công việc sắp tới khi bạn phải chuyển nhà nhập trạch.

Khi Chuyển Nhà, Làm Lễ Nhập Trạch Có Cần Xem Tuổi Hay Không?

Chuyển nhà, nhập trạch có cần xem tuổi hay không thì phải dựa trên quan điểm bạn đang đứng. Quan điểm này được hình thành trên cơ sở kiến thức thu thập hiện có của bạn. Có nhiều cách khác nhau, từ sách vở đến mạng Internet, từ truyền miệng đến thông cáo ở người thân, bạn bè,… Những cơ sở này sẽ hình thành nên việc nên hay không nên xem tuổi khi tiến hành chuyển nhà hay nhập trạch. Vậy thì những cơ sở căn bản nào quyết định nên việc này? Nếu bạn lần đầu tìm hiểu hay đang chuẩn bị cúng nhập trạch, chuyển đồ đạc thì bài này sẽ giúp bạn không nhở trong chuyện chọn ngày như thế nào phù hợp.

QUAN NIỆM CHUYỂN NHÀ NHẬP TRẠCH CÓ CẦN XEM TUỔI HAY KHÔNG?

Để tìm hiểu quan niệm này, chúng ta sẽ đi lần lượt từ dân gian đến những nhà chuyên môn để biết được ngày giờ có liên quan đến tuổi tác hay không? Nhưng trước tiên, việc nhập trạch hay chuyển nhà có ý nghĩa cũng như tác động nhất định đến cuộc sông hôn nhân, gia đình, sự nghiệp của mọi người sinh sống trong đó. Thế nên, việc thực hiện đúng vào thì giờ tốt sẽ mang lại những lợi ích về tâm lý, thái độ của mọi người. Từ đó, hành vi cư xử sẽ theo chiều tốt đẹp mong muốn. Còn nếu không thì nhiều điều không may có thể xảy ra trong tương lai sau khi bạn và gia đình di chuyển, sinh sống trong đó.

Hình ảnh minh họa chuyển nhà nhập trạch có cần xem tuổi hay không?

Hình ảnh minh họa chuyển nhà nhập trạch có cần xem tuổi hay không?

>>> XEM THÊM: CÁCH XEM NGÀY TỐT NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ

Quan niệm dân gian về nhập trạch, chuyển nhà xem tuổi.

Rất nhiều người từ xưa đến nay, việc chuyển nhà cúng nhập trạch có cần xem tuổi đều do ông bà, cha mẹ khuyên nên làm như thế nào. Có lẽ đó, quan niệm về nhập trạch được hình thành. Bởi vì, họ tin tưởng vào sự tồn tại thần linh, tổ tiên. Và như câu nói : có thờ, có kiêng, có lành. Đã chỉ ra phần nào đó quan điểm này.

Một khi chuyển đến một nơi sinh sống mới, bạn cần phải làm một cái lễ ra mắt thần linh ở nơi đó. Sau đó mời tổ tiên cư ngụ nơi đây. Đó được gọi là lê nhập trạch. Nghi thức này thể hiện quan niệm tín ngưỡng, tin vào những gì mà người xưa để lại. Sau đó, thực hiện để cầu mong cuộc sống gia đình, con cái bình an hạnh phúc.

Để thực hiện điều đó, bạn nhất thiết phải đi xem ngày giờ phù hợp. Những ngày giờ này sẽ được những thầy phong thủy dựa trên tuổi bạn để đưa ra những thời điểm tiến hành nhập trạch, chuyển đồ đẹp nhất.

Quan điểm những nhà chuyên môn về nhập trạch chuyển nhà khi xem tuổi.

Những nhà chuyên môn đều đưa ra lời khuyên là nên chọn ngày tốt để thực hiện nghi thức cúng nhập trạch cũng như chuyển nhà. Ngày tốt này được chọn có thể có nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng điểm chung đều lấy can chi mệnh ( tuổi ) để làm cơ sở đối chiếu.

Hình ảnh minh họa quan điểm chuyển nhà nhập trạch có cần xem tuổi hay không?

Hình ảnh minh họa quan điểm chuyển nhà nhập trạch có cần xem tuổi hay không?

Với nhiều cách khác nhau khi tìm ngày nhập trạch có cần xem tuổi. Kết quả đưa ra cũng khác nhau về ngày giờ. Do đó, mỗi một cách sẽ có ưu nhược riêng của mình. Còn nếu như áp dụng nhiều cách để thanh lọc được ngày tốt thì chắc hẳn rất khó có được. Vì thế, họ đều khuyên người đi xem nên chọn ngày tốt chứ không nên chọn cách xem làm gì.

Cũng một lý do khác nữa họ đưa ra để xem tuổi là: can chi mệnh của chúng ta rất nhỏ bé, mà can chi mệnh của trời đất thì mênh mông; không thể bắt trời đất theo chúng ta được, mà hãy nương theo dòng chảy để thực hiện là cách tốt nhất; đó là cách dung hòa thiên-nhân thì công việc sẽ trôi chảy, thuận buồm, thành công.

Do đó, việc lấy tuổi để xem ngày là chắc chắn xảy ra. Nhưng mức độ tuổi ảnh hưởng thì phải dựa trên cách xem. Và còn tùy vào mức độ, kiến thức của từng nhà phong thủy. Cũng như yêu cầu của bạn khi xem về độ chính xác của ngày vừa hay cao.

NHẬP TRẠCH CHUYỂN NHÀ CÓ CẦN XEM TUỔI SẼ CÓ NHỮNG CÁCH XEM NÀO?

Như đã trình bày, can chi mệnh của bạn chắc chắn sẽ được sử dụng trong việc kén chọn ngày tốt. Dựa vào nhiều cách khác nhau để xem xét thì mức độ tác động tuổi tác cũng sẽ khác. Và ngày nay, có hai cách xem khá phổ biến. Được áp dụng rộng rãi trên các trang mạng về xem ngày. Hay những người không chuyên tự mình tìm kiếm ngày giờ phù hợp. Đó là xem tuổi, xem hướng nhà, xem sao chiếu trong ngày.

Xem tuổi:

Cách này thường lấy ” hành ” của mỗi người để so sánh. Có 5 hành: hành Mộc, Kim, Thủy, Thổ, Hỏa. Theo bảng ” Lục thập hoa giáp “, bạn đối chiếu ngày tháng năm sinh của bạn để biết được bạn thuộc hành nào. Sau đó đối chiếu vào ngày giờ trên lịch để lựa chọn. Và thường họ lựa chọn những ngày hợp với hành mình như: hành Thủy, hành Kim. Quan niệm mang lại tài lộc, kim tiền.

Xem hướng nhà:

Nhà hướng Đông : Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng- Đó là các ngày Tị, Dậu, Sửu;
Nhà hướng Đông nam: Mộc Kỵ ngày Kim quá vượng- Đó là các ngày Tị, Dậu, Sửu;
Nhà hướng Tây : Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng- Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi;
Nhà hướng Tây Bắc : Kim Kỵ ngày Mộc quá vượng- Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi;
Nhà hướng Nam : Hỏa Kỵ ngày Thủy quá vượng- Đó là các ngày Thân, Tí, Thìn;
Nhà hướng Bắc : Thủy Kỵ ngày Hỏa quá vượng- Đó là các ngày Dần, Ngọ, Tuất;
Nhà hướng Đông Bắc: Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng- Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi;
Nhà hướng tây nam : Thổ Kỵ ngày Mộc quá vượng-Đó là các ngày Hợi, Mão, Mùi.

Xem sao chiếu trong ngày.

Thường sẽ lấy sao Bắc Đẩu. Lấy năm tháng này sinh của bạn để xác định ngày giờ đại kỵ. Sau đó, đối chiếu để biết được ngày có có thiện can đại hung. Từ đó, tránh những giờ xấu, bạn sẽ có được những giờ có thể thực hiện được nghi thức cúng và chuyển nhà.

Bài viết này có theo xu hướng khuyên bạn khi chuyển nhà nhập trạch có cần xem tuổi hay không. Thì câu trả lời là nên thực hiện. Tuy nhiên, đừng nên ỷ lại quá vào điều này để mưu cầu những kết quả tốt đẹp. Mà hãy nỗ lực thực hiện, trong cả gia đình lẫn công việc đều cần có sự tự cố gắng của mỗi người thì mong muốn với hiện thực mới có thể trở thành một được.

Cách Xem Ngày Tốt Nhập Trạch, Ngày Chuyển Nhà Trong Năm 2019

Bạn đang có dự định chuyển nhà, bạn đang tìm kiếm ngày tốt nhập trạch? Bạn thắc mắc nên chọn ngày nào thì hợp cho việc chuyển nhà? Và đây là những khúc mắc trong việc xem xét lễ nhập trạch đầu tiên mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, việc xem ngày giờ hiện nay đã không còn giới hạn về thời gian và không gian nữa. Nếu như ngày trước bạn phải tìm kiếm lời khuyên từ những thầy phong thủy thì bây giờ sẽ có những cách khác dễ dàng hơn nhiều. Vậy những cách đó là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

TẦM QUAN TRỌNG NGÀY TỐT NHẬP TRẠCH, CHUYỂN NHÀ.

Nhập trạch là nghi lễ truyền thống, không chỉ có ảnh hưởng về tâm tư tưởng của những người đứng tuổi mà còn ảnh hưởng đến cả những người trẻ tuổi. Bởi vì, việc sắm một ngôi nhà trong thời nay đối với những bạn trẻ giỏi giang là điều không hề khó. Tuy vậy, họ không có bỏ qua nghi thức quan trọng khi nhập trạch là cúng lễ và chuyển đồ. Họ cũng hiểu rằng, giờ giấc trong ngày nhập trạch sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa mọi người trong một gia đình đó.

Hình ảnh minh họa ngày tốt nhập trạch và chuyển nhà

Hình ảnh minh họa ngày tốt nhập trạch, chuyển nhà.

Ngoài ra, ngày tốt nhập trạch chính là cách chọn đúng thời điểm đất trời hòa hợp. Thì những công việc sau này sẽ hanh thông, mang lại may mắn. Quy luật này không chỉ có tâm linh ảnh hưởng mà còn đến khoa học chứng minh. Những ngày trong tháng sẽ có ngày tốt, xấu. Yếu tố tạo nên là do ảnh hưởng của mặt trăng đối với trái đất ( theo khao học ). Thêm vào đó là sao chiếu mệnh ảnh hưởng lên hai yếu tố này ( quan niệm tâm linh ). Vì thế, công việc hoàn thành sẽ ảnh hưởng đến tính khí trong ngày đó. Điều này quyết định trực tiếp đến kết quả thành hay bại. Mà nhập trạch là ngày quan trọng, bạn không muốn gặp những điều xui xẻo phải không.

>>> XEM THÊM: NGÀY NHẬP TRẠCH LÀ GÌ?

CÁCH XEM NGÀY TỐT NHẬP TRẠCH, CHUYỂN NHÀ.

Xem ngày hiện nay như đã trình bày, việc này không hề khó. Tuy nhiên, bạn vẫn phải tìm kiếm một cách cẩn thận, chứ không nên ẩu thả trong khâu chọn ngày tốt. Khi bạn quyết định chuyển nhà và cúng nhập trạch, bạn sẽ điều hướng tới cách tìm kiếm trực tuyến thông qua các mạng xã hội. Đây là cách ưa dùng nhất và cũng dễ dàng nhất trong việc chọn ngày. Tuy nhiên, cách này không đảm bảo hoàn toàn được về việc ngày đã ấn định tốt hay xấu hoàn toàn ( vì xem ngày chỉ mang tính tương đối, không thể mang tính tuyệt đối được ). Nhưng nếu như bạn muốn chính xác hơn thì hãy trả tiền dịch vụ từ những nhà chuyên môn. Họ sẽ cung cấp ngày giờ phù hợp hơn, ít gặp sai sót hơn.

Hình thức xem ngày.

Khi xem ngày, bạn có hai hình thức chính. Một là online qua mạng xã hội. Hai là trực tiếp đến hỏi những nhà chuyên môn. Với cách online, như đã trình bày, cách này mang lại cho bạn sự thuận tiện, không có phân biệt không gian, thời gian. Chỉ khi nào bạn muốn, bạn đều có thể tìm kiếm.

Hình ảnh minh họa hình thức xem ngày tốt nhập trạch, chuyển nhà

Hình ảnh minh họa hình thức xem ngày tốt nhập trạch, chuyển nhà.

Cách thứ hai là trực tiếp, việc này có tính chính xác cao khi xem ngày tốt nhập trạch. Tuy nhiên, bạn phải bỏ thời gian đi tìm vào gặp họ. Đôi lúc sẽ gặp phải một số bất trắc như đường xa, đặt lịch hẹn,…

Nguyên tắc xem ngày.

Xem ngày nếu như bạn là dân không chuyên thì nên tìm hiểu một cách căn bản là tốt nhất. Bởi để tính ra một ngày được coi là tốt xấu thì cần có nhiều nguyên tắc hay một quy trình phức tạp để tìm ra. Trong đó, nguyên tắc căn bản nhất là dựa vào tính tốt xấu trong từng ngày để phán xét ngày đó nên hay không nên. Ngày có nhiều điểm tốt thì nên thực hiện, ngày có nhiều điểm xấu lấn át điểm tốt thì nên tránh. Và dựa trên những cách xem ngày khác nhau.

Cách xem ngày.

Ngày nay, phổ biến hiện có 3 cách sau: dựa theo giờ giấc trong một ngày, xem theo tuổi, xem theo hướng nhà. Tronh cả ba cách này đều áp dụng cho cả xem ngày cúng và chuyển đồ.

Tương tự, dựa trên nguyên tắc căn bản, những nhà chuyên môn hay những trang web đều có một thuật toán để tính toán ra những điều lợi hại, tốt xấu. Khi xem xét xong, họ đưa ra những quan điểm chung về việc thực hiện dựa vào kết quả so sánh hai điều tốt và xấu. Khi điều tốt cành nhiều, chênh lệch hơn hẳn những điều xấu thì càng tốt trong việc chọn ngày giờ. Cũng như ngược lại. Vì thế, với những người đi xem ngày không chuyên như chúng ta, thì cần phải xem xét thật kỹ những trang mạng nào uy tín để xem. Những nhà chuyên môn nào có tiếng tăm đề xin lịch gặp hẹn.

LƯU Ý VỀ LỰA CHỌN NGÀY TỐT NHẬP TRẠCH, CHUYỂN NHÀ.

Một nguyên tắc bất thành văn trong chọn, xem ngày tốt nhập trạch. Đó là tránh những ngày cực xấu trong tháng. Nguyệt kỵ và Tam nương sát được xem là những ” điểm đen ” cần tránh khi xem nhà. Cũng như lưu ý cần biết để bước đầu chọn ngày tốt nhập trạch, chuyển nhà.

Ngày nguyệt kỵ: Là các ngày có số cộng vào bằng 5. Trong một tháng luôn có 3 ngày là: 05, 14, 23.

Ngày Tam Nương sát: Sơ Tam dữ sơ Thất ( ngày 3, ngày 7 ); Thập tam Thập bát dương ( ngày 13, ngày 18; Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27 ).

Như vậy, bài viết này đã trình bày cho các bạn biết về những cách xem ngày đơn giản nhất. Để được có ngày tốt nhập trạch, một lần nữa chúng tôi khuyên nên xem xét cẩn thận những địa chỉ hay nhà chuyên môn có tiếng trong nghề.

Thủ Tục Chuyển Nhà, Cúng Nhập Trạch, Ngày Nhập Trạch Là Gì?

Bạn đã biết tới cách chọn ngày nhập trạch là gì chưa? Thủ tục chuyển nhà gồm những công đoạn nào? Cách thực hiện cúng nhập trạch như thế nào cho đúng? Và đây là những vấn đề đầu tiên mà bạn nên tìm hiểu. Trước khi bạn chuyển nhà, những kiến thức này sẽ giúp ích không nhở trong quá trình tiến hành từ dọn nhà, chuyển đồ, thực hiện cúng và cuối cùng là sinh sống trong căn nhà đó. Vậy, hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu những vấn đề liên quan tới nhập trạch này nhé.

HIỂU NHƯ THẾ NÀO VỀ THỦ TỤC CHUYỂN NHÀ, CÚNG, NGÀY NHẬP TRẠCH LÀ GÌ?

Đầu tiên, nếu bạn đã từng có kinh nghiệm chuyển nhà trước đó rồi thì chắc hẳn biết tầm quan trọng của việc xem ngày. Cũng như, xem ngày có thể cho việc cúng hoặc cho việc chuyển nhà. Vậy khi nào bạn đã từng hỏi: ngày nhập trạch là gì hay chưa? Cách tính ngày nhập trạch?

Hình ảnh minh họa thủ tục chuyển nhà, cúng nhập trạch, ngày nhập trạch là gì?

Hình ảnh minh họa thủ tục chuyển nhà, cúng nhập trạch, ngày nhập trạch là gì?

Ngày nhập trạch là gì và cách tính ngày nhập trạch?

Ngày nhập trạch là gì thì câu trả lời chính là thời điểm gia đình chuyển lên sinh sống ở ngôi nhà mới trước sự cho phép của thần linh. Nên ngày này rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến sự thành đạt va tài lộc của gia đình bạn sau này. Vậy nên, việc xem ngày tốt để nhập trạch là điều rất cần thiết.

Cách tính ngày nhập trạch. Muốn chọn được ngày tốt nhập trạch thì cần phải dựa vào tuổi, ngày tháng năm sinh và cung mệnh của gia chủ. Nên tránh những ngày xấu không tốt cho việc nhập trạch như Dương công kỵ, Thọ tử, Sát chủ, Tam nương, Nguyệt kỵ… hoặc những ngày thiên can, địa chi xung khắc với gia chủ. Khi bạn đã tìm hiểu về ngày nhập trạch rồi. Thì tiếp theo nên tìm hiểu thủ tục chuyển nhà trong ngày này như thế nào nhé.

Thủ tục chuyển nhà trong ngày nhập trạch.

Trong phần thủ tục này, sẽ có hai hướng hiện hành trong việc chuyển đồ dọn nhà. Thứ nhất, chuyển trước ngày nhập trạch. Thứ hai, chuyển nhà trong và sau ngày nhập trạch. Trong đó:

Chuyển trước ngày nhập trạch cần gì. Chắc chắc, việc đầu tiên là phải xem ngày rồi. Dựa trên những mối quan hệ về cách chọn ngày để lựa chọn ra ngày giờ phù hợp. Sau đó, việc bạn cần làm là dọn đồ đạc và chuyển đến nhà mới mà thôi. Tuy nhiên, việc dọn và chuyển đồ không có liên quan gì đến việc xắp xếp đồ đạc trong này nhé. Vì thế, bạn nên chuyển đồ và di chuyển đến từng vị trí cần thiết. Chứ chưa phải xắp xếp, bày biện ra đâu. Chỉ đến khi bạn cúng nhập trạch xong đã rồi mới thực hiện điều này.

Việc dọn đồ trước này thực hiện để giúp cho công việc trong ngày cúng được thảnh thơi một phần. Chứ không phải vừa thực hiện cúng vừa phải dọn đồ và bày biện trang thiết bị, đồ dùng sinh hoạt.

Kế tiếp sẽ là việc chuyển nhà trong và sau nhập trạch. Việc này chỉ thực hiện được trước khi bạn cúng nhập trạch và biết được ngày nhập trạch là gì. Do đó, hãy tìm hiểu nghi thức cúng trước đã.

Nghi thức cúng nhập trạch.

Nghi thức cúng ngày nay đã đơn giản hóa rất nhiều so với thời xưa. Tuy nhiên, nó vẫn giữ được cái cốt lõi trong việc thực hiện nghi thức cúng. Và ngày nay, nghi thức này được phân chia thành các bước thực hiện như sau:

Hình ảnh minh họa tìm hiểu nghi thức cúng nhập trạch và ngày nhập trạch là gì?

Hình ảnh minh họa tìm hiểu nghi thức cúng nhập trạch và ngày nhập trạch là gì?

>>> XEM THÊM: NHỮNG LƯU Ý LIÊN QUAN ĐẾN NGHI THỨC NHẬP TRẠCH VÀ MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH

Bước 1: công đoạn chuẩn bị.

Ở bước này, có hai vấn đề trọng tâm. Một là xem ngày, hai là đồ cúng. Như các bạn đã biết, ngày giờ rất quan trọng trong ngày này. Vì thế, hãy tìm hiểu ngày giờ từ những nhà chuyên môn để lựa chọn được giờ giấc hoàng đạo. Còn đồ cúng, bạn chọn cho mình dịch vụ cung cấp trọn gói hoặc riêng lẻ, hay bạn tự có thể chuẩn bị danh sách đồ lễ. Rồi theo danh sách đó để đi mua sắm rồi chế tác sao cho phù hợp.

Bước 2: dọn đồ tại nhà cũ.

Khi ngày giờ ấn định, bạn phải làm mâm cơm cúng gia tiên, thần linh. Sau đó xin phép chuyển bát hương hoặc bốc bát hương rồi đóng gói cẩn thận. Kế tiếp bạn mới thực hiện đóng gói đồ đạc để chuyển đố. ( đối với việc chuyển đồ trước, bạn cũng phải làm mâm cơm cúng, tuy nhiên, bạn không phải chuyển bát hương trong ngày này ).

Bước 3: thực hiện cúng nhập trạch nhà mới.

Trước hết, bạn phải cúng Thổ Công ở nhà mới trước đã. Rồi sau đó mới thỉnh bát hương gia tiên vào nhà mới. Trong khi bạn rước bát hương này, thì phải đi qua một lò than trước nhà. Rồi các thành viên cũng thực hiện tương tự với trên tay cầm những dụng cụ nhà cửa/đồ dùng sinh hoạt vừa phải.

Sau khi an vị bài vị, bạn dâng mâm cúng rồi khấn bái tiếp bài khấn gia tiên trong ngày nhập trạch. Đợi hương tàn, bạn hóa giấy tiền toàn bộ. Ưu tiên bàn thờ Thổ Công trước, rồi sau đó đến gia tiên. Xong xuôi, bạn thực hiện việc xắp xếp đồ đạc.

Đây chính là cách thực hiện thủ tục chuyển nhà trong và sau ngày nhập trạch. Nếu đồ đạc quá nhiều, bạn sẽ chuyển dần dần trong những ngày kế tiếp.

Tóm lại, việc hiểu ngày nhập trạch là gì sẽ giúp bạn có động lực cũng như biết cách chọn ngày sao cho đẹp nhất. Để cầu xin những điều may mắn cho gia đình mình. Công việc tiến triển, sức khỏe dồi dào, cuộc sống vui vẻ, ấm lo.

Mâm Cúng Nhập Trạch Và Lưu Ý Sau Khi Thực Hiện Xong Lễ Cúng

Sự thắc mắc về mâm cúng nhập trạch sẽ gồm những đồ cúng gì? Những chú ý gì sau khi bạn thực hiện xong nghi thức cúng bái? Đây có thể xem như hai vấn đề quan trọng trước và sau khi thực hiện. Sự chuẩn bị tốt mâm cúng mang lại cho bạn sự an tâm về những thỉnh cầu. Sự chú ý sau khi lễ thì lại giúp bạn tránh đi những điều bất trắc mà không ai muốn. Thế nên, bài viết sau đây sẽ trình bày rõ ràng về những vấn đề cấp thiết này.

CHUẨN MÂM CÚNG NHẬP TRẠCH VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG.

Quan điểm về mâm cúng.

Mâm cúng thể hiện tư tưởng của người xưa về lễ-nghi-tín. Trong đó, lễ gắn liền với những quan điểm dân gian về việc tồn tại những vị thần linh. Mà mắt thường chúng ta không thể nhận ra sự hiện diện của họ. Mà phải thông qua sách vở hay những thầy cúng để hiểu tâm ý họ như thế nào.

Hình ảnh minh họa mâm cúng nhập trạch

Hình ảnh minh họa mâm cúng nhập trạch.

Thêm vào đó, nghi được hiểu là nghi thức, tập tục trong quan điểm sinh hoạt đời sống như thế nào. Nó được diễn ra trong những ngày quan trọng như lễ tết, cúng khai trương, nhập trạch, thôi nôi,… Cũng như thể hiện cách thức nên thực hiện như thế nào cho hợp đạo, hợp tình.

Còn đối với tín, ở đây được hiểu theo nghĩa tôn trọng những người có công trong việc bảo vệ cuộc sống. Tin tưởng vào họ, đồng thời gửi lời cảm ơn thông qua lễ vật khi dâm mâm cúng. Như vậy, tín được hiểu theo hai chiều. Một chiều là niềm tin, sự tin tưởng. Chiều còn lại là sự báo đáp, trả ơn cho những hành động đó.

Vậy, mâm cúng chính là tượng chưng, hiện thực hóa những tư tưởng của người xưa. Và đến ngày nay cũng vậy. Do đó, trong những ngày quan trọng, cụ thể là ngày nhập trạch. Thì việc bạn chuẩn bị mâm cúng nhập trạch sẽ giúp cho những mong ước về cuộc sống được đầy đủ, hạnh phúc từ những quan niệm về lễ-nghi-tín này.

Mâm cúng sẽ có những gì?

Mâm cúng của bạn sẽ có những gì nhỉ? Thì chắc chắn sẽ không thiếu đi được mâm ngũ quả. Đồ mặn, hương hoa, giấy tiền, vàng mã, đồ ngọt, rượu chè, xôi chè, bài cúng… Những đồ cúng thường thấy về mâm cúng này. Những đồ này sẽ được liệt kê tổng quan dưới bài viết sau:

>>> XEM THÊM: MÂM CƠM CÚNG NHẬP TRẠCH.

Tuy nhiên, có vấn đề ở đây mà chưa có được nói rõ trong những bài viết trước là về mâm ngũ quả. Chính vì vậy, trong phần mâm cúng này sẽ nói rõ về cách chuẩn bị mâm ngủ quả như thế nào?

Đới với mâm ngũ quả cúng nhập trạch, các gia đình cần sắp mâm lễ với số lượng ít nhất là 5 loại quả khác nhau trở lên để bày lên đĩa chúng, gồm có chuối, đu đủ, xoài, dưa hấu, và mãng cầu. Tùy theo từng vùng miền có thể thay đổi một số trái cây không có sang các trái cây khác phù hợp hơn.

Khi lựa chọn trái cây sắm cho mâm cúng lễ nhập trạch, bạn cần chú ý lựa chọn những quả đẹp mã, đồng đều, không bị bầm dập, thối hay có nhiều vết nám, sẹo… trên bề mặt quả. Sau khi rửa sạch trái cây, bạn hãy xếp ngay ngắn lên đĩa bày trên mâm cúng theo hình thức phù hợp.

Những lưu ý quan trọng sau khi thực hiện lễ cúng nhập trạch.

Sau khi tìm hiểu phần đầu về mâm cúng nhập trạch. Thì điều quan trọng thứ hai trong bài viết cần tìm hiểu là những điều cần lưu ý khi thực hiện xong lễ cúng. Và chúng được phân thành hai nhóm sau:

Hình ảnh minh họa lưu ý sau khi thực hiện nghi thức cúng với mâm cúng nhập trạch

Hình ảnh minh họa lưu ý sau khi thực hiện nghi thức cúng với mâm cúng nhập trạch.

Chú ý về hành động:

Trong phần hành động này, sẽ đề cập đến những hành vi nào nên thực hiện và không nên thực hiện:

– Lễ tạ sau khi thực hiện cúng nhập trạch phải có.

– Trình tụ thực hiện lễ cúng phải từ các vị thần rồi mới đến gia tiên ( thổ công đến ông táo ).

– Chú ý tới việc thụ hưởng đồ lễ trên mâm cúng nhập trạch sau khi chắc chắn việc hóa giấy tiền vàng xong xuôi.

– Xông nhà mới: Việc này nhằm xua đuổi chướng khí đã tích tụ từ chủ nhà trước. Theo đó, bạn cần chuẩn bị vật liệu xông bao gồm: trầm hương, nhang thơm, thảo dược. Sau đó, tiến hành đốt và đặt thuốc xông trong lư hương nhỏ hoặc siêu đất. Tiếp theo, bạn mở tất cả các cửa và cầm theo bình xông, xông từ trong ra ngoài trên xuống dưới để các khí xấu sẽ theo làn khói mà bay ra ngoài.

Chú ý về con người.

– Phụ nữ đang mang thai cần tránh dọn nhà, người tuổi Dần cũng không nên phụ dọn nhà. Nếu quá cấp bách, người có mang phải dùng một cái chổi mới mua, chưa sử dụng để quét hết các đồ vật trong nhà trước khi chuyển chúng đi.

– Gia chủ phải là người cầm bàn thờ gia tiên tiến vào đầu tiên.

– Tránh những người có vận khí may mắn đến nhà bạn trong ngày nhập trạch. Đặc biệt là những người không hợp tuổi.

Sau cùng, bài viết này đã đưa ra được những ý chính về việc chuẩn bị mâm ra sao. Và những điều cần chú ý sau khi cúng nữa. Tuy vậy, chúng tôi cũng xin nhắc nhở bạn về một vấn đề khi bạn chuẩn bị mâm cúng là việc chọn hình thức chuẩn bị cho mâm cúng nhập trạch. Hoặc là bạn tự lên danh sách, hoặc là bạn nhờ tư vấn. Dù trong trường hợp nào, nếu bạn có nhu cầu thì hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn tận tình cũng như nhận được những lời khuyên cho việc sắm đồ lễ này nhé.

Hướng Dẫn Làm Mâm Cơm Cúng Nhập Trạch Đơn Giản Nhưng Đầy Đủ

Mâm cơm cúng nhập trạch đơn giản sẽ là giải pháp cho những gia chủ tự mình chuẩn bị cúng nhập trạch. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến công việc chuẩn bị này gặp khó khăn về thời gian. Nhưng gia chủ luôn muốn tự mình lên danh sách đồ cúng. Sau đó, tự chuẩn bị một mâm cúng đầy đủ. Họ cho rằng điều này sẽ trở lên có ý nghĩa hơn trong ngày dọn về nhà mới. Cũng như hiếu kính tổ tiên, tôn thờ thần linh. Cầu cho trong ấm ngoài êm, gia đình mạnh khỏe, công việc thăng tiến. Vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau để biết có những gì trong mâm cơm này nhé.

DANH SÁCH ĐỒ LỄ TRONG MÂM CƠM CÚNG NHẬP TRẠCH.

Trước khi tìm hiểu về mâm cơm cúng sẽ gồm những gì. Thì trước hết, chúng ta hãy tìm hiểu những kiến thức cơ bản về mâm cơm cúng trong ngày này đã nhé.

Hình ảnh minh họa mâm cơm cúng nhập trạch

Hình ảnh minh họa mâm cơm cúng nhập trạch.

Những mâm cơm xuất hiện trong ngày nhập trạch.

Đầu tiên, mâm cơm cúng nhập trạch có thể chia làm nhiều mâm cơm cúng khác nhau. Tùy thuộc và quan điểm của gia chủ mà chuẩn bị. Thường thì sẽ có nhiều mâm cúng như: mâm cúng gia tiên, mâm cúng Thần Tài-Thổ Địa, mâm cúng Táo Quân, mâm cúng cô hồn ( nếu như mà mặt tiền giáp đường lộ ). Tuy nhiên, việc phân chia này thường chỉ diễn ra một số trường hợp ít mà thôi. Và thông thường, các lễ nhập trạch đều chia làm hai mâm chính: mâm thờ Tổ tiên, mâm cúng Thần linh.

Hai mâm cúng này không nhất thiết phải giống nhau như đúc. Thường thì mâm cúng Thần linh sẽ nhỉnh hơn số lượng so với mâm thờ Tổ tiên. Số lượng này khác nhau ở xôi chè, cháo, mâm ngũ quả và giấy tiền vàng mã. Còn lại, những đồ lễ cúng cơ bản đều phải xuất hiện đầy đủ trên cả hai mâm cúng này.

Đồ lễ cúng cơ bản trên mâm cơm cúng.

Tại sao lại gọi là đồ lễ cơ bản. Bởi vì, điều kiện kinh tế mỗi một gia đình khác nhau. Nhà thuê/ nhà xây/ nhà mua đều có diện tích không đồng đều. Thì sao có thể bắt được việc đồ cúng phải giống nhau y đúc. Thậm chí, nhiều dịch vụ đồ cúng cũng cung cấp nhiều gói mâm cúng phù hợp cho các điều kiện này.

Vậy những đồ lễ này sẽ gồm những gì? Thường sẽ gồm ba phần chính: Rượt thịt, hương hoa, giấy tiền vàng mã. Trong mỗi phần, số lượng quy định đều là những con số tối thiểu. Nếu như không ghi rõ thì hiểu đó là một bộ. Ví dụ quần áo quan, vàng mã. Tùy thuộc vào bài vị bàn thờ mà bạn mua số lượng phù hợp. Hay như xôi chè, cháo thì tùy dịch vụ mà số lượng củ thể như 9, 10, 13. Đây là những con số lộc tài trong mâm cơm cúng nhập trạch.

Hãy tìm hiểu qua bài viết sau để biết thêm đồ lễ cơ bản trên mâm cúng là gì nhé:

>>> XEM THÊM: MÂM LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ

Bài cúng lễ nhập trạch.

Nếu không đề cập đến bài cúng lễ nhập trạch trên mâm cơm thì sẽ không hợp lý. Bởi từ trước đến giờ, bài cúng luôn xem là một phần không thể thiếu không chỉ của mâm cơm cúng mà còn cả nghi thức cúng nữa. Do đó, ứng với hai mâm cơm cúng cụ thể thì dưới đây là những bài cúng dành cho những mâm cúng này.

Hình ảnh minh họa bài cúng sau khi dâng mâm cúng lễ nhập trạch cần biết

Hình ảnh minh họa bài cúng sau khi dâng mâm cúng lễ nhập trạch cần biết.

Bài cúng lễ thần linh:

Nam mô a di đà Phật! (3 lần)
Con lạy chín phương Trời, mười phương Phật.
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
Con kính lạy Các ngài Thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Tín chủ (chúng) con là: …… ( Họ và tên đầy đủ của chủ gia đình hoặc họ tên đầy đủ của cách thành viên tham gia hành lễ)
Hôm nay là ngày….. tháng…. năm…. chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước chư vị Tôn thần tín chủ con kính cẩn tâu trình: Các vị Thần linh, Thông minh chính trực Giữ ngôi tam thai Nắm quyền tạo hoá Thể đức hiếu sinh Phù hộ dân lành Bảo vệ sinh linh Nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con chuyển về tân gia, chọn được ngày lành chuyển đến cư ngụ nhóm lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh Thần cho chúng con được nhập vào nhà mới tại:………………………………. ( địa chỉ nhà chi tiết) và lập bát nhang thờ chư vị Tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị Tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về ở nơi này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh Thần gia ân tác phúc, độ cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào vạn sự như ý, vạn điều tốt lành. Tín chủ lại mời các vong linh Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng Tôn thần, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho tín chủ con sức khoẻ dồi dào, an khang, thịnh vượng. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (lặp lại 3 lần)

Bài cúng lễ tổ tiên:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
Kính lạy Tiên nội ngoại họ………………………
Hôm nay là ngày……… tháng……. năm……….
Gia đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ):…………..
Chúng con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước ban thờ Cụ nội ngoại gia tiên. Nhờ hồng phúc tổ tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã chuyển đến ngôi nhà mới.
Cúi xin các cụ, ông bà cùng nội ngoại họ ……………….. thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì cho chúng con, tài lộc, gia đao đạo hưng thinh, bình an mạnh khoẻ. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Như vậy, mâm cơm cúng để có được nó không phải chuyện dễ dàng. Bạn phải lên danh sách rồi chuẩn bị. Sẽ rất mất nhiều công sức, tuy nhiên, điều này lại mang lại cho bạn sự bình tâm và tin tưởng hơn vào lễ cúng sắp tới. Qua đây, bài viết này sẽ đôi phần giải đáp thắc mắc về việc chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch cũng như mẫu bài cúng cho lễ nhập trạch sắp tới.

Lễ Cúng Nhập Trạch Gồm Những Gì? Cách Thức Thực Hiện Nghi Lễ?

Câu hỏi lễ cúng nhập trạch gồm những gì chắc hẳn bạn đã từng nghe qua ít nhất một lần trước khi làm lễ nhập trạch. Không thì bạn cũng từng tìm hiểu kiến thức liên quan tới việc làm lễ này. Và, mâm cúng nhập trạch chuẩn bị như thế nào sẽ là vấn đề cần quan tâm. Vậy thì hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu lễ nhập trạch cần những gì nhé.

CHUẨN BỊ LỄ CÚNG NHẬP TRẠCH GỒM NHỮNG GÌ VÀ NGHI THỨC THỰC HIỆN.

Chuẩn bị lễ cúng thì trước hết bạn đã định hình được thời gian cụ thể chưa? Công việc cần làm khi thực hiện là gì? Vậy thì, điều đầu tiên cần biết là chuẩn bị hai vấn đề này.

Hình ảnh minh họa chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

Hình ảnh minh họa chuẩn bị cho lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

Thời gian tổ chức lễ cúng nhập trạch.

Thời gian tổ chức rất quan trọng. Nếu bạn tìm hiểu tâm linh thì biết rõ, việc ngày giờ có tác động như thế nào đến đời sống sinh hoạt hay tâm tính của con người. Cũng như vận khí công việc như thế nào. Vì thế, khi làm bất cứ công việc nào quan trọng thì đầu tiên họ đều xem ngày giờ phù hợp.

Lễ nhập trạch cũng không ngoại lệ. Việc thực hiện nghi lễ vào giờ tốt được xem là cách tạo dựng sự gắn kết gia đình. Mang lại nhiều niềm vui không chỉ trong sinh hoạt gia đình mà cả công việc nữa. Do đó, xem giờ thì nên tìm hiểu những nhà chuyên môn hay những dịch vụ online uy tín.

Trong phần thời gian này, lưu ý nhỏ về việc bạn chọn thời điểm cúng và chuyển đồ. Bạn dựa trên điều kiện của bản thân và gia đình. Hay như muốn chủ quan từ mọi người để quyết định chuyển trước hay trong ngày lễ cúng nhập trạch cần những gì nhé.

Danh sách công việc cần thực hiện.

Công việc này bao quát từ sự chuẩn bị đồ cúng đến chuyển đồ và cả nghi thức cúng bái. Thế nên, bạn hãy tìm hiểu trước những việc cần làm. Và hình dung nó có trình tự thực hiện như thế nào để ghi chép, định hình nó sẽ được tiến hành ra sao. Sau cùng, nghi thức tiến hành làm lễ cũng nên được chú trọng. Dưới đây là một số công việc cần thực hiện:

Bài cúng nhập trạch:

Bạn đã quan tâm tới việc cúng phù hợp với lễ nghi, phong tục truyền thống. Thì không thể bỏ qua sự quan trọng của bài cúng nhập trạch được. Do bài cúng sẽ giúp bạn thực hiện nghi thức đúng quy củ. Vậy thì bài cúng sẽ gồm những gì?

Bài cúng thực hiện lễ nhập trạch chia làm hai phần chính. Một là cúng gia tiên. Thứ hai là cúng thần linh. Cúng gia tiên sẽ có một bài cụ thể. Còn việc cúng thần linh có đôi chút khác biệt.

Việc bạn cúng chung hoặc tách riêng cúng Thổ Công, Thần Tài và Táo Quân. Đều dựa trên quan điểm của bạn. Cúng chung hay riêng không có ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, để trắc chắc trong việc thờ cúng thì nên nói rõ điều kiện nhà mình: bao nhiêu người, nhà cửa ra sao,… Để những thầy phong thủy đưa ra lời khuyên phù hợp.

>>> XEM THÊM: BÀI KHẤN LỄ NHẬP TRẠCH VỀ NHÀ MỚI.

Mâm cúng nhập trạch:

Hình ảnh minh họa mâm cúng cho lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

Hình ảnh minh họa mâm cúng cho lễ cúng nhập trạch gồm những gì?

Theo quan niệm dân gian về lễ cúng nhập trạch cần những gì. Thì mâm cúng lễ nhập trạch bao gồm 3 phần chính là ngũ quả, hương hoa và rượu thịt.

Ngũ quả:

Người ta thường sử dụng ít nhất là 5 loại quả trở lên để bày lên đĩa cúng. Ví dụ: nải chuối, xoài, đu đủ, mãng cầu, dừa, dưa hấu… Các trái phải được chọn lựa theo tiêu chí to, đẹp, không bầm, dập, thối. Sau khi rửa sạch phải xếp ngay ngắn lên đĩa theo hình thức phù hợp.

Hương hoa:

Gồm hoa tươi, nhang, đèn cầy đỏ 1 cặp, 3 miếng trầu cau đã têm, giấy vàng bạc, 1 đĩa muối gạo và 3 hũ đừng muối, gạo, nước trộn lẫn. Hoa tươi có thể linh hoạt chọn loại theo mùa, ví dụ: hoa hồng, hoa ly, hoa cúc… đều được chấp nhận.

Mâm rượt thịt:

1 bộ tam sanh (1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc), xôi, gà luộc nguyên con, 3 chung trà, 3 chung rượu và 3 điếu thuốc, bộ xôi chè, bộ cháo cúng ( chay hoặc mặn đều được ).

Bên cạnh đó, không có quy định bắt buộc vể cách chuẩn bị lễ cúng nhập trạch gồm những gì như thế nào. Vậy thì phải xem bạn có xắp được thời gian chuẩn bị những đồ lễ này hay không? Nếu như bạn quá bận rộn về việc chuyển đồ mà không kịp cho việc sắm đồ lễ thì một giải pháp an toàn là tham khảo đồ cúng trước khi đưa ra quyết định mua sắm từ chúng tôi nhé.

Nghi thức tiến hành lễ nhập trạch:

Trước hết, gia chủ cần mang theo một chiếc chiếu đang dùng, một bếp lửa (không dùng bếp điện vì nó sinh nhiệt nhưng không có ngọn lửa), một cái chổi mới, lễ vật… để vào nhà mới. Những thành viên khác trong nhà đi theo sau và mang theo tiền của.

Sau đó, sắp lễ vật lên mâm theo hướng hợp với gia chủ. Đích thân gia chủ thắp tạm nén nhang, cắm vào lư để xin nhập trạch và xin phép Thần linh rước vong linh Gia tiên về nơi ở mới để thờ phụng.

Kế đến, gia chủ sẽ châm bếp và đun nước với mục đích khai bếp và pha trà dâng thần linh, gia tiên.

Sau khi khấn thần linh xong, gia chủ làm lễ cáo yết gia tiên trước rồi mới được phép sắp xếp đồ đạc trong nhà.

Khi đã dọn xong đồ đạc, để gia trang được bình an, cả nhà phải tổ chức lễ bái tạ thần Phật, các vị thánh thần và tổ tiên.

Cuối cùng, trả lời cho câu hỏi lễ cúng nhập trạch gồm những gì căn bản đã trình bày xong. Bài viết chỉ mang tính kham khảo. Vậy nên, nếu như bạn muốn chắc chắn đúng thì nên tìm những bậc thầy chuyên môn để hỗ trợ bạn trong khâu chuẩn bị và thực hiện nhé. Chúc các bạn thành công trong lễ nhập trạch này.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392