Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng rất phổ biến nhưng thường diễn ra trong thời gian ngắn. Vậy vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Tham khảo bài viết sau để tìm được câu trả lời cũng như tham khảo cách khắc phục hiệu quả nhất nhé!
1. Tình trạng trẻ sơ sinh bị vàng da là gì? Bao lâu thì hết?
Trẻ sơ sinh bị vàng da khá là dễ gặp nhất là đối với những trẻ sinh non, thiếu tháng. Đối với những trường hợp đặc biệt này, do sinh thiếu tháng nên cản trở quá trình chuyển hóa bilirubin dư thừa trong cơ thể, khiến nó không thể diễn ra. Kết quả dẫn đến tình trạng vàng da ở trẻ kéo dài.
Giải thích chi tiết hơn về tình trạng này, trong cơ thể con người, các tế bào hồng cầu luôn tồn tại 1 quá trình liên tục tạo mới và mất đi. Ở trẻ sơ sinh, sự mất đi của các tế bào hồng cầu diễn ra nhiều hơn so với tạo mới, hay còn được gọi là hiện tượng vỡ các hồng cầu sau sinh.
Chúng gây ra tình trạng giải phóng hemoglobin, chuyển hóa tạo thành bilirubin. Và tiếp tục được chuyển hóa tại gan trẻ, đào thải ra ngoài cơ thể thông qua phân và nước tiểu. Nhưng với trẻ sơ sinh, việc đào thải còn yếu do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện, sinh ra việc dư thừa bilirubin trong máu. Kết quả là gây vàng da ở trẻ sơ sinh.
Bạn có thể phát hiện hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh thông qua các dấu hiệu nhận biết bên ngoài thường thấy là: da và mắt trẻ bị vàng. Ban đầu vùng da mặt bị vàng trước trong 2-4 ngày, sau đó lan xuống khắp cơ thể. Nếu dùng tay ấn nhẹ vào da sẽ thấy vùng da có màu vàng.
Thông thường, hiện tượng này đạt đỉnh từ 3 đến 7 ngày sau khi sinh. Và nó sẽ hết sau 2-3 tuần sau sinh. Đa số các trường hợp vàng da là vàng da sinh lý bình thường, nhưng cũng có trường hợp là dấu hiệu của bệnh lý khác.
2. Vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da?
Như đã nói ở trên vàng da sinh lý sẽ hết sau 2-3 tuần sau sinh. Bởi sau khoảng thời gian này, gan của bé sẽ phát triển và đảm đương được việc loại bỏ bilirubin trong máu và đào thải ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da. Vậy tình trạng này là gì? Nguyên nhân nào gây ra và phải xử lý ra sao?
Trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh hơn ba tuần hay còn gọi là vàng da kéo dài. Những trẻ gặp tình trạng này thường có mức bilirubin trong máu cao quá vượt ngưỡng bình thường. Đây là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện kịp thời để có biện pháp điều trị thích hợp.
Bởi những trẻ có mức bilirubin cao sẽ có nguy cơ bilirubin đi vào nào, gây tổn thương vĩnh viễn. Hậu quả là trẻ có nguy cơ bị điếc hoặc bệnh liên quan đến não như: các dạng tổn thương não, bại não.
Vì vậy, bạn cần phải kiểm tra dấu hiệu vàng da trước khi xuất viện 8-12 tiếng và thậm chí quan sát tiếp vài ngày sau khi xuất viện.
Những trường hợp trẻ sơ sinh dễ bị vàng da kéo dài có thể kể đến như sau:
+ Trẻ bị sinh thiếu tháng trước 37 tuần rất dễ bị vàng da sinh lý, dẫn tới vàng da kéo dài bởi lúc này gan chưa đủ phát triển để lọc lượng bilirubin trong máu một cách nhanh chóng.
+ Trẻ bị bầm tím trên cơ thể trong quá trình sinh thường. Các nghiên cứu cho biết nếu sau khi sinh trẻ có vết bầm tím trên người do quá trình chuyển dạ và sinh thường, dễ có mức độ bilirubin trong máu vượt quá ngưỡng bình thường.
+ Nguy cơ từ nhóm máu. Nếu người mẹ có có nhóm máu O hoặc Rh sẽ có nguy cơ sinh ra trẻ bị vàng da. Nhóm máu của trẻ không tương thích với mẹ có thể gây nguy cơ phát triển các kháng thể với khả năng phá hủy các tế bào hồng cầu. Hậu quả là nồng độ bilirubin tăng đột biến.
Bên cạnh đó, việc nhiễm trùng, thiếu enzyme hay những sự bất thường của các tế bào hồng cầu trong cơ thể… cũng có thể trở thành nguyên nhân gây vàng da sơ sinh ở trẻ.
Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da, bạn cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám và xác định mức độ vàng da của trẻ. Nếu bị nặng sẽ phải dùng liệu pháp ánh sáng để can thiệp.
+ Chiếu đèn thông thường với ánh sáng cực tím giúp phá vỡ các bilirubin mà không gây tổn thương gan của bé. Chiếu khoảng 3-4 tiếng rồi dừng lại để mẹ cho trẻ bú.
+ Chiếu đèn điều trị sợi quang bằng cách bao bọc trẻ trong chăn có chứa sợi quang học đặc biệt kết hợp tỏa ánh sáng trực tiếp lên da của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho bé bú bất cứ khi nào.
Với những thông tin trên hy vọng bạn đã hiểu rõ vì sao trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi chưa hết vàng da và biết cách xử lý kịp thời để trẻ không gặp những nguy hiểm không đáng có.