Lễ cúng đầy tháng con trai làm như thế nào? Trong xã hội hiện đại hóa công nghiệp hóa hiện nay thì mỗi cặp bố mẹ cũng chỉ có từ 2 đến 3 đứa con, thậm chí có những gia đình chỉ dừng lại ở việc sinh 1 đứa do đó đứa bé được bố mẹ đầu từ khá nhiều ngay từ khi còn bé. Và việc chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cũng không ngoại lệ tuy nhiên vẫn nên tuân theo những bước nghi lễ truyền thống mà ông cha ta đã truyền lại. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu về nghi lễ cúng đầy tháng con trai.
Sau khi đã xong khâu chuẩn bị các vật lễ thì chúng ta sẽ bắt đầu với các nghi lễ cúng bái:
1.Bước 1 – Sắp xếp mâm cỗ để cúng thần linh và tổ tiên ông bà trong lễ cúng đầy tháng con trai
Theo một câu chuyện được truyền từ thời ông bà ta kể rằng một đứa bé từ khi trong bụng mẹ cho tới lúc sinh ra thì được bà Chúa và 12 bà Mụ bao bọc, che chở, mỗi người sẽ đảm nhiệm tạo hình một bộ phận cho bé. Ngoài ra còn có các Đức ông sẽ là người truyền đạt nghề nghiệp cho các bé. Do đó ngoài mâm cơm để cúng ông bà tổ tiên thì trước hết chúng ta phải chuẩn bị 2 mâm vật lễ để tỏ lòng biết ơn tới bà Chúa, 12 bà Mụ và Đức ông với tấm lòng thành kính nhất.
- Đối với mâm lễ vật cúng 12 bà Mụ thì các vật lễ phải được chia thành 12 phần tượng trưng cho 12 bà Mụ gồm chè, xôi, cháo, nước, bánh hỏi, thịt quay, bánh kẹo dành cho trẻ em, nhang, hàng mã, giấy tiền
- Đối với mâm lễ vật cúng cho các Đức ông thì sẽ là mâm nhỏ hơn gồm chè, xôi, cháo, gà luộc, thịt quay, hoa quả, trầu cau, rượu, tiền giấy
Về cách sắp xếp của 2 mâm lễ vật này thì phải được sắp xếp cách nhau đúng 10 phân, mâm lễ cúng 12 bà Mụ sẽ được đặt ở mâm to hơn, cao hơn còn mâm lễ cúng các Đức ông sẽ đặt ở mâm nhỏ và thấp hơn theo nguyên tắc “Đông bình, Tây quả”. “Đông bình” có nghĩa là bình hoa, lư hương sẽ đặt ở phía Đông còn “Tây quả” tức là đồ ăn, thức uống, lễ vật sẽ đặt ở hướng Tây. Điều đặc biệt cần được lưu ý là các mâm lễ phải được sắp xếp làm sao cho thật cân đối và hài hòa để mang lại ý nghĩa tốt nhất.
- Bước 2 – Cử người đại diện làm lễ cúng đầy tháng con trai và đọc bài khấn
Sau khi đã bày biện và chuẩn bị mâm cúng đầy tháng hoàn chỉnh thì cả gia đình sẽ cử một người đại diện có thể là bà nội, bà ngoại hoặc là người có tiếng nói trong họ để đứng ra làm lễ. Người đại diện làm lễ sẽ đọc một bài văn khấn đơn giản với ý nghĩa cầu mong những điều may mắn, hạnh phúc, sức khỏe tới bé trai.
Bài văn khấn đơn giản có thể: Tôi là… là (bà nội) của bé… sinh ngày… tháng… năm tại (quê quán bé). Nay nhân ngày bé tròn 1 tuổi gia đình làm lễ cúng đầy tháng cho bé nhằm gửi lời cảm ơn tới thần linh, ông bà tổ tiên, bà Chúa, 12 bà Mụ & các Đức Ông và mời mọi người về chứng thực, nhận lễ. Sau đó tiếp tục phù trợ cho bé để bé luôn mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc.
- Bước 3 – Nghi lễ khai hoa (hay còn gọi là bắt miếng) trong lễ cúng đầy tháng con trai
Đây cũng là nghi lễ để cầu xin những điều tốt đẹp, tiền bạc, may mắn đến với bé. Người đại diện làm lễ sẽ đặt bé trai lên bàn sau đó rót trà, thắp hương và xin bắt miếng. Người đại diện sẽ dùng một tay bồng đứa bé lên còn 1 tay sẽ cầm 1 nhánh hoa huơ huơ trước miệng bé cùng những lời chúc tốt đẹp đến bé.
- Bước 4 – Nghi lễ chính thức đặt tên cho bé
Mặc dù tên của bé đã được bố mẹ đặt từ lúc bé sinh ra nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nghi lễ này như là một lời thông báo tên chính thức của bé tới tổ tiên ông bà, bà con, hàng xóm.
Song song với nghi lễ này là nghi lễ tẩy uế cho người mẹ sau 1 tháng ở cữ, người ta quan niệm rằng trong một tháng ở cữ mẹ phải kiêng rất nhiều thứ nên cần phải tẩy uế để mẹ có thể tự do đi lại. Người mẹ sẽ bồng bé trai đi qua nồi nước sôi 7 lần (vì là bé trai) và sau đó đi vòng khắp nhà. Để cầu mong bé có một cuộc sống sung túc về sau thì người mẹ sẽ giả vờ làm rơi tiền trong lúc làm lễ.
Trên đây là chia sẻ rất cụ thể và chi tiết về các nghi lễ cúng đầy tháng con trai, nếu là bé sinh đôi thì các bước cũng làm tương tự với số lượng lễ vật cúng sẽ tăng gấp đôi. Bố mẹ hãy lưu lại những gợi ý này vào trong sổ tay để sau này dùng nhé. Chúc con trai yêu nhà bố mẹ luôn mạnh khỏe, may mắn và hạnh phúc nhé.