Tất Tần Tật Về Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé Mẹ Cần Biết
review xoi che co hoa

Tất Tần Tật Về Cúng Mụ Đầy Tháng Cho Bé

Cúng mụ đầy tháng là gì? Từ lâu, dân gian ta đã có nhiều phong tục cúng kiếng nhằm đánh dấu các sự kiện lớn trong cuộc đời mỗi con người. Cúng mụ nói chung và cúng mụ đầy tháng nói riêng là một trong số những tập tục tốt đẹp ấy. Lễ cúng mụ không chỉ dành riêng cho trẻ mới chào đời mà còn là dịp để tạ ơn coi sóc của các vị thần tiên.

Cúng mụ đầy tháng là gì?

Cúng mụ là phong tục tập quán không chỉ riêng gì của dân tộc Việt Nam mà còn là của cả Châu Á. Lễ cúng mụ thường được tổ chức dành cho các em bé sơ sinh. Thông thường sẽ có 3 dịp để cúng mụ: khi em bé đầy cữ, lúc đầy tháng, được 100 ngày và  cuối cùng là đầy năm.

Mỗi thời điểm cúng mụ đều được xem như một bước ngoặt đầu đời của đứa bé. Sau khi sinh trải qua 3 ngày đầu tiên, gia đình sẽ làm lễ cúng mụ để tạ ơn vì thời xưa, tỉ lệ em bé mất sau sinh là rất cao. Khi tiếp tục trải qua 30 ngày làm quen với môi trường sống ngoài bụng mẹ, lễ cúng mụ đầy tháng là dịp để báo cáo với tổ tiên, cũng như nhận lời chúc phúc từ gia đình. Cúng mụ 100 ngày tuổi hay cúng mụ thôi nôi đều mang chung 1 ý nghĩa như thế.

Từ ngày xưa, đã các bậc tiền bối như: Lê Quý Đôn, Phan Kế Bính nói về sự cần thiết của lễ cúng mụ đầy cữ, cúng mụ đầy tháng, cúng mụ 100 ngày và cúng mụ thôi nôi. Theo đó, khi đứa trẻ đã trải qua những bước ngoặt quan trọng đầu đời, gia đình sẽ làm một mâm cơm cúng mụ. Trước là để tạ ơn các vị đại tiên, ra mắt ông bà, sau là để gia đình yêu thương chúc phúc.

Trước là để tạ ơn các vị đại tiên, ra mắt ông bà, sau là để gia đình yêu thương chúc phúc.

Nguồn gốc của cúng mụ đầy tháng

Theo quan niệm dân gian, một em bé khi chỉ mới thụ thai trong lòng người mẹ đã được sự coi sóc của 12 bộ Tiên Nương hay còn gọi là 12  Bà Mụ. Bà Chúa đầu thai chính là vị Đại Tiên đã cùng với 12 Bà Mụ nặn nên hình hài đứa trẻ. Các Tiên nương mỗi người giữ 1 nhiệm vụ, bắt đầu từ lúc đầu thai, lúc chào đời và cho đến thôi nôi của đứa bé.

Từ khi thụ thai cho đến lúc sinh nở có:

  • Bà Lâm Cửu Nương, coi việc thụ thai
  • Bà Vạn Tứ Nương coi việc thai nghén
  • Bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai
  • Bà Lưu Thất Nương nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
  • Bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ
  • Bà Trần Tứ Nương coi sóc việc sinh nở
  • Bà Nguyễn Tam Nương coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
  • Bà Hứa Đại Nương coi việc khai hoa nở nhụy

Sau khi em bé chào đời, các Bà Mụ vẫn tiếp tục công việc của mình:

  • Bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ
  • Bà Tăng Ngũ Nương coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh
  • Bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ
  • Bà Mã Ngũ Nương coi việc ẵm bồng con trẻ

Người Á Đông thường rất xem trọng việc cúng kiếng, đặc biệt là vào các dịp quan trọng. Họ tin rằng cuộc sống sau này của đứa bé có gặp may mắn và hạnh phúc hay không, phụ thuộc ít nhiều vào những nghi lễ đầu đời như thế này.

Lễ cúng mụ đầy tháng cần những gì?

Đối với bất kỳ lễ cúng nào, khâu chuẩn bị lễ vật đều không được xem nhẹ. Lễ vật dùng để cúng mụ đầy tháng hay các dịp cúng mụ khác thông thường đều giống nhau. Để chuẩn bị cho một mâm cúng 12 Bà Mụ, các gia đình cần chia ra như sau:

  • Đồ ngọt: gồm xôi chè cúng, bánh kẹo trẻ em loại đủ màu sắc, bánh kem
  • Đồ mặn: gồm thịt heo quay bánh hỏi, gà luộc nguyên con, cháo, có thể thêm cơm và canh, tôm, cua hoặc ốc,…
  • Đồ cúng: trầu cau, vàng mã, nhang đèn và các loại hoa quả

Các lễ vật này phải được bày trí hài hòa trên mâm cúng. Món ăn mặn, ngọt, phải chia đều thành 12 phần nhỏ bằng nhau, đặt trong dĩa và chén xếp xung quanh bàn. Trầu cau có thể đặt trên cùng một dĩa hoặc chia ra để cạnh 12 phần xôi chè. Hoa quả và nhang đèn đèn chỉ nên bày ở giữa và phải sắp xếp theo quy tắc “Đông bình, Tây quả” của người xưa.

Ngoài các lễ vật cúng mụ đầy tháng, gia đình có thể chuẩn bị thêm bàn cúng Đức Ông. Mâm cúng Đức Ông gồm có xôi chè để trong tô lớn, 1 con vịt luộc để tréo cánh cùng 1 tô cháo lớn. Mâm cúng Đức Ông đặt trên bàn nhỏ hơn và cách bàn cúng 12 Bà Mụ chừng 10 phân.

Lễ cúng mụ đầy tháng nghi thức nói riêng và cúng mụ nói chung chính là những nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Ngày nay đã có các dịch vụ chuẩn bị xôi chè đồ cúng ra đời nhằm giúp cho việc chuẩn bị của bạn trở nên đơn giản hơn. Hãy đến với Xôi Chè Cô Hoa để có được một lễ cúng mụ đầy tháng chỉn chu cho con yêu của bạn nhé!

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CHÍNH SÁCH DỊCH VỤ

40 NĂM KINH NGHIỆM

Thương hiệu đăng ký độc quyền
XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM

CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Xôi chè nấu bằng nguyên liệu tự nhiên 100%
Không chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.
Xôi chè mới nấu là giao ngay để giữ độ tươi ngon.

CAM KẾT VỀ SẢN PHẨM

Bồi hoàn 100% giá trị nếu sản phẩm hư trong thời gian 5 tiếng kể từ lúc khách hàng nhận
Đền gấp 3 lần chi phí kiểm nghiệm nếu sản phẩm chứa hóa chất, phẩm màu độc hại.

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

Đối với đơn hàng xôi chè từ 40 phần trở lên sẽ miễn phí vận chuyển trong nội thành TPHCM

GIAO HÀNG THU TIỀN (COD)

Nhận hàng mới thanh toán tiền
Kiểm tra hàng trước khi nhận

HOTLINE 090.6606.377

Bất cứ vấn đề gì vui lòng phản ảnh về hotline 090.6606.377 để được hỗ trợ và giúp đỡ

XÔI CHÈ CÔ HOA

THƯƠNG HIỆU ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG KÝ ĐỘC QUYỀN TRÊN TOÀN QUỐC

CHÍNH SÁCH CỬA HÀNG

THÔNG TIN LIÊN HỆ

                  Thương hiệu đăng ký độc quyền
“XÔI CHÈ CÔ HOA 40 NĂM KINH NGHIỆM TRONG         NGHỀ DỊCH VỤ ĐỒ CÚNG”

+ Hệ Thống Cửa Hàng Xôi Chè Cô Hoa:

– Cơ sở SX: 353, Chu Văn An, P12, Bình Thạnh, TPHCM

– VPĐD PTHCM: 100, Tân Hương, Tân  Qúy, Quận Tân Phú, Tp.HCM

– VPĐD  Bình Dương: đường 38, Vĩnh Phú, Thuận An, Bình Dương, Việt Nam 

– Điện thoại tư vấn: 090.6606.377 – 034.221.6392