Lưu trữ Chưa phân loại - Trang 2 trên 4 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Chưa phân loại

Trẻ sơ sinh tắm một ngày mấy lần?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất

Trẻ sơ sinh mới chào đời nên vô cùng yếu ớt và phải có thời gian tập làm quen với môi trường. Vậy trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất, vừa sạch sẽ vừa đảm bảo an toàn cho bé đây? Hãy tham khảo bài viết sau để tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc này các mẹ nhé!

1. Trẻ sơ sinh có cần tắm hay không? Một ngày tắm mấy lần?

Trẻ mới chào đời sẽ được tắm tại bệnh viện bởi các y tá, điều dưỡng. Trong vòng 1-2 ngày sau mẹ xuất viện và đưa bé về nhà thì vẫn phải tắm rửa đều đặn cho bé. Nhiều người cho rằng trẻ nhỏ không vận động nhiều, không cần phải tắm rửa quá thường xuyên.

Trẻ sơ sinh tắm một ngày mấy lần?
Trẻ sơ sinh tắm một ngày mấy lần?

Tuy nhiên đây là quan niệm sai lầm. Bởi việc tắm rửa cũng như vệ sinh cho bé rất quan trọng, giúp đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh, hoạt động bài tiết mạnh mẽ. Điều đó cũng đồng nghĩa mới việc da bé rất nhanh bẩn.

Vì vậy, nếu không được vệ sinh và tắm rửa thì da bị bít tắc lỗ chân lông, tích tụ bụi bẩn, mồi hôi, tế bào chết. Điều này khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, hôi và dễ gây viêm nhiễm.

Do đó, sau sinh ít nhất 10 ngày bạn phải tắm hoặc vệ sinh cho bé hàng ngày. Nếu trời lạnh thì có thể tắm 2 ngày 1 lần. Với trẻ sơ sinh từ 10 ngày tuổi trở lên, bạn có thể áp dụng tần suất 2 – 3 ngày tắm một lần. Khi tắm cần chú ý đến tình trạng sức khỏe của bé, không nên tắm quá 1 lần trong ngày. Việc tắm cho bé sẽ dễ dàng hơn khi bé từ 1 tháng tuổi trở lên.

2. Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

Nếu bạn thắc mắc tắm cho trẻ sơ sinh vào giờ nào tốt. Thì đa số khoảng thời gian trong ngày bạn đều có thể tắm cho bé, đừng quá sớm hoặc quá muộn là được.

Thông thường, trẻ sơ sinh nên tắm vào buổi sáng sau 9h30. Lúc này trẻ vừa tắm nắng xong. Đây cũng là thời điểm thân nhiệt bé đã ổn định. Nhất là khoảng từ 10-11 giờ là phù hợp để cho trẻ sơ sinh tắm nhất.

Hoặc bạn cũng có thể tắm cho bé vào buổi chiều trước 16h30. Nhất là khoảng thời gian từ 15 đến 16h chiều. Lúc này, nền nhiệt trong ngày cũng ổn định, không quá nóng hoặc quá lạnh.

Tuy nhiên bạn không nên quá cứng nhắc phải tắm đúng từng giờ từng khắc. Thay vào đó hãy linh động tùy thuộc theo sự thay đổi của thời tiết hoặc dựa vào mùa.

Có một đặc điểm là sau khi được tắm, trẻ thoải mái, mát mẻ và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Nên bạn có thể tắm cho bé trước giấc ngủ nhé.

Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?
Trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất?

Không nên cho trẻ sơ sinh tắm lúc bé vừa bú xong quá no hoặc lúc bé quá đói. Bởi vì nó sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa khiến trẻ khó chịu. Tốt hơn hết bạn nên tắm cho bé sau khi bú 45 phút– 1 tiếng.

Ngoài ra, bạn cũng nên biết cho trẻ sơ sinh tắm đúng cách để trẻ không bị cảm hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe.

3. Những lưu ý để cho trẻ sơ sinh tắm đúng cách

Cho trẻ sơ sinh tắm không phải là vấn đề quá phức tạp, nhưng nếu không biết cách thực hiện thì dễ gây hại cho bé. Tuy nhiên, mẹ không nên quá lo lắng, để tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách bạn có thể tham khảo những lưu ý như sau:

+ Cho trẻ sơ sinh tắm trong phòng kín, không có gió với nhiệt độ ấm áp. Nước sử dụng cho bé tắm là nước ấm có nhiệt độ từ 30-40 độ C.

+ Trước khi tắm cho bé, bạn cần chuẩn bị sẵn các vật dụng cần thiết như: thau nước ấm để tắm, để tráng người, khăn mùng nhỏ để tắm cho bé, khăn to để lau người cho bé, áo quần để thay cho bé. Điều này sẽ giúp bạn thao tác nhanh hơn, không để bé bị lạnh.

+ Nếu bạn cho trẻ sơ sinh vào mùa đông thì có thể làm ấm quần áo, khăn lau người trước khi cho bé mặc. Có thể bật quạt sưởi cho bé trong và sau khi tắm.

+ Thời gian tắm cho bé không nên quá lâu, khoảng 5 phút là được. Nếu bạn cho bé tắm lâu sẽ dễ bị cảm lạnh.

+ Có thể tắm theo trình từ từ dưới lên trên từ chân lên tới đầu để bé không bị sốc nhiệt. Khi tắm và lau khô xong thì nên mặc áo quần ngay cho bé.

+ Khi tắm cho bé nên thao tác nhẹ nhàng, trường hợp có sử dụng dầu gội để gội đầu cho bé thì nên cẩn thận đừng để dây vào mắt trẻ.

+ Trước khi tắm cho bé, bố mẹ có thể massage nhẹ nhàng bằng dầu dừa hoặc sản phẩm chuyên dụng vừa giúp lưu thông tuần hoàn máu, vừa giúp bé bú và ngủ khỏe.

+ Đối với trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, khi tắm, ba mẹ cần lưu ý hạn chế để nước thấm vào, gây nhiễm trùng.

Chắc hẳn những kiến thức mà chúng tôi cung cấp trên đây phần nào đã giúp bạn hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh tắm vào giờ nào là tốt nhất. Mong rằng bài viết hữu ích cho các bậc phụ huynh đang có con nhỏ hoặc mới lần đầu làm ba mẹ nhé.

trẻ mới sinh uống bao nhiêu sữa 1 lần

Trẻ mới sinh bao lâu uống sữa 1 lần và nên uống bao nhiêu

Với những bậc phụ huynh lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn sẽ có rất nhiều băn khoăn. Trong đó có không ít người thắc mắc trẻ mới sinh bao lâu uống sữa 1 lần và nên uống bao nhiêu là phù hợp. Bài viết sau sẽ giúp mẹ của bé trả lời câu hỏi này, nuôi con khỏe mạnh và khoa học hơn.

1. Trẻ mới sinh mấy tiếng bú 1 lần, nên uống bao nhiêu?

Sau khi sinh có rất nhiều mẹ lo lắng không biết là trẻ mới sinh bao lâu uống sữa 1 lần. Theo chuyên gia, 24 giờ đầu sau sinh, bé sẽ không cần bú một lượng quá nhiều mà chủ yếu dành thời gian để ngủ. Trung bình bé sẽ bú mẹ khoảng 8 -12 lần/ngày.  Nếu mẹ thắc mắc trẻ mới sinh bao lâu bú 1 lần thì là khoảng 2 – 3 tiếng đó ạ.

Vậy còn vấn đề trẻ mới sinh uống bao nhiêu sữa 1 lần? Thì câu trả lời là khi mới chào đời, bé bú khoảng 15ml. Tức là lượng sữa trẻ bú mẹ hầu như là sữa non. Điều này vô cùng phù hợp với tình trạng mẹ sau sinh phải mất khoảng 3 ngày sữa mới về nhiều.

Trẻ mới sinh mấy tiếng bú 1 lần
Trẻ mới sinh mấy tiếng bú 1 lần?

Bạn nên cố gắng cho bé bú sữa non. Bởi đây là những giọt sữa quý giá, chứa đầy đủ chất dinh dưỡng và đề kháng tốt nhất cho bé. Và cũng đừng quá lo lắng vì sữa chưa kịp về nhiều. Bởi thời điểm 3 ngày sau sinh, bé cũng không bú quá nhiều đâu.

Tốt nhất là khoảng tầm 1-2 giờ sau sinh, mẹ nên cho bé bú liền để bé tập ngậm bầu vú của mẹ cho quen dần. Bé sẽ học được phải xạ hút nhả. Bởi sau giai đoạn này, bé sẽ buồn ngủ và ngủ một giấc dài, có khi vài tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, mẹ cũng không nên quá tuân thủ việc bé bú đúng theo khoảng thời gian là bao nhiêu. Mà tốt hơn hết hãy cảm nhận nhu cầu của bé. Khi nào bé đói thường sẽ có những biểu hiện đòi bú như: cựa quậy, há miệng.

2. Trẻ dưới 1 tháng tuổi bao lâu bú 1 lần, uống bao nhiêu?

Trong tuần đầu tiên khi trẻ mới sinh, bạn nên cho bé bú sữa mẹ bằng cách ti trực tiếp hoặc vắt ra bình. Trường hợp mẹ bị tắc sữa, không có sữa thì có thể chọn sữa công thức để bé bú.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng duy trì cữ bú của bé là cứ sau 2-3 tiếng lại cho bé ti mẹ 1 lần. Mỗi lần bú khoảng 35ml. 1 ngày bạn có thể cho bé uống sữa từ 8-12 lần.

Bắt đầu vào giai đoạn sau đó đến dưới 1 tháng tuổi, bé đã làm quen với môi trường và nhu cầu dẫn tăng lên. Tùy theo từng bé có sức ăn khác nhau, nhưng mẹ nên tăng liều lượng sữa lên khoảng 35 – 60ml mỗi cữ. Và mỗi cữ bú nêncách nhau khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ. Vậy là số lần bú giảm xuống 6-8 lần/ngày.

Nếu bé ham ngủ không tự thức dậy để bú được, bạn nên đánh thứ bé và bú đúng cữ. Trẻ có thể mất khoảng thời gian khá lâu từ 10 – 20 phút để bú sữa nhất là khi ti trực tiếp từ bầu vú mẹ. Nhưng không nên để trẻ bú quá khoảng thời gian trên nhé!

trẻ mới sinh uống bao nhiêu sữa 1 lần
Trẻ mới sinh uống bao nhiêu sữa 1 lần?

3. Trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên bao lâu uống sữa 1 lần uống bao nhiêu?

Từ khoảng 1-2 tháng tuổi, lượng sữa cho bé bú có thể đạt ngưỡng 118ml mỗi cữ. Lúc này, trẻ đã quen với các động tác bú mẹ và dần biết cách mút mạnh hơn để lấy được sữa nhiều hơn. Bé đã có khả năng bú nhanh hơn trước đây. Mẹ có thể cảm nhận được lực mút mạnh từ đầu ti của mình.

Khi trẻ bước vào ngưỡng trên 2 tháng thì lượng sữa sẽ tăng theo khoảng 118 – 148 ml/bú. Mỗi cữ bú cách nhau 3 – 4 giờ.

Từ 4 tháng trở lên, trẻ có thể bú được 177ml cho mỗi cữ. Một số mẹ bắt đầu tập cho con ăn dặm. Tầm 6 tháng về sau, bé có thể bú mỗi lần 236ml sữa, lúc này cữ bú cũng giãn cách xa hơn.

Lúc này, đa số các bé đều đã trong quá trình làm quen với ăn dặm. Ngoài sữa, mẹ có thể bổ sung cho bé các loại thực phẩm dinh dưỡng khác từ rau xanh, trái cây, thịt, cá, hải sản,… Tùy theo từng giai đoạn mà mẹ lựa chọn thực phẩm phù hợp cho bé nhé.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể duy trì việc bé bú mẹ đến 12 hoặc 18 tháng tùy theo điều kiện cá nhân. Sau 1 tuổi bé có thể bổ sung dinh dưỡng bằng sữa tươi tiệt trùng.

Có thể nói độ tuổi của trẻ tương ứng với lượng sữa và thời gian giãn cách giữa các cữ bú. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi bé là khác nhau. Vì vậy, bạn nên quan sát và lắng nghe con nhiều hơn nhé. Chỉ có mẹ mới hiểu rõ con cần gì nhất.

Những thông tin mà chúng tôi mang đến về vấn đề trẻ sơ sinh bao lâu uống sữa 1 lần và nên uống bao nhiêu trên đây mong là những kiến thức hữu ích mà bạn có thể tham khảo và áp dụng cho quá trình nuôi con của mình.

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì

Với những người lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn sẽ rất thắc mắc trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì? Những thông tin hữu ích trong bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đó, bảo vệ trẻ khỏe mạnh hơn. Tham khảo ngay nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin?

Vắc xin là phương pháp giúp phòng bệnh hiệu quả cho cả người lớn và trẻ em. Đặc biệt là ở đối tượng trẻ em, trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt thì tiêm phòng là điều cần thiết để làm giảm nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm, truyền nhiễm qua đó hạn chế tình trạng tử vong.

Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin?
Vì sao trẻ sơ sinh cần tiêm vắc xin?

Một số bệnh thường gặp ở trẻ mà bạn cần cho bé tiêm vắc xin phòng tránh có thể kế đến như: viêm gan B, cúm mùa, bạch hầu, uốn ván, ho gà, bại liệt, viêm màng não BC, lao, sởi, quai bị, rubella, tả, thương hàn,…

Trẻ được tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch sẽ giảm thiểu những rủi ro về tử vong hoặc hạn chế các biến chứng, di chứng do những bệnh lý trên gây ra.

Vì vậy, trẻ em cần được tiêm chủng để bảo vệ cơ thể khỏi những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là 2 năm đầu đời.

Với những phụ huynh lần đầu có con, chắc hẳn rất quan tâm và thắc mắc các mũi tiêm cho trẻ sơ sinh. Bạn có thể tham khảo trong mục tiếp theo.

2. Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì?

Trẻ sơ sinh thường phải tiêm vắc xin BCG phòng bệnh lao phổi và viêm gan siêu vi B. Cụ thể trong vòng 24 giờ sau khi chào đời, bé phải được tiêm ngay mũi 1 vắc xin viêm gan siêu vi B. Ngoài ra, trong vòng 1-2 tháng sau khi sinh, bé sẽ có lịch tiêm các mũi tiếp theo như sau:

+ Mũi 2 được tiêm cho trẻ sơ sinh sau mũi 1 một tháng.

+ Mũi 3 được tiêm cho trẻ sơ sinh sau mũi 2 một tháng.

+ Mũi nhắc lại sẽ được tiêm sau mũi 3 1 năm.

Riêng mũi lao, bé sẽ tiêm trước khi tròn 1 tháng tuổi. Thông thường, bác sĩ sẽ cho tiêm trước khi mẹ và bé xuất viện. Mũi này chỉ được tiêm 1 lần trong đời đồng nghĩa với không cần tiêm nhắc lại.

Ba mẹ cần nhớ kỹ đặc biệt là 2 mũi tiêm cho trẻ sơ sinh này. Bởi có những trường hợp mẹ quên sẽ bỏ lỡ thời điểm tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé (đặc biệt là mũi ngừa lao). Hoặc đã tiêm rồi nhưng không nhớ dễ dẫn tới tiêm chống.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh cho đến giai đoạn dưới 1 tuổi cần tiêm khá nhiều loại vắc xin. Chúng tôi sẽ chia theo tháng sinh của bé để dễ dàng hơn nếu bạn muốn tìm hiểu.

>> Trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi:

Ở giai đoạn này, bé nên tiêm mũi đầu tiền của vắc xin 6 trong 1 Infanrix hexa để phòng 6 bệnh bao gồm: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và các bệnh do Haemophilus influenzae týp B (Hib). Nếu phụ huynh quyết định tiêm mũi 5 trong 1 Pentaxim thì phải tiêm thêm 1 mũi viêm gan B (như đã nói ở trên).

Ngoài ra, bé cần uống thêm vắc xin Rotarix, Rotateq để ngừa bệnh tiêu chảy do virus Rota virus gây ra (liều 1). Và tiêm mũi 1 vắc xin Synflorix phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.

Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì?
Trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì?

>> Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi:

Trẻ sẽ được tiêm tiếp mũi 2 vắc xin 6 trong 1 hoặc tiêm 5 trong 1 kèm mũi viêm gan B bổ sung. Uống thêm liều 2 vắc xin ngừa tiêu chảy do Rotavirus.

>> Trẻ 4 tháng tuổi

Tiêm mũi 3 vắc xin 6 trong 1 hoặc 5 trong 1 kèm mũi viêm gan B bổ sung. Mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.

>> Trẻ 6 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé sẽ bắt đầu tiêm vắc xin Vaxigrip/Influvax ngừa bệnh cúm (liệu trình tiêm 2 mũi cách nhau 1 tháng). Cùng với đó là tiêm mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C. Tiêm thêm mũi 3 vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.

>> Trẻ 9 tháng tuổi:

Ở độ tuổi này, bé sẽ được tiêm mũi 2 vắc xin phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu B+C và mũi phòng bệnh sởi.

>> Trẻ 12 tháng tuổi:

Khi trẻ 1 tuổi, bé phải tiêm mũi vắc xin 3 trong 1 MMR-II/MMR phòng bệnh sởi, quai bị, rubella, mũi vắc xin phòng bệnh thủy đậu, mũi phòng bệnh viêm não Nhật Bản B (liệu trình 2 mũi cách nhau: 1 – 2 tuần).

Ngoài ra, còn có mũi 1 vắc xin phòng bệnh viêm gan A (nhắc lại sau 6-18 tháng), mũi 4 vắc xin phòng bệnh viêm tai giữa, viêm phổi, viêm màng não do phế cầu.

Trên đây mới là những mũi tiêm cho bé tứ 1 tuổi trở xuống. Bé cũng cần theo sát lịch trình tiêm cho đến khi hết 2 tuổi. Sau đó các mũi tiêm phòng sẽ ít dần. Có những mũi phải tiêm dịch vụ, có những mũi bạn chỉ cần đến trạm y tế để được tiêm phòng miễn phí.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về trẻ sơ sinh cần tiêm những mũi gì để tiêm cho bé kịp thời và hiệu quả nhất.

Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao

Gặp phải tình trạng trẻ lâu ngày không đi vệ sinh được chắc hẳn rất nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân cũng như giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao đúng nhất. Ba mẹ bình tĩnh tham khảo để biết câu trả lời nhé!

1. Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được?

Thông thường với đối tượng là trẻ sơ sinh, việc đi ngoài xảy ra rất thường xuyên, đặc biệt là sau khi bú sữa. Trung bình một ngày bé có thể đi được 6 lần. Nhất là vài tuần đầu sau khi chào đời, hệ thống đường ruột của bé đang trong giai đoạn hoàn thiện.

Sau đó một thời gian, khi ruột ổn hơn, hoạt động hiệu quả trong việc tiêu hóa cũng như hấp thụ dinh dưỡng từ sữa mẹ thì số lần bé đi vệ sinh sẽ ít lại, khoảng thời gian giữa các lần kéo dài hơn.

Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được?
Vì sao trẻ sơ sinh không đi ngoài được?

Chính vì vậy, nếu trẻ sơ sinh không đi ngoài được thì đây là dấu hiệu bất thường. Nếu bé  từ 8 tuần tuổi trở lên không đi ngoài trong vòng 4-5 ngày thì có thể đang bị táo bón.

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường là do trẻ bú sữa công thức hoàn toàn hoặc bú cả sữa mẹ và sữa công thức. Bởi vì sữa công thức có thể làm từ sữa bò, với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh sẽ bị ảnh hưởng, dẫn tới khó tiêu, táo bón, không đi ngoài được. Thông thường trẻ bú sữa công thức sẽ đi ị 1-3 lần/ngày. Trẻ trong giai đoạn ăn dặm cũng dễ bị táo bón hơn.

Riêng với sữa mẹ thì trẻ rất ít bị táo bón. Bởi sữa mẹ được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn mà vẫn bị táo bón có thể do bú quá ít.

Ngoài nguyên nhân táo bón ra, thì trẻ sơ sinh không đi ngoài được cũng do một số bệnh lý khác như:

+ Tắc ruột: Trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng có nguy cơ bị tắc ruột hoặc lồng ruột mà không đi ngoài được là một biểu hiện. Bên cạnh đó còn có những dấu hiệu như: quấy khóc do đau bụng, sờ bụng thấy căng cứng, không xì hơi được và nôn ói nhiều.

+ Hẹp hậu môn: Trẻ mắc phải bệnh lý này thường không đi ngoài được, chướng bụng kèm với nôn ói, không có lỗ hậu môn hoặc lỗ hậu môn ở vị trí bất thường, có mang che lỗ hậu môn.

+ Phình đại tràng bẩm sinh có thể gây tắc ruột ở trẻ.

2. Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao?

Khi trẻ sơ sinh không đi ngoài được thì mẹ cũng không cần quá lo lắng. Đầu tiên hãy xem xét các dấu hiệu kèm theo. Nếu không có gì bất thường thì hãy thực hiện một vài lưu ý sau đây để bé nhanh chóng đi ngoài được:

+ Tích cực cho bé bú mẹ thường xuyên, nếu bé bú sữa công thức thì có thể xem xét đổi sang loại sữa khác để bé hết táo bón.

+ Tập các bài tập thể dục, vận động để kích thích hoạt động của đường ruột, thoát khỏi tình trạng đầy hơi, giúp bé dễ đi ngoài hơn.

Bạn có thể thử bài tập xe đạp theo cách: đặt bé nằm ngửa trên giường, mẹ ngồi đối diện mặt bé, nắm lấy hai cổ chân bé và nhẹ nhàng di chuyển theo vòng tròn như đang đạp xe đạp. Hoặc mẹ cũng có thể tập động tác co duỗi gối bằng cách nắm lấy hai cổ chân của bé, đẩy nhẹ về phía bụng sao cho hai gối bé gập lại, giữ một lúc rồi lại duỗi nhẹ chân bé ra.

Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao?
Trẻ sơ sinh không đi ngoài được phải làm sao?

+ Ngoài tập thể dục, mẹ cũng nên tham khảo động tác massage bụng vừa tăng lưu thông tuần hoàn vừa giúp tăng nhu động ruột, từ đó trẻ sơ sinh đi ngoài được dễ dàng và thường xuyên hơn. Lưu ý nên đợi sau khi bé bú tầm 1 giờ mới massage. Trước khi tiến hành hãy cho lên tay 1 ít tinh dầu chuyên dụng để động tác trơn tru và nhẹ nhàng. Sử dụng cả bàn tay xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ.

+ Hoặc mẹ có thể tắm hoặc ngâm hậu môn của trẻ sơ sinh trong nước ấm cũng giúp việc đi đại tiện diễn ra dễ dàng hơn.

+ Hầu hết trẻ sơ sinh đều đang trong tình trạng bú sữa mẹ ở những giai đoạn đầu đời. Do đó, tình trạng bệnh lý của con hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống của mẹ. Ví dụ như khi mẹ ăn uống thiếu dinh dưỡng, ít chất xơ hay ăn nhiều những loại thực phẩm khó tiêu, đồ cay nóng cùng chế độ ngủ nghỉ không hợp lý sẽ khiến quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng vào cơ thể bé bị ảnh hưởng, từ đó dẫn đến chứng táo bón.

Chính vì vậy, để hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên lưu ý và điều chỉnh chế độ ăn uống của mình bằng cách tăng cường các loại củ quả tươi, rau xanh để bổ sung chất xơ. Đây đều là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của cả mẹ và bé bởi chúng chứa nhiều vitamin có khoáng chất cần thiết. Ngoài ra, mẹ có thể thường xuyên ăn sữa chua để giúp lợi khuẩn tốt hơn.

Trường hợp ba mẹ quan sát và thấy trẻ sơ sinh không đi ngoài được trong vòng ba ngày đi cùng với đó là các biểu hiện như đau bụng, bé rặn ị đỏ mặt tía tai, phân của bé cứng vo tròn có lẫn cùng với máu, thường hay khó chịu, quấy khóc thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ, để được xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ có sao không?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ có sao không nên làm gì

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ là hiện tượng phổ biến. Nhưng với những người lần đầu làm cha mẹ chắc hẳn vô cùng lo lắng liệu tình trạng này có sao không và nên làm gì để xử lý. Bài viết sau sẽ hướng dẫn phụ huynh cách xử lý đúng nhất khi trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ nhé!

1. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ có sao không?

Như chúng ta đã biết, nhiệt độ bình thường của trẻ sơ sinh là từ 36-37 độ. Khi thân nhiệt của bé cao hơn so với ngưỡng này 1 độ tức là ở con số 38 độ khi đo ở hậu môn hoặc miệng và 37.5 độ nếu đo ở nách thì bé có biểu hiện sốt nhẹ.

Lưu ý: Bạn có thể dùng nhiệt kế các loại để xác định thân nhiệt cho bé. Với trẻ sơ sinh 1 tuổi thì nên dùng nhiệt kế cầm tay dạng thủy ngân hoặc điện tử cặp vào nách của bé để cho kết quả chính xác nhất. Thông thường nếu đo ở nách 37.5 độ thì ở hậu môn là 38 độ.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ có sao không?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ có sao không?

Vậy khi kết quả cho thấy thân nhiệt của bé nằm ở khoảng 37,5 độ C khi đo ở nách thì có sao không? Câu trả lời là mẹ không cần quá lo lắng. Như đã nói ở trên, đây là biểu hiện sốt nhẹ, chưa cần sử dụng đến thuốc mà có thể áp dụng các cách tại nhà để thân nhiệt trở về bình thường.

Hoặc cơ thể của bé không bị sốt mà có thể thân nhiệt tăng do nhiều nguyên nhân như: thời tiết nóng, trẻ mặc quá nhiều quần áo, vừa tắm nước ấm…

Hơn thế nữa, thân nhiệt của trẻ sơ sinh có xu hướng cao hơn vào khoảng thời gian cuối buổi chiều và thấp xuống vào buổi sáng sớm.

2. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ nên làm gì?

Nhìn chung trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ cũng không có gì quá nguy hiểm. Ba mẹ cần bình tĩnh để xử lý sao cho phù hợp.

Đầu tiên, bạn xem xét bé có bị quấn hay mặc đồ quá nhiều lớp, quá dày hay không. Do đó hãy cởi bớt đồ hoặc cho bé mặc áo quần thông thoáng. Nếu bé vẫn còn sốt thì có thể áp dụng lau ấm ở các vị trí như: nách, bẹn để hạ nhiệt nhanh.

Bên cạnh đó, hãy nhớ cho bé bú mẹ nhiều, để hạ sốt và bù nước cho bé. Phụ huynh lưu ý kiểm tra nhiệt độ cho bé mỗi 30 phút 1 lần để theo dõi và có hướng xử lý phù hợp. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống bất cứ loại thuốc nào như: kháng sinh, hạ sốt mà chưa có sự tư vấn của bác sĩ. Cũng không nên áp dụng các mẹo dân gian chưa được kiểm chứng để hạ sốt cho bé.

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ nên làm gì?
Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt 37.5 độ nên làm gì?

3. Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sốt cao nên làm gì?

Nếu thân nhiệt trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi nằm ở mức hơn 38 độ, từ 38.5 – 39 độ thì tức là bé đang sốt cao và gây nguy hiểm. Đặc biệt với trường hợp bé dưới 3 tháng tuổi, các cơ quan trong cơ thể chưa vận hành ổn định nên nếu sốt cao có thể dẫn đến ảnh hưởng rất nghiêm trọng.

Ba mẹ cần chú ý đo nhiệt độ cho bé thường xuyên. Xác định nguyên nhân trẻ sốt không phải do quấn, ủ quá ấm hay do nhiệt độ trong phòng quá cao thì hãy đưa bé đến bệnh viện nơi gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời. Rất nhiều trẻ ở độ tuổi này có thể sốt cao do nhiễm trùng, rất nguy hiểm.

Ngoài ra đừng quên để ý đến các biểu hiện kèm theo tình trạng sốt của con. Không phải cứ sốt càng cao là bệnh nặng mà sốt nhẹ lại không nguy hiểm. Bởi có những trường hợp bé sốt nhẹ ở mức 38 độ nhưng đi kèm tình trạng khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi, đòi bế, bỏ bú nhiều ngày liền,… thì cũng cần đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.

Các biện pháp hạ sốt nhanh cho bé thường là lau nước ấm toàn thân bằng khăn mềm, nước ở nhiệt độ 30 độ C. Nếu bạn liên tục lau nước ấm nhưng thân nhiệt của trẻ vẫn không giảm mà còn tăng lên cao trên 38.5 độ thì mới sử dụng thuốc uống hạ sốt nhé!

Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hạ sốt nên thăm khám ý kiến của bác sĩ.  Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bạn có thể tham khảo hạ sốt cho trẻ bằng acetaminophen (paracetamol) loại bột pha với nước hoặc các dạng khác. Khi sử dụng cần lưu ý sử dụng liều lượng thuốc theo cân nặng của trẻ. Không được phép cho bé uống aspirin.

Sau khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nhớ quan sát, nếu thân nhiệt không giảm sau 30 phút thì nên cho trẻ đến bệnh viện.  Tránh trường hợp để trẻ sốt lên đến 40 độ C, rất dễ có biểu hiện co giật, nguy hiểm và để lại di chứng về sau.

Với những thông tin trên hy vọng đã giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh 1 tuổi sốt 37.5 độ có sao không và nên làm gì để xử lý. Mong rằng đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi được không

Có một mẹo thường được áp dụng khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài đó chính là cho mẹ ăn búp ổi. Nhưng liệu mẹo này có an toàn và trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi có sao không? Tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời chính xác và chi tiết nhất nhé!

1. Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn bụp ổi được không?

Trẻ sơ sinh thường dễ gặp phải tình trạng tiêu chảy, bị đi ngoài phân lỏng, “xì xoẹt” nhiều ngày khiến phụ huynh lo lắng. Khi gặp tình trạng này nhiều mẹ áp dụng mẹo dân gian bằng cách cho mẹ ăn búp ổi. Bên cạnh đó, một số người còn sử dụng cách cho bé uống nước sắc từ búp ổi, uống từng ít một để không bị sặc. Đặc biệt là cho bé uống thường xuyên trong vòng 3 ngày.

Sở dĩ có mẹo dân gian này là vì, trong thành phần của búp ổi có chứa chất tannin với hàm lượng lớn. Công dụng của thành phần này cho khả năng làm săn niêm mạc ruột. Vì vậy, khi người bệnh bị tiêu chảy mà ăn búp ổi thì sẽ cầm được tình trạng “đi ngoài” nhanh chóng. Tuy nhiên, điều này có áp dụng được với đối tượng khá nhạy cảm là trẻ sơ sinh hay không?

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn bụp ổi được không?
Trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn bụp ổi được không?

Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng đi ngoài phân lỏng hay còn gọi là tiêu chảy thường là do virus, nấm, vi khuẩn hay kí sinh trùng. Do đó, việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi hay bé uống nước sắc búp ổi không mang lại hiệu quả. Thậm chí, điều còn khiến tình trạng tiêu chảy càng trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh trong mấy tháng đầu không nên bổ sung nước ngoài sữa mẹ nên uống nước sắc búp ổi trong nhiều ngày là không nên.

Vì vậy, tốt hơn hết khi thấy trẻ bị đi ngoài kéo dài cùng biểu hiện lạ thì bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị. Tránh tình trạng tự ý áp dụng các mẹo dân gian dễ khiến tình trạng của bé trở nên trầm trọng hơn, thậm chí là ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng.

2. Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài?

Sau khi giải đáp được thắc mắc trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn bụp ổi được không thì chắc hẳn nhiều phụ huynh hoang mang rằng nếu bé gặp phải tình trạng này thì nên xử lý ra sao. Đầu tiên, bạn cần bình tĩnh xem xét những biểu hiện đi kèm tình trạng tiêu chảy của bé.

Nếu bé tiêu chảy nhưng phân không đàm máu, vẫn bú tốt, thì hãy cho bé bú mẹ thật nhiều, đặc biệt là sau khi bé đi ngoài để bù lại lượng nước mà cơ thể bé mất đi. Nếu bé bị thiếu nước do tiêu chảy thì rất ảnh hưởng tới sức khỏe.

Có một lưu ý để phụ huynh có thể yên tâm rằng việc cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn có thể khiến trẻ sơ sinh bị “tướt”, đi ngoài 1 ngày 6-8 lần phân hoa cà hoa cải, nhão và hơi nhầy là bình thường. Theo thời gian khi bé lớn lên và bổ sung trực tiếp các loại thực phẩm thì tình trạng này sẽ ít đi.

Mẹ có thể bổ sung thêm canxi (liều lượng phù hợp cho mẹ cho con bú), kết hợp bổ sung canxi từ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày như: tôm, cua, bông cải xanh,… Điều này sẽ giúp tăng lượng canxi trong sữa mẹ cho trẻ sơ sinh bú.

Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài?
Cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị đi ngoài?

Ngoài ra, có thể bổ sung canxi trực tiếp cho trẻ bằng việc phơi nắng sáng và uống liều lượng 400 UI vitamin D mỗi ngày. Bởi vì một trong những nguyên nhân khiến bé đi ngoài nhiều lần và són phân có thể là do thiếu vitamin D trong cơ thể.

Khi bé lớn hơn, bạn có thể cho bé đến bác sĩ khám và bổ sung thêm các loại men tiêu hóa phù hợp với lứa tuổi. Lưu ý rằng phụ huynh không được tự ý sử dụng kháng sinh hay bất cứ loại thuốc nào cho trẻ sơ sinh bị đi ngoài uống. Hãy tham khảo trước ý kiến và chỉ định của bác sĩ.

Bên cạnh đó, mẹ nên ưu tiên cho con bú bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu sau sinh. Đặc biệt trong khoảng thời gian cho con bú nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hãy nhớ giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ và môi trường sạch sẽ để tránh sự xâm nhập của virus, nấm, vi khuẩn hay kí sinh trùng.

Trường hợp tiêu chảy kéo dài hoặc đi kèm những biểu hiện lạ như: phân lẫn máu, bé sốt, ói, quấy khóc hay co giật, bỏ bú, người tím tái thì cần mau chóng đưa đến bệnh viện nơi gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu thêm về việc trẻ sơ sinh bị đi ngoài mẹ ăn búp ổi được không. Hy vọng phụ huynh bình tĩnh xử lý đúng cách khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy, cũng như chăm sóc và bảo vệ trẻ để bé lớn lên khỏe mạnh và bình an.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Bao lâu thì hết?

[Giải Đáp] Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến nhưng thường diễn ra trong thời gian ngắn. Vậy vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời cũng như tham khảo cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!

1. Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Bao lâu thì hết?

Trẻ sơ sinh bị vàng da khá là dễ gặp nhất là đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng. Đối với những trường hợp đặc biệt này, do sinh thiếu tháng nên cản trở quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa trong cơ thể, khiến nó không thể diễn ra. Kết quả dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài.

Giải thích chi tiết hơn về tình trạng này, trong cơ thể con người, các tế bào hồng cầu luôn tồn tại 1 quá trình liên tục tạo mới và mất đi. Ở trẻ sơ sinh, sự mất đi của các tế bào hồng cầu diễn ra nhiều hơn so với tạo mới, hay còn được gọi là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Bao lâu thì hết?
Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Bao lâu thì hết?

Chúng gây ra tình trạng giải phóng hemoglobin, chuyển hóa tạo thành bilirubin. Và tiếp tục được chuyển hóa tại gan trẻ, đào thải ra ngoài cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nhưng với trẻ sơ sinh, việc đào thải còn yếu do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, sinh ra việc dư thừa bilirubin trong máu. Kết quả là gây vàng da ở trẻ sơ sinh.

Bạn có thể phát hiện hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thông qua các dấu hiệu nhận biết bên ngoài thường thấy là: da và mắt trẻ bị vàng. Ban đầu vùng da mặt bị vàng trước trong 2-4 ngày, sau đó lan xuống khắp cơ thể. Nếu dùng tay ấn nhẹ vào da sẽ thấy vùng da có màu vàng.

Thông thường, hiện tượng này đạt đỉnh từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Và nó sẽ hết sau 2-3 tuần sau sinh. Đa số các trường hợp vàng da là vàng da sinh lý bình thường, nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý khác.

2. Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da?

Như đã nói ở trên vàng da sinh lý sẽ hết sau 2-3 tuần sau sinh. Bởi sau khoảng thời gian này, gan của bé sẽ phát triển và đảm đương được việc loại bỏ bilirubin trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Vậy tình trạng này là gì? Nguyên nhân nào gây ra và phải xử lý ra sao?

Trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh hơn ba tuần hay còn gọi là vàng da kéo dài. Những trẻ gặp tình trạng này thường có mức bilirubin trong máu cao quá vượt ngưỡng bình thường. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp điều trị thích hợp.

Bởi những trẻ có mức bilirubin cao sẽ có nguy cơ bilirubin đi vào nào, gây tổn thương vĩnh viễn. Hậu quả là trẻ có nguy cơ bị điếc hoặc bệnh liên quan đến não như: các dạng tổn thương não, bại não.

Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện 8-12 tiếng và thậm chí quan sát tiếp vài ngày sau khi xuất viện.

Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da
Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da

Những trường hợp trẻ sơ sinh dễ bị vàng da kéo dài có thể kể đến như sau:

+ Trẻ bị sinh thiếu tháng trước 37 tuần rất dễ bị vàng da sinh lý, dẫn tới vàng da kéo dài bởi lúc này gan chưa đủ phát triển để lọc lượng bilirubin trong máu một cách nhanh chóng.

+ Trẻ bị bầm tím trên cơ thể trong quá trình sinh thường. Các nghiên cứu cho biết nếu sau khi sinh trẻ có vết bầm tím trên người do quá trình chuyển dạ và sinh thường, dễ có mức độ bilirubin trong máu vượt quá ngưỡng bình thường.

+ Nguy cơ từ nhóm máu. Nếu người mẹ có có nhóm máu O hoặc Rh sẽ có nguy cơ sinh ra trẻ bị vàng da. Nhóm máu của trẻ không tương thích với mẹ có thể gây nguy cơ phát triển các kháng thể với khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu. Hậu quả là nồng độ bilirubin tăng đột biến.

Bên cạnh đó, việc nhiễm trùng, thiếu enzyme hay những sự bất thường của các tế bào hồng cầu trong cơ thể… cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vàng da sơ sinh ở trẻ.

Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định mức độ vàng da của trẻ. Nếu bị nặng sẽ phải dùng liệu pháp ánh sáng để can thiệp.

+ Chiếu đèn thông thường với ánh sáng cực tím giúp phá vỡ các bilirubin mà không gây tổn thương gan của bé. Chiếu khoảng 3-4 tiếng rồi dừng lại để mẹ cho trẻ bú.

+ Chiếu đèn điều trị sợi quang bằng cách bao bọc trẻ trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt kết hợp tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da và biết cách xử lý kịp thời để trẻ không gặp những nguy hiểm không đáng có.

Enterogermina trị táo bón là thuốc gì?

[Giải Đáp] Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được enterogermina

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những nỗi lo của ba mẹ. Với trường hợp này nhiều phụ huynh mua Enterogermina để cải thiện tình trạng của bé. Vậy trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina không? Hãy tham khảo bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

1. Enterogermina trị táo bón là thuốc gì?

Enterogermina được biết đến là một loại men tiêu hóa. Nó được chỉ định để điều trị táo bón cũng như ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này cũng cần có những lưu ý quan trọng, không phải muốn là dùng bừa bãi.

Sở dĩ loại thuốc này là men tiêu hóa bởi vì thành phần của Enterogermina chứa hàng tỷ bào tử Bacillus Clausii đa kháng sinh. Thành phần này giúp trị và ngăn ngừa chứng rối loạn khuẩn chí đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc còn có khả năng đối kháng và khử độc để hệ tiêu hóa ổn định hơn. Thuốc cũng giúp bổ sung các loại vi khuẩn và vi sinh vật có lợi, từ đó hệ vi sinh đường ruột duy trì được trạng thái cân bằng cần thiết.

Enterogermina trị táo bón là thuốc gì?
Enterogermina trị táo bón là thuốc gì?

Do đó, ngoài trị táo bón, các bác sĩ cũng chỉ định thuốc này trong điều trị tiêu chảy, các chứng đầy hơi, khó tiêu và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác. Đặc biệt thuốc cũng trị chứng tiêu chảy cấp tính do nhiễm trùng và ngộ độc không quá 1 4 ngày cũng như bệnh lý tiêu chảy mãn tính hơn 14 ngày.

Bạn có thể tìm thấy các loại thuốc Enterogermina dưới dạng viên nang, ống lỏng hoặc gói bột có thể hòa tan trong nước để uống. Thuốc này đươc bán rất phổ biến tại các tiệm thuốc tây. Và thường được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ.

2. Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina không?

Theo hướng dẫn cách dùng của thuốc thì trẻ sơ sinh trên 1 tháng tuổi có thể uống Enterogermina trị táo bón. Bạn có thể mua thuốc dưới dạng ống lỏng cho bé dễ uống.

Một lưu ý quan trọng là bạn cần xem xét liều lượng sử dụng sao cho phù hợp. Bởi tùy từng đối tượng khác nhau mà uống lượng thuốc riêng biệt.

Bạn có thể tham khảo liều dùng theo ống (5ml) Enterogermina như sau:

+ Trẻ sơ sinh hơn 1 tháng tuổi bị táo bón có uống được Enterogermina từ 1 đến 2 ống (5ml) mỗi ngày hoặc liều dùng theo chỉ định của bác sĩ.

+ Trẻ sơ sinh sinh non (thai dưới 34 tuần) có liều dùng 2 ml mỗi 8 giờ, có thể hòa trộn với sữa hoặc tiến hành bơm qua ống nuôi ăn đến khi trẻ được 6 tuần.

+ Trẻ em từ 1 đến 10 tuổi dùng liều từ 1 đến 2 ống (5ml) hoặc 1−2 viên uống cho mỗi ngày.

+ Người lớn có thể dùng 1 đến 2 ống (5ml) hoặc 2−3 viên uống cho mỗi ngày.

Để cho trẻ sơ sinh bị táo bón uống được Enterogermina, tốt nhất bạn nên pha loãng dung dịch với nước đun sôi để nguội hoặc có thể pha cùng sữa mẹ, sữa công thức.

Người lớn có thể uống trong nước, sữa, trà hoặc nước ép cam hoặc các loại đồ uống khác giúp dễ uống hơn.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina không?
Trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina không?

Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc, đặc biệt nhắc lại tuyệt đối không sử dụng quá liều hoặc không tuân theo chỉ định của bác sĩ. Hơn thế nữa, với trường hợp bị táo bón ở trẻ sơ sinh thì cần phải xác định rõ nguyên nhân gây ra. Từ đó mới tìm được phương pháp điều trị phù hợp. Hãy xem xét các biểu hiện kèm theo của bé. Không nên tự ý cho bé uống thuốc mà không có bất kỳ chỉ dẫn nào.

Bệnh táo bón nếu thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể giúp cải thiện tình trạng hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Trường hợp đã sử dụng thuốc nhưng vẫn kéo dài tình trạng táo bón ở bé thì nên đến bệnh viện để được điều trị.

Nói tóm lại nếu bạn thắc mắc trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina thì câu trả lời là có nhưng cần thận trọng. Tốt hơn hết nên có chỉ dẫn của bác sĩ.

3. Lưu ý khi sử dụng thuốc trị táo bón Enterogermina

Thuốc chống chỉ định với các bệnh nhân bị mẫn cảm với thành phần của thuốc như Bacillus Clausii. Nếu bạn dùng thuốc ở dạng lỏng trong ống thì hãy lắc đều thuốc để sử dụng hiệu quả hơn. Thuốc chỉ nên dùng trong khoảng thời gian ngắn và dùng đúng, đủ liều theo đơn của bác sĩ.

Trong ống thuốc có thể thấy bọt khí nổi lên do sự tồn tại của các bào tử Bacillus Clausii. Thuốc ở dạng lỏng để uống không được tiêm. Tuyệt đối không uống nếu phát hiện thuốc có màu hay mùi vị lạ, quá hạn sử dụng hay bảo quản trong thời gian quá lâu.

Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy từng cơ địa mỗi người như: dạ dày khó chịu, gây buồn nôn, mặt, cánh tay, bàn tay, chân bị nổi mẩn đỏ,… Nếu những biểu hiện này kéo dài hoặc diễn tiến xấu, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được can thiệp kịp thời.

Có thể để thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát, không quá 30°C, tránh xa tầm tay trẻ em.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã hiểu thêm về vấn đề trẻ sơ sinh bị táo bón có uống được Enterogermina. Chúc bé nhà bạn luôn khỏe mạnh.

Cúng cô hồn ngày 16 là gì?

Cúng cô hồn ngày 16 vào giờ nào thì tốt

Cúng cô hồn thường được thực hiện vào ngày 16 âm lịch hàng tháng. Nhưng cúng vào giờ nào thì chuẩn nhất. Nếu bạn còn băn khoăn điều này thì hãy tham khảo ngay bài viết cúng cô hồn ngày 16 vào giờ nào thì tốt của chúng tôi dưới đây. Chắc chắn bạn sẽ tìm thấy được câu trả lời chi tiết nhất.

1. Cúng cô hồn ngày 16 là lễ gì? Có ý nghĩa ra sao?

Trước khi tìm hiểu về ý nghĩa của ngày lễ này thì bạn cần biết cô hồn là gì? Theo quan niệm từ xưa đến nay, cô hồn là những linh hồn chưa được đầu thai đang lẩn quẩn ở dương gian, đầu đường xó chợ, vất vưởng không ai thờ cúng. Vì vậy, những vong linh này thường đói khát và hay quấy nhiễu công việc làm ăn của những người đang sống.

Do đó, với truyền thống đùm bọc của người Việt ta từ xưa, hàng tháng cứ vào ngày 16 âm lịch, cúng cô hồn được diễn ra nhằm bố thí cho những cô hồn vất vưởng này, đồng thời hạn chế được tình trạng những vong linh này đến quấy phá. Đây là tục lệ quen thuộc đối với những người làm nghề kinh doanh, buôn bán.

Cúng cô hồn ngày 16 là gì?
Cúng cô hồn ngày 16 là gì?

Tùy từng vùng miền mà tục lệ cúng cô hồn cũng khác nhau. Có những nơi cúng cô hồn ngày 16 và ngày 02 âm lịch hàng tháng (nhất là miền Nam). Có nơi cúng cô hồn vào ngày 01 và 15 âm lịch hàng tháng (nhất là miền Bắc, miền Nam).

Ngoài việc cúng cô hồn ngày 16 hàng tháng thì mỗi năm có 1 lễ lớn cúng cô hồn vào rằm tháng 7. Đây được coi là dịp để bố thí cho những linh hông vất vưởng trên dương gian cũng như những quỷ tử đói khát dưới địa ngục được xá tội vong linh.

Nhiều người cho rằng đây là hủ tục mê tín dị đoan nhưng cúng có ý kiến cho rằng tục lệ này thể hiện tính nhân văn của người Việt.

2. Cúng cô hồn ngày 16 vào giờ nào thì tốt?

Cúng cô hồn ngày 16 vào giờ nào thì tốt là câu hỏi của nhiều người mới lần đầu thực hiện tục lệ này. Theo như quan niệm từ trước đến nay thì việc cúng cô hồn thường được tổ chức vào buổi tối. Lý do là vì vào ban đêm thì dương suy âm thịnh (mặt trời xuống núi, không còn ánh nắng). Lúc này, các linh vồn dễ dàng hoạt động hơn. Đặc biệt, thời điểm nhá nhem tối, chạng vạng vào giờ Dậu (17 – 19 giờ) là phù hợp nhất để cúng cô hồn ngày 16.

Còn nếu cúng cô hồn vào ban ngày khi dương thịnh âm suy là lúc các linh hồn, yếu ớt, không thể chịu được ánh sáng mặt trời, không thụ hưởng được các lễ vật.

Nếu bạn cúng cô hồn vào ngày 1, 2, 15 âm lịch cũng nên chọn khung giờ này để tiến hành nhé!

Cúng cô hồn ngày 16 giờ nào tốt?
Cúng cô hồn ngày 16 giờ nào tốt?

3. Cúng cô hồn cần ngày 16 cần chuẩn bị những gì?

Nếu bạn thắc mắc cúng cô hồn cần những lễ vật gì thì có thể tham khảo mâm cúng bao gồm:

+ Muối trắng: 1 bát.

+ Gạo tẻ: 1 bát.

+ Nước, nhang đèn, hoa tươi (hoa cúc, vạn thọ).

+ Mâm ngũ quả (có thể chọn 5 loại trái có 5 màu khác nhau).

+ Giấy tờ vàng mã, áo quần bằng giấy để bố thí cho vòng linh đói khổ.

+ Mía 1 đĩa (mua về rửa sạch, để nguyên vỏ và chặt thành khúc nhỏ tầm 15cm).

+ 1 tô cháo trắng nấu loãng, bên cạnh đó có thể cúng thêm: bỏng ngô, các loại củ luộc như: khoai lang, ngô, sắn, các loại bánh kẹo kèm theo.

Gia chủ soạn lễ vật lên mâm, đem đặt trước cổng, trước cửa nhà, vỉa hè, ngã ba hay thậm chí là cổng làng. Tuyệt đối không cúng ở trong nhà. Bởi nếu cúng cô hồn trong nhà sẽ vong linh, cô hồn có cơ hội vào nhà quấy phá.

Gia chủ thắp 3 nén nhang, đọc bài khấn theo tâm nguyện. Đặc biệt với các bài văn khấn cúng cô hồn đều có lời “tiễn vong”. Sở dĩ là vậy để chúng không luẩn quẩn, quấy phá.

Sau khi nhang tàn, gia chủ lấy gạo và muối rãi ra ngoài đường, ra sân. Các loại vàng mã, quần áo đã cúng đem đốt để vong hồn được thụ hưởng.

Ngoài lễ cúng cô hồn thì trong các lễ cúng khác của các gia đình cũng có gạo và muối. Sau khi cúng thì sẽ rải ngoài cửa, rắc 4 phương 8 hướng. Đây cũng được coi là nghi thức bố thí cho các cô hồn, vong linh.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về cúng cô hồn ngày 16 vào giờ nào thì tốt và những vấn đề liên quan. Mong rằng bài viết hữu ích dành cho bạn. Nếu có nhu cầu đặt xôi chè cúng lễ lạc thì đừng quên liên hệ ngay Xôi chè Cô Hoa để được tư vấn mâm cúng phù hợp nhé. Hotline của chúng tôi tại: 090.6606.377 – 034.221.6392.

Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp đơn giản

[Hướng Dẫn] Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp

Xôi đậu xanh là món ăn sáng được nhiều người yêu thích. Hơn thế nữa, đây là một món lễ vật quan trọng trong các dịp lễ cúng. Nếu bạn đang muốn làm món này thì hãy tham khảo cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp đơn giản dưới đây nhé!

Xôi đậu xanh vừa là món ăn ngon vừa đem lại nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Món ăn nàu cung cấp nhiều vitamin, thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ lưu thông tuần hoàn máu. Để đổi khẩu vị, thỉnh thoảng bạn có thể làm món này để đãi cả nhà nhé!

Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp giữ được giá trị dinh dưỡng, đem lại vị thơm ngon khó cưỡng cho món ăn. Hướng dẫn các bước làm cũng không quá phức tạp, chỉ cần bạn tham khảo trong bài viết này là có thể thực hiện được ngay.

1. Chuẩn bị nguyên liệu nấu xôi đậu canh bằng xửng hấp

Để nấu món ăn thơm ngon này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:

+ Nửa kg gạo nếp. Khi lựa nếp, để chọn được loại ngon, bạn cần lưu ý lựa hạt gạo to, tròn đều, màu trắng đục, không bị gãy, vụn. Ngoài ra, không nên chọn những loại hạt bị mụn, đồ lông, ngả vàng vì đây là hạt cũ, xấu, hư, không ngon. Bạn cũng có thể nếm thử bằng miệng. Nếu hạt có vị ngọt nhẹ và khi ngửi không có mùi mốc, lạ thì nên chọn.

Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp
Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp

Tuy nhiên, khi ngửi gạo cũng cần lưu ý rằng khi ta thọc sâu tay xuống thùng gạo nếp thì sẽ ngửi thấy mùi gạo nhiều nhưng vọc gạo lên tay thì chỉ còn hương phảng phất. Đó mới là gạo nếp ngon. Nếu vọc lên tay ngửi mà mùi còn nồng nặc và thơm lâu, không bay hơi thì có thể đã bị tẩm hóa chất.

+ 200g đậu xanh bỏ vỏ.

Khi chọn đậu xanh, bạn cần lưu ý chọn hạt có lòng màu xanh là đậu ngon. Với những hạt có màu lòng trắng thì không nên mua vì đây là loại đậu đã để lâu ngày, khi nấu lên có thể bị sượng, hay thậm chí là hỏng, mốc.

+ Gia vị cần thiết bao gồm dầu ăn và muối hạt.

Có thể nói nguyên liệu để thực hiện cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp khá là đơn giản. Bạn có thể dễ dàng mua về và thực hiện mà không tốn quá nhiều chi phí. Về cụ thể cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp như thế nào thì hãy tiếp tục tìm hiểu ở mục thứ 2 dưới đây.

2. Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp đơn giản thơm ngon

Bạn cần thực hiện theo các bước tuần tự như sau:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Để nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp được nhanh chóng thì bạn cần sơ chế các nguyên liệu từ đêm hôm trước.

+ Về phần gạo nếp bạn vo sơ qua với nước, loại bỏ bụi bẩn, sặn còn sót lại trong gạo. Sau đó cho vào thau/chậu ngâm với nước qua đêm. Mục đích là để cho gạo nở mềm, xôi ngon và dẻo hơn.

+ Về phần đậu xanh, bạn mua về ngâm nước trong vòng 4 tiếng. Mục đích của việc này là để đậu nở đều, khi nấu xôi không bị sượng.

Cách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp đơn giảnCách nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp đơn giản

Sau khi đã ngâm xong, bạn vớt gạo và đậu ra, trộn cùng với nhau và vo lại với nước để sạch sẽ và để ráo nước. Kế tiếp đó, bạn cho vào 1 chút muối, trộn đều, giúp hương vị của xôi đậu xanh sau khi nấu them đậm đà.

Bước 2: Nấu xôi đậu xanh bằng xửng hấp

Sau khi chuẩn bị xong các nguyên liệu. Bạn bắc nồi nước lên đun sôi, cho hỗn hợp gạo nếp và đậu xanh vào xửng, hấp trong vòng 30 phút là xôi chín.

Sau 30 phút, bạn mở nếp thấy xôi chín mềm là được. Hãy lấy đua xới đều xôi lên, cho vào chút dầu ăn và đánh để xôi thật tơi. Tiếp tục đồ thêm tầm chừng 10 phút nữa là xôi sẽ ngấm hết dầu, giúp món xôi thêm bóng mướt, thơm ngon.

Một mẹo nhỏ dành cho bạn đó chính là thay thế dầu ăn bằng nước mỡ gà. Thói quen này sẽ giúp hạt xôi sẽ giúp xôi bóng, thơm và ngậy hơn. Nếu có điều kiện bạn có thể áp dụng nhé!

Bước 3: Thành phần

Sau xôi chín, bạn có thể xới ra bát hoặc dĩa, ăn nóng để hương vị thơm ngon. Để trình bày đẹp, bạn có thể đơm xôi vào một cái bát (nhớ xới xôi lúc còn nóng). Sau đó dùng thìa ấn nhẹ rồi úp ngược bát xuống đĩa, nhẹ nhàng lấy bát ra là được. Rắc hành phi lên trên.

Món này có thể ăn kèm với thịt xá xíu, thịt khìa, thịt quay hay đơn giản là muối vừng, muối đậu phộng đều được. Ngoài ra, cũng có người ăn xôi đậu xanh cùng thịt gà, chả lụa.

Với những thông tin trên hy vọng bạn đã biết cách nấu xôi bằng xửng hấp nhanh chóng và đơn giản. Hãy thực hiện ngay tại nhà để có một món ăn ngon miệng đãi cho gia đình, người thân và bạn bè nhé!

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392