Cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì và làm sao để có một buổi lễ đầy đủ nhất vẫn luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đặc biệt đối với bậc cha mẹ mới sinh con lần đầu việc này còn khá lạ lẫm và chưa có nhiều kiến thức nên rất dễ dẫn đến những thiếu sót không đáng có. Dưới đây là những nội dung bạn cần biết để có được sự chuẩn bị và sắp xếp hợp lý nhất.
Ý nghĩa của việc cúng đầy tháng
Người xưa tin rằng, mỗi một đứa trẻ khỏe mạnh ra đời từ công lao tạo hình hài và nuôi dưỡng của các bà Mụ. Hình thức cúng đầy tháng là một phong tục đậm nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Do đó, việc cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì rất quan trọng vì điều này thể hiện lòng thành kính của con cháu đến các vị thần.
Cụ thể hơn, theo quan niệm dân gian, trẻ em sinh ra là do chính vị Đại Tiên Nương (Bà chúa đầu thai) và 12 bà Mụ nặn tạo thành hình hài cơ thể, đồng thời, cùng quyết định giới tính của bé. Chính vì thế mà lễ cúng đầy tháng nên được chuẩn bị thật kỹ lưỡng, chu đáo để tỏ lòng biết ơn bà tạ lễ các vị và cùng với lòng thành mong muốn vị thần phù hộ, che chở cho con trẻ được mạnh khỏe, mau lớn, an bình.
12 bà Mụ là những ai?
Ông bà ta có câu “Trên bà chúa Thiên Thai dưới 12 bà Mụ”. 12 bà Mụ thường được người Việt được nhắc đến với tất cả sự tôn kính ở đây đó là:
- Mụ bà Trần Tứ Nương, người chăm lo việc sinh nở (chú sanh)
- Mụ bà Vạn Tứ Nương, người coi sóc việc thai nghén (chuyển sanh)
- Mụ bà Lâm Cửu Nương, người chịu trách nhiệm việc thụ thai (thủ thai)
- Mụ bà Lưu Thất Nương, người chăm lo nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Mụ bà Lâm Nhất Nương, người coi sóc việc chăm sóc bào thai (an thai)
- Mụ bà Lý Đại Nương, người trông coi việc chuyển dạ (chuyển sanh)
- Mụ bà Hứa Đại Nương, người trông coi việc hộ sản hay còn gọi là khai hoa nở nhụy
- Mụ bà Cao Tứ Nương, người phụ trách việc ở cữ (dưỡng sanh)
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương, người lo lắng việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
- Mụ bà Mã Ngũ Nương, người coi sóc việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương, người chăm lo việc giữ trẻ (bảo tử)
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương, người trông lo và giám sát việc sinh đẻ.
Mâm cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì?
Như vậy cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì đồng nghĩa với cha mẹ cần phải chuẩn bị lễ vật dâng lên các bà mụ. Do đó, nhất thiết trong mâm cúng phải đủ vật phẩm cúng cho 12 bà Mụ, Đức ông và ba đức thầy gồm: 12 chén chè nhỏ và 3 tô chè lớn, 1 đĩa xôi lớn, 12 đĩa xôi nhỏ; 3 chén cháo nhỏ và 1 tô cháo lớn; 13 cái bánh tráng nướng; 1 con gà lược; 1 mâm hoa ngũ quả cùng 1 mâm cơm (cá, thịt luộc, canh, đồ xào và cơm). Kèm với các lễ vật này phải có thêm một bình hoa tươi, trà, rượu, hương, đèn, nước, gạo, muối, muỗng và không thể thiếu một đôi đũa hoa (đũa được vót ngược phần trên và có hoa trên đầu đũa). Vì theo quan niệm xưa, bà chúa chỉ thích dùng đũa này.
Bên cạnh đó, gia chủ còn phải chuẩn bị sẵn những loại gai khác nhau, số lượng tùy thuộc vào giới tính của đứa trẻ (con trai 7, con gái 9). Sau đó, ba mẹ hãy nấu chúng trong một chiếc nồi sạch chung với chiếc đinh hoặc một mảnh thép đã được nướng đỏ.
Cách đặt mâm cúng đầy tháng như thế nào
Quan tâm đến cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì thôi chưa đủ, gia chủ cần phải biết cách đặt mâm cúng cho đúng. Về nguyên tắc, bạn cần chia thành 2 mâm: một mâm trên cùng một mâm dưới sao cho khoảng cách quá 10 phân. Bố mẹ cần chú ý đặt mâm cúng luôn phải tuân theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, có nghĩa Đông là vị trí đặt bình hoa và phía Tây là vị trí đặt lễ vật. Lưu ý, các mâm này cần phải được săp xếp thật cân đối và đầy đủ các lễ vật đã nêu.
Việc chuẩn bị những lễ vật cũng như cách sắp mâm cúng đầy tháng rất quan trọng nên gia đình cần đặc biệt chú ý để mang lại may mắn, bình an cho trẻ cũng như thể hiện lòng thành với các bậc bề trên. Với những thông tin hữu ích từ bài viết, hi vọng các bậc cha mẹ sẽ biết được câu trả lời cho việc cúng đầy tháng cho bé trai gồm những gì và có một buổi lễ thật hoàn chỉnh, không thiếu sót