Cúng Mụ đầy tháng bé trai là một phong tục từ xưa của ông bà ta. Việc cúng Mụ đầy tháng có ý nghĩa như khẳng định sự ra đời và tồn tại của một thành viên mới trong gia đình, dòng họ. Vì vậy, đây là một nghi lễ rất quan trọng mà bất cứ ai trong đời đều phải trải qua.
Để chuẩn cho lễ cúng Mụ đầy tháng bé trai, ngoài việc phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật cần thiết, mẹ đừng quên những điều sau đây:
Những lễ vật cần có trong mâm cúng Mụ đầy tháng bé trai
Mâm cúng Mụ đầy tháng bé trai mang một ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với bé. Và để có một mâm cúng với đầy đủ những lễ vật cần thiết, mẹ nên tham khảo ý kiến của những người lớn tuổi trong gia đình. Nhưng trên cơ bản, mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ những lễ vật sau:
- 1 con gà luộc (Chéo cánh)
- 1 dĩa trái cây(Ngũ quả)
- 12 xôi nhỏ và 1 xôi lớn gấp đôi
- 12 chén chè nhỏ và 1 chén lớn gấp đôi (Con gái cúng chè trôi nước, con trai cúng chè đậu)
- Rượu, hoa, nhang, giấy tiền vàng bạc,…
- 1 dĩa trái cây (ngũ quả)
- 1 dĩa xôi
- 1chén chè
- 1 dĩa tam sên (Gồm có trứng luộc, thịt heo luộc và tôm luộc )
- Nước, hoa và nhang cúng
Tuy nhiên, tùy theo phong tục của từng vùng miền mà những lễ vật trên mâm cúng có thể thay đổi khác nhau. Trên đây là những món lễ vật cơ bản phải có trên mâm cúng đầy tháng của bé.
Cách bày bàn cúng Mụ đầy tháng bé trai
Những món đồ cúng đã chuẩn bị ở trên sẽ được chia làm 2 mâm: 1 mâm cúng 12 Bà Mụ (1 bàn lớn phía sau) và một mâm cúng Đức Ông (1 bàn lớn phía trước). Hai bàn đặt cách nhau 10cm.
Đồ cúng trên bàn được bày theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”, có nghĩa là bình hoa sẽ đặt ở phía Đông và lễ vật sẽ đặt ở phía Tây. Trên nguyên tắc này, các lễ vật sẽ được sắp xếp cân đối trên bàn cúng.
Nghi thức khai hoa trong lễ cúng đầy tháng của bé
Khai hoa là một khi thức quan trọng và không thể thiếu trong lễ cúng Mụ đầy tháng cho bé trai. Sau nghi thức cúng, đứa bé sẽ được đặt ngay trên bàn giữa, một người lớn tuổi trong họ sẽ thắp hương và bắt đầu nghi thức khai hoa.
Đây là nghi thức cuối cùng trong lễ cúng Mụ đầy tháng bé trai. Sau nghi thức này, bé sẽ nhận lì xì và những lời chúc tốt đẹp của thân và gia đình.
Cách tính ngày cúng Mụ đầy tháng bé trai
Theo quan điểm truyền thống, ngày cúng đầy tháng của bé được tính theo nguyên tắc “gái lùi hai, trai lùi một”. Có nghĩa là:
- Nếu là bé trai, ngày đầy tháng sẽ được tính từ ngày được sinh ra tới ngày đó ở tháng tiếp theo nhưng lùi lại 1 ngày.
- Nếu là bé gái, ngày đầy tháng sẽ tính từ ngày được sinh ra tới ngày đó ở tháng tiếp theo và lùi lại 2 ngày.
Nhưng hiện nay, có nhiều cha mẹ không áp dụng cách này để tính ngày cúng đầy tháng cho bé. Mà thay vào đó là dựa theo ngày dương lịch và cúng đầy tháng vào đúng ngày sinh ở tháng tiếp theo.
Ý nghĩa của nghi thức cúng Mụ đầy tháng bé trai
Cúng đầy tháng là một tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa đến nay. Cúng đầy tháng không chỉ là đánh dấu sự ra đời và tồn tại của một thành viên mới trong gia đình, dòng họ mà đó còn là lời cầu mong của cha mẹ cho những điều tốt đẹp sẽ đến với bé.
Theo quan niệm của ông bà ta từ xưa, đứa bé được bình an chào đời là do 12 Bà Mụ và Đại Tiên nặn ra. Mỗi một bộ phận của bé đều do các vị Tiên Nương nặn ra. Chính vì vậy, lễ cúng Mụ đầy tháng bé trai như một lời tạ ơn đối với các vị Tiên Nương và cầu mong các vị Tiên Nương sẽ luôn bên cạnh che chở, phù hộ cho bé được khỏe mạnh và bình an.
Không chỉ vậy, lễ cúng đầy tháng còn là một bữa tiệc mừng nhỏ của gia đình về sự tồn tại của thành viên mới. Đây cũng là dịp để người thân trong dòng họ gửi đến bé những điều tốt đẹp nhất.
Với những điều chia sẻ trên đây, hy vọng có thể phần nào giải đáp những băn khoăn của cha mẹ trong việc chuẩn bị mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé trai nhà mình rồi. Hãy giúp bé chuẩn bị một lễ đầy tháng thật chu đáo và đầy đủ mẹ nhé!