Đồ cúng mụ đầy tháng để chuẩn bị thật cho con thì quả là một việc đau đầu đúng không nào? Bé sinh ra được một tháng khỏe mạnh là niềm vui của cả gia đình nhưng cũng khiến các bậc cha mẹ rất lo lắng vì ngày lễ của con có quá nhiều thứ phải chuẩn bị. Vậy hãy cùng tham khảo bài viết sau đây để chuẩn bị cho con lễ cúng đầy đủ nhất nhé!
Vậy cúng mụ đầy tháng là gì?
Không chỉ Việt Nam nói riêng mà cả Châu Á nói chung thì lễ cúng mụ là một phong tục tập quán lâu đời được ông cha để lại, và hơn thế nó còn là một nét đẹp trong văn hóa của ta. Lễ được tổ chức dành riêng cho các bé sơ sinh. Mỗi một đứa trẻ sinh ra đều trải qua các nghi lễ như: cúng đầy cữ, cúng đầy tháng, cúng 100 ngày và cúng đầy một năm. Khi bé sinh ra được 3 ngày thì gia đình sẽ làm lễ cúng mụ cho bé để tạ ơn tổ tiên. Sau đó khi bé được 30 ngày khỏe mạnh cứng cáp, và quen dần với thế giới bên ngoài thì cha mẹ sẽ chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng và làm lễ cho bé để báo cáo với tổ tiên cũng như thông báo với họ hàng về sự xuất hiện của thành viên mới.Ông bà ta từ xưa đến nay đã rất coi trọng việc cúng đầy cữ, cúng đầy tháng.
Đây có lẽ là cột mốc đầu đời đánh dấu sự phát triển của bé. Nên vào dịp này gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng nhằm tạ ơn các vị đại tiên đã có công tạo ra bé và mang đứa trẻ tới nhà, sau là để ra mắt họ hàng , người thân để nhận những yêu thương chúc phúc từ họ.
Những người tạo ra đứa trẻ gồm những ai?
Theo quan niệm của người xưa, khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ thì được sự trông coi chăm sóc của 12 Bà Mụ. Mỗi bà chính là người nặn ra từng bộ phận của đứa trẻ cũng như giữ trách nhiệm chăm lo cho đứa trẻ từ lúc hình thành đến ngày thôi nôi của bé.
Khi thụ thai cho đến lúc sinh cần có các bà Mụ:
- Bà Lâm Cửu Nương, trông coi việc thụ thai
- Bà Vạn Tứ Nương trông coi việc thai nghén
- Bà Lâm Nhất Nương trông coi việc chăm sóc bào thai
- Bà Lưu Thất Nương nặn hình hài nam, nữ cho đứa bé.
- Bà Lý Đại Nương trông coi việc chuyển dạ
- Bà Trần Tứ Nương chăm sóc việc sinh nở
- Bà Nguyễn Tam Nương trông coi việc chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ.
- Bà Hứa Đại Nương trông coi việc khai hoa nở nhụy
Sau khi em bé ra đời, các Bà Mụ vẫn tiếp tục chăm nom cho đứa trẻ:
- Bà Cao Tứ Nương trông coi việc ở cữ
- Bà Tăng Ngũ Nương trông coi việc chăm sóc trẻ sơ sinh
- Bà Trúc Ngũ Nương trông coi việc giữ trẻ
- Bà Mã Ngũ Nương trông coi việc ẵm bồng con trẻ
Người Việt Nam từ xưa tới nay thì rất coi trọng việc cúng viếng, đặc biệt là vào những dịp quan trọng. Họ tin rằng việc làm lễ ảnh hưởng rất lớn tới sự may mắn cũng như hạnh phúc của đứa trẻ sau này. Nên các bậc cha mẹ phải chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho con phải thật đầy đủ nhưng cũng tránh lãng phí.
Chuẩn bị lễ vật cúng mụ đầy tháng
Có lẽ một trong những khâu quan trọng nhất đó là chuẩn bị đồ lễ cúng mụ đầy tháng cho con. Có quá nhiều thứ cần chuẩn bị nếu không cẩn thận bạn sẽ có thể thiếu những món lễ vật quan trọng. Có thể tham khảo những món lễ vật dưới đây và tùy theo từng vùng miền mà bạn có thể thêm hoặc bớt những món lễ vật khác nhau.
– Với đồ cúng mụ đầy tháng của mâm cúng Mụ gồm:
- 12 đĩa xôi nhỏ
- 12 chén chè nhỏ ( với con trai thì dùng chè đậu trắng, con gái thì dùng chè trôi nước)
- 12 chén cháo nhỏ
- Bánh trái xếp thành 12 đĩa nhỏ
- 2kg thịt lợn quay + 12 ly rượu nhỏ+bánh hỏi chia làm 12 đĩa
Đồ cúng mụ đầy tháng để cúng kính Đức ông và 3 đức thầy gồm các lễ vật như sau:
- 1 con gà luộc tréo cánh, đầu hướng lên trời
- 1 cháo lớn
- 1 chè lớn
- 1 xôi lớn
- 1 miếng thịt quay, một đĩa hoa quả (5 loại quả bất kỳ)
- trầu cau, rượu và đồ hàng mã (giấy tiền)
Cùng với các lễ vật này còn có thêm một bình hoa,nước, gạo, muối, muỗng trà, hương, đèn, nước, và một lễ vật quan trọng không thể thiếu chính là đôi đũa hoa. Để chuẩn bị lễ vật cúng đã tốn khá nhiều thời gian nên chúng ta cũng cần phải chú ý tới việc sắp xếp mâm cúng sao cho đúng với nguyên tắc riêng vì nếu làm sai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến buổi lễ.
Hi vọng các thông tin trên của chúng tôi đã cung cấp những kiến thức bổ ích trong việc chuẩn bị đồ cúng mụ đầy tháng cho bé yêu của bạn.Hãy cùng nhau tổ chức cho bé một buổi lễ thật hoành tráng và tơm tất nhé!