Cúng Mụ cho bé trai đầy tháng luôn là nét văn hóa được người Việt rất coi trọng. Đó là một cột mốc quan trọng để ghi nhớ lại sự hình thành và phát triển đầu tiên của bé trai, đồng thời cũng là thời gian kết thúc ở cử của người mẹ. Để buổi lễ diễn ra thành công, tốt đẹp thì gia đình cần phả thực hiện những gì trong suốt quá trình cúng, đó là một vấn đề khó để chúng ta cùng nhau đi giải quyết nào?
Cách tính ngày cúng Mụ cho bé trai đầy tháng
Dân gian có câu truyền miệng rằng: “trai sụt 1, gái sụt 2”, dựa vào đó mà gia đình sẽ biết được ngày nào để tổ chức lễ cúng cho bé. Do đó, đối với bé trai nếu sinh ngày 13/6 âm lịch thì ngày cúng sẽ lùi lại một ngày, nên sẽ là 12/7 âm lịch. Và thông thường thì lễ cúng diễn ra vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối sẽ dựa theo lời của thầy cúng lựa chọn giờ nào tốt đối với bé.
Chuẩn bị lễ vật cúng Mụ cho bé trai đầy tháng
Vì là cúng tạ ơn cho 12 bà Mụ và một bà Chúa nên đầu tiên gia đình sẽ chuẩn bị 12 chén cháo nhỏ và 1 chén cháo lớn, 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn, 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn (đối với bé trai thì gia đình thường cúng chè đậu trắng) vì theo quan niệm của ông bà ta cho rằng nghĩa của từ “đậu” sẽ tương ứng cho sự đỗ đạt trong học vấn, thành công trong công việc tương lai sau này…Ngoài những đồ cúng chủ đạo trên, gia đình còn phải chuẩn bị thêm 1 con gà trống luộc, 1 nải chuối, 1 bình bông điệp, 1 đôi đua hoa (vì bà Chúa rất thích dùng đũa này), 1 mâm ngũ quả, bánh kẹo, trầu, cau, gạo, rượi, muối, nhang thắp, tiền giấy vàng mã, đồ chơi dành cho con trai như siêu nhân, xe máy, ô tô, bộ lắp ráp…
Cách đặt bàn cúng Mụ cho bé trai đầy tháng
Mâm cúng mụ đầy tháng sẽ được sắp xếp theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”. Điều này có nghĩa là ở phía Đông ta sẽ đặt bình hoa, còn phía Tây ta sẽ đặt lễ vật cúng. Tất cả đều được chia thành 2 bàn: một bàn để bày lễ vật cúng kính cho 12 bà Mụ và 1 bà Chúa, bàn còn lại dành để cúng kính Đức ông. Và cũng có thể ở một số gia đình sẽ có một mâm cúng nhỏ gồm 3 chén chè, 1 đĩa xôi, 1 nải chuối đặt cạnh nơi giường em bé nằm. Rồi người mẹ sẽ lấy một ít nước ở hồ, sông, suối, biển… cho vào một cái chậu đặt gần bé trai nằm để cầu mong cho bé khi đi xe khách, tàu thủy, tàu ngầm sẽ được ăn toàn, không say xe, ngất xỉu…
Nghi thức cúng và nghi thức đặt tên cho bé trai
Ông ngoại sẽ đại diện gia đình thực hiện nghi thức cúng mụ cho bé trai đầy tháng. Ông khấn: “Con lạy các bà à! Hôm nay, con xin tổ chức lễ cúng này để tỏ lòng biết ơn đến 12 bà Mụ và 1 bà Chúa trong thời gian qua đã giúp đỡ cho cháu trai của con sinh ngày…tháng…năm…Về sau con mong các bà sẽ tiếp tục phù hộ cho cháu đi đứng khỏe mạnh, mau lớn, ngoan hiền, thành công trong cuộc sống…Con cảm ơn các bà ạ!”.
Tiếp theo là phần đặt tên cho bé, hay còn gọi là xin keo. Người nhà sẽ chuẩn bị 2 đồng tiền xu và 1 cái đĩa có lòng sâu để gieo xu. Khi gieo 2 đồng xu xuống, nếu thấy xuất hiện 1 mặt sấp, 1 mặt ngửa thì cái tên đó được tổ tiên chấp nhận, ung thuận. Nếu mà xuất hiện đồng thời cả 2 mặt sấp hoặc cả 2 mặt ngửa thì tổ tiên không chấp nhận, bắt buộc phải gieo lại lần thứ 3. Nếu lần thứ 3 gieo mà cũng không được thì gia đình nên lựa chọn sẵn một cái tên khác để đặt cho con.
Ngoài ra, người mẹ sẽ lấy một chậu nước sôi đã có đặt sẵn đinh nung đỏ rồi bước qua bước lại khoảng 7 lần (trai 7 lần, gái 9 lần) để tạo điều may mắn, tránh bất lợi. Sau đó 2 mẹ con đi quanh nhà, tất cả các phòng ở gần đó. Rồi bố mẹ sẽ bồng con lên trước bàn thợ các bà Mụ để thắp hương và khấn vái những điều tốt lành sẽ đến với đứa con trai của họ sau này. Cả gia đình sẽ hòa vào không khí chung vui cùng khách đến tham dự lễ cúng đầy tháng của bé. Họ sẽ lì xì tiền, gửi những lời chúc tốt đẹp đến cho bé trai để hoàn tất tiệc đầy tháng.
Muốn tổ chức cúng mụ cho bé trai đầy tháng chu đáo, đầy ý nghĩa cho con của mình sau này thì các ông bố bà mẹ nên tham khảo bài viết trên để thực hiện cho đúng. Mọi thứ đã có sẵn, chỉ cần bạn biết cách học hỏi và áp dụng vô thôi.