Lưu trữ Cúng thôi nôi - Trang 2 trên 6 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Cúng thôi nôi

Tiệc đầy tháng, thôi nôi bé gái – bé trai nên mặc gì

Lễ đầy tháng, thôi nôi là những dịp quan trọng nhất trong cuộc đời của các bé. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị lễ vật các thứ trong dịp trọng đại này, đầy tháng, thôi nôi bé gái, bé trai nên mặc gì cũng là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh. Tham khảo bài viết sau để biết thêm nhiều gợi ý thú vị và hữu ích nhé!

Cả tiệc đầy tháng, thôi nôi của bé trai, bé gái đều không có quy định cụ thể bắt buộc phải mặc gì. Điều này còn tùy thuộc vào từng gia đình. Tuy nhiên, nếu bạn chưa nghĩ ra được tiệc đầy tháng, thôi nôi bé trai bé gái nên mặc gì thì có thể tham khảo các gợi ý sau.

Cúng thôi nôi

1. Tiệc đầy tháng bé trai bé gái mặc gì?

Tâm lý chung của các bậc cha mẹ đó chính là luôn muốn con mình xuất hiện trong bộ dạng đẹp trai, xinh xắn nhất là vào bữa tiệc đầu tiên trong cuộc đời của bé: Tiệc đầy tháng.

Vì vậy mà không thiếu những thắc mắc đặt ra, tiệc đầy tháng bé trai mặc gì, bé gái mặc gì?

Tiệc đầy tháng bé gái mặc gì?

Một đặc điểm cần lưu ý là bé 1 tháng tuổi còn rất bé. Vì vậy, cần phải chọn quần áo sao cho vừa đẹp vừa thoải mái cho bé và mẹ.

Đầu tiên bạn cần lưu ý là độ tuổi này bé thường mặc tã dán nên nếu bạn chọn các trang phục áo liền quần (romper) thì nên có nút mở ở dưới đáy quần. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng thay tã cho trẻ.

Tiếp theo là tùy theo thời tiết mà bạn chọn áo quần với độ dày mỏng, ngắn dài sao cho phù hợp. Nếu mang bé ra khỏi phòng kín nhớ đội mũ và mang bao tay, bao chân cho trẻ nhé! Với bé trai, bé gái đầy tháng tuổi thì không cần mang giày, dép.

Bên cạnh đó, ở độ tuổi này, làn da của bé rất nhạy cảm nên nhớ chọn chất liệu vải mềm mại, “nâng niu” làn da của bé.

Cuối cùng, tiệc đầy tháng bé trai nên mặc các trang phục có gam màu mạnh mẽ như: màu xanh, màu ghi,… Tiệc đầy tháng bé gái có thể mặc trang phục nữ tính có gam màu như vàng, hồng,…

2. Tiệc thôi nôi bé gái bé trai nên mặc gì? 

Tiệc thôi nôi cũng là dịp để chúc mừng trẻ tròn 1 tuổi. Lúc này trẻ đã lớn hơn, biết ngồi, biết bò, một số bé đã có thể chập chững để tập đi. Vậy vào một lễ lớn như thôi nôi thì bé gái bé trai nên mặc gì?

2.1 Tiệc thôi nôi bé trai nên mặc gì?

Nếu con của bạn là bé trai có thể chọn những trang phục vừa thể hiện nét mạnh mẽ, tinh nghịch, vừa thoải mái cho trẻ có thể vui chơi trong suốt buổi tiệc. Chúng tôi gợi ý một vài phong cách sau đây nếu mẹ đang lo lắng không biết tiệc thôi nôi bé trai nên mặc gì:

>> Phong cách chững chạc với bộ vest

Bé trai của bạn sẽ trở nên lãng tử hơn với quần dài, áo sơ mi (thun) đi cùng chiếc áo vest đồng bộ. Bạn có thể mua thêm nơ đeo cổ, giày hoặc mũ để hoàn thiện trang phục thôi nôi nhé!

Tiệc thôi nôi bé trai nên măc gì?

>> Phong cách lãng tử với quần dây đeo yếm chữ Y

Một chiếc quần tây cùng dây đeo yếm chữ Y và áo sơ mi, áo thun và giày đi kèm sẽ tạo nên set đồ vô cùng lãng tử cho bé trai vào tiệc thôi nôi đó.

>> Phong cách năng động, dễ thương

Bạn có thể phối quần jean, áo thun hoặc yếm và áo thun cho bé trai trong tiệc thôi nôi. Nhớ đi kèm các phụ kiện như: giày thể thao, mũ lưỡi trai hoặc kính để bé trở nên “ngầu” và năng động hơn nhé!

2.2 Tiệc thôi nôi bé gái nên mặc gì?

Phối đồ cho bé gái trong tiệc thôi nôi luôn là niềm yêu thích của mẹ đúng không nào? Để “làm điệu” cho bé, bạn có thể tham khảo một số set đồ sau đây:

>> Đầm công chúa kem hài và nơ cài đầu

Các kiểu đầm công chúa với màu sắc hồng nhạt, vàng nhạt hoặc màu đỏ rất phù hợp cho bé gái để mặc trong các bữa tiệc thôi nôi. Bạn nhớ thêm vào set đồ các phụ kiện như đôi hài, nơ cài đầu để tăng thêm độ nữ tính và dễ thương cho trang phục nhé!

>> Các mẫu đầm tay phồng dễ thương

Các mẫu đầm với thiết kế tay phồng giúp bé thêm phần xinh xắn, ngây thơ và tinh khôi. Bạn có thể chọn các gam màu pastel nhẹ nhàng, để mang đến cảm giác dịu dàng và nhẹ nhàng nhé.

>> Các mẫu đầm hai dây bản to

Nếu bạn thắc mắc tiệc thôi nôi cho bé gái nên mặc gì thì bạn có thể tham khảo mẫu đầm hai dây bản to. Đây là mẫu thiết kế phù hợp cho những bữa tiệc thôi nôi ngày hè, vừa mát mẻ vừa mang đến vẻ đáng yêu cho bé.

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã chọn được tiệc đầy tháng, thôi nôi bé gái, bé trai nên mặc gì để vừa thoải mái vừa giúp “nhân vật chính” của bữa tiệc trở nên nổi bật nhất.

[Tư Vấn] Cháo cúng đầy tháng thôi nôi là cháo gì

Có gì trong mâm cúng đầy tháng, thôi nôi? Liệu có cháo hay không và cháo cúng đầy tháng thôi nôi là cháo gì? Hãy tham khảo bài viết sau, chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp để biết thêm chi tiết nhé!

Đầy tháng, thôi nôi đều là những cột mốc quan trọng đối với bé nhà bạn. Đó chính là lý do hầu như các bậc phụ huynh đều làm mâm cúng lễ đầy tháng, thôi nôi cho con. Vậy cần chuẩn bị gì cho mâm cúng đầy tháng thôi nôi và trong mâm cúng đó có cháo hay không?

Cúng thôi nôi cho bé gái

1. Cháo cúng đầy tháng là cháo gì?

Cúng đầy tháng hay còn gọi là cúng mụ. Đây là lễ được tổ chức nhằm thể hiện lòng biết ơn đến 12 bà Mụ và Đức Ông đã che chở giúp quá trình mang thai và sinh nở bình an. Đồng thời gửi đến các vị thần, cầu mong cho bé lớn lên khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.

Vì vậy, mâm cúng đầy tháng thường được chia làm 2 lễ là: lễ vật cúng 12 bà Mụ và lễ vật cúng Đức Ông. 

Với những bà mẹ lần đầu chuẩn bị cúng đầy tháng cho con chắc chắn sẽ rất thắc mắc lễ vật này bao gồm những gì. Xôi và chè là 2 thứ không thể thiếu và được nghe nói đến rất nhiều. Nhưng còn cháo thì sao? Cháo cúng đầy tháng là cháo gì?

Để trả lời thắc mắc này thì khi làm lễ cúng đầy tháng cho bé, kể cả lễ vật cúng 12 bà Mụ và cúng Đức Ông đều có cháo. Nhưng đây không phải là thứ bắt buộc phải có nên tùy theo ý muốn của từng gia đình mà có nên chuẩn bị cháo hay không.

Mâm cúng đầy tháng tại Xôi Chè Cô Hoa

Vậy cháo cúng đầy tháng là cháo gì? Trong lễ cúng cũng có gà hoặc vịt luộc, nên bạn có thể lấy nước luộc để làm nước dùng nấu cháo luôn.

Ngoài cháo ra thì không thể thiếu chè, xôi,… cùng nhiều lễ vật khác trong lễ cúng đầy tháng. Bạn có thể tham khảo đầy đủ mâm cúng đầy tháng đầy đủ nhất tại Xôi Chè Cô Hoa như sau:

  • Xôi: Gồm 12 chén xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn gấp đôi.
  • Chè: Cúng 12 chén nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi (con trai cúng chè đậu, con gái cúng chè trôi nước).
  • Trầu cau: 1 bộ cúng đầy tháng trầu cau đã têm cánh phượng hoặc giỏ trầu cau được kết lại.
  • Bộ đồ thế bé cùng 1 bộ hài xanh và 1 bộ vàng thỏi.
  • Cúng 1 con vịt/gà luộc trang trí chéo mỏ tréo cánh.
  • 3 cây nhang, 1 cặp đèn cầy, 1 dĩa muối gạo, 1 bình rượu trắng, hoa cúng và 1 mâm ngũ quả (không chứa quả có vị chát).
  •  Bánh kem: có hoặc không tùy theo gia đình.

2. Cháo cúng thôi nôi là cháo gì?

Cột mốc trải qua 12 tháng đầu đời bình an và khỏe mạnh sẽ được đánh dấu bằng một lễ cúng thôi nôi. Ông bà ngày xưa cũng gọi đây là dịp lễ “ngày bé có tuổi”. Vì vậy, lễ này rất quan trọng cần chuẩn bị mâm cúng dâng lên 12 bà Mụ và Đức Ông.

Vậy cúng thôi nôi có cúng cháo không? Và nên cúng cháo gì, có giống với lễ đày tháng hay không?

Bảng giá mâm cúng thôi nôi chuẩn nhất tại Xôi Chè Cô Hoa

Trả lời câu hỏi này thì cúng thôi nôi có cúng cháo nhé. Trong lễ vật dâng lên 12 bà Mụ và Đức ông đều có 1 phần cháo gỏi. Cháo này có thể nấu gạo tẻ cùng với nước luộc gà, vịt.

Ngoài cháo cúng thôi nôi ra thì bạn còn phải chuẩn bị các lễ vật khác để cúng thôi nôi trọn vẹn và chuẩn nhất. Nếu thắc mắc mâm cúng thôi nôi đầy đủ gồm những gì thì có thể tham khảo mâm cúng Giàu Sang Phú Quý” tại Xôi Chè Cô Hoa như sau:

  • Xôi: 12 chén xôi nhỏ và 1 dĩa xôi lớn gấp đôi.
  • Chè: Cúng 12 chén nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi (con trai cúng chè đậu, con gái cúng chè trôi nước).
  • Gà hoặc vịt luộc chéo cánh.
  • Trầu cau têm cánh phượng 1 bộ.
  • Bộ đồ thế cúng giải hạn 1 bộ.
  • Bộ hài xanh quý phái 1 bộ sang trọng + 1 bồ đồ cúng Mụ.
  • Bộ thỏi vàng 1 bộ cầu giàu sang + văn khấn.
  • 1 phần cháo và gỏi.
  • Heo quay nguyên con + bánh bao.
  • Nhang 3 tấc, 14 cặp đèn cầy, trà rượu gạo muối, hoa cúng và 1 mâm ngũ quả.

Với những lễ vật này, bạn sẽ chuẩn bị 2 mâm cúng chính để dâng lên 12 Mụ Bà (bàn to) và Đức Ông (bàn nhỏ). 

Bàn cúng Bà Mụ thấp hơn bàn cúng Đức Ông không quá 10 phân, tránh việc đặt bằng nhau hoặc đặt chung mâm nhé!

Ngoài ra, vào lễ thôi nôi, bạn cũng cần chuẩn bị 1 bàn đồ chơi để trẻ chọn nhằm dự đoán con đường tương lai sự nghiệp sau này của bé. Trên mâm này bày các đồ vật như: tai nghe bác sĩ, xe cảnh sát, bút, máy ảnh đồ chơi,…

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu thêm về cháo cúng đầy tháng, thôi nôi là cháo gì, có cúng hay không. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt mâm cúng chuẩn cho những dịp quan trọng của bé thì hãy liên hệ ngay Xôi Chè Cô Hoa theo Hotline: 034 221 6392, 0906 606 377.

[Tư Vấn] Cúng thôi nôi cho bé gái bé trai lúc mấy giờ thì tốt

Theo phong tục cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai được cho là cần đúng khung giờ để mang lại may mắn, bình an cho con. Vì vậy rất nhiều cặp vợ chồng trẻ thắc mắc thôi nôi cúng mấy giờ là đúng. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời phù hợp nhất.

Thôi nôi hay còn gọi là lễ đầy năm. Đây là một trong những cột mốc trọng đại, mừng bé con tròn 1 tuổi. Vì vậy, rất nhiều gia đình tổ chức cúng thôi nôi cho bé trai bé gái. Hiện nay có rất nhiều cách tính thôi nôi cúng mấy giờ. Áp dụng cho cả bé trai và bé gái. Tham khảo chi tiết như sau:

Mâm cúng thôi nôi bé gái

1. Cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai lúc mấy giờ?

Cách tính thôi nôi cho bé gái, bé trai lúc mấy giờ đơn giản nhất là cúng trong khoảng thời gian từ 9-12 giờ sáng. Thông thường, bố mẹ tổ chức lễ cúng thôi nôi cho bé trai, bé gái vào lúc 9-10 giờ. 

Sau đó, vào khoảng 11-12h trưa thì nếu làm tiệc lớn thì là lúc bạn bè người thân đến chia vui cùng bé, văn nghệ, tổ chức ăn trưa là phù hợp.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều gia đình cúng thôi nôi vào lúc mấy giờ còn tùy thuộc vào cách tính giờ theo con giáp năm sinh của bé. 

Để tính giờ thôi nôi cho bé gái theo tam hợp và tứ hành xung của con giáp năm sinh.

Cách tính cúng thôi nôi cho bé gái bé gái lúc mấy giờ theo năm sinh

Nói đến tam hợp tức là tập hợp 3 con giáp có nét tính cách tương đồng, khi kết hợp với nhau sẽ đem đến sự tốt lành, may mắn. Có 4 nhóm tam hợp trong 12 con giáp.

Nói về tứ hành xung tức là tập hợp 4 con giáp có nét tính cách xung khắc, khi kết hợp với nhau đem đến điềm không lành. Có 3 nhóm tứ hành xung trong 12 con giáp.

Bên cạnh đó, giờ trong ngày cũng được tính theo 12 con giáp, cụ thể chi tiết như:

  • Từ 23 giờ đến 1 giờ là giờ tý.
  • Từ 1 giờ đến 3 giờ là giờ sửu.
  • Từ 3 giờ đến 5 giờ là giờ dần.
  • Từ 5 giờ đến 7 giờ là giờ mão.
  • Từ 7 giờ đến 9 giờ là giờ thìn.
  • Từ 9 giờ đến 11 giờ là giờ tỵ.
  • Từ 11 giờ đến 13 giờ là giờ ngọ.
  • Từ 13 giờ đến 15 giờ là giờ mùi.
  • Từ 15 giờ đến 17 giờ là giờ thân.
  • Từ 17 giờ đến 19 giờ là giờ dậu.
  • Từ 19 giờ đến 21 giờ là giờ tuất.
  • Từ 21 giờ đến 23 giờ là giờ hợi.

Dựa vào bảng chi tiết trên bạn nên cúng thôi nôi cho bé gái vào các giờ thuộc tam hợp với năm sinh và tránh thuộc tứ hành xung để mang lại may mắn, bình an cho con.

Ví dụ con bạn cầm tinh tuổi thân thì tam hợp là thân – tý – thin. Còn tứ hành xung của tuổi này chính là thân – dần – hợi – tỵ. Vì vậy có thể chọn khung giờ như: từ 7 giờ đến 9 giờ (giờ thìn) hoặc từ 15 giờ đến 17 (giờ thân) là phù hợp nhất.

Ngoài ra, nếu muốn đơn giản hơn, bạn chỉ cần chọn ngày, giờ tốt để cúng thôi nôi cho bé gái. Thông thường trên các tờ lịch ngày sẽ có ghi thông tin ngày, giờ nào tốt để thực hiện các nghi lễ cúng, bái, xuất hành, động thổ xây dựng nhà cửa,…

Trên đây là những cách tính cúng thôi nôi cho bé gái bé trai mấy giờ là tốt nhất. Tuy nhiên, ngày nay, cũng có nhiều người không áp dụng các cách trên. Mà linh động làm lễ cúng đầy tháng, thôi nôi cho bé khi nào rảnh và sắp xếp được thời gian để bạn bè, người thân có thể đến chung vụi.

Vì vậy, bạn cũng không nên quá quan trọng hóa đến vấn đề này. Quan trọng nhất là hãy thành tâm dâng lên mâm cúng bày tỏ lòng thành và tạ ơn Mụ Bà, Đức Ông, Ông Táo, Thần Tài – Thổ Địa cùng tổ tiên đã che chở cho bé.

Có nhiều cách tính cúng thôi nôi mấy giờ thì tốt cho bé trai bé gái

2. Cần chuẩn bị gì khi cúng thôi nôi cho bé gái, bé trai

Ngoài việc chọn cúng thôi nôi cho bé trai bé gái mấy giờ thì tốt, bạn còn phải chuẩn bị mâm cúng để dâng lên các vị thần.

Thường thì bạn nên chuẩn bị 3 mâm cúng khác nhau không thể thiếu các lễ vật như sau: Trái cây với 5 loại khác nhau, chè, xôi, nước, hoa tươi, hương,… Mâm cúng cần phải chuẩn bị tươm tất, chỉn chu để giữ đúng lễ nghĩa.

Nếu bạn lần đầu tiên chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé hoặc quá bận rộn nên không có thời gian thì có thể đặt mâm cúng thôi nôi tại Xôi chè cô Hoa. Chúng tôi sẽ mang đến cho bạn một mâm cúng đầy đủ nhất để dâng lên và tạ ơn các vị thần cũng như cầu bình an cho bé.

Mâm cúng thôi nôi tại Xôi chè cô Hoa đầy đủ lễ vật nhất bao gồm: 

12 chè nhỏ + 1 chè lớn gấp đôi, với bé gái nấu chè trôi nước, bé trai nấu chè đậu trắng, 12 xôi nhỏ + 01 xôi lớn gấp đôi, gà luộc, mâm ngũ quả, bộ nhan đèn + trà rượu, trầu cau, hoa cúng, bộ đồ thế, cháo gỏi, bánh kem.

Liên hệ Xôi chè Cô Hoa: 034.221.6392 hoặc 090.6606.377 để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

[Hướng Dẫn] Cách tính ngày thôi nôi năm nhuận

[Hướng Dẫn] Cách tính ngày thôi nôi năm nhuận 

Với những bậc cha mẹ trẻ, lần đầu có con chắc hẳn rất thắc mắc cách tính ngày thôi nôi năm nhuận. Nếu bạn cũng cùng chung tò mò này thì hãy tham khảo bài viết sau để hiểu rõ cách tính cụ thể, tổ chức lễ thôi nôi cho con đúng ngày nhé!

Mâm cúng thôi nôi

1. Cách tính ngày thôi nôi năm nhuận là thế nào?

Lễ thôi nôi cho bé

Lễ thôi nôi là một lễ rất quan trọng, đánh dấu 1 tuổi của bé, là cột mốc cần được ghi nhớ trong suốt quá trình phát triển của trẻ. Đây cũng là dịp để người thân, gia đình và bạn bè gửi những lời chúc mừng ý nghĩa, những món quà dễ thương đến bé con.

Đó là lý do hầu như gia đình nào cũng tổ chức lễ thôi nôi cho con. Dù là tổ chức nhỏ trong phạm vi gia đình hay tổ chức lớn tại nhà hàng thì việc tính được ngày làm lễ thôi nôi đều rất quan trọng.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tính ngày này. Bởi lễ thôi nôi được tính theo lịch âm, nhất là vào năm nhuận thì càng khó tính.

Bố mẹ trẻ lần đầu có con chắc cũng có thắc mắc này bởi có những quy tắc tính theo phong tục của ông bà để lại khó có thể biết.

2. Hướng dẫn tính ngày thôi nôi năm nhuận

Đầu tiên, bạn cần ghi nhớ rằng tính ngày làm lễ thôi nôi cho con là tính theo lịch âm. Nhiều người thường nhầm lẫn tính ngày thôi nôi với ngày đầy tháng.

Theo phong tục, tính ngày đầy tháng cho bé theo quy tắc gái lùi 2, trai lùi 1. Tức là nếu bé gái của bạn sinh ngày 10/5 âm lịch thì tổ chức lễ đầy tháng là ngày 08/06 âm lịch. Với bé trai sinh ngày 10/05 âm lịch thì lễ đầy tháng làm vào ngày 09/06 âm lịch.

Tuy nhiên, với lễ thôi nôi thì lại khác. Cứ đúng vào ngày bé tròn 1 năm tuổi là làm lễ thôi nôi không kể trai hay gái.

Ví dụ như: nếu bé sinh vào ngày 03/12 âm lịch thì đúng ngày 03/12 năm sau bé sẽ được làm lễ thôi nôi.

Nhưng, vì tính theo lịch âm nên có một vấn đề cần lưu ý đó chính là năm nhuận. Thông thường, dù lịch âm hay lịch dương thì 1 năm cũng có 12 tháng. Thế nhưng, vào năm nhuận thì số tháng lại là 13. 

Vậy thì thôi nôi vào năm nhuận phải tính ngày như thế nào? 

Cách tính ngày thôi nôi năm nhuận chuẩn nhất

Có 2 trường hợp xảy ra. Nếu năm nhuận nhuận vào tháng trước khi bé ra đời thì cứ đúng ngày đúng tháng cộng thêm 1 năm như bình thường. Nếu năm nhuận nhuận vào tháng sau khi bé ra đời thì chỉ tính đúng 12 tháng là làm lễ thôi nôi cho con.

Ví dụ: Năm 2020 nhuận vào tháng 4 (tức là có 2 tháng 4 âm lịch, tháng 4 trước và tháng 4 sau). 

+ Trường hợp con bạn sinh từ tháng 4 âm lịch sau như: 01/05 âm lịch thì làm lễ thôi nôi vào 01/05 âm lịch năm sau.

+ Trường hợp con bạn sinh trước tháng 4 âm lịch sau thì bạn tính đủ 12 tháng vào năm sau là làm lễ như: con sinh 01/04 âm lịch (tháng 4 trước) thì tháng 3 âm lịch năm sau là đủ 12 tháng và có thể làm lễ thôi nôi,

Nói tóm lại bạn cứ dựa trên nguyên tắc trẻ đúng 12 tháng tuổi thì làm lễ thôi nôi. 

Những thông tin tin chắc hẳn đã giúp bạn biết được cách tính ngày thôi nôi năm nhuận cho bé một cách chính xác nhất. Hãy áp dụng để biết ngày làm lễ cho bé nhà bạn nhé!

Nếu bạn muốn tìm hiểu theo thêm về những thủ tục cần có trong ngày thôi nôi thì có thể tham khảo thêm mục sau đây.

3. Một số lưu ý cần nhớ trong ngày thôi nôi

Đầu tiên là cần phải làm đúng ngày. Giống như chúng tôi đã nói ở trên về cách tính ngày thôi nôi năm nhuận.

Thứ 2 chuẩn bị mâm cúng đúng thủ tục. Tùy theo từng địa phương mà có mâm cúng phù hợp. Thông thường sẽ có 3 mâm cúng: Mâm cúng Thần Tài – Thổ Địa; Mâm cúng Ông Táo; Mâm cúng Đức Ông và 12 Bà mụ.

Thứ 3 là chuẩn bị mâm tiệc nếu có tổ chức lễ thôi nôi lớn, mời bạn bè, người thân và gia đình đến chia vui. Nếu có các bé đến dự lễ thôi nôi thì không thể thiếu các món đồ chơi được chuẩn bị trong một khu để các con cùng chơi với nhau.

Thứ 4 là không thể thiếu mâm đồ để bé chọn và bốc trong lễ thôi nôi. Trong một số bữa tiệc thôi nôi hiện nay, mẹ thường chuẩn bị các đồ vật để bé chọn cũng như hé lộ một phần tương lai của bé. 

Thông thường các đồ vật này có thể kể đến như: tiền, máy ảnh. bút, tai nghe bác sĩ, micro, máy bay, cái búa, la bàn, xe cảnh sát,..

Đây có thể coi là một trong những khoảng thời gian vui vẻ nhất của buổi tiệc, lúc mọi người cùng hào hứng chờ xem bé bốc được gì để dự đoán công việc tương lai mà bé theo đuổi.

Với những chia sẻ trên hy vọng bạn đã biết thêm về cách tính ngày thôi nôi năm nhuận và những vấn đề liên quan nhé!

Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước có sao không

[Giải Đáp] Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không?

Mâm xôi chè cúng thôi nôi thế nào phù hợp là một trong những vấn đề quan trọng bạn cần phải quan tâm. Để cho buổi lễ diễn ra một cách trang trọng và đầy đủ ý nghĩa thì mâm lễ phải được chuẩn bị chỉnh chu. Vậy thôi nôi bé trai cúng chè xôi nước được không? Cùng tìm hiểu đáp án cho câu hỏi này để biết được đâu là những vật lễ cần chuẩn bị nhé.

Cúng thôi nôi cho bé gái

1/ Nên cúng chè gì cho thôi nôi bé trai?

Thôi nôi – còn được gọi là lễ cúng đầy tháng được tổ chức nhằm cảm ơn các bà mụ và cầu mong cho em bé được bình an, khỏe mạnh cả đời. Theo quan niệm của người Việt, 12 bà mụ đã có công nặn thành hình hài của một đứa trẻ. Mỗi Bà Mụ sẽ đảm nhiệm nột nặn một bộ phận trên cơ thể: đầu, tay chân, mắt, mũi…

Mâm xôi chè là lễ vật quan trọng không thể thiếu trong thôi nôi của bé. Đặc biệt, trong mâm đầy tháng của bé trai thì không thể thiếu chè đậu. Vì sao cần cúng chè trong lễ đầy tháng bé trai? Có thể nói, đậu tượng trưng cho sự may mắn, đỗ đạt. Từ “đậu” còn có nghĩa “thi đậu, đậu việc” mang đến cho trẻ một tương lai tươi sáng trong công danh, sự nghiệp.

Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không
Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không

Đậu trắng và đậu đỏ là loại thông dụng được nhiều người lựa chọn nhất khi nấu chè cúng. Màu trắng tượng trưng cho sự thuần khiết. Với mong muốn bé sau này trở thành người chính trực, vừa có đức vừa có tài.  Màu đỏ lại mang đến may mắn. Điều này mong bé luôn gặp được quý nhân phù trợ trong suốt quá trình học tập, làm việc về sau.

Nên cúng chè đậu trắng hoặc đậu đỏ

2/ Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không?

Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước được không đang là thắc mắc của rất nhiều phụ huynh. Thông thường mọi người đều cho rằng bất kỳ loại chè nào cũng đều phù hợp. Tuy nhiên nhận định này không hề đúng đắn. Trong trường hợp này, chè trôi nước không thực sự phù hợp với nghi lễ cúng thôi nôi cho bé trai.

Theo kinh nghiệm dân gian ông bà ta để lại thì lễ thôi nôi bé gái sẽ cúng chè trôi nước, còn bé trai thì cúng các loại đậu. Sở dĩ có sự khác biệt này vì người xưa quan niệm trôi nước là biểu tượng của sự trôi chảy. Không chỉ đại diện cho sự dịu dàng, xinh đẹp của phái nữ mà còn cầu mong con gái mình luôn hạnh phúc trong chuyện tình cảm.

Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước có sao không
Thôi nôi bé trai cúng chè trôi nước có sao không

Bằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây chắc bạn đã tự trả lời cho câu hỏi: “Thôi nôi bé trai nên cúng chè xôi nước được không?”. Ngoài món chè thì vẫn còn lễ vật khác bạn cần phải quan tâm. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin trước khi cúng thôi nôi cho bé cưng nhà mình nhé.

tiệc thôi nôi nên nấu những món gì

Tiệc thôi nôi nên nấu những món gì: Top 10 món ngon và cần thiết

Tổ chức tiệc thôi nôi là một trong những phong tục tập quán đã trở thành nét đặc trưng trong văn hóa của người Việt. Cũng như tiệc tân gia, sinh nhật hay đám cưới… tiệc thôi nôi cho bé được xem là một sự kiện quan trọng. Vậy tiệc thôi nên nấu những món nào? Có phải bạn đang muốn đang gặp khó khăn trong việc chọn món ăn? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin bạn nhé.

Cúng thôi nôi cho bé

tiệc thôi nôi nên nấu những món gì
Tiệc thôi nôi nên nấu những món gì

1/ Gỏi ngó sen tôm thịt

Gỏi ngó sen tôm thịt là một món ăn thường thấy và được ưa chuộng trong thực đơn của mỗi bữa tiệc. Nhờ có vị thanh giòn của ngó sen, kết hợp cùng chua ngọt đậm đà của nước chấm thấm đều trong từng con tôm, miếng thịt.

Nguyên liệu:

  • Ngó sen
  • Tôm
  • Thịt ba rọi
  • Cà rốt
  • Rau răm
  • Gia vị: Nước mắm, đường, muối, giấm

Cách chế biến:

  • Ngó sen cắt khúc, sau khi ngâm, vớt ra, để ráo nước cho vào tủ lạnh. Cần tàu cắt lát mỏng. Rau răm cắt khúc.
  • Sau khi luộc thịt chín trong nồi nước với muối, ngâm thịt trong tô nước. Vớt thịt ra, cắt sợi tương xứng với cọng ngó sen.,
  • Tôm luộc chín, bóc vỏ, chừa đuôi.
  • Nước mắm trộn gỏi: nấu tan nước mắm, đường, bột ngọt rồi để nguội, thêm tỏi ớt băm và vắt thêm chanh.
  • Trộn tôm, thịt, ngó sen, cà rốt, cần tàu, ớt sợi với nước mắm trộn gỏi.

Món ăn đơn giản

2/ Salad cá ngừ

Salad cá ngừ vốn là món ăn được nhiều người ưa chuộng bởi vừa dễ làm vừa ngon miệng. Vậy nên đây là một trong những món ăn dường như không thể thiếu trong các bữa tiệc thôi nôi của bé.

Nguyên liệu:

  • Hộp cá ngừ
  • Hành tây, cà chua, chanh
  • Quả ô-liu
  • Sốt mayonnaise, muối tiêu

Cách chế biến:

  • Cá ngừ dằm nhỏ.
  • Đổ sốt mayonnaise ra bát và thêm nước cốt chanh, muối tiêu trộn đều.
  • Rửa sạch rau xà lách, để ráo rồi cắt nhỏ
  • Cà chua thái lát. Hành tây bóc vỏ thái khoanh mỏng.
  • Cho xà lách, hành tây, quả ô liu, cá ngừ vào tô lớn, rưới nước sốt lên rồi trộn đều, thêm vài lát cà chua để trang trí là có thể dùng luôn.
Món ăn đơn giản cho thôi nôi của bé
Món ăn đơn giản cho thôi nôi của bé

3/ Cháo sườn rau củ

Cháo sườn rau củ là món chính được nhiều khách hàng lựa chọn vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa dễ ăn. Bạn cũng có thể chuẩn bị món ăn này cho tiệc thôi nôi của bé.

Nguyên liệu:

  • Ngó sen
  • Tôm
  • Thịt ba rọi
  • Cà rốt
  • Rau răm
  • Gia vị: Nước mắm, đường, muối, giấm

Cách chế biến:

  • Rau củ đem rửa sạch, sau đó đem thái hạt lựu.
  • Xương sau khi rửa sạch đem hầm lấy nước dùng.
  • Gạo mang nấu thành cháo và cho rau củ vào nấu chín. Nêm nếm lại cho vừa ý.

Món ăn bổ dưỡng cho tiệc thôi nôi

4/ Sườn xào chua ngọt

Sườn xào chua ngọt luôn là món ăn được các bé ưa chuộng. Vậy nên chẳng có lý do gì bạn không đưa món này vào thực đơn ngày cúng thôi nôi cả.

Nguyên liệu:

  • Sườn chặt miếng vừa ăn
  • Tỏi băm nhỏ
  • Hành băm nhỏ
  • Cà chua to thái câu
  • Gia vị: đường nâu, chanh, giấm, tương ớt

Cách chế biến:

  • Sườn trần qua nước sôi.
  • Bắc chảo lên bếp, dầu nóng, cho sườn vào chiên hơi vàng, gắp ra.
  • Cách làm nước sốt: mắm, đường, giấm, chanh, ớt trộn đều cùng một chén nước.
  • Chảo dầu vừa chiên sườn, bỏ hành tỏi vào phi thơm, thêm cà chua đảo qua.
  • Đổ chén nước sốt cùng sườn vào đun nhỏ lửa đến khi nước gần cạn, sườn mềm.

Món ngon kích thích vị giác cho trẻ

5/ Cà ri bò

Trong bữa tiệc thôi nôi, được thưởng thức cà ri bò mềm ngon, có vị cay cay ăn kèm với bánh mì thì còn gì bằng. Dưới đây là hướng dẫn cách làm dành cho bạn.

Nguyên liệu:

  • Thịt bò
  • Cà rốt
  • Ớt
  • Thơm (dứa)
  • Khoai tây
  • Sả
  • Củ hành tím, hành lá
  • Tỏi
  • Nước cốt dừa
  • Bột cà ri
  • Chanh, lá chanh
  • Gia vị: nước mắm, bột nêm, muối, đường, tiêu

Cách chế biến:

  • Thịt bò rửa sạch, thái miếng to. Cà rốt, khoai tây, thơm gọt vỏ, thái miếng. Hành tím, tỏi, sả, ớt băm nhuyễn. Lá chanh xé làm 4.
  • Bắt nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, chờ dầu nóng thì cho hết ớt, sả.. và lá chanh vào xào.
  • Tiếp theo cho sốt cà ri rồi cho thịt bò và gia vị vào xào săn. Rồi cho cà rốt, khoai tây và thơm vào đảo đều.
  • Cuối cùng, cho nước cốt dừa và nước lọc vào hầm với lửa thấp đợi nước hơi cạn.

Món ăn phù hợp với tiệc thôi nôi

6/ Mực chiên xù

Món mực chiên xù hấp dẫn bởi vị giòn rụm của lớp bột chiên xù bên ngoài, phần mực bên trong dai dai, ngọt thơm, chấm cùng chút tương ớt cay cay. Nếu bạn đang thắc mắc tiệc thôi nôi nên nấu những món gì thì đây là gợi ý hoàn hảo nhất.

Nguyên liệu:

  • Mực ống tươi
  • Bột chiên giòn mịn

Cách chế biến:

  • Mực được rút đầu và bỏ phần mực, bỏ mắt và làm sạch. Sau đó cắt thành từng khoanh tròn rửa sạch và để ráo nước.
  • Cho bột chiên giòn vào bát, thêm nước lọc rồi khoáy tan, để bột đặc sệt, không quá loãng.
  • Chuẩn bị chảo sâu lòng, cho dầu ăn ngập chảo rồi đun nóng. Nhúng ngập từng khoanh mực vào bát bột chiên, thả mực vào chảo chiên cho vàng giòn là được.

Món mực chiên ngon miệng

7/ Xôi gà nước cốt dừa

Món xôi ngon gà nước cốt dừa là sự kết hợp giữa độ dẻo của xôi nếp quyện nước độ béo cốt dừa và dai của thịt gà làm cho món ăn cuốn hút. Các bé đều rất yêu thích món ăn này.

Nguyên liệu:

  • Gạo nếp ngon
  • Dừa bào vụn và nước dừa tươi
  • Hành phi
  • Lá chanh
  • Gia vị: muối, bột cà ri, ớt tươi, ớt bột

Cách chế biến:

  • Dừa cắt vụn và cho nước sôi vào để vắt lấy nước cốt đặc. Phần bã cho vào nước đun để làm nước đồ xôi cho thơm.
  • Cho gạo đã ngâm vào nồi đang sôi, tiếp theo cho gà vào luộc, đậy nắp kín, đồ khoảng 40 phút là được. Khi bỏ gà thì đổ ngay nước cốt dừa vào xôi và xới nhẹ.

Xôi gà là một trong những món không thể thiếu trong tiệc thôi nôi

8/ Mực hấp gừng

Ngoài mực chiên, mực hấp gừng cũng là một trong những phương án hoàn hảo nếu bạn đang thắc mắc tiệc thôi nôi nên nấu những món gì. Cách chế biến món ăn này tương đối đơn giản.

Nguyên liệu:

  • Mực tươi (có thể sử dụng mực lá, mực ống, mực cơm đều được)
  • Củ gừng
  • Hành lá
  • Ớt sừng đỏ
  • Tỏi, chanh tươi
  • Củ hành tây
  • Rau sống ăn kèm: các loại rau thơm
  • Gia vị: hạt nêm, nước mắm, rượu trắng, đường

Cách chế biến:

  • Sau thời gian ướp, mực thấm gia vị, cho mực vào xửng hấp cùng với ớt thái chỉ, gừng, hành tây, cần tàu, hấp cách thủy khoảng 10 phút cho mực chín tới là được. Sau đó, xếp mực hấp hành và rau ra đĩa cho đẹp mắt.
  • Làm nước mắm ăn kèm mực hấp hành: Pha nước mắm theo hướng dẫn: cho ớt, gừng, tỏi, đường vào cối giã nhuyễn rồi cho ra bát, trộn thêm nước mắm ngon, nước cốt chanh,a nước lọc là đã có bát nước chấm mực hấp ngon đậm đà, chuẩn vị rồi.

Mực hấp gừng đơn giản nhưng ngon miệng

9/ Trái cây

Thực đơn trong bữa tiệc thôi nôi thường không thể thiếu món trái cây. Hầu như ai cũng có thể ăn: xoài, dưa hấu, thanh long, nhãn, chôm chôm… nên đây là món tuyệt vời. Tuỳ vào mùa mà bạn có thể loại trái cây tươi ngon phù hợp.

Chuẩn bị thêm 1 dĩa trái cây vô cùng cần thiết

10/ Chè táo đỏ

Món chè thanh mát, dễ chế biến cùng với vị ngọt, thanh thường được chọn làm món tráng miệng trong bữa tiệc thôi nôi.

Nguyên liệu:

  • Hạt sen
  • Táo đỏ
  • Hạt chia
  • Đường phèn

Cách chế biến:

  • Hạt sen rửa sạch, táo đỏ ngâm mềm, hạt chia ngâm nước nóng cho nở.
  • Nấu nước sôi với táo đỏ, cho hạt sen vào. Đến khi hạt sen bóp thấy mềm thì cho đường phèn vào.
  • Nếm thấy vị ngọt vừa miệng thì đổ hạt chia vào.
  • Tắt bếp.

Món tráng miệng của bữa tiệc thôi nôi

Trước khi chọn thực đơn cho bữa tiệc thôi nôi bạn nên chia thành 3 phần chính: món khai vị – món chính – món tráng miệng. Dựa vào đó để bạn chọn món phù hợp. Quan bài viết trên đây hy vọng bạn có thể giải đáp được thắc mắc tiệc thôi nôi nên nấu những món gì. Hãy bắt đầu lên thực đơn ngay từ bây giờ nhé.

Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không

[Giải Đáp] Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không?

Cúng thôi nôi là một trong những phong tục tập quán có từ lâu đời mà ông cha ta để lại. Nghi thức này ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam để cầu cho em bé khỏe mạnh, bình an. Thế nên, cách tính ngày cúng thôi nôi được rất quan trọng. Vậy thôi nôi có tính tháng nhuận không? Cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin nhé.

cúng thôi nôi

1/ Thôi nôi là gì?

Thôi nôi nghĩa là khi em bé đủ 12 tháng sẽ không nằm trong nôi nữa, từ xưa đã trở thành phong tục tốt đẹp của người Việt. Bố mẹ rất xem trọng ngày này vì đây là cột mốc đầu tiên trong đời của trẻ. Lễ này được tổ chức nhằm mục đích cảm ơn các Bà Mụ đã nặn ra đứa bé và tạ ơn trời phật đã che chở cho đứa bé. Đặc biệt hơn, thôi nôi còn là nghi thức cầu xin cho con sự an lành, bình an suốt đời.

Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không
Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không

2/ Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không?

Theo triết lý âm dương của người Việt Nam, phái nam đại diện cho cực dương và phái nữ là cực âm. Với sự khác nhau này mà cách tính thôi nôi cũng tùy thuộc vào giới tính của bé. Dù theo phong tục của người Việt thì ngày thôi nôi được tính theo ngày Âm lịch. Cách tính thì lại có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái.

2.1/ Cách tính ngày thôi nôi cho bé trai

Đối với bé trai ngày cúng sẽ là ngày trước sinh nhật của bé 1 ngày. Ví dụ bé sinh ngày 20/5 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 19/5 âm lịch.

Trường hợp bé được sinh vào năm nhuận thì cách tính ngày thôi nôi sẽ khác với năm bình thường. Thay vì lùi lại một ngày thì ngày cúng phải lùi lại một tháng. Ví dụ bé sinh ngày 20/5 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 20/4 âm lịch.

2.2/ Cách tính ngày thôi nôi cho bé gái

Nếu như ngày cúng thôi nôi của bé trai phải lùi 1 ngày, đối với bé gái phải lùi 2 ngày. Ví dụ bé sinh ngày 20/5 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 18/5 âm lịch.

Khi bé gái được sinh vào năm nhuận thì cách tính hoàn toàn giống bé trai, cũng phải lùi 1 tháng. Ví dụ bé sinh ngày 20/5 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 20/4 âm lịch.

Tuy nhiên, ngày nay bố mẹ tính ngày cúng thôi nôi cho con đơn giản hơn trước. Cũng dựa theo lịch âm nhưng chọn ngày làm lễ giống ngày sinh của bé. Ví dụ bé sinh ngày 20/5 âm lịch thì ngày cúng thôi nôi sẽ là ngày 20/5 âm lịch.

Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không
Cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không


Tháng nhuận có ảnh hưởng đến việc xác định ngày cúng thôi nôi

Những thông tin bên trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc cúng thôi nôi có tính tháng nhuận không rồi hay chưa? Hãy dựa theo những hướng dẫn cụ thể bên trên để có thể tính được ngày thôi nôi cho bé nhà bạn hiệu quả nhất nhé.

bài cúng thôi nôi cho bé ở miền bắc

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền bắc

Lễ cúng thôi nôi còn được gọi là lễ đầy tháng là một sự kiện quan trọng trong cuộc đời của mỗi đứa bé. Đây cũng là nghi lễ quan trọng của người Việt Nam đã được ông bà ta để lại từ thời xưa. Mỗi vùng sẽ có bài cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai và bé gái khác nhau. Bạn có bài cúng thôi nôi miền bắc cho bé được tiến hành như thế nào hay không? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Cúng thôi nôi cho bé gái

1/ Lễ cúng thôi nôi là gì? Ý nghĩa của nó ra sao?

Đối với người dân Việt Nam, thôi nôi là một trong những khái niệm không còn quá xa lạ. Hầu như mọi người đều trải qua nghi thức này trước khi trưởng thành. Thôi nôi là lễ cúng đầy năm cho bé mừng bé được tròn một tuổi. Ý nghĩa của lễ cúng thôi nôi:

  • Đánh dấu cột mốc bé không nằm trong chiếc nôi nhỏ ngày xưa mà chuyển sang chiếc giường lớn hơn.
  • Nghi lễ cảm tạ sự nâng đỡ và phù hộ của 12 bà mụ đã giúp bé sinh thành công và khỏe mạnh đến một tuổi.
  • Về mặt tâm linh, lễ thôi nôi là mong cho bé yêu luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn, tương lai sau này suôn sẻ, thuận lợi.
bài cúng thôi nôi cho bé ở miền bắc
bài cúng thôi nôi cho bé ở miền bắc

2/ Ở miền bắc khi cúng thôi nôi cần chuẩn bị lễ vật gì?

Ở miền Bắc, mâm cúng thôi nôi cho bé trai bé gái sẽ bao gồm những lễ vật gì? Chắc hẳn đây là câu hỏi được thắc mắc nhiều nhất hiện nay. Theo tục lệ miền Bắc, trong ngày làm lễ thôi nôi cho bé, các mẹ cần chuẩn bị những thứ sau đây:

2.1/ Mâm cúng thôi nôi

  • 12 Bát chè đậu trắng và 12 đĩa xôi cúng 12 bà Mụ.
  • 12 Miếng trầu têm + 1 lá nguyên + 1 trái cau.
  • 1 Con gà luộc .
  • 1 Đĩa quả (gồm 5 loại quả tùy chọn).
  • 1 Tô cháo và 3 chén cháo cúng 3 Đức thầy.
  • 1 Ly nước hoặc rượu nhỏ (dùng để rưới lên hoa sau khi cúng).
  • 1 Bình hoa tươi, 2 cây đèn cầy cúng sao + 3 cây nhang.
  • 1 Bộ đồ hình nam (viết tên ngày tháng năm sinh của bé, cúng xong sẽ đốt).
  • Bộ lễ cúng thôi nôi các Mẹ cần mua 12 đôi hài xanh, nén vàng màu xanh, váy áo xanh, trầu cánh phượng.

2.2/ Mâm cúng lễ ông Địa

  • 1 Đĩa trái cây.
  • 1 Chén chè đậu trắng.
  • 1 Đĩa xôi gấc.
  • 3 Ly nước , hoa, nhang, trầm.
  • Bánh kẹo, trầu cau, rượu nếp, gà luộc

2.3/ Bàn thờ thiên và bàn thờ Phật

  • Hoa
  • Trái cây
  • Xôi, chè
  • Nhang, nước lọc, nến, muối.

3/ Nội dung bài cúng thôi nôi cho bé trai bé gái ở miền bắc

Lễ thôi nôi đã trở thành phong tục tập quán của người Việt nhưng không phải ai cũng biết chính xác bài cúng thôi nôi cho bé. Nội dung bài văn khấn chuẩn theo nghi lễ, tập quán miền Bắc sẽ được trình bày phía dưới đây. Cùng tham khảo ngay bây giờ nhé.

bài cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai bé gái ở miền bắc
Bài cúng đầy tháng thôi nôi cho bé trai bé gái ở miền bắc

3.1/ Vấn khấn chính

“Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát!

Chúng con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay, là ngày ….. tháng ….. năm …… là ngày lành tháng tốt

Vợ chồng chúng con gồm có …………………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………………………

Chúng con đang ngụ tại ……………………………………………………………………………………………………..

Hôm nay, nhân ngày đầy tháng cho bé chúng con thành tâm sắm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn toạ các chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tấu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên ………………………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , các ngài phù hộ độ trì, các ngài vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!”

Nên in văn khấn để thực hiện nghi thức 1 cách trơn tru

3.2/ Văn khấn khai hoa

Ngay sau nghi thức cúng đầy tháng cho bé trai, bé gái sẽ là nghi thức khai hoa còn gọi là “bắt miếng”. Cháu bé được đặt ngay trên bàn giữa, chủ lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Sau đó, bồng đứa trẻ một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Như vậy qua bài viết này bạn không chỉ biết bài cúng hoàn chỉnh nhất trong tiệc thôi nôi bé trai, bé gái ở miền Bắc. Mà còn hiểu rõ hơn về thôi nôi, ý nghĩa của lễ thôi nôi cũng như những lễ vật cần thiết trong nghi thức lễ. Chúc cho bữa tiệc thôi nôi của bé nhà bạn diễn ra thành công, tốt đẹp nhất.

bài cúng thôi nôi bé trai miền trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung tiến hành như thế nào? Với một đất nước đa dạng bản sắc văn hóa như Việt Nam, mỗi vùng miền đều có những phong tục tập quán riêng. Điều này thể hiện rõ ở các nghi thức cúng lễ. Vậy ở miền trung, cách cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé sẽ được thực hiện ra sao? Tìm hiểu qua những thông tin sau đây để giải đáp được thắc mắc của bạn nhé.

1/ Ý nghĩa ngày lễ cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền Trung

Uống nước nhớ nguồn là truyền thống vô cùng tốt đẹp của người Việt ta. Ngày cúng đầy tháng hay cúng thôi nôi đều là nghi thức cúng bái quan trọng được các gia đình có con nhỏ thực hiện. Không chỉ riêng ở miền trung mà kể cả miền bắc hay miền nam vẫn tồn tại. Từ trước đến nay những ngày cúng lễ này được xem như một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của dân tộc ta.

Ngày cúng đầy tháng và thôi nôi thực sự vô cùng ý nghĩa:

  • Theo như quan niệm của ông bà ta, mỗi đứa trẻ có thể bình an sinh ra đời là nhờ “mẹ sanh, mẹ độ”. Chính sự che chở, bảo vệ của các bà mụ và Đức ông đã giúp bé chào đời thành công và lớn lên khỏe mạnh.
  • Thực hiện nghi lễ này chính là cách để cha mẹ tạ ơn các vị thần cùng gia tiên nội ngoại, thiên địa đã phù hộ bản mệnh cháu bé.
  • Không chỉ vậy, thông qua nghi lễ còn có thể thành cầu mong chư vị phù hộ chở che cho trẻ trong giai đoạn đầu đời. Hy vọng có thể giúp bé vượt qua mọi khó khăn một cách thuận lợi mà phát triển tốt nhất ở giai đoạn tiếp theo.
  • Ngoài ra, ngày cúng đầy tháng thôi nôi còn để khẳng định sự tồn tại của bé trong gia phả dòng họ. Là ngày để mọi người có thể cùng chia sẻ niềm vui với nhau.
bài cúng thôi nôi bé trai miền trung
Bài cúng thôi nôi bé trai bé gái ở miền trung

Bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chi tiết

Về vấn khấn, hầu như mọi vùng miền đều gần giống như nhau. Thông thường một bài cúng sẽ rất dài nên khó mà chúng ta có thể học thuộc trong một khoảng thời gian ngắn. Một trong những mẹo nhỏ chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn chính là nên in bài mẫu dưới đây ra giấy để tiến hành nghi lễ một cách thuận lợi nhất.

“Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Chúng con kính lạy Đệ nhất đại tiên chúa cùng chư vị tiên nương

Chúng con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương, các vị Đức ông cùng gia tiên hai họ nội ngoại.

Hôm nay là ngày … tháng … năm … âm lịch. Vợ chồng chúng con gồm có … sinh được con (trai, gái) đặt tên là … Chúng con hiện ngụ tại …

Nay chúng con thành tâm sắm sửa lễ vật cúng đầy tháng cho cháu dâng bày lên trước án. Trước chư vị Tôn thần kính cẩn chúng con tâu trình:

Nhờ ơn chư vị thần linh cùng gia tiên. Để chúng con sinh cháu (trai, gái) tên … sinh ngày … được mẹ tròn con vuông.

Chúng con thành tâm cúi xin chư vị giáng lâm trước án. Chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật. Xin các vị phù hộ độ trì, vuốt ve che chở. Phù hộ cho cháu được tươi đẹp, thông minh, được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được an khang, không nghĩ lo, gặp dữ hóa lành.

Xin thành tâm cúi lễ, xin được chư vị chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)”

Trước khi thực hiện bạn nên đọc đi đọc lại nhiều lần để có thể nắm được hết các ý chính của bài văn khẩn. Như vậy khi tiến hành thực hiện nghi lễ sẽ không còn cảm thấy bỡ ngỡ. Hiệu quả khấn vái đạt được cũng sẽ cao hơn.

bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung
Bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung

Những lưu ý khi cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai theo phong tục miền Trung

Sự chỉnh chu trong lễ cúng đầy tháng cũng như thôi nôi là điều tất cả mọi người đều hướng đến. Vậy bạn đã biết đâu là những vấn đề chúng ta cần chuẩn bị để nghi lễ được tiến hành một cách thuận lợi nhất hay chưa? Ngoài việc xác định bài cúng thôi nôi bé trai miền trung và bài cúng thôi nôi cho bé gái ở miền trung như thế nào bạn còn nên chú ý đến thông tin sau:

  • Thứ nhất, nên bày mâm cúng bà Mụ ở bàn lớn và đồ cúng các Đức ông sẽ đặt ở bàn nhỏ.
  • Thứ hai, cần phải đảm bảo khoảng cách giữa 2 bàn cúng không quá xa.
  • Thứ ba, khi sắp xếp lễ vật trên bàn cần chú ý tuân thủ quy tắc đặt “Đông bình Tây quả”.
  • Thứ tư, đảm bảo chọn vị trí đặt các lễ cúng sao cho gọn gàng, đẹp mắt.
  • Tiếp đến, sau khi bày mâm xong sẽ tiến hành nghi thức chính. Đúng giờ đã chọn cha mẹ sẽ bắt đầu thắp nhang đèn xin phép cúng và khấn thành tâm.
  • Sau khi khấn xong sẽ cắm nhang và chờ đến khi nhang gần cháy hết để làm nghi lễ khai hoa bắt miếng hoặc xin keo chọn tên cho con.
  • Cuối cùng, khi nhang đã cháy hết hãy bắt đầu đốt giấy tiền vàng mã và rải muối gạo xung quanh sân nhà.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn nắm được bài cúng đầy tháng và thôi nôi cho bé gái – bé trai ở miền trung chính xác nhất. Bắt đầu tiến hành chuẩn bị mọi thứ ngay từ bây giờ để ngày vui được diễn ra một cách trọn vẹn nhất nhé. Trên đây chính là tất tần tật những thông tin về lễ cúng đầy tháng và thôi nôi theo phong tục miền trung hữu ích nhất dành cho bạn đấy.

Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa như thế nào

[Giải Đáp] Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa gì?

Theo quan niệm dân gian, thôi nôi là từ bỏ chiếc nôi đong đưa mà bé đã gắn bó suốt một năm để chuyển sang chiếc giường lớn hơn. Lễ thôi nôi không chỉ đơn giản là ngày mừng bé tròn 1 tuổi mà còn có những ý nghĩa và thông điệp khác nhau. Một buổi lễ thôi nôi sẽ diễn ra nhiều nghi thức quan trọng. Mâm đồ bốc thôi nôi là một phần không thể thiếu nhằm cầu mong bình an, hạnh phúc cho bé. Vậy thôi nôi bốc cục xôi có nghĩa gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

Mâm cúng thôi nôi cho bé gái

1/ Tại sao trong lễ thôi nôi phải có nghi thức bốc đồ?

Tại sao trong nghi thức lễ thôi nôi phải có nghi thức bốc đồ?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin này nhé.

Nghi thức bốc đồ trong lễ thôi nôi có ý nghĩa:

  • Dự đoán tương lai của bé có gặp được nhiều điều may mắn trong cuộc sống hay không.
  • Dự đoán nghề nghiệp trong tương lai của bé
  • Các bậc phụ huynh hiểu phần nào về tính cách của bé.
thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa gì
Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa gì

Những món đồ chơi thường được chọn trong mâm đồ bốc của bé:

  • Gương, lược
  • Kéo
  • Sách
  • Bút
  • Ống nghe
  • Máy bay
  • Xôi
  • Máy tính
  • Quả bóng
  • Tiền
  • Ống tiêm
  • Xe cảnh sát
  • Máy ảnh
  • Kính lúp

Các lễ vật để bé chọn

2/ Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa gì?

Trong tất cả các nghi lễ diễn ra trong buổi thôi nôi, dường như phần bé bốc mâm đồ được mong chờ nhất. Theo như ông cha ta thì việc bé bốc món đồ đầu tiên trong buổi sẽ đoán được nghề nghiệp trong tương lai. Bất kỳ cha mẹ nào cũng mong con mình sau này có công việc, sự nghiệp ổn định. Trong mâm đồ bốc của bé thường được ba mẹ bỏ vào những đồ chơi để dự đoán nghề nghiệp. Thôi bé bốc gì thì đó là sự lựa chọn về niềm yêu thích của bé.

Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa như thế nào
Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa như thế nào

Thực tế mà nói thì, nghi thức này cũng chỉ là một trò chơi giải trí, tạo tiếng cười và niềm vui để lễ thôi nôi diễn ra thật trọn vẹn và nhiều ý nghĩa. Ba mẹ không nên đặt nặng vấn đề này. Bởi tính cách hay nghề nghiệp của bé thay đổi theo thời gian và phụ thuộc nhiều vào cách giáo dục, truyền thống của gia đình.

Tại sao nắm xôi cúng lại xuất hiện trong mâm bốc? Bé bốc cục xôi thì tương lai sẽ ra sao? Xôi được nấu từ gạo, thóc hy vọng bé mau ăn chóng lớn, đủ sức khoẻ. Ngoài ra, hạt gạo, hạt thóc còn là biểu tượng của sự giàu có. Nếu bé bốc được nắm xôi thì tương lai sẽ được giàu có, dư giả.

Thôi nôi bốc cục xôi có ý nghĩa gì?

Cúng thôi nôi là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Việt nhằm gửi gắm hy vọng một tương lai đứa trẻ của mình được bình an. Qua bài viết nay hy vọng bạn đã hiểu hơn về ý nghĩa của việc bốc nắm xôi trong lễ thôi nôi của bé.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392