Lưu trữ Uncategorized - Trang 3 trên 4 - Xôi Chè Cô Hoa 35 năm kinh nghiệm
review xoi che co hoa

Uncategorized

Bật mí cách làm mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản nhất

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai bé gái là chủ đề đang rất được quan tâm hiện nay. Ngày càng nhiều các ông bố bà mẹ bận rộn, không có người thân cạnh bên hoặc không có kinh nghiệm trong việc chuẩn bị mâm cúng thôi nôi cho bé trai bé gái của mình. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu cũng như cung cấp những thông tin cần thiết để chuẩn bị một mâm cúng thôi nôi chuẩn và đơn giản nhất.

mâm cúng thôi nôi cho bé trai đơn giản

(Mâm cúng thôi nôi đầy đủ cho bé)

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai và bé gái có khác nhau không?

Lễ thôi nôi trong các thông tin tìm kiếm hiện nay được gọi là lễ bỏ nôi. Đây là ngày sinh nhật đầu tiên của em bé, cúng chính là ngày bé nhà bạn đã thôi không nằm nôi nữa và đang dần “trưởng thành”. Ở các nước phương Tây, người ta ăn mừng sinh nhật 1 tuổi của em bé khá đơn giản. Tuy nhiên tại các nước châu Á, lễ thôi nôi là dịp cực kỳ quan trọng cần chuẩn bị thật kỹ. Theo quan niệm dân gian, trong ngày thôi nôi cha mẹ có trách nhiệm tạ ơn chư vị thần linh gồm Mụ bà, Đức ông, gia tiên, điền thổ,… vì công lao dưỡng dục, chăm sóc em bé trong suốt giai đoạn đầu đời. Bên cạnh đó, đây cũng là dịp mà gia đình, họ hàng gửi đến em bé những lời chúc may mắn.

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai hay bé gái khá giống nhau. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý vài điều để lễ cúng diễn ra suôn sẻ và trọn vẹn hơn.

=> Xem thêm: Mâm lễ vật cúng thôi nôi bé trai bé gái

Những lưu ý trong lễ thôi nôi bé trai

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai vẫn có các lễ vật và nghi thức như bé gái. Chỉ khác một vài chi tiết sau:

  • Chè cúng phải là chè đậu trắng (hoặc thay thế bằng một số loại đậu khác như đậu đỏ, đậu phộng). Theo người xưa kể lại, cúng chè đậu cho bé trai nghĩa là cầu mong con thi đâu đậu đó, đường công danh sáng lạng nhiều thành công.
  • Xôi gấc hoặc xôi 3 màu. Trong lễ thôi nôi, màu đỏ của xôi gấc mang ý nghĩa rực rỡ, nhiều may mắn về sau.
  • Nghi thức chọn nghề đặt các vật dụng có ý mạnh mẽ, tránh các vật quá điệu đà nữ tính cho con.

xôi đậu trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai

(Bé trai cúng xôi đậu trắng mong đỗ đạt công danh)

Khấn văn trong mâm cúng thôi nôi cho bé trai cũng sẽ có chút ít thay đổi không đáng kể. Bài văn khấn lễ thôi nôi được tóm lược như sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

–   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………

Chúng con ngụ tại …………

Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

=> Tham khảo: lễ cúng thôi nôi cho bé trai

Sau lễ cúng tạ ơn chư vị thần linh và tổ tiên ông bà đã chăm sóc, bảo vệ em bé trong suốt 1 năm đầu đời thì gia đình sẽ cùng mọi người lì xì lấy hên và chúc bé những điều tốt đẹp. Chè xôi sẽ được gia chủ chia đều thành các phần gửi cho họ hàng, làng xóm có mặt trong buổi lễ này. Đó thay cho một lời cảm ơn vì mọi người đã dành thời gian đến chung vui, cũng là sự sẻ chia những may mắn đến với họ.

lễ vật cúng thôi nôi được sắp xếp trang trọng, tỏ lòng biết ơn.

(Mâm cúng thôi nôi được chuẩn bị tươm tất)

Mâm cúng thôi nôi cho bé trai không có điều gì quá khác biệt với bé gái. Các lễ vật hầu như không thay đổi, cha mẹ chỉ cần một vài lưu ý nhỏ là đã có thể chuẩn bị cho con một lễ thôi nôi trọn vẹn đầy đủ ý nghĩa. Trước tình trạng các gia đình nhỏ ở thành phố thiếu kinh nghiệm tổ chức lễ thôi nôi cho con, dịch vụ chuẩn bị đồ cúng trọn gói ra đời đã giúp được nhiều bậc cha mẹ thoát khỏi thông tin tràn lan thiếu chính xác trên mạng. Nếu bạn mong muốn chuẩn bị cho con một ngày thôi nôi ý nghĩa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy tham khảo và gọi cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Một mâm cúng đầy đủ ý nghĩa sẽ mang lại nhiều bình an và may mắn cho bé yêu của bạn về sau.

Những điều cha mẹ nên biết trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái

Lễ cúng thôi nôi cho bé gái là nghi thức quan trọng nhằm cầu mong bé gặp nhiều may mắn, suôn sẻ trong tương lai. Ngày nay, nhiều gia đình trẻ thường bỏ qua phong tục này, tuy nhiên, cha mẹ nên biết ý nghĩa của lễ thôi nôi trong cuộc đời bé để mang lại những điều tốt đẹp cho các con.

lễ cúng thôi nôi cho bé gái đơn giản dễ thực hiện

(Mâm cúng thôi nôi cho bé gái đơn giản)

Lễ cúng thôi nôi cho bé gái cần những gì?

Em bé tròn 1 tuổi, cha mẹ làm lễ cúng thôi nôi nhằm thông báo cho mọi người biết em bé đã chính thức bỏ nôi. Đây là một nét đẹp truyền thống trong văn người dân Việt Nam. Trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái cha mẹ nên chú ý một số chi tiết quan trọng để mang đến cho con nhiều may mắn, thành công trong tương lai.

1. Lễ vật cúng thôi nôi:

Cúng đầy tuổi cho trẻ khác với lễ đầy tháng, ngoài mâm cúng Mụ bà và Đức ông, cha mẹ còn cần chuẩn bị mâm cúng ngoài sân nhằm tạ ơn đất đai, điền thổ, ông công ông táo. Lễ vật mâm cúng Mụ bà trong ngày thôi nôi bé gái cha mẹ cần chú ý những điều sau.

  • 1 con gà trống luộc đầy đủ bộ phận.
  • 12 chén chè nhỏ. Trong lễ cúng thôi nôi cho bé gái cha mẹ phải cúng chè trôi nước. Loại chè này mang ngụ ý tương lai sẽ trôi chảy, may mắn trong tình duyên.
  • 12 đĩa xôi. Nếp mang ý nghĩa may mắn, dẻo dai và khỏe mạnh.
  • 12 chén cháo nhỏ.
  • 12 đĩa thịt quay, bánh hỏi.
  • 12 ly rượu (hoặc nước).
  • Hoa quả, hương đèn.

Như vậy, trong lễ thôi nôi bé gái, gia đình nên chú ý nấu chè trôi nước để cầu mong em bé sau này gặp nhiều may mắn, trôi chảy, suôn sẻ trong tương lai. Mâm cúng ngoài sân, cha mẹ nên chuẩn bị các vật lễ gồm heo quay, 1 tô cháo, 1 bộ tam sên và hoa quả nhang đèn.

2. Nghi thức chọn nghề:

Trong lễ thôi nôi, cha mẹ sẽ tiến hành thực hiện nghi thức chọn nghề cho trẻ. Mâm này gồm các vật dụng hàng ngày có ý nghĩa đối với nghề nghiệp mai sau như gương, lược, sách, bút,… Theo quan niệm dân gian, vật nào được em bé chọn đầu tiên sẽ là nghề nghiệp trong tương lai của em bé. Đây là một nghi thức truyền thống từ lâu, không biết tương lai có linh nghiệm thật không nhưng cũng là một niềm vui của gia đình trong ngày quan trọng này.

=> Xem thêm: Mâm cúng thôi nôi cho bé

Mâm cúng thôi nôi cho bé gái đầy đủ ý nghĩa

(Cha mẹ có thể tham khảo cách bày trí trên đây để chuẩn bị thôi nôi cho bé)

Văn khấn trong lễ thôi nôi cho bé gái

Tuy nói thôi nôi là một phong tục truyền thống lâu đời, nhưng với các gia đình trẻ mà nói đây là một nghi thức khá phức tạp. Do đó, khấn văn thế nào là đúng, là đủ luôn là vấn đề nan giải với các ông bố bà mẹ trẻ. Lễ thôi nôi cho bé gái, văn khấn sẽ gồm những câu sau:

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

–   Con lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa

–   Con kính lạy Đệ tam Thiên Mụ đại tiên chúa

–   Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày ….. tháng ….. năm ……

Vợ chồng con là ……………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………

Chúng con ngụ tại …………

Nay nhân ngày đầy năm chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thần kính cẩn tấu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấng Thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chánh thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu, tên …………….. sinh ngày ………………… được mẹ tròn, con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật , phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngon, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô ương, vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đẹp, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quý. Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Nam mô A Di Đà Phật!

Sau khi đọc bài khấn, thắp hương tạ ơn, gia đình và họ hàng làng xóm sẽ cùng gửi đến em bé những lời chúc tốt đẹp và cầu mong nhiều may mắn đến với bé trong tuổi mới, luôn bình an trong tương lai.

=> Tham khảo: Mâm cúng thôi nôi bé trai

Cuối lễ cúng thôi nôi cho bé gái sẽ là nghi thức chọn nghề cho trẻ. Lúc này, mâm lễ vật gồm gương, lược, bút, sách,… sẽ được bày biện cho trẻ lựa chọn. Theo quan niệm cha ông để lại, hễ em bé chọn vật nào đầu tiên thì tương lai sẽ theo nghề đó. Ví dụ bé chọn gương, lược sau này có thể sẽ là thợ cắt tóc, tạo mẫu tóc,…

Lễ cúng thôi nôi cho bé gái được trình bày đẹp mắt

(Một mâm cúng được bày biện đẹp mắt)

Nhìn chung, lễ cúng thôi nôi bé gái hay bé trai đều không có nhiều thay đổi do đó cha mẹ có thể tham khảo và dễ dàng chuẩn bị. Hiện nay, các dịch vụ chuẩn bị lễ vật cúng trọn gói đã giúp cho nhiều gia đình bớt phần nào công sức và thời gian. Cha mẹ có thể tham khảo Xôi chè cô Hoa với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đồ cúng để chuẩn bị thôi nôi các con tốt hơn.

Độc đáo mâm cúng thôi nôi bé gái mang đầy đủ ý nghĩa

Mâm cúng thôi nôi bé gái sắp xếp thế nào để mong may mắn và bình an đến cho bé? Gia đình chưa có kinh nghiệm cần chú ý các thủ tục, lễ nghi, các hình thức sắp xếp mâm cúng trong ngày thôi nôi được chia sẻ trong bài biết dưới đây.

mâm cúng thôi nôi bé gái chuẩn 2018

(Mâm cúng thôi nôi đầy đủ lễ vật)

Mâm cúng thôi nôi bé gái và bé trai có khác nhau không?

Theo quan niệm dân gian Việt Nam, trẻ con sinh ra vốn yếu ớt. Những ngày đầu tiên bước ra thế giới rộng lớn, thân thể trẻ còn thiếu đề kháng dẫn đến dễ chết yểu, đoản mệnh. Vì vậy, ông bà thường dạy trẻ em sau sinh 3 ngày phải làm lễ đầy Cữ, em bé tròn 30 ngày sẽ cúng đầy tháng, 100 ngày làm lễ đầy tuổi tôi và tròn năm sẽ cúng thôi nôi. Theo các bậc lão làng dạy lại, lễ cúng những ngày này nhằm tạ ơn Mụ bà, Đức thầy cùng các bậc tổ tiên, điền thổ,… cho chăm sóc, bảo vệ em bé được khỏe mạnh và phát triển tốt. Đây là tục lệ có từ lâu đời và được dùng đến tận ngày nay.

Lễ thôi nôi chính là ngày trẻ bắt đầu bỏ nôi, bước sang một tuổi mới và cứng cáp hơn. Lễ cúng thôi nôi cho bé cũng nên đơn giản, không cần quá cầu kỳ miễn đầy đủ lễ vật, nghi thức. Không có sự khác biệt nào lớn giữa mâm cúng thôi nôi bé gái và bé trai, nhìn chung các vật lễ và nghi thức giống nhau, chỉ khác một chút trong các bài khấn vái và sắp lễ.

=>Xem thêm: mâm cúng thôi nôi đơn giản

Những chú ý trong lễ cúng thôi nôi cho bé

Vì thôi nôi là dịp lễ quan trọng trong khoảng thời gian đầu tiên cuộc đời bé, để cầu mong những điều suôn sẻ đến với bé trong tương lai. Nên mâm cúng thôi nôi bé gái và bé trai đều cần chuẩn bị kỹ lưỡng, đầy đủ và trọn vẹn nhất.

Ngoài lễ cúng Mụ bà và Đức ông như trong ngày Đầy tháng, mâm cúng thôi nôi còn cần cúng đất đai điền thổ, ông công ông táo. Lễ vật được chia làm 2 mâm tổng cộng, 1 mâm trong nhà và 1 mâm cúng ngoài sân. Nghi thức cúng thôi nôi cũng không quá cầu kỳ, chủ yếu là cảm tạ trời đất, tổ tiên đã che chở và bảo vệ con cháu mình. Đặc biệt trong lễ thôi nôi, em bé sẽ thực hiện nghi thức chọn nghề. Đây là một trong những truyền thống lâu đời của dân tộc ta và lưu truyền rộng rãi đến tận bây giờ.

lễ vật cúng Mụ bà trong mâm cúng thôi nôi bé gái

(Ngoài các lễ vật truyền thống, lễ thôi nôi sẽ có thêm bánh kem)

Chuẩn bị mâm cúng thế nào?

Cúng thôi nôi được chia thành 2 mâm, 1 mâm trong nhà tạ ơn Mụ bà và Đức ông, mâm thứ 2 cúng trước sân tạ đất đai điền thổ. Giống như cúng đầy tháng, lễ vật cúng Mụ bà và Đức ông cũng chỉ là chè xôi, heo quay, hoa quả,… tuy nhiên, nếu trong lễ đầy tháng lễ vật khá đơn giản thì thôi nôi sẽ có đôi phần cầu kỳ hơn.

Cụ thể trong mâm cúng Mụ bà, các gia đình cần chuẩn bị các lễ vật sau:

  • Một con gà luộc nguyên con, đầy đủ bộ phận, chéo cánh đầu ngẩng cao, nghiêm trang.
  • Một đĩa trái cây
  • Mười hai đĩa xôi nhỏ và một đĩa xôi lớn
  • Mười hai chén chè
  • Mười hai chén chào
  • Hoa, rượu hoặc nước, hương (nhang), giấy tiền vàng mã,…

Lưu ý: gia đình nên chuẩn bị thêm đũa hoa bởi tương truyền rằng các Mụ bà rất thích dùng đũa hoa trong mâm cúng.

=> Tham khảo: Mâm lễ vật cúng thôi nôi cho bé gái trai gồm những gì?

Mâm cúng trước sân tạ ơn đất đai điền thổ cũng cần được các gia đình chú trọng. Theo quan niệm người xưa, nhờ có thổ công thổ địa, ông công ông táo mà cháu bé được bảo vệ và che chở khỏi những điềm xấu. Lễ vật mâm cúng ngoài trời bao gồm:

  • Một đĩa trái cây lớn
  • Một chén chè đậu xanh
  • Một đĩa xôi gấc hoặc xôi đậu xanh
  • Một bộ tam sên gồm trứng luộc, thịt luộc và tôm luộc. Hoặc có thể thay thế bằng 1 con cua. Lưu ý cua phải lựa chọn con còn nguyên, không sứt mẻ, gãy càng.
  • Ba ly nước, hoa, hương (nhang)

Lưu ý: mọi lễ vật đều phải được bày biện gọn gàng, sạch sẽ, chỉnh chu, tươm tất.

Lễ vật trong mâm cúng thôi nôi bé gái

(Mâm lễ phải được bày biện đẹp mắt, chỉnh chu)

Sau khi đã chuẩn bị xong mâm cúng, gia chủ cử một người lớn tuổi trong nhà đứng ra cúng tạ các bậc tổ tiên, thần linh đã luôn bảo vệ em bé trong suốt một năm qua. Bên cạnh đó, người cúng cũng cầu mong những điều tốt đẹp đến với em bé trong tương lai. Nghi thức cúng vái xong sẽ là lúc gia đình, họ hàng, làng xóm cùng gửi đến em bé những câu chúc may mắn và bình an.

Trong ngày sinh nhật đầu điên, đặc biệt là mâm cúng thôi nôi bé gái, cha mẹ nên chú ý các vật dụng trên bàn trong nghi thức chọn nghề. Ai cũng mong các công chúa bé nhỏ lớn lên sẽ dịu dàng, thuỳ mị, đoan trang và có được nhiều may mắn. Vậy nên trên bàn chọn nghề nên để gương, lược hoặc các vật có tính điệu đà, dễ thương.

Trên đây là những lưu ý cha mẹ nên nhớ trong mâm cúng thôi nôi bé gái. Các gia đình nên chuẩn bị đầy đủ, chú trọng cách bày biện và nghi thức để cầu mong mọi điều may mắn suôn sẻ đến với các con. Nếu không có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề chuẩn bị đồ cúng, cha mẹ có thể tham khảo các dịch vụ mâm cúng trọn gói nhằm tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và công sức hơn.

Cách cúng lễ đầy tháng bé trai đơn giản nhất

Cách cúng lễ đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất

Cách cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất các bạn có muốn tìm hiểu không ạ? Từ lâu đời xưa chúng ta đã quen với ngày cúng lễ thôi nôi cho trẻ mới sinh. Có những người có khi còn chưa hiểu hết ý nghĩa của nghi lễ này, chỉ thấy trẻ khi đầy tháng là đều được tổ chức cũng mụ dù lớn hay nhỏ.Theo như phong tục tập quán của cha ông ta để lại thì lễ cúng này có nghĩa là lễ cúng để tỏ lòng biết ơn tới công chăm sóc của 12 bà mụ cùng với đức ông đã che chở bao bọc đứa trẻ đó.  Trong thời điểm này thì mẹ cũng hết thời gian ở cữ và có thể làm việc gì đó.Lễ cúng này sẽ gồm những gì và chuẩn bị ra sao chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé.

Vì sao chúng ta cần làm lễ cúng thôi lôi cho trẻ

  • Theo như dân gian truyền lại thì đứa trẻ nào cũng đều trải qua bước hình thành và mỗi bà mụ đều tham gia vào quá trình hình thành ra em bé đó, bà thì chịu trách nhiệm nặn ra chân, người thì nặn ra hình hài trai gái, bà thì nặn ra đầu, người thì chăm sóc ở cữ…..
  • Mỗi bà mụ đều có công trong việc lớn lên của trẻ đó chính vì thế cần làm lễ để cảm ơn công của các bà mụ
  • Phần nữa cũng là lễ ra mắt với tổ tiên về sự xuất hiện của thành viên mới để mọi người bao bọc che chở.
  • Còn một ý nghĩa cũng không kém phần to lớn đó chính là bữa tiệc ăn mừng của cả gia đình vì đã trải qua giai đoạn khó khăn để có được một thiên thần bé nhỏ trong gia đình.

12 Bà mụ gồm những người là

  • Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông nom chăm sóc bào thai
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông nom việc thai nghén
  • Mụ bà Trần Tứ Nương: Chuyên trông nom việc sinh đẻ
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương: Trông nom việc thụ thai
  • Mự bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái
  • Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ
  • Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông nom việc khai hoa nở nhuỵ
  • Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông nom việc ở cữ
  • Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé
  • Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở

Cách tính ngày cúng mụ cho con

  • Có những nơi cúng tính theo ngày sinh là ngày âm nhưng cũng có những nơi cúng theo ngày dương. Ngày cúng lễ thôi nôi cho trẻ chính là ngày đầu  tiên của tháng tiếp theo, khi đó trẻ được tròn 1 tháng.
  • Nhưng xưa kia thì cha ông chúng ta cũng có một cách tính khác đó là nếu là bé trai thì ngày cúng mụ sẽ là ngày bé được tròn 1 tháng nhưng lùi lại 2 ngày, còn nếu là bé gái thì sẽ làm lễ khi bé được 1 tháng và lùi lại 1 ngày.
  • Nghi lễ cúng mụ thì thường được thực hiện vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

Cách cúng lễ đầy tháng bé trai đơn giản nhất

Chuẩn bị lễ vật để cúng mụ

  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 12 chén nước nhỏ
  • 12 chén rượu nhỏ
  • Bánh hỏi
  • Các loại bánh kẹo dành cho trẻ em
  • Thịt quay

Lễ vật cúng Đức ông

  • Gà luộc: 1 con
  • Cháo: 1 tô lớn
  • Chè:1 bát lớn
  • Xôi: 3 đĩa lớn
  • Hoa quả xếp vào 1 đĩa: gồm 5 loại quả bất kỳ
  • Trầu cau
  • Đồ hàng mã
  • Rượu.

Mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất cũng cần bày đầy đủ các món trên và bày sao cho đầy đặn để tỏ lòng thành kính tới các bà mụ. Ngoài ra các bạn có thể chuẩn bị thêm bình hoa tươi, chè, thuốc, gạo, muối và một đôi đũa hoa.

Cách cúng lễ đầy tháng bé trai đơn giản nhất

Cách bày trí mâm cúng đầy tháng

  • Khi bày mâm cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất cũng có quy tắc của nó, người xưa thường làm theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả” có nghĩa là bình hoa thì các bạn đặt ở phía đông, còn lễ vật cúng thì đặt ở phía tây.
  • Thông thường mâm cúng đầy tháng sẽ được bày thành 2 mâm khác nhau, 1 mâm cúng 12 bà mụ và 1 mâm cúng Đức ông.

Cách cúng lễ đầy tháng bé trai đơn giản nhất

Nghi thức làm lễ cúng đầy tháng cho bé gái

  • Khi đầy đủ cả nhà thì nghi lễ sẽ được bắt đầu
  • Thầy cúng hoặc là ông bà hay một người nào đó trong dòng họ sẽ khấn hôm nay là ngày bao nhiêu, em bé tên là….được đầy tháng, gia đình sắm mâm lễ trước là để 12 bà mụ cùng tổ tiên và đức công về chứng nhận và sau nữa là để mong 12 bà mụ và đức ông cùng tổ tiên hãy theo trẻ và tiếp tục phù hộ cho trẻ.
  • Sau khi đã cúng xong thì mẹ sẽ bế bé ra trước mâm cúng và khấn 3 cái để tỏ lòng thành kính biết ơn đến 12 bà mụ sau đó cả nhà sẽ cùng chúc cho bé khoẻ mạnh, mọi người cùng nhau thụ lộc và tán lộc cho mọi người xung quanh. Bé sẽ được mọi người bế ẵm và chúc những điều tốt đẹp nhất.

Cúng đầy tháng cho bé trai đơn giản nhất các bạn có thấy khó không ạ? Không quá phức tạp, chỉ cần những thứ bình thường dễ kiếm dễ làm, các bạn chỉ cần bỏ chút thời gian là chuẩn bị được mâm lễ như ý. Hiện nay cũng có nhiều dịch vụ chuẩn bị lễ cúng nên các bạn mà không có thời gian thì hãy thuê dịch vụ nhé. Chúc cả nhà có một ngày lễ thật ý nghĩa.

Cúng đầy tháng bé trai một nghi lễ lâu đời

Cúng đầy tháng bé trai một nghi lễ lâu đời

Theo như tổ tiên chúng ta từ xa xưa thì mỗi người sinh ra đều được bắt đầu ngay sau ngày lễ cúng mụ, với ý nghĩa như báo cáo với tổ tiên trời đất sự có mặt của một sinh linh, bắt đầu một cuộc sống. Lễ cúng cầu nguyện cho trẻ được chóng lớn, ngoan ngoãn và thật khoẻ mạnh. Mỗi nơi có thể sẽ có cách bầy trí mâm cúng khác nhau nhưng hầu như đều giống nhau và mang ý nghĩa cũng giống nhau. Cúng đầy tháng  bé trai sẽ là chủ đề chúng ta cùng nhau bàn tới ngày hôm nay.

Nguồn gốc của lễ cúng mụ

  • Khi mà nói tới nguồn gốc của ngày lễ này thì ở mỗi nơi có những câu chuyện khác nhau nhưng có một điểm chung đó chính là lễ cúng để tỏ lòng biết ơn tới bà Mụ và ông Đức ông, đồng thời cũng để thông báo sự xuất hiện của một thành viên mới trong gia đình.
  • Theo như dân gian kể truyền miệng rằng mỗi đứa trẻ từ khi vẫn còn ở trong bụng mẹ đã nhận được sự chăm sóc từ các bà mụ, mỗi bà mụ có một nhiệm vụ khác nhau ví dụ như bà thì nặn ra bộ phận chân, tay hoặc người thì nặn ra đầu…..Vì thế khi đứa bé chào đời thì bố mẹ sẽ chuẩn bị một mâm lễ cúng đầy tháng bé trai để tỏ lòng biết ơn tới bà mụ.

Cúng đầy tháng bé trai một nghi lễ lâu đời

12 bà mụ bao gồm những ai:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương: Trông coi việc sinh đẻ
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương: Trông coi việc thai nghén
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương:Trông coi việc thụ thai
  • Mụ bà Lưu Thất Nương: Trông coi việc nặn hình hài trai hay gái
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương: Trông coi chăm sóc bào thai
  • Mụ bà Lý Đại Nương: Trông coi việc chuyển dạ
  • Mụ bà Hứa Đại Nương: Trông coi việc khai hoa nở nhuỵ
  • Mụ bà Cao Tứ Nương: Trông coi việc ở cữ
  • Mụ bà: Tăng Ngũ Nương: Trông nom chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương: Trông coi việc ẵm bồng bé
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương: Trông coi việc giữ trẻ nhỏ
  • Mụ bà nguyễn Tam Nương: Trông coi vấn đề trông coi giám sát việc sinh nở

Lễ vật cúng mụ cho bé trai bao gồm:

Mâm cúng tổ tiên: Trên bàn thờ tổ tiên thì các bạn chuẩn bị

  • Con gà luộc
  • Đĩa xôi
  • Bát đũa
  • Hoa tươi
  • Vàng tiền giấy
  • Rượu, nước, chè thuốc.

Cúng đầy tháng bé trai một nghi lễ lâu đời

Mâm cúng 12 bà mụ gồm:

  • 12 chén chè nhỏ
  • 12 đĩa xôi nhỏ
  • 1 con gà luộc
  • Bộ tam sên (trong đó có trứng luộc, thịt heo luộc, cua hoặc tôm luộc)
  • Mâm ngũ quả
  • Nhanh, đèn, hoa tươi, trà thuốc, muối gạo.
  • 12 bộ hài, 12 bộ váy áo đẹp, 12 nén vàng
  • 12 miếng trầu têm cánh phượng
  • Đồ chơi trẻ em
  • Phẩm oản
  • Tất cả 12 thứ đều phải có kích thước giống nhau.

Mâm cúng Đức ông: Đức ông các bạn cũng chuẩn bị gần giống như cúng bà mụ.

  • 1 con gà luộc tạo dáng chéo cánh đẹp
  • Cháo: 1 tô lớn
  • Chè: 1 đĩa lớn
  • Xôi: 1 đĩa lớn
  • Thịt quay
  • Hoa quả
  • Quần áo: 1 bộ lớn hơn của bà mụ
  • Hài: 1 đôi lớn hơn của bà mụ
  • Tiền vàng mã
  • Trầu cau hoa quả.

Cúng đầy tháng bé trai một nghi lễ lâu đời

Nghi thức làm lễ cúng đầy tháng bé trai

  • Các mẹ có thể mời các thầy cúng về nhà để cúng cho bé hoặc cũng có thể đơn giản bằng cách là ông bà bố mẹ hay một người trong dòng họ cúng cho trẻ.
  • Không cần quá cầu kỳ câu lệ về câu từ mà các bạn chỉ cần nghĩ gì mong gì thì khấn như vậy, mong cho trẻ ngoan ngoãn chóng lớn và gặp nhiều may mắn. Tỏ lòng biết ơn tới các bà mụ và Đức ông đã cho mẹ tròn con vuông.

Bài cúng đầy tháng bé trai

  • Hôm nay, cháu……được tròn một tháng tuổi, gia đình chúng tôi có bày mâm lễ vật này trước là để cung thỉnh thập nhị mụ bà cùng tam đức ông về nhận lễ sau là tiếp tục theo bước và phù trợ cho bé chóng lớn mạnh khoẻ và hiền lành, hiếu học……
  • Cũng chỉ mong ước điều gì thì người cúng sẽ khấn ra những lời đó, hi vọng rằng cuộc sống của các con sau này sẽ thuận lợi sẽ gặp những điều may mắn và thật hạnh phúc.
  • Kết thúc nghi lễ thì mẹ sẽ bế bé ra trước mâm cũng và khấn 3 lần để nhằm bày tỏ lòng biết ơn tới 12 bà mụ và đức ông, và sau đó cả gia đình sẽ sum họp rồi gửi cho trẻ những lời chúc tốt đẹp nhất đến với trẻ. Cả nhà cùng bế bé và cùng thụ lộc để trẻ được khoẻ mạnh.

Lễ cúng đầy tháng bé trai không quá khó, các mẹ chỉ cần chuẩn bị những thứ như bên trên, mỗi thứ một ít nhưng bày ra thành nhiều đĩa. Mâm cúng mụ phải đầỳ đủ và đầy đặn để tỏ lòng thành kính, không cần những thứ sơn hào hải vị gì quá cao sang mà chỉ cần những thứ đơn giản bình thường như gà, xôi, chè, thịt luộc…..Mỗi nơi lại có cách trang trí mâm cúng khác nhau nhưng hầu như đều là những thứ chủ yếu đó. Hãy làm lễ thôi nôi cho trẻ để trẻ được khoẻ mạnh, giống như báo cáo sự xuất hiện của một thành viên mới, biết tên tuổi đến từ ngày nào, để cho ông bà tổ tiên, các bà mụ còn che chở phù hộ. Hiện nay cũng có dịch vụ làm trọn gói lễ cúng  mụ cho trẻ, các bạn có thể thuê làm rồi chỉ việc bày ra cúng. Chúc các bạn thành công.

Mâm Cúng Mụ Đầy Tháng Và Những Lễ Vật Cần Chuẩn Bị

Mâm cúng mụ đầy tháng có quan trọng không và được bày như thế nào? Mỗi lần cúng đầy tháng cho bé, gia đình đều phải chuẩn bị trước những gì liên qua đến buổi lễ này. Và không thể thiếu đó là mâm cúng Mụ đầy tháng được người lớn sắp xếp, chuẩn bị rất kĩ từ trước. Những lễ vật trong mâm cúng phải được bày lên đầy đủ, không thiếu cũng không thừa. Để muốn biết trong mâm cúng Mụ bao gồm những gì, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu thử nào?

Mâm cúng mụ đầy tháng có quan trọng không và được bày như thế nào?

Mâm cúng mụ đầy tháng có ý nghĩa gì?

Việc chuẩn bị mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé để cúng tạ, tỏ lòng biết ơn đối với 12 bà Mụ và 1 bà Chúa trong suốt thời gian hình thành và phát triển đã giúp đỡ cho bé rất nhiều. Mỗi bà đều có một nhiệm vụ khác nhau để chăm sóc, bảo vệ khi mẹ và bé gặp nhiều khó khăn, trở ngại, cầu mong sao “mẹ tròn con vuông”. Như:

+ Bà Mụ Lâm Nhất Nương sẽ đảm nhiệm việc chăm sóc bào thai.

+ Bà Mụ Hứu Đại Nương sẽ trông coi phần khai hoa nở nhụy.

+ Bà Mụ Trần Tú Nương sẽ đảm nhiệm việc sanh đẻ.

+ Bà Mụ Tăng Ngũ Nương sẽ đảm nhiệm việc trông coi, chăm sóc trẻ sơ sinh.

+ Bà Mụ Mã Ngũ Nương sẽ trông coi việc ẵm bồng con trẻ.

+ Bà Mụ Trúc Ngũ Nương đảm nhiệm trọng trách việc giữ trẻ.

Mâm cúng Mụ đầy tháng sẽ bao gồm những lễ vật?  

Theo ông bà, đứa bé sinh ra là tất cả đều được chăm sóc, bảo vệ bởi 12 bà Mụ và 1 bà Chúa. Do đó, gia đình cũng có sự chuẩn bị cho phù hợp cho với nghi thức. Chúng ta sẽ chuẩn bị 12 chén chè nhỏ và 1 chén chè lớn, 12 chén cháo nhỏ và 1 chén cháo lớn, 12 đĩa xôi nhỏ và 1 đĩa xôi lớn. Lễ vật còn sẽ có một con gà trống luộc, 1 nải chuối, 1 mâm ngũ quả, 1 bình hoa điệp, trà, rượi, hương, gạo, muối, tiền giấy vàng mã, bánh kẹo, đồ chơi…và không thể thiếu là 1 đôi đũa hoa vì bà Chúa chỉ thích dùng đũa này.

Theo ông bà, đứa bé sinh ra là tất cả đều được chăm sóc, bảo vệ bởi 12 bà Mụ và 1 bà Chúa

Cách sắp đặt mâm cúng Mụ đầy tháng

Gia đình sẽ chia thành 2 mâm cúng. Mâm lớn đầu tiên sẽ đặt lên bàn cúng trước bàn thờ các bà Mụ để cúng. Một mâm nhỏ sẽ bao gồm 3 chén chè, 1 dĩa xôi và không thể thiếu là nải chuối, tất cả sẽ đặt cạnh nơi giường đứa bé nằm. Rồi mẹ của đứa bé sẽ lấy một ít nước hồ, sông, biển cho vào một cái chậu đặt gần phía bé nằm và cầu mong cho bé được bình an, mạnh khỏe khi đi tàu thủy, xe khách sẽ không bị say xe, ngất xỉu…

Nghi thức của lễ cúng Mụ

Người ông của đứa bé sẽ đại diện cho gia đình đứng lên thực hiện lễ cúng. Những lời khấn ven thuộc là: “Con lạy các bà ạ! Hôm nay ngày…tháng…năm, con xin tổ chức lễ cúng tạ này để tỏ lòng biết ơn đến các bà về những việc làm tốt đẹp trong suốt thời gian qua cho đứa cháu của con.

Sinh ngày…tháng…năm…Con mong rằng các bà sẽ tiếp tục phù hộ cho cháu sau này sẽ mau ăn chóng lớn, nhanh nhẹn, trí tuệ thông minh, mọi chuyện sau này sẽ tốt đẹp với bé…Và cuối cùng con xin một lần nữa cảm ơn các bà ạ!”. Tiếp đó người ông sẽ lấy ra một nhành bông điệp trong lọ hoa rồi cầm quơ qua quơ lại trước miệng đứa bé và đọc những lời chúc mong bé nói chuyện duyên dáng được nhiều người yêu quý.

Và rồi sẽ là phần đặt tên cho bé, gia đình sẽ lấy ra 2 đồng xu rồi gieo nó vào trong một cái đĩa có lòng sâu. Khi lần gieo đầu tiên kết thúc mà thấy xuất hiện một mặt úp một mặt ngửa thì cái tên đó đã được tổ tiên chấp nhận, ưng thuận. Nếu mà xuất hiện cả hai mặt đều úp, hoặc cả mặt đều ngửa thì cái tên đó không được tổ tiên chấp nhận, ưng ý. Cuối cùng nếu cả ba lần mà không được thì ông bà phải đưa ra một cái tên nào đó để chốt lại tên cuối cùng của bé.

Lễ cúng đã kết thúc, khách tham dự sẽ dành ra một chút thời gian để lì xì tiền cho bé để mua sữa, quần áo…gia đình sẽ chuẩn bị một mâm nhỏ để đãi khách đến tham dự. Hầu hết khách đều là người quen của gia đình, họ hàng hai bên, bạn bè của bố mẹ đứa bé. Mâm đãi cũng không quá cầu kì mà đơn giản nhưng mọi thứ đều làm khách hài lòng.  

Nếu các bạn muốn cúng đầy tháng cho con mình thì hãy nhanh chân tham khảo bài viết này để thực hiện. Bài viết về mâm cúng Mụ đầy tháng đảm bảo sẽ không làm bạn thất vọng đâu.

Đầy Tháng Bé Trai Cúng Gì Đơn Giản Mà Đảm Bảo Phong Tục

Đầy tháng bé trai cúng gì đơn giản mà vẫn đảm bảo đúng phong tục, lễ nghi của dân tộc luôn mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ gia đình có trẻ sơ sinh nào. Tùy theo mỗi vùng miền sẽ có những phong tục, nghi thức khác nhau nhưng nhìn chung, văn hóa cúng đầy tháng cho trẻ cũng có những nét tương đồng nhất định

Quan niệm người Việt cho rằng mười hai bà Mụ có nhiệm vụ quyết định giới tính của trẻ. Còn Đức Ông lại có nhiệm vụ chức năng bảo vệ cho “mẹ tròn con vuông”. Lễ cúng đầy tháng cho bé rất quan trọng vì được xem là lời cảm ơn đến các vị thần đã che chở cho bé suốt trong thời gian thai kì. Hơn nữa, qua lễ này, gia đình cũng thể hiện ước muốn cầu bình an, sức khỏe cho bé được mau ăn chóng lớn. Do đó, đầy tháng bé trai cúng gì cần phải được kỹ càng và thịnh soạn.

Đầy tháng bé trai cúng gì đơn giản mà vẫn đảm bảo đúng phong tục
Đầy tháng bé trai cúng gì đơn giản mà vẫn đảm bảo đúng phong tục

Nguồn gốc của lễ đầy tháng

Lễ cúng đầy tháng là hình thức tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn thờ mẫu. Qua đó có thể thấy, đây chính là một nét đẹp văn hóa rất thuần Việt, giúp bảo tồn những tinh hoa dân tộc ngày xưa và phát huy trong ngày nay.

Khi trẻ con chào đời, nhiều bỡ ngỡ với cuộc sống xung quanh. Vì vậy, ngoài sự nâng đỡ và yêu thương của cha mẹ, gia đình cần quan tâm đến các nghi thức lễ cúng hợp lý và đúng quy cách để mang lại may mắn, bình an cho bé.

Đầy tháng bé trai cúng gì?

Bên cạnh việc đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho trẻ sơ sinh, gia đình cũng cần phải biết đầy tháng bé trai cúng gì nhằm mang đến những phúc lành tốt đẹp cho con trong hiện tại và tương lai. Theo tín ngưỡng dân gian, từ lúc trong bụng mẹ cho đến khi sinh ra, bé con được 12 Bà Mụ và 1 Bà Chúa chăm sóc. Dưới đây là danh sách 12 Mụ bà sẽ luân phiên chăm sóc và giáo dưỡng cho bé:

  • Mụ bà Trần Tứ Nương, chuyên việc sanh đẻ (chú sinh)
  • Mụ bà Vạn Tứ Nương, coi việc thai nghén (chuyển sinh)
  • Mụ bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai (thủ thai)
  • Mụ bà Lưu Thất Nương, chuyên coi việc tạo hình hài nam, nữ cho đứa bé
  • Mụ bà Lâm Nhất Nương, trông coi việc chăm sóc bào thai (an thai)
  • Mụ bà Lý Đại Nương, chuyên việc chuyển dạ
  • Mụ bà Hứa Đại Nương, trông nom việc khai hoa nở nhụy
  • Mụ bà Cao Tứ Nương, trông coi việc ở cữ
  • Mụ bà Tăng Ngũ Nương, tập trung việc chăm sóc trẻ sơ sinh (bảo tống)
  • Mụ bà Mã Ngũ Nương, coi việc ẵm bồng con trẻ (tống tử)
  • Mụ bà Trúc Ngũ Nương, chú ý việc giữ trẻ (bảo tử)
  • Mụ bà Nguyễn Tam Nương, coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ

Theo đó, lễ vật cúng 12 Bà mụ phải bao gồm:

  • Đồ vàng mã.
  • Đồ chơi trẻ em (có thể bằng nhựa hoặc sành sứ)
  • Động vật: cua hoặc tôm để sống hoặc có thể hấp chín (gồm 12 con kích thước bằng nhau và có 1 con to hơn)
  • Phẩm oản: gồm 12 phần đều nhau và một phần lớn hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Lễ mặn: Bao gồm xôi, gà luộc, cơm, canh, món ăn, rượu trắng.
  • Kẹo bánh: được chia thành 12 phần và một phần to hơn (hoặc nhiều hơn).
  • Hương hoa: Hương, lọ hoa nhiều màu, tiền vàng, nước trắng.

Ngoài ra gia đình cũng cần phải chuẩn bị các lễ vật khác để cúng cho Đức Ông và 3  Đức Thầy như trái cây, hoa, nhang, đèn cầy, gạo muối, trà, rượu, nước, giấy cúng, trầu têm cánh phượng…. Cùng các lễ vật này thì bạn cần chú ý phải có thêm chén, đũa, muỗng và 1 đôi đũa hoa vì theo quan niệm thì Bà chúa chỉ thích dùng đũa này.

Các nguyên tắc khác khi cúng đầy tháng cho bé trai

Quan tâm đến việc đầy tháng bé trai cúng gì thôi chưa đủ, để mọi việc hanh thông và suôn sẻ, cha mẹ cần chú ý đến cả thời gian cúng và cách đặt mâm trong nhà. Thông thường thì mâm cúng đầy tháng cho bé sẽ được đặt một trong 2 vị trí sau:

  • Một là đặt giữa nhà và quay ra cửa chính. Cách này được ưu tiên nhiều nhất, vì có vị trí vừa rông rãi lại vừa thoáng khí, dễ bày trí, đồng thời vừa tiện cho thẩm mỹ như chụp hình để lưu lại làm kỷ niệm.
  • Cách thứ 2 là đặt bàn cúng trong phòng bé, gần với chỗ bé nằm.

Ngoài chọn vị trí cúng đầy tháng thì bạn cũng nên để ý đến giờ cúng. Các bậc phụ huynh nên chọn cung giờ hoàng đạo trong ngày hoặc những giờ hợp với tuổi của trẻ để cúng, tránh những giờ xung khắc. Ví dụ như bé tuổi thân thì không nên cúng vào giờ dần, tỵ hợi.

Trên đây là những hướng dẫn đầy tháng bé trai cúng gì để ba mẹ có sự chuẩn bị đầy đủ. Nhưng nếu bạn quá bận rộn và muốn tiết kiệm thời gian hãy liên hệ với https://xoichecohoa.com/ để đặt hàng và nhận tư vấn nhé.

Cách Đọc Bài Văn Khấn Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé Gái Trai

Cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai ắt hẳn sẽ là điều mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm, nhất là những người chưa có nhiều kinh nghiệm. Trong nghi lễ cúng mụ dịp đầy tháng thì phần đọc văn khấn cũng là phần không thể thiếu. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thêm về ý nghĩa cũng như cách đọc văn khấn đúng chuẩn nhé.

Tại sao lại phải đọc văn khấn cúng mụ đầy tháng

Ông cha ta quan niệm rằng một đứa trẻ sinh ra đời là nhờ bàn tay các vị Đại Tiên (hay còn gọi là các tiên mụ, 12 bà mụ) nặn ra mà thành. Tương truyền thì mỗi bà sẽ chịu trách nhiệm nặn ra một bộ phận trên người bé như tay, chân, tóc tai, mắt mũi…  Chính vì vậy mà khi đứa trẻ đầy cữ, đầy năm và đặc biệt là đầy tháng thì gia đình của trẻ sẽ tổ chức một buổi lễ và bày tiệc để cúng mụ, nhằm cảm tạ công ơn của 12 bà, đồng thời cũng xin các bà sẽ tiếp tục bảo bọc và nâng đỡ cho trẻ được nhiều may mắn và tốt lành. Trong buổi lễ, ngoài việc phải có đủ các món lễ vật như xôi, chè, rượu, thịt, vàng mã, vv… thì người đại diện trong nhà sẽ phải đọc một bài văn khấn nhằm nói lên những lời cảm ơn và nguyện ước cho trẻ được khỏe mạnh, thông minh sáng láng, biết hiếu nghĩa… theo đúng cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai chuẩn mực.

Cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai

Bài văn khấn đầy tháng cho bé

Sau đây là mẫu bài văn khấn dùng trong dịp đầy tháng cho bé, bài khấn được đọc sau khi bày lễ, người nhà sẽ cử một đại diện (thường là người lớn tuổi) để đọc bài khấn theo đúng cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai chuẩn mực là rõ ràng và thành khẩn:

Văn khấn cúng Mụ

– Con kính lạy Đệ nhất Thiên tỷ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ nhị Thiên đế đại tiên chúa.

– Con kính lạy Đệ tam Tiên Mụ đại tiên chúa.

– Con kính lạy Thập nhị bộ Tiên Nương

– Con kính lạy Tam thập lục cung chư vị Tiên Nương

Hôm nay là ngày…. Tháng….. năm….

Vợ chồng con là …………………………… sinh được con (trai, gái) đặt tên là …………..

Chúng con ngụ tại:……………………………………………

Nay nhân ngày đầy tháng (đẫy cữ, đầy năm) chúng con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và các thứ cúng dâng bầy lên trước án, trước bàn tọa chư vị Tôn thân kính cẩn tâu trình:

Nhờ ơn thập phương chư Phật, chư vị Thánh hiền, chư vị Tiên Bà, các đấn g thần linh, Thổ công địa mạch, Thổ địa chính thần, Tiên tổ nội ngoại, cho con sinh ra cháu tên là………… sinh ngày…… được mẹ tròn con vuông.

Cúi xin chư vị tiên Bà, chư vị Tôn thần giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật, phù hộ độ trì, vuốt ve che chở cho cháu được ăn ngoan, ngủ yên, hay ăn chóng lớn, vô bệnh vô tật, vô tai, vô ương vô hạn, vô ách, phù hộ cho cháu bé được tươi đep, thông minh, sáng láng, thân mệnh bình yên, cường tráng, kiếp kiếp được hưởng vinh hoa phú quí.

Gia đình con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiêu tan, bốn mùa không hạn ách nghĩ lo.

Xin thành tâm đỉnh lễ, cúi xin được chứng giám lòng thành.Nam mô a di Đà Phật

Văn khấn nói riêng và các nghi thức bày lễ khác đều là những phần quan trọng

Đọc văn khấn xong thì nên làm gì tiếp theo?

Sau khi đã đọc bài khấn nói trên theo đúng cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai chuẩn thì bố hoặc mẹ sẽ cho bé chắp tay lại để vái lạy ba lần trước tuần hương, vái hết ba lần thì lễ tạ. Sau khi đã vái lễ xong xuôi rồi thì gia đình sẽ đem các đồ vàng mã và váy áo đi hóa vàng, khi hóa thì vẩy thêm một chút rượu. Sau khi đã hóa vàng xong thì gia đình sẽ đem những con tôm, cua, ốc để tới các hồ hay ao nước và phóng sinh cầu phúc (chuẩn bị sẵn mỗi loại 12 con để phóng sinh). Các món đồ chơi bằng nhựa hay sành sứ thì cha mẹ sẽ giữ lại để lấy phước cho bé. Sau khi đã hành lễ xong xuôi thì tới lúc những bạn bè và hàng xóm sẽ cùng tới và lần lượt chúc cho bé mọi điều tốt lành.

Mẹ sẽ cho bé chắp tay lại để vái lạy ba lần trước tuần hương

Trên đây là cách đọc bài văn khấn cúng mụ đầy tháng cho bé gái trai cùng với một bài văn mẫu để gia đình các bé tiện bề hành lễ. Văn khấn nói riêng và các nghi thức bày lễ khác đều là những phần quan trọng trong một buổi lễ cúng mụ đầy tháng chuẩn mực. Hy vọng các bạn có thể áp dụng và có được một buổi lễ cúng đầy tháng thật thành công và đem về nhiều may mắn.

Cách Bày Mâm Lễ Cúng Đầy Tháng Cho Bé Trai Gái Đơn Giản

Cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản là điều mà khá nhiều bậc phụ huynh muốn tìm hiểu, nhất là những ai mới lần đầu làm cha mẹ. Sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về cách bày mâm này để lễ cúng đầy tháng cho bé được diễn ra thật suôn sẻ nhé.

Mâm lễ cúng đầy tháng đơn giản cho bé cần những gì

Cúng đầy tháng là buổi lễ được tổ chức nhân dịp bé được tròn một tháng tuổi. Theo quan niệm dân gian thì các em bé được sinh ra dưới bàn tay nhào nặn của bác bà mụ. Các bà mụ là những người có nhiệm vụ bảo trợ cho cả mẹ và bé, giúp mẹ con được vuông tròn và khỏe mạnh. Lễ cúng mụ được cử hành vào mỗi dịp đầy tháng là lúc mà cả gia tộc của bé sẽ cùng nhau cảm tạ ân đức của mười hai bà mụ, đồng thời cầu mong các bà sẽ tiếp tục đồng hành và ban phúc cho các bé trong những năm tháng đầu đời.

Lễ cúng mụ được cử hành vào mỗi dịp đầy tháng

Lễ cúng mụ là phong tục mang nặng yếu tố tâm linh từ ngàn đời của dân tộc ta, chính vì thế nên các lễ vật được dùng trong lễ cúng đầy tháng đều là những món ăn hoặc đồ lễ quen thuộc với văn hóa lúa nước và có thể tìm được khá dễ dàng ở khắp nơi. Các đồ lễ đầy tháng được chia thành hai nhóm là lễ vật cúng mười hai bà mụ và lễ vật cúng đức ông và ba đức thầy được xếp theo Cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản:

  • Lễ vật cúng mười hai bà mụ: 12 chén chè cho 12 bà (tùy theo phong tục từng vùng miền mà đổi món, ví dụ như ở miền Nam thường cúng chè đậu trắng với nước cốt dừa, miền Trung cúng mụ bằng chè đậu xanh còn miền Bắc thường cúng chè hoa cau), 12 chén cháo nhỏ, 12 đĩa xôi nhỏ (tương tụ như chè, miền Bắc thường cúng xôi vò, miền Nam cúng xôi gấc còn miền trung cúng xôi đậu xanh cà), một ít bánh cho trẻ em chia thành 12 đĩa, 12 đĩa bánh hỏi với thịt quay, 12 ly rượu (nếu không dùng rượu thịt thì có thể thay bằng 12 quả trứng vịt cùng với 12 ly nước nhỏ)
  • Lễ vật cúng Đức Ông và 3 đức Thầy (gồm đức thánh sư, tổ sư cùng với tiên sư sẽ truyền lại nghề nghiệp cho trẻ): 1 con gà luộc, 1 tô cháo lớn, 1 tô chè lớn, 3 đĩa xôi lớn, 1 miếng thịt quay, mâm quả gồm năm loại, trầu cau, rượu cùng với các món đồ hàng mã.
  • Ngoài các lễ vật trên, buổi lễ cúng mụ cũng cần phải có cả một bình hoa, hương, gạo, rượu, nến, muỗng và đũa hoa, ngoài ra gia đình có thể chuẩn bị thêm cả trầu cánh phượng, đồ chơi, cua, ốc, tôm, vv…

Cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản

Hướng dẫn bày mâm lễ cúng đầy tháng cho con trai

Theocách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản, các món đồ cúng lễ sẽ được gia đình xếp trên hai bàn. Trong đó một bàn nhỏ xếp phía trên để xếp các lễ vật cúng đức ông là gà luộc, 1 tô cháo, 1 tô chè, thịt quay, mâm quả… Phía dưới sẽ là bàn lớn để xếp các món lễ vật cúng mười hai bà mụ. Hai bàn này được để cách nhau khoảng 10 phân. Các món lễ vật bên trên được xếp tùy ý sao cho hợp lý nhất, thông thường thì mọi người thường xếp các đĩa xôi, các chén chè và chén cháo theo hai hàng cân xứng với nhau là được.

Trong cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản còn quy định về việc đặt mâm và bình hoa. Theo đó thì mâm cúng sẽ được đặt ở phía tây còn bình hoa thì ở phía đông theo nguyên tắc “đông bình tây quả”. Bình hoa và mâm quả cũng sẽ được sắp xếp cân xứng trong không gian cúng.

Hình ảnh bàn xôi chè cúng đầy tháng cho bé đầy đủ lễ

Các món lễ vật bên trên được xếp tùy ý sao cho hợp lý nhất

Hướng dẫn bày mâm lễ cúng đầy tháng cho con gái

Lễ vật cũng như cách sắp xếp mâm cúng dành cho lễ đầy tháng của bé gái cũng không khác biệt so với lễ của các bé trai. Ta chỉ cần sắp lễ cúng theo cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản theo quy tắc “đông bình tây quả”, sắp cân đối trên hai bàn như đã trình bày bên trên.

Bên trên là một vài nét trong cách bày mâm lễ cúng đầy tháng cho bé trai gái đơn giản. Lễ đầy tháng là một trong những nghi thức đầu đời của bé. Ngoài ý nghĩa chính là để cảm tạ các bà mụ, đây còn là dịp để cả gia đình tụ tập lại và dành cho các bé những lời chúc tốt đẹp nhất. Các bạn hãy làm theo những hướng dẫn ở trên để có buổi lễ cúng đầy tháng được diễn ra tốt đẹp nhé.

Hướng dẫn nấu xôi vò tại nhà cho các bà mẹ

Hướng dẫn nấu xôi vò chắc hẳn là từ được chị em phụ nữ chúng ta rất quan tâm. Và thậm chí nhiều người cũng rất muốn biết cách nấu làm sao để xôi vừa ngon va ko phức tạp cũng như tốn mất nhiều thời gian đúng không ạ .vậy hôm nay tôi sẽ chia sẻ với chị em cách nấu xôi vò tại nhà đơn giản ai cũng có thể làm cho các bạn xử dụng trong các dịp lễ hoặc nhà có tiệc. Ngoài ra còn rất tiện lợi cho bữa sáng nhanh gọn lẹ của gia đình chúng ta. Để nấu xôi vò ngon không chỉ nhờ chuẩn bị nguyên liệu đầy đủ mà còn cần phải chế biến đúng cách. Nếu bạn đã chán ngán vì mỗi khi thèm mà phải chạy ra ngoài mua thì cùng vào bếp với chúng tôi để học cách làm xôi vò tại nhà nhé.

Nguyên liệu cần có:

400g gạo nếp ngon
200g đỗ xanh đã sạch vỏ
1 thìa cà phê muối.

2 Muỗng dầu ăn

2 muỗng đường

Với số lượng nguyên liệu này bạn có thể làm được cho 3- 4 phần ăn.

Nguyên liệu chuẩn bị để hướng dẫn nấu xôi vò ngon

hinh anh huong dan nau xoi vo

A/ Hướng dẫn làm xôi vò tại nhà gồm các bước đơn giản sau:

Bước 1: Trước tiên, bạn cần vo sạch rồi ngâm gạo nếp, đậu xanh trong khoảng thời gian 4-8 tiếng hoặc qua đêm cũng được. Tiếp theo, bạn vo gạo và đậu xanh thật sạch lại lần nữa, để ra rổ cho ráo nước. trộn muối và gạo đều nhau.. sau đó, đổ đậu xanh vào nồi xửng đặt lên bếp, hấp từđến 20 phút cho đậu chín.

**Đặc biệt lưu ý nhé: trongkhi nấu, đểđỗ vừa chín đều thì bạn nên dùng đũa tạo vài lỗ cách đều nhau. Để đỗ không bị nát ở mép thành nồi thì thi thoảng bạn  mở vung và lấy một chiếc khan sạch lau cho sạch nước ở vung để nước đỡ lăn xuống đỗ khiến đỗ không được ngon. Ngoài ra để đỗ đều và ngon hơn bạn có thể vun cao lên kiểu hình chóp thang.

Bước 2: Khi đậu chin và hạt đỗ nứt racòn nóng . cho đỗ vào máy xay sinh tố ( loại có máy sử dụng xay thịt sẽ tốt hơn) để xay nhuyễn. Nếu không có máy xay, bạn cũng có thể dùng cối để giã cũng được. . Ngoài ra bạn muốn biết chắc chắn khi nào đỗ vừa chín ngon,bạn có thểlấy tay thử vê đỗ mà thấy mịn trơn ra là được; hơi có nhân cũng không ảnh hưởng gì, nhưng đừng để đỗ chín quá mà bị quánh mất độ trơn, làm sẽ không được ngon nữa.

Bước 3: Đổ gạo nếp vào một nồi inoc sạch , sau đó bạn đổ một nửa phần đậu xanh đã xay nhuyễn vào chung vớigạo nếp, thêm dầu ăn và trộn đều hai thứlên . Tiếp theo việc bạn cần làm là cho hỗn hợp nếp và đỗ vào nồi xửng có sẵn nước sôi và hấp chín ( hấp trong khoảng 20- 30 phút). Lúc này các bạn nhớ thỉnh thoảng mở nắp nồi hấp ra và đảo nhẹ để xôi được chín đều và ngon hơn,

lưu ý trước khi đậy nắp nồi bạn lấy khăn lau sạch nước trên nắp để đảm bảo xôi không bị nhão. Vậy là làm theo đúng các bước hướng dẫn nấu xôi vò tới đây là chúng ta đã đi được hơn nửa chặng đường rồi đó, các bạn kiên nhẫn thêm chút nữa nhé.

Bước 4: Khi đã hấp chín hết 30 phút, bạn nên kiểm tra lại để chắc chắn xôi đã chín đều. Khi thấy hạt gạo mọng lên, có thể dùng tay vê xôi thấy dẻo mà không dính và không có nhân sốnglà được. việc tiếp theo là bạn trải một lớp giấy nướng vừa phải lên mặt bàn hoặc mâm sạch đều được, đổ hỗn hợp xôi đỗ vừa nấu ra, sau đó thêm một nửa đậu xanh còn lại và đường lên trên hỗn hợp xôi, nhẹ tay trộn đều tất cả lên. Xong rồi chúng ta đổ hỗn hợp vào nồi xửng có sẵn nước sôi hấp tiếp lần hai thêm 10 phút nữa. Làm như vậy khi xôi ra lò sẽ đảm bảo được hương vị và thơm ngon hơn.

Bước 5: Đã hấp xong 10 phút, bạn lấy xôi vò ra và thưởng thức ngay còn nóng cùng gia đình mình nhé. Các bạn có thể ăn kèm với chả giò, lạp xưởng…mặn ngọt tùy khẩu vị sở thích của mỗi người, hay chúng ta còn có thể ăn kèm với kem sẽ rất tuyệt đấy. Chắc chắn đây cũng là bước được mong chờ nhất đúng không ạ!

Nếu nhà bạn không có sẵn nồi xửng hấp, bạn có thể thay đổi bằng cách nấu xôi vò tại nhà bằng nồi cơm điện như hướng dẫn sau: Đổ nước vào nồi cơm điện, cắm điện nấu cho nước sôi, sau đó dùng phần rổ nhựa có sẵn mỗi khi mua nồi về đều có. Để rổ nhựa lên phía trên, lót hai tấm lá chuối phía dưới sau đó cho xôi đậu vào hấp. Làm các bước giống như làm bằng xửng hấp ở trên là được. Trong lúc làm theo cách này bạn nhớ nhanh tay nếu không sẽ rất nóng gây bỏng tay nhé.

Vậy là chúng tôi đã hướng dẫn làm xôi vò tại nhà cho bạn xong rồi đó. với năm bước vô cùng đơn giản và dễ làm mà chúng ta đã có trong tay bí kíp nấu xôi vò ngon mỗi khi thèm và tự mình có thể nấu tiệc lễ cúng đầy tháng cho bé của mình hoặc của người thân phải không ạ! Giờ thì đến lượt các bạn thực hiện và chia sẻ kết quả với chúng tôi nhé.

hướng dẫn nấu xôi vò ngon

2/ Kết luận sau khi hướng dẫn nấu xôi vò:

Mỗi dịp lễ Tết hay cúng thôi nôi, đầy tháng…, gia đình bạn thường nấu các món xôi để làm bày lên mâm cơm cúng ông bà, tổ tiên… Mỗi loại xôi đều có một cách nấu và cách kết hợp với các nguyên liệu khác nhau, nên nếu bạn muốn biết them nhiều cách làm những loại xôi này, để trổ tài khéo tay nấu ăn mỗi khi gia đình có tiệc hoặc đơn giản là để chiêu đãi cả nhà vào những ngày cuối tuần sum họp đầy đủ. Bạn hãy tham gia theo dõi cùng chúng tôi nhé. Để không chỉ được học cách hướng dẫn nấu xôi vò không mà ngoài ra chúng ta có thể học hỏi nhau các công thức nấu ăn ngon, chia sẻ các bí quyết nấu nướng cùng chị em nội trợ các món ăn hấp dẫn và đa dạng khi nhà có tiệc để bạn tự tin hơn mỗi khi nấu nướng cho gia đình nhé.

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392